Dan Lee
06-04-2008, 03:58 PM
Bài 12: Hạnh Phúc Nào Không Tả Tơi, Không Đắng Cay?
http://memaria.org/images/VungTroiTuoiNgoc.jpg
Mùa đông năm ấy rất lạnh. Cái lạnh ngọt ngào và giá buốt căm căm. Mưa cả tháng khôn hề dứt hột, thêm gío Bấc thổi từ các vùng núi hạ Lào về nên lạnh chi lạ. Các bà bán hàng rong được dịp làm ăn khấm khá chỉ vì ai cũng ngại đi chợ ướt át. Nơi xóm An ở thì ngày nào cũng có một bà mặc áo tơi lá, gánh một gánh hàng tới từng nhà trong xóm để mời mua. Trời mưa lạnh buồn thúi ruột mà có một người đến bán hàng là cả xóm bu lại tiú tít cười nói và chen chúc nhau mua hàng.
Thật là ngộ nghĩnh, chỉ với hai thúng hàng mà bà hàng đã biến gánh hàng thành một cái chợ nho nhỏ: nào là thịt heo, thịt bò, tôm tươi, cá tươi, tôm khô, cá khô, trứng gà, trứng vịt; rồi thì đồ tạp hoá như đường chén nâu, tỏi, tiêu, muối, mắm ruốc, ớt bột, bột ngọt và cà ri. Trên hai quang gánh thì la liệt các loại rau được treo tòn ten như rau muống, rau lang, rau cải, mít non và lá lốt.
Thủơ ấy, đa số người trung lưu và người nghèo thì mua đồ ăn hàng ngày, ngay cả với những món hàng gia vị như mắm ruốc, tỏi, tiêu, và bột ngọt. Đời sống an bình nên không ai phải háo hức tích trữ hàng hoá như những ngày đầy xáo trộn và biến động sau này.
Những món ăn thịnh hành nhất ở Huế vào những ngày mùa mưa là món muối xả: người ta băm thịt ba chỉ rồi xào chung với từng múi xả đã băm nhỏ rồi kho cho quẹo khô với đường chén, xong rồi cất kỹ trong tô hay hũ, mỗi lần ăn thì quẹt một chút đủ dẫn cơm một cách ngon lành. Vị nóng và cay của xả và ớt đủ cơ thể con người ấm hẳn lên. Một món ăn khác là muối mè và đậu phụng rang và trộn chung với muối và một chút đường. Món tương chao làm bằng đậu hũ ăn vừa cay vừa béo ngậy.
Đời sống ngày ấy thật đơn giản và nhẹ nhàng. Bữa cơm thanh đạm nhưng lại làm cho con người mạnh khoẻ. Tiện nghi tối thiểu nhưng lòng người vẫn vui. Cuộc sống êm đềm và đầy thi vị. Ngày ấy, chẳng nghe ai bị ung thư, bị chết vì tim ngừng đập thình lình hay những bịnh của sự bon chen, lo lắng hay bịnh ăn nhiều mà bội thực.
Bé Lệ Châu đã bắt đầu đi học lớp mẫu giáo ở trường Lê Lợi, gần Tường Jeanne D'arc và gần Bưu Điện Huế. Chị Hồng lo đưa và đón bé hàng ngày. Trong khi đó thì An thảnh thơi đi học với chiếc xe đạp. Nguồn vui của An là đi học và gặp thầy cô với bạn bè.
Trong lúc ấy, An đang học lớp đệ ngũ (lớp tám). Giáo sư chủ nhiệm của nàng là cô Hà Như Nguyện, tức là bà Nguyễn Văn Chương. Cô dạy An môn Quốc Văn. Cô có dáng sang trọng và từ tốn. Cô lại có lối giảng bài hay và gãy gọn. Vì thế An cứ mong chờ sớm có giờ Quốc văn để nghe cô giảng bài. Lối phát bài đã chấm xong của cô rất đặc biệt: ai điểm thấp thì được đọc tên trước, còn ai điểm càng cao thì được đọc tên sau cùng. An luôn được điểm luận văn hạng nhất nhì trong lớp cô. Chính cô cũng là người khuyến khích nàng rất nhiều trong việc viết văn. Vì thế An qúy và thương cô vô cùng.
An có rất nhiều vị giáo sư tốt và đặc biệt. Cô Doãn còn được gọi là Bà Địch có nét đẹp của người Tây phương. Dáng cô cao và thanh, rất đài các, khoan thai và qúy phái. Cô luôn bối tóc cao và đi đứng một cách ung dung và tự nhiên. An phục nhất là cô có một trí nhớ rất tốt. Chỉ cần một lần đọc tên và nhận diện một học sinh là lần sau nhớ kêu tên người ấy ngay, không sai hay lộn gì cả. Sau này cô trở thành vị Giám học của trường Đồng Khánh.
Giờ của thầy Khuê dạy nhạc lý là giờ học trò được nghỉ xả hơi, ăn vụng, viết thư chuyền tay và tán dóc. Thầy làm việc chính ở đài phát thanh. Thầy chẳng dạy gì nhiều, mỗi lần chỉ chép một lô nốt nhạc lên bảng rồi trong khi học trò có chép bài xuống hay chuyện trò thì thầy làm việc riêng của mình.
Giò nữ công là giờ thú vị nhất. Học trò góp tiền lại đê cô giáo mua đồ ăn rồi được học nấu đủ các loại bánh, kẹo và đồ ăn mặn. Khi nấu ăn xong thì từng tổ được chấm điểm rồi chia nhau ăn uống và nói chuyện. Giáo sư môn mữ công nào cũng hiền cả. Ngoài cô Kim Cúc, còn có bà Tiếp, vị giáo sư phúc hậu và hiền thục.
Thường thì các giáo sư Quốc văn được học sinh ngưỡng mộ nhất vì vị nào cũng ăn nói lưu loát và duyên dáng. Nhất là các thầy giáo môn văn thường được các nữ sinh trồng cây si và thầm yêu trôm nhớ. Các giảng sinh đến thực tập từ trường đại học sư phạm đều làm xao xuyến bao trái tim non trẻ vừa đang lớn. Có nhiều thầy trẻ cũng đau tim và lúng túng vì phải giảng bài trước thầy và bạn của họ và trước một đám kiều nữ đẹp và xinh như mộng, nhưng cũng còn là một đám trẻ tinh nghịch. Nhiều người bối rối thấy rõ.
Một hôm, một nam giáo sinh trẻ phải giảng bài thơ Lục Vân Tiên cho lớp của An. Anh ta là người Quảng Nam, đẹp trai và có vẻ thông minh. Không hiểu có phải là:
“Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành.”
Hay sao mà anh chàng cứ lẩm bẩm mãi một câu nói về lúc cha của người yêu Lục Vân Tiên muốn gả con gái cho người bạn của Vân Tiên:
“Tới đây thì ở lại đây,
Cùng con gái lão xum vầy thất gia.
Phòng khi hôm sớm vào ra,
Thấy ngươi Tử Trực cũng là thấy Tiên.”
Cả lớp phì cười vì sự lúng túng đáng yêu của anh chàng. Nhưng cũng từ đấy, câu thơ này nằm mãi trong trí nhớ của bọn nữ sinh. Trong các giờ chơi, bạn bè An thường nhai đi nhai lại câu thơ lục bát ấy và mong cho chàng được xum vầy với một nàng nữ sinh Đồng Khánh.
Tuổi trẻ thật dễ thương và hồn nhiên. Hễ họp nhau lại là dành nhau nói, nói không ngừng, nói tíu tít như đàn chim non hót líu lo khi chuyền cành. Con gái lại thường dễ giận hờn, thù vặt và nhớ dai. Hễ ai nói nặng một tiếng giận đến thật lâu. Có khi không thèm chào nhau mà chỉ liếc trộm và bĩu môi. Bạn bè thì thường hay giảng hoà cho ”đôi trẻ”. Trong giờ đứng xếp hàng vào lớp. Chúng thường rình rình để cột hai vạt áo dài phía sau của hai đứa đang giận nhau. Nạn cột áo là chuyện thông thường và rồi thì hai đứa được bạn bè bắt nắm tay nhau và làm quen lại. Nhờ vậy mới có dịp nói chuyện lại. Đưá nào cũng sợ phải làm quen trước vì có câu:
“Làm quen, con chó leng keng,
Con chó thổi kèn, con chó làm quen.”
Ngày đó, vì chỉ có hai áo dài để mặc cả năm nên áo của An bị sờn ở vai, bà Tâm phải vá áo cho con mặc. Vậy mà mấy đưá bạn tàn nhẫn, không tế nhị. Ngồi ở bàn sau, chúng cứ lấy cái thước gỗ khèo ngay chỗ vá trên vai của An và cười. An cắn răng nhịn khóc nhưng sự tủi thân và nỗi buồn cứ len lén chất chồng trong ký ức của nàng. Nàng cạch mặt những cô bạn vô ý thức ấy cho đến khi ra khỏi trường, nàng cũng không bao giờ nói với chúng một câu phiền trách hay một lời thân mật.
Chiếc xe đạp cũng đã làm cho các ống quần trắng của nàng bị rách bươm và đen xì vì dây sên lỏng, gặp gío lớn là dây quấn lấy ống quần rộng. An đã khổ sở vì sự thiếu thốn vật chất và tinh thần, vì sự cơ hàn và cô đơn thời tuổi niên thiếu. Nhưng không bao giờ dám than thở hay cằn nhằn mẹ về sự thiếu nhu cầu cả vì nàng biết rằng gánh nặng gia đình đã làm vai mẹ oằn xuống rồi. Có chăng, An chỉ thầm trách ba mình đã chạy trốn trách nhiệm cấp dưỡng cho chị em nàng.
Mùa hè 1964, gia đình An dọn về một ngôi nhà lớn ở gần chợ An Cựu, sát ngay một ngôi chùa. Chị Hồng nại cớ đi lấy chồng nên nghỉ việc.
Căn nhà mới có ba gian phòng, một nhà bếp rộng, một vườn nhỏ bên hông và một vườn lớn sau nhà. Từng ở khu chật chội và hôi mùi cầu tiêu hàng ngày, mà nay được về nơi thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ, nên ba mẹ con đều mừng. Bà Tâm và bé Châu ở một căn. An ở một căn, còn căn giữa thì để bàn thờ và làm phòng khách. Ông chủ nhà tên Trí để lại một cái giường làm bằng đá láng như cẩm thạch. Vào mùa đông, giường lạnh như đá băng; nhưng vào buổi trưa hè thì giường mát lạnh.
Lần đầu tiên trong đời được ở riêng một cõi nên An thấy thú vị vô cùng. Mỗi sáng mùa hè, nàng nằm lười biếng trên giường, nhìn qua chiếc cửa sổ để nghe tiếng chim hót líu lo ríu rít; hay nhìn những đoá hoa dại còn đọng ánh sương mai long lanh nhu muôn ngàn hạt kim cương. Nàng cũng thích ngắm những tia nắng nhảy muá trên cây các cây xanh. Thỉnh thoảng có tiếng chuông chùa vang vọng. An cảm thấy đời mình hạnh phúc và êm đềm quá.
Trước nhà An là một vườn cảnh của ba anh em ông cụ già. Họ trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo: nào là các loại lan, cúc, hồng, các cây cảnh được uốn thành hình con công, con ngựa hay con rồng. Ngay giữa vườn là hòn non bộ có suối nước róc rách, có cây cảnh và hình tượng tí hon và có cá bơi lội lặng lờ trong hồ. An thầm cám ơn trời đã cho nàng tận hưởng những thú tiêu khiển thanh cao.
Vì là mùa hè nên An có thể dậy trễ hơn thường lệ. Sau khi lau nhà là lúc dạy bé Châu học. Xong hai chị em đi chợ. Đi chợ càng trưa thì đồ ăn càng rẻ. Đường ra chợ An Cựu có hai lối: một lối ngoài đường và một lối trong xóm, có nhà cửa san sát,có những lùm tre rậm rạp và đồng luá chiều mênh mông. Nhìn cảnh tre làng và đồng lúa, An thấy mình gần gũi với quê hương hơn.
Vì nhà cửa rộng rãi hơn và vì không có người lớn ở nhà nên bạn bè của An thường chọn nhà nàng để làm nơi nấu đồ ăn. Mỗi đứa chỉ cần góp một đồng bạc là đủ làm một bữa bánh bột lọc: hai đồng bột lọc chén và ba đồng tôm tươi. Năm đồng cũng đủ nấu một nồi chè bột lọc bọc dừa hay món bánh ít, bánh nậm, bánh bèo.
Vừa làm đồ ăn, năm đứa con gái vừa hát ông ổng và giỡn đùa chí chóe. Bé Châu được ăn ké và được các chị cưng chiều nên con bé đi đâu cũng xin đi theo mấy chị. Nhiều lần, cả bọn rủ nhau đi xem chiếu bóng ở rạp Tân Tân hay Châu Tinh. Ngày ấy, An chỉ có tiền qùa sáng chứ không có tiền tiêu vặt. Vì thế, nàng phải nhịn đói quà sáng cả tuần lễ mới đủ tiền để mua một vé xi nê hạng chót. Hạng chót ngồi rất gần màn ảnh. Mỗi lần đào kép trong phim chạy nhảy hay la hét là cả bọn An hết hồn, tim đập thình thịch. Xem phim một chặp là mỏi cả cổ vì cứ phải ngửa cổ lên nhìn màn ảnh ở trên cao.
Ấy vậy mà cứ một vài tuần là đám con gái lại đi xem phim. Bé Châu cũng được đi xem ké vì bé không tốn tiền vào cửa. Ngày ấy, những phim tình cảm rất nhẹ nhàng và lãng mạn. Phim ca nhạc có The Beattles, Elvis Presley, và Cliff Richards. Phim tình cảm có Rock Hudson, Audrey Hepburn, Sandra Dee, Cary Grant, Grace Kelly và Sophia Loren.
Nếu không đi xem phim thì năm đưá đạp xe đi dạo phố để ngắm người, ngắm cảnh, và nhìn chiều xuống bên giòng sông Hương. Có khi ghé tiệm sách mua vài cuốn sách hay ít bản nhạc. Có khi rảnh thì đạp xe về Vỹ Dạ, Nam Phổ để đến An Truyền ngắm các thửa ruộng xanh mịn như thảm nhung hay chín vàng bát ngát khi lúa chín.
Những buổi chiều trời trong xanh ngắt, gió chiều lơi lả thổi bay mái tóc người thiếu nữ, những con diều đủ màu sắc bay la đà trên bầu trời. Giữa cánh đồng có bầy chim thẳng cánh bay, có một đàn thiếu nữ áo dài bay phất phới, đan dệt mộng tơ vương như ngóng chờ một hình ảnh đẹp và đáng yêu đến trong đời mình.
Nhiều lần, như cảm hoà với thiên nhiên, đàn con gái để xe đạp một bên rồi dùng chân trần để chạy nhảy tung tăng trên các bờ đê nhấp nhô để hít thở mùi lúa mới, mùi cỏ rạ thơm, mùi hương đồng cỏ nội, và mùi thơm của đất trời.
“Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...”
(Xuân Diệu)
Từ những lúc được sống trọn vẹn với thiên nhiên, An đâm ra muốn đọc thơ và làm thơ. Càng đọc thơ và đọc chuyện tình, An càng cảm thấy buồn bã, xốn xang và bâng khuâng. Một nỗi buồn vô cớ của những cô con gái vừa lớn, đang cảm thấy trống vắng trong lòng. Những bài thơ lãng mạn của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư và T.T.Kh. đã đầu độc và gậm nhấm cuộc sống vô tư hồn nhiên của đưá con gái thơ ngây.
Từ từ, Bình An trở nên lặng câm, đăm chiêu, buồn phiền và xa vắng. Bà Tâm đã nhìn thấy những đổi thay trong tư tưởng của con gái nên bà khuyến khích con và bạn bè nàng đi chơi với bạn để lấy lại chút liến thoắng ngày nào. Chiều ý mẹ, An và bạn bè lại đạp xe ngao du khắp chốn : lên núi Ngự Bình ăn bánh bèo, qua chùa Linh Mụ hay về tận cửa Thuận để ngắm biển xanh, bãi cát vàng và hàng phi lao xanh và mọc thẳng tắp.
(còn tiếp) Bài 13: Một Lần Yêu Thương, Một Đời Bão Nổi. (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?p=207357#post207357)
Kim Hà
http://memaria.org/images/VungTroiTuoiNgoc.jpg
Mùa đông năm ấy rất lạnh. Cái lạnh ngọt ngào và giá buốt căm căm. Mưa cả tháng khôn hề dứt hột, thêm gío Bấc thổi từ các vùng núi hạ Lào về nên lạnh chi lạ. Các bà bán hàng rong được dịp làm ăn khấm khá chỉ vì ai cũng ngại đi chợ ướt át. Nơi xóm An ở thì ngày nào cũng có một bà mặc áo tơi lá, gánh một gánh hàng tới từng nhà trong xóm để mời mua. Trời mưa lạnh buồn thúi ruột mà có một người đến bán hàng là cả xóm bu lại tiú tít cười nói và chen chúc nhau mua hàng.
Thật là ngộ nghĩnh, chỉ với hai thúng hàng mà bà hàng đã biến gánh hàng thành một cái chợ nho nhỏ: nào là thịt heo, thịt bò, tôm tươi, cá tươi, tôm khô, cá khô, trứng gà, trứng vịt; rồi thì đồ tạp hoá như đường chén nâu, tỏi, tiêu, muối, mắm ruốc, ớt bột, bột ngọt và cà ri. Trên hai quang gánh thì la liệt các loại rau được treo tòn ten như rau muống, rau lang, rau cải, mít non và lá lốt.
Thủơ ấy, đa số người trung lưu và người nghèo thì mua đồ ăn hàng ngày, ngay cả với những món hàng gia vị như mắm ruốc, tỏi, tiêu, và bột ngọt. Đời sống an bình nên không ai phải háo hức tích trữ hàng hoá như những ngày đầy xáo trộn và biến động sau này.
Những món ăn thịnh hành nhất ở Huế vào những ngày mùa mưa là món muối xả: người ta băm thịt ba chỉ rồi xào chung với từng múi xả đã băm nhỏ rồi kho cho quẹo khô với đường chén, xong rồi cất kỹ trong tô hay hũ, mỗi lần ăn thì quẹt một chút đủ dẫn cơm một cách ngon lành. Vị nóng và cay của xả và ớt đủ cơ thể con người ấm hẳn lên. Một món ăn khác là muối mè và đậu phụng rang và trộn chung với muối và một chút đường. Món tương chao làm bằng đậu hũ ăn vừa cay vừa béo ngậy.
Đời sống ngày ấy thật đơn giản và nhẹ nhàng. Bữa cơm thanh đạm nhưng lại làm cho con người mạnh khoẻ. Tiện nghi tối thiểu nhưng lòng người vẫn vui. Cuộc sống êm đềm và đầy thi vị. Ngày ấy, chẳng nghe ai bị ung thư, bị chết vì tim ngừng đập thình lình hay những bịnh của sự bon chen, lo lắng hay bịnh ăn nhiều mà bội thực.
Bé Lệ Châu đã bắt đầu đi học lớp mẫu giáo ở trường Lê Lợi, gần Tường Jeanne D'arc và gần Bưu Điện Huế. Chị Hồng lo đưa và đón bé hàng ngày. Trong khi đó thì An thảnh thơi đi học với chiếc xe đạp. Nguồn vui của An là đi học và gặp thầy cô với bạn bè.
Trong lúc ấy, An đang học lớp đệ ngũ (lớp tám). Giáo sư chủ nhiệm của nàng là cô Hà Như Nguyện, tức là bà Nguyễn Văn Chương. Cô dạy An môn Quốc Văn. Cô có dáng sang trọng và từ tốn. Cô lại có lối giảng bài hay và gãy gọn. Vì thế An cứ mong chờ sớm có giờ Quốc văn để nghe cô giảng bài. Lối phát bài đã chấm xong của cô rất đặc biệt: ai điểm thấp thì được đọc tên trước, còn ai điểm càng cao thì được đọc tên sau cùng. An luôn được điểm luận văn hạng nhất nhì trong lớp cô. Chính cô cũng là người khuyến khích nàng rất nhiều trong việc viết văn. Vì thế An qúy và thương cô vô cùng.
An có rất nhiều vị giáo sư tốt và đặc biệt. Cô Doãn còn được gọi là Bà Địch có nét đẹp của người Tây phương. Dáng cô cao và thanh, rất đài các, khoan thai và qúy phái. Cô luôn bối tóc cao và đi đứng một cách ung dung và tự nhiên. An phục nhất là cô có một trí nhớ rất tốt. Chỉ cần một lần đọc tên và nhận diện một học sinh là lần sau nhớ kêu tên người ấy ngay, không sai hay lộn gì cả. Sau này cô trở thành vị Giám học của trường Đồng Khánh.
Giờ của thầy Khuê dạy nhạc lý là giờ học trò được nghỉ xả hơi, ăn vụng, viết thư chuyền tay và tán dóc. Thầy làm việc chính ở đài phát thanh. Thầy chẳng dạy gì nhiều, mỗi lần chỉ chép một lô nốt nhạc lên bảng rồi trong khi học trò có chép bài xuống hay chuyện trò thì thầy làm việc riêng của mình.
Giò nữ công là giờ thú vị nhất. Học trò góp tiền lại đê cô giáo mua đồ ăn rồi được học nấu đủ các loại bánh, kẹo và đồ ăn mặn. Khi nấu ăn xong thì từng tổ được chấm điểm rồi chia nhau ăn uống và nói chuyện. Giáo sư môn mữ công nào cũng hiền cả. Ngoài cô Kim Cúc, còn có bà Tiếp, vị giáo sư phúc hậu và hiền thục.
Thường thì các giáo sư Quốc văn được học sinh ngưỡng mộ nhất vì vị nào cũng ăn nói lưu loát và duyên dáng. Nhất là các thầy giáo môn văn thường được các nữ sinh trồng cây si và thầm yêu trôm nhớ. Các giảng sinh đến thực tập từ trường đại học sư phạm đều làm xao xuyến bao trái tim non trẻ vừa đang lớn. Có nhiều thầy trẻ cũng đau tim và lúng túng vì phải giảng bài trước thầy và bạn của họ và trước một đám kiều nữ đẹp và xinh như mộng, nhưng cũng còn là một đám trẻ tinh nghịch. Nhiều người bối rối thấy rõ.
Một hôm, một nam giáo sinh trẻ phải giảng bài thơ Lục Vân Tiên cho lớp của An. Anh ta là người Quảng Nam, đẹp trai và có vẻ thông minh. Không hiểu có phải là:
“Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành.”
Hay sao mà anh chàng cứ lẩm bẩm mãi một câu nói về lúc cha của người yêu Lục Vân Tiên muốn gả con gái cho người bạn của Vân Tiên:
“Tới đây thì ở lại đây,
Cùng con gái lão xum vầy thất gia.
Phòng khi hôm sớm vào ra,
Thấy ngươi Tử Trực cũng là thấy Tiên.”
Cả lớp phì cười vì sự lúng túng đáng yêu của anh chàng. Nhưng cũng từ đấy, câu thơ này nằm mãi trong trí nhớ của bọn nữ sinh. Trong các giờ chơi, bạn bè An thường nhai đi nhai lại câu thơ lục bát ấy và mong cho chàng được xum vầy với một nàng nữ sinh Đồng Khánh.
Tuổi trẻ thật dễ thương và hồn nhiên. Hễ họp nhau lại là dành nhau nói, nói không ngừng, nói tíu tít như đàn chim non hót líu lo khi chuyền cành. Con gái lại thường dễ giận hờn, thù vặt và nhớ dai. Hễ ai nói nặng một tiếng giận đến thật lâu. Có khi không thèm chào nhau mà chỉ liếc trộm và bĩu môi. Bạn bè thì thường hay giảng hoà cho ”đôi trẻ”. Trong giờ đứng xếp hàng vào lớp. Chúng thường rình rình để cột hai vạt áo dài phía sau của hai đứa đang giận nhau. Nạn cột áo là chuyện thông thường và rồi thì hai đứa được bạn bè bắt nắm tay nhau và làm quen lại. Nhờ vậy mới có dịp nói chuyện lại. Đưá nào cũng sợ phải làm quen trước vì có câu:
“Làm quen, con chó leng keng,
Con chó thổi kèn, con chó làm quen.”
Ngày đó, vì chỉ có hai áo dài để mặc cả năm nên áo của An bị sờn ở vai, bà Tâm phải vá áo cho con mặc. Vậy mà mấy đưá bạn tàn nhẫn, không tế nhị. Ngồi ở bàn sau, chúng cứ lấy cái thước gỗ khèo ngay chỗ vá trên vai của An và cười. An cắn răng nhịn khóc nhưng sự tủi thân và nỗi buồn cứ len lén chất chồng trong ký ức của nàng. Nàng cạch mặt những cô bạn vô ý thức ấy cho đến khi ra khỏi trường, nàng cũng không bao giờ nói với chúng một câu phiền trách hay một lời thân mật.
Chiếc xe đạp cũng đã làm cho các ống quần trắng của nàng bị rách bươm và đen xì vì dây sên lỏng, gặp gío lớn là dây quấn lấy ống quần rộng. An đã khổ sở vì sự thiếu thốn vật chất và tinh thần, vì sự cơ hàn và cô đơn thời tuổi niên thiếu. Nhưng không bao giờ dám than thở hay cằn nhằn mẹ về sự thiếu nhu cầu cả vì nàng biết rằng gánh nặng gia đình đã làm vai mẹ oằn xuống rồi. Có chăng, An chỉ thầm trách ba mình đã chạy trốn trách nhiệm cấp dưỡng cho chị em nàng.
Mùa hè 1964, gia đình An dọn về một ngôi nhà lớn ở gần chợ An Cựu, sát ngay một ngôi chùa. Chị Hồng nại cớ đi lấy chồng nên nghỉ việc.
Căn nhà mới có ba gian phòng, một nhà bếp rộng, một vườn nhỏ bên hông và một vườn lớn sau nhà. Từng ở khu chật chội và hôi mùi cầu tiêu hàng ngày, mà nay được về nơi thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ, nên ba mẹ con đều mừng. Bà Tâm và bé Châu ở một căn. An ở một căn, còn căn giữa thì để bàn thờ và làm phòng khách. Ông chủ nhà tên Trí để lại một cái giường làm bằng đá láng như cẩm thạch. Vào mùa đông, giường lạnh như đá băng; nhưng vào buổi trưa hè thì giường mát lạnh.
Lần đầu tiên trong đời được ở riêng một cõi nên An thấy thú vị vô cùng. Mỗi sáng mùa hè, nàng nằm lười biếng trên giường, nhìn qua chiếc cửa sổ để nghe tiếng chim hót líu lo ríu rít; hay nhìn những đoá hoa dại còn đọng ánh sương mai long lanh nhu muôn ngàn hạt kim cương. Nàng cũng thích ngắm những tia nắng nhảy muá trên cây các cây xanh. Thỉnh thoảng có tiếng chuông chùa vang vọng. An cảm thấy đời mình hạnh phúc và êm đềm quá.
Trước nhà An là một vườn cảnh của ba anh em ông cụ già. Họ trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo: nào là các loại lan, cúc, hồng, các cây cảnh được uốn thành hình con công, con ngựa hay con rồng. Ngay giữa vườn là hòn non bộ có suối nước róc rách, có cây cảnh và hình tượng tí hon và có cá bơi lội lặng lờ trong hồ. An thầm cám ơn trời đã cho nàng tận hưởng những thú tiêu khiển thanh cao.
Vì là mùa hè nên An có thể dậy trễ hơn thường lệ. Sau khi lau nhà là lúc dạy bé Châu học. Xong hai chị em đi chợ. Đi chợ càng trưa thì đồ ăn càng rẻ. Đường ra chợ An Cựu có hai lối: một lối ngoài đường và một lối trong xóm, có nhà cửa san sát,có những lùm tre rậm rạp và đồng luá chiều mênh mông. Nhìn cảnh tre làng và đồng lúa, An thấy mình gần gũi với quê hương hơn.
Vì nhà cửa rộng rãi hơn và vì không có người lớn ở nhà nên bạn bè của An thường chọn nhà nàng để làm nơi nấu đồ ăn. Mỗi đứa chỉ cần góp một đồng bạc là đủ làm một bữa bánh bột lọc: hai đồng bột lọc chén và ba đồng tôm tươi. Năm đồng cũng đủ nấu một nồi chè bột lọc bọc dừa hay món bánh ít, bánh nậm, bánh bèo.
Vừa làm đồ ăn, năm đứa con gái vừa hát ông ổng và giỡn đùa chí chóe. Bé Châu được ăn ké và được các chị cưng chiều nên con bé đi đâu cũng xin đi theo mấy chị. Nhiều lần, cả bọn rủ nhau đi xem chiếu bóng ở rạp Tân Tân hay Châu Tinh. Ngày ấy, An chỉ có tiền qùa sáng chứ không có tiền tiêu vặt. Vì thế, nàng phải nhịn đói quà sáng cả tuần lễ mới đủ tiền để mua một vé xi nê hạng chót. Hạng chót ngồi rất gần màn ảnh. Mỗi lần đào kép trong phim chạy nhảy hay la hét là cả bọn An hết hồn, tim đập thình thịch. Xem phim một chặp là mỏi cả cổ vì cứ phải ngửa cổ lên nhìn màn ảnh ở trên cao.
Ấy vậy mà cứ một vài tuần là đám con gái lại đi xem phim. Bé Châu cũng được đi xem ké vì bé không tốn tiền vào cửa. Ngày ấy, những phim tình cảm rất nhẹ nhàng và lãng mạn. Phim ca nhạc có The Beattles, Elvis Presley, và Cliff Richards. Phim tình cảm có Rock Hudson, Audrey Hepburn, Sandra Dee, Cary Grant, Grace Kelly và Sophia Loren.
Nếu không đi xem phim thì năm đưá đạp xe đi dạo phố để ngắm người, ngắm cảnh, và nhìn chiều xuống bên giòng sông Hương. Có khi ghé tiệm sách mua vài cuốn sách hay ít bản nhạc. Có khi rảnh thì đạp xe về Vỹ Dạ, Nam Phổ để đến An Truyền ngắm các thửa ruộng xanh mịn như thảm nhung hay chín vàng bát ngát khi lúa chín.
Những buổi chiều trời trong xanh ngắt, gió chiều lơi lả thổi bay mái tóc người thiếu nữ, những con diều đủ màu sắc bay la đà trên bầu trời. Giữa cánh đồng có bầy chim thẳng cánh bay, có một đàn thiếu nữ áo dài bay phất phới, đan dệt mộng tơ vương như ngóng chờ một hình ảnh đẹp và đáng yêu đến trong đời mình.
Nhiều lần, như cảm hoà với thiên nhiên, đàn con gái để xe đạp một bên rồi dùng chân trần để chạy nhảy tung tăng trên các bờ đê nhấp nhô để hít thở mùi lúa mới, mùi cỏ rạ thơm, mùi hương đồng cỏ nội, và mùi thơm của đất trời.
“Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...”
(Xuân Diệu)
Từ những lúc được sống trọn vẹn với thiên nhiên, An đâm ra muốn đọc thơ và làm thơ. Càng đọc thơ và đọc chuyện tình, An càng cảm thấy buồn bã, xốn xang và bâng khuâng. Một nỗi buồn vô cớ của những cô con gái vừa lớn, đang cảm thấy trống vắng trong lòng. Những bài thơ lãng mạn của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư và T.T.Kh. đã đầu độc và gậm nhấm cuộc sống vô tư hồn nhiên của đưá con gái thơ ngây.
Từ từ, Bình An trở nên lặng câm, đăm chiêu, buồn phiền và xa vắng. Bà Tâm đã nhìn thấy những đổi thay trong tư tưởng của con gái nên bà khuyến khích con và bạn bè nàng đi chơi với bạn để lấy lại chút liến thoắng ngày nào. Chiều ý mẹ, An và bạn bè lại đạp xe ngao du khắp chốn : lên núi Ngự Bình ăn bánh bèo, qua chùa Linh Mụ hay về tận cửa Thuận để ngắm biển xanh, bãi cát vàng và hàng phi lao xanh và mọc thẳng tắp.
(còn tiếp) Bài 13: Một Lần Yêu Thương, Một Đời Bão Nổi. (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?p=207357#post207357)
Kim Hà