Dan Lee
06-04-2008, 04:45 PM
Một diễn từ quan trọng tại Đại hội Truyền thông Công giáo Toronto
Toronto – Linh mục Dòng Tên Frederico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh Vatican và đài Radio Vatican, đã đọc diễn từ tại Đại hội Truyền thông Công giáo về đề tài “Khi Đức Giáo Hoàng Nói với Thế Giới: Hoạt Động cùng với Giới Truyền Thông Hiện Đại.” Đây là một bài diễn văn rất sâu sắc và được đón nhận nồng nhiệt. Nguyên văn như sau:
Kính thưa Đức Hồng y Foley, hai Đức Tổng giám mục Celli và Prendergast,
Thưa các bạn,
Tôi rất sung sướng được tới Toronto đây để tham dự Đại hội Truyền thông Công giáo và tôi thành thật cám ơn Hiệp hội Báo chí Công giáo Hoa kỳ và Canada, Học viện Công giáo về Nghệ thuật Thông tin Chuyên nghiệp, Hiệp hội các nhà Truyền thông Công giáo Canada, và ban tổ chức đã rất ân cần giới thiệu tôi. Tôi tri ân Cha Thomas Rosica, C.S.B., đồng chủ tọa Đại hội Truyền thông năm nay, đã dùng những lời lẽ tốt đẹp để giới thiệu tôi.
http://www.vietcatholic.net/pics/pplombardi.jpg http://www.vietcatholic.net/pics/300_HR-cmc-logo1.jpg
Lm Frederico Lombardi
Thật là một đặc ân được đứng trước hàng trăm vị nam nữ đang làm việc trong các lãnh vực truyền thông và báo chí Công giáo tại Bắc Mỹ. Quý vị là những sứ giả nối kết con người lại với nhau. Chúng ta tất cả đều tham gia vào công tác thông tin, dùng các từ ngữ để xây dựng, nối kết con người trên khắp mặt địa cầu, làm cho cuộc sống có ý nghĩa sâu xa hơn, và phục vụ chân lý.
Như các bạn biết, tôi giữ nhiều trách vụ trong Giáo hội và nơi Dòng Chúa Giêsu! Trong vai trò Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, tôi làm việc gần gũi với Đức thánh cha và Giáo triều. Tôi cũng trông coi hai bộ phận truyền thông quan trọng của Tòa thánh: đó là Đài Truyền hình Vatican và Đài Phát thanh Vatican.
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số cảm nghĩ riêng tư của tôi về những công việc tôi làm trong lãnh vực truyền thông ở Vatican. Trong những năm qua, một số bạn đã hỏi tôi về các vấn đề này, nơi riêng tư cũng như chốn công cộng. Khi lớn tiếng suy tư cùng các bạn hôm nay, tôi hy vọng sẽ khuyến khích các bạn trong công việc quan trọng chính các bạn đang làm để phục vụ Giáo hội và chân lý.
Những ý nghĩ về truyền thông: Suy tư và học hỏi từ kinh nghiệm
Bao giờ cũng vậy, cứ mấy ngày sau khi kết thúc một chuyến tông du, ba hoặc bốn người có trách nhiệm trong ngành truyền thông Vatican đã tháp tùng phái đoàn của Đức giáo hoàng, được mời tới vừa ăn trưa vừa làm việc với Đức thánh cha Gioan Phaolô II và Đức ông thuộc phủ Quốc vụ khanh phụ trách theo dõi các bài tường thuật in trên báo chí quốc tế về chuyến đi. Đức giáo hoàng muốn biết chuyến tông du được giới truyền thông tường thuật ra sao. Ngài muốn suy tư cùng với các cộng sự viên xem những thông điệp nào đã được “thẩm thấu”, thông điệp nào không. Ngài muốn biết sứ điệp của ngài có tới được quảng đại quần chúng hay không.
Lần nào ngài cũng làm như vậy, cho dù đó là sau chuyến du hành thứ một trăm, lúc mà ai cũng nghĩ là ngài đã biết rõ giới truyền thông phản ứng như thế nào rồi… Dĩ nhiên bao giờ đó cũng là một bữa ăn trưa thoải mái… nhưng rõ rệt là một buổi vừa ăn vừa làm việc. Đức giáo hoàng biết chính xác điều ngài muốn qua buổi họp kiểu như thế này và ngài không bao giờ để cho cuộc chuyện trò lạc đi quá xa đề tài chính.
Sau khi đắc cử, lúc ĐGH Bênêđictô XVI biết được truyền thống này của vị tiền nhiệm, ngài quyết định cũng làm như thế. Thế là sau mỗi chuyến tông du, chúng tôi có một cuộc đàm đạo không chính thức về cách thức giới truyền thông đã tường thuật về chuyến đi ra sao. Tiến trình này in sâu ấn tượng trong tôi. Nó nói nhiều về mối liên hệ của hai vị giáo hoàng với giới truyền thông, về sự chú tâm của các ngài coi truyền thông như là chiều kích cuộc sống mỗi một ngày, về ý thức của các ngài biết rằng truyền thông là căn bản và cần thiết khi muốn truyền rao bất cứ thông điệp nào. Đó là một ý thức an hòa và khiêm tốn, cố tìm hiểu và áp dụng động lực của thông tin trong thế giới ngày nay, không chút sợ hãi, không có điều kiện.
Đức giáo hoàng Bênêđictô biết, cũng như Gioan Phaolô II đã biết, điều nào ngài muốn nói, và điều nào ngài nên nói. Chẳng điều nào phải thay đổi cho phù hợp với sứ điệp của các ngài, do vì sợ hay vì yêu giới truyền thông. Và cả hai vị đều thực sự để ý xem thông điệp có được hiểu rõ hay không.
Một thái độ tích cực đối với người khác, với những người khác quan điểm của ta.
Dường như đối với tôi, một trong những lý do ĐGH Bênêđictô XVI có được sự đón tiếp tốt đẹp tại Hoa kỳ là do bước tiến thân ái và tích cực của ngài về phía nhân dân Mỹ. Ngài đã hiểu cách diễn tả các giá trị làm nền móng cho lịch sử của dân tộc Hoa kỳ từ lúc khởi đầu: đó là lòng yêu mến, tôn trọng tự do và cảm nghiệm tôn giáo, niềm ao ước xây dựng một xã hội thân thiện và kính trọng người khác cũng như tín ngưỡng của người khác.
Người ta tin tưởng rằng sự gặp gỡ và trao đổi những tặng vật này sẽ góp phần vào sự lớn mạnh của phẩm giá và trách nhiệm của mọi người liên hệ. Liên quan tới sự tán thưởng căn tính của dân tộc Mỹ là việc phẩm định hiện tại và lời khuyến khích dân chúng nhìn về tương lai để xây dựng tương lai đó theo cách thức phù hợp với sứ mạng của họ. Trong tiến trình này, Bênêđictô XVI hành động rất giống đường lối của Gioan Phaolô II.
Tôi được đi theo thật cận kề bên ĐGH Gioan Phaolô II, nên lúc nào cũng cảm động sâu xa về phong cách có thẩm quyền của ngài khi cất tiếng nói với nhân dân thế giới – như một “thày dạy các dân tộc”. Trong bài diễn từ quan trọng lần thứ hai đọc tại LHQ năm 1995, cũng như trong các dịp khác, Gioan Phaolô II nói về “gia đình các dân tộc”, về sự công nhận quyền của các dân tộc, về căn tính, nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống của họ. Ngài nói về quyền tự quyết của họ. Bài diễn văn này có tiếng vang vọng đặc biệt và cụ thể trong các chuyến tông du của ngài đến nhiều quốc gia khác nhau. Trong những chuyến đi này, Đức giáo hoàng thường tự mình nói chuyện, không phải với các chính phủ, mà với dân chúng, ngay từ đầu, coi họ như là những chủ thể lịch sử sống động.
Cá nhân tôi cảm thấy sức mạnh trong cách nói này, suốt thập niên 1990 khi Đức giáo hoàng công du tới những quốc gia vừa thoát khỏi sự thống trị của cộng sản hoặc chỉ mới giành được được độc lập. Bằng những nét phác họa mạnh và lớn, Gioan Phaolô II gợi lên lịch sử của từng dân tộc, vị trí địa dư, các nhân vật vĩ đại và hàng đầu của họ. Theo đường lối đó, ngài xác định sứ mạng đặc biệt của mỗi dân tộc như là một chủ thể lịch sử. Ngài thách đố họ đảm nhiệm các trách vụ tập thể nhằm đem tài năng và óc sáng tạo của họ ra phục vụ gia đình các dân tộc.
Làm như thế, ngài triển dương một tinh thần ái quốc lành mạnh – thật khác biệt với chủ nghĩa quốc gia – đem lồng chính tinh thần này một cách tích cực vào một chân trời rộng lớn hơn nhiều: đó là một viễn tượng thích thú làm phong phú các trao đổi và chung sống đặt căn bản trên sự tôn trọng và tình yêu thương, chứ không phải trên cách hành xử không kềm chế được do lợi thế của kẻ mạnh. Trong lá thư đánh dấu 50 năm ngày chấm dứt Thế chiến II, Gioan Phaolô II đặt công thức cho một điều răn mới: “Yêu các dân tộc khác như yêu chính dân tộc mình”.
Tôi tin rằng chưa hề có một nhân vật lịch sử nào khác có khả năng đảm nhiệm vai trò “người thày các dân tộc” có thế giá như Gioan Phaolô II, người được chấp nhận rộng rãi theo nhãn quan luân lý. Ngài được công nhận là nhân vật thẩm quyền ở mức độ cao hơn, một mức độ vượt lên trên các xung đột và quyền lợi phe phái. Đó là lý do tại sao ngài rất đáng tin cậy khi ngài đề cập đến các giá trị được thế giới công nhận, đến công ích phổ quát. Bằng diễn từ đọc trước LHQ và cuộc gặp gỡ Hoa kỳ, Bênêđictô XVI đi đúng vào con đường đó với thành quả càng ngày càng gia tăng.
Đối với tất cả những người trong ngành truyền thông Công giáo, không chỉ đối với riêng những ai làm việc rất kề cận Đức giáo hoàng, khoa sư phạm về các dân tộc này trở thành trường học tuyệt vời dạy dỗ sự cởi mở tâm hồn và trí tuệ cho mọi người, về tình bằng hữu và ao ước đối thoại cũng như gặp gỡ với những người khác biệt chúng ta. Nó chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa quốc gia thiển cận. Cũng nên nhớ thêm, chẳng hạn, lời đề cập rõ rệt của Đức giáo hoàng Bênêđictô đến nhu cầu phải có một thái độ cởi mở, đón chào đối với các di dân và tôn trọng quyền làm người của họ.
Suốt 17 năm phục vụ tại Đài Phát thanh Vatican, làm việc với các cộng sự và đồng nghiệp thuộc 60 quốc tịch khác nhau, tôi hơn bao giờ càng nhận thức rõ rệt và xác quyết rằng chúng ta phải dùng sức mạnh của ngôn từ chỉ để đem các dân tộc xích lại gần nhau chứ đừng bao giờ đẩy họ ra xa, để đem lại hòa bình chứ không phải tạo ra xung đột, để giúp hiểu nhau, đối thoại, xây dựng một cộng đồng phong phú hơn, chính bởi vì đó là kết quả hợp lại của biết bao nhiêu là tài năng.
Nhấn mạnh trước nhất và cao nhất vẻ đẹp của đời sống Kitô
Trong cuộc trò chuyện với một nhóm ký giả Đức chẳng bao lâu sau chuyến du hành của Đức giáo hoàng Bênêđictô tới Valencia (Tây Ban nha) để dự Ngày Thế giới về Gia đình, một người trong đám hỏi ngài tại sao lại chọn không nói đến sự kiện là chính quyền Zapatero rất hung hăng đối với quan điểm của người Ktiô giáo về gia đình. Đức giáo hoàng đáp lại rằng ngài chỉ có 20 hoặc 30 phút để đọc hai bài diễn từ, nên ngài chọn dùng thời gian đó một cách tích cực để trình bày tư tưởng đẹp đẽ về Gia đình Kitô giáo. Khi có thời giờ dành cho các diễn văn phong phú và công phu hơn, thì chúng ta cũng cần nhắc đến các điểm tiêu cực nữa. Nhưng lúc nào cũng cần phài có một tiêu chuẩn, một thứ bậc khi trình bày luận điểm Kitô giáo. Hiển nhiên, điều gì quan trọng, tích cực phải chiếm hàng đầu. Không phải tình cờ mà Tông thư đầu tiên của Đức giáo hoàng là về Tình Yêu, tông thư thứ hai là về Hy vọng. Cũng không phải tình cờ mà cuốn sách thứ nhất của ngài là về Chúa Giêsu, Đấng trình bầy cho chúng ta khuôn mặt của Thiên Chúa.
Cả khi nói với giới trẻ nữa, ngay trong bài giảng hôm Thánh lễ mở đầu triều đại giáo hoàng của ngài, Bênêđictô XVI nhấn mạnh rằng đạo của chúng ta chẳng phải là một tôn giáo của những điều cấm đoán, của những “đừng thế này, thế nọ”, mà là dựa trên những từ vĩ đại “xin vâng” của tình yêu. Khoa sư phạm về thánh thiện, cách trình bày những mẫu mực cụ thể, hấp dẫn về sự thánh thiện, về cuộc đời các Kitô hữu trọn lành, mà Gioan Phaolô II đề cao một cách rất rõ rệt và Bênêđictô XVI tiếp tục đề cao bằng một hình thức ôn hòa hơn, cùng đi theo con đường này.
Là những người làm truyền thông, chúng ta đừng để cho mình rơi vào huyền thoại về một lối thông tin nghĩ mình phải dùng luận chiến mới có hiệu quả. Ngoài kia có nhiều tin tốt, có nhiều gương tốt có thể lôi kéo được sự chú ý. Mẹ Têrêxa đã biết cách lôi cuốn nhiều người bằng vẻ đẹp của đức bác ái và sự thánh thiện.
Dĩ nhiên chúng ta phải thực tế. Chúng ta phải biết cách nhận ra và tố cáo điều ác, các mối nguy cơ và mục tiêu gây chết chóc trong nền văn hóa đương đại. Về vấn đề này, ĐGH Bênêđictô XVI thật rõ ràng và quả quyết. Về vấn đề này, ngài từ chối thỏa hiệp. Ngài thường xuyên và thẳng thắn phê phán chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa khoái lạc, nhất là về các khuynh hướng hiện đại trong nền văn hóa châu Âu. Ngài tin chắc rằng các giá trị đang bị lâm nguy, những giá trị cực kỳ quan trọng cho nhân loại, cho xã hội và cho tương lai. Ngài tin chắc rằng cách điều khiển cuộc sống và việc làm sai lạc mối quan hệ đúng đắn giữa một người nam và một người nữ, đặt ra mối nguy cơ trầm trọng cho nhân loại. Ngài tin chắc rằng sự khép lại tầm nhận thức siêu việt gây cho chúng ta mất mát các điểm căn bản để giải quyết, và ngài chủ trương rằng nhiệm vụ của ngài phải rõ ràng nói lên như thế.
Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận, đừng để bị giam hãm trong một tầm nhìn tiêu cực, như nhiều người trong giới truyền thông đã có những cái nhìn thiếu tự tin và đầy thiên kiến về Giáo hội, đôi khi cố ý. Nếu người đương thời coi chúng ta chỉ như những kẻ thù địch với cái mới, chúng ta sẽ bị tách rời khỏi cuộc đối thoại là nền móng của tương lai.
Một lần nữa, tôi thiết nghĩ rắng những bài diễn từ của Bênêđictô XVI trong cuộc viếng thăm Hoa kỳ mới đây là một thí dụ đặc biệt có hiệu quả về sự quân bình giữa thông điệp tích cực và lời xác định rõ ràng cái xấu, chia rẽ, yếu kém và nguy hiểm. Cách tốt đẹp nhất là cách tránh các cạm bẫy của chủ nghĩa lạc quan ngây thơ và chủ nghĩa bi quan cấp tiến, của những người không tin vào sự hiện hữu và sức mạnh của ân phước.
Tin vào chân lý và kiên nhẫn khi rao truyền các sứ điệp quan trọng
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không đọc diễn văn trước LHQ để “khoa trương”. Ngài đã không dùng thứ ngôn ngữ nhằm để thắp lên ngọn lửa tưởng tượng hoặc gây ra cảm thức. Ngài muốn thăm dò xuống những tầng sâu, muốn xác định các nguyên tắc căn bản, để cho Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền không dần dần mất đi sức mạnh làm điểm tham chiếu cho toàn thể nhân loại, và để cho cộng đồng các dân tộc có thể đặt mình trên các nguyên tắc khách quan. Ngài muốn thực hiện một sự đóng góp bền vững trên đó những người có trách nhiệm duy trì sự hài hòa và chung sống hoà bình giữa các dân tộc có thể suy nghĩ và hành động về lâu về dài.
Cả khi đề cập đến trào lưu đại kết, Bênêđictô XVI không chỉ đưa ra những tuyên bố có tính cách thiện chí. Ngài mời gọi mọi người tìm kiếm các điểm chung, ngay từ nguồn gốc và nền móng của đức tin và cộng đồng giáo hội. Trong bài giáo lý trong những buổi Triều yết Chung hàng tuần, Đức giáo hoàng thường trở lại đề tài về sự liên hệ giữa đức tin và lý trí, duyệt xét lại lịch sử tư tưởng Kitô giáo, trình bày các nhân vật trong hàng ngũ các Giáo Phụ.
Chúng ta có thể tự hỏi những lời giáo huấn này có “thấm” được không, có thâm nhập được vào tâm cảnh của các nhà lãnh đạo thế giới, có đem xích lại gần nhau các tông phái Kitô giáo có khuynh hướng tách rời xa nhau hơn khi đáp ứng với các thử thách của thời đại tân tiến, có thực sự đi vào suy nghĩ và văn hóa chung của các tín hữu hay không. Đó là một phương pháp giảng dạy bày tỏ sự tôn trọng cao nhất đối với tâm trí của con người, sự tin tưởng vô điều kiện vào lý trí con người và khả năng của lý trí trong việc hướng dẫn nhân loại đến chân lý và điều thiện, nếu như lý trí hợp tác với ánh sáng đến từ đức tin và lòng bác ái.
Đó là câu trả lời Đức giáo hoàng phát biểu hàng ngày đối với chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa vị kỷ. Về phần chúng ta, chúng ta cần xem xét coi chúng ta trong giới truyền thông có thể làm cách nào tốt nhất để biến sứ vụ này thành sứ vụ của chúng ta. Chúng ta phải hoan nghênh tất cả những gì chuyển về hướng chân lý và là mục tiêu của tin tức, theo đúng thứ bậc ưu tiên và giá trị, đừng đuổi theo tin nhặt được để đăng trước các báo khác, hoặc một mẩu tin gây xúc động. Tôi tin chắc rằng là người làm truyền thông chúng ta không thể làm nô lệ cho tốc độ và tính chất tức thời. Mà chúng ta phải tin tưởng hơn vào kết quả của công việc phân tích thường làm mất thời giờ.
Đừng né tránh các vấn đề khó khăn nhưng có can đảm nói lên sự thật
Như tất cả chúng ta đều biết, điểm quan trọng người ta trông đợi Đức giáo hoàng sẽ đề cập khi ngài viếng thăm Hoa kỳ là cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Trong nhiều tháng, người ta hỏi xem ngài sẽ nói gì không, ngài giải quyết vấn đề ra sao, ngài có tránh né câu hỏi hay không. Rõ ràng là ngài không thể lẩn tránh chủ đề này vì đó là nỗi khó khăn đã ghi bao nhiêu đớn đau lên đời sống của Giáo hội trong những năm qua. Dấu hiệu đầu tiên nơi công cộng cho biết Đức giáo hoàng sẽ nói về vấn đề này xuất hiện trong bài phỏng vấn Đức Hồng y Quốc vụ khánh Tòa thánh một tuần lễ trước ngày khởi hành của Đức thánh cha. Hai ngày trước chuyến đi, khi tôi thu thập những câu hỏi của các ký giả cùng đi trên chuyến bay của Đức giáo hoàng để đệ trình ngài, tôi không ngạc nhiên thấy những câu hỏi về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục thường được đặt ra nhiều nhất.
Những câu hỏi về vấn đề di dân đặt ra do các ký giả tiếng Spanish đứng hàng thứ hai. Quyết định của Đức giáo hoàng trả lời trên chuyến bay – nói bằng Anh ngữ và không chuẩn bị trước - làm chính tôi cũng phải ngạc nhiên. Những lời thành thực và can đảm của ngài được ngay sự kính trọng và lòng ưu ái của không biết bao nhiêu người. Chuyện kế tiếp xảy ra tất cả các bạn đều biết rồi. Các bạn đã nghe lời đề cập đến vấn đề này của Đức giáo hoàng nhiều lần. Các bạn cũng nhớ đến cuộc gặp gỡ của ngài với một số nạn nhân và quyết định giữ cuộc họp ở mức kín đáo và tôn trọng nhất. Mặc dầu có tính cách riêng tư, cử chỉ này bổ xung cho lời nói của Đức thánh cha và làm cho các lời nói đó xác tín hơn. Nguyên tắc chung là chúng ta phải nhớ khi xem xét tính hiệu quả của tin tức, một nguyên tắc theo đó Giáo hội hàng bao thế kỷ có kinh nghiệm trong phụng vụ của mình: đó là lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau, bổ túc cho nhau.
Điều quan trọng thiết yếu là phải nói đúng sự thật bằng vẻ trong sáng và giản dị. Mọi điều hàm hồ, tính dè dặt, và tệ hơn nữa, mọi cố ý che dấu sự thật kết cuộc sẽ đòi hỏi một giá đắt. Những nỗi thăng trầm liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã là chúng cớ nặng cân nhất về điều này. Đức giáo hoàng hiểu rõ rằng muốn hàn gắn các vết thương của quá khứ cần phải có một thứ thành thật tuyệt đối không do dự. Chúng ta biết ơn Đức giáo hoàng Bênêđictô về điều đó.
Hãy là chính mình
Đồng thời với tính chân thành trong ngôn từ, có tính chân thành trong cách xử thế: đó là cách thức con người sống cuộc đời mình. Mỗi người cần phải là chính mình và giao tiếp cách nào cho hợp với nhân cách của mình. Tôi thường tự hỏi Gioan Phaolô II xử sự ra sao để được sự tôn trọng và chú ý của giới truyền thông tốt trên thế giới, bằng cách nào ngài đạt được chỗ đứng của một người có uy thế về luân lý cao thượng, làm sao ngài trở thành một người đáng tín cẩn như thế về hòa bình. Đây là điều không tự dưng mà có, cũng chẳng dễ dàng gì. Nhiều kẻ làm trong ngành truyền thông, và nhiều người chỉ huy họ nữa, đã miệt mài trong một nền văn hóa tuyệt nhiên không muốn phục vụ cho Giáo hội và cho tính vững chắc đòi hỏi về luân lý của Gioan Phaolô II. Tuy vậy, theo với thời gian, nhiều người trong số những kẻ phê phán ngài bắt buộc phải nhìn nhận thẩm quyền độc đáo của ngài, người quán quân hoạt động cho Thiên Chúa và vì nhân loại.
Ngoài tài phú bẩm có thể biểu lộ về con người mình, lý do tại sao giới truyền thông bị thuyết phục trong mối liên hệ với Gioan Phaolô II theo tôi là như sau: Gioan Phaolô II luôn luôn mở tấm lòng ra với thế giới và luôn luôn chứng tỏ như thế. Ngài luôn thật thà và chân thành trong mối quan hệ với Thiên Chúa và với người khác, hoàn toàn “phù hợp” – có thể nói như thế - với lương tâm mình trong cương vị là một con người, một Kitô hữu, một mục tử. Đó là nơi ngài lấy được sự can trường và vẻ dễ dãi tự nhiên để xử sự, khi mạnh khoẻ cũng như lúc đau yếu, với lòng thanh thản và có lúc bày tỏ cả sự bất bình giận dữ với điều ác. Đó là lý do ngài có thể biểu lộ con người mình ra, mạnh mẽ cả trong lời nói và việc làm, không lướt qua chút ấn tượng nào cho thấy ngài cố tìm sự chấp nhận, cố khuất phục trước sức mạnh của truyền thông.
Giới truyền thông cuối cùng hiểu được rằng họ đang đương đầu với một người không khiếp sợ họ, một người không để họ thống trị. Họ nhận ra đang đối đầu với một người có điều gì (hoặc nhiều điều) quan trọng để nói cho thính giả của họ. Họ nhận ra họ đang đương đầu với một người giúp họ tái khám phá ra mục đích đích thực của công việc họ làm, người khuyến khích họ tránh chơi trò gian lận để được chấp nhận.
Bênêđictô XVI lại rất khác với Gioan Phaolô II. Nhưng với thời gian, giới truyền thông sẽ biết ngài nhiều hơn. Không phải chỉ các giáo huấn của ngài có tính sâu xa và mạch lạc, nhìn gần lại, ngài là một con người thân ái, hiền hậu, khiêm tốn. Đôi lúc điều này chứng tỏ đó là một sức mạnh có hiệu quả nhất. Khi ngài thăm đền Hồi giáo ở Istanbul, chẳng hạn, trong một cuộc du hành cực kỳ tinh tế để tìm cách đối thoại với thế giới Hồi giáo sau những cuộc thảo luận và hiểu lầm chung quanh bài diễn từ tại Regensburg của ngài, máy thu đài Truyền hình cho thấy một vị Giáo hoàng thành kính và khiêm tốn để cho vị Giáo trưởng hướng dẫn mình, đứng yên lặng cầu nguyện hướng về Mecca. Một hình ảnh như thế đáng giá hơn cả chục lời tuyên ngôn lý thuyết về sự tôn trọng Hồi giáo.
Tại New York, vào cuối buổi lễ cử hành tại Nhà thờ chính tòa và dọc theo Đại lộ số Năm, chúng ta thấy niềm vui của vị giáo hoàng khi ngài đáp ứng lại niềm hân hoan của các tín hữu và người dân thường. Điều này minh họa sự chân thành trong những lời ngài lặp đi lặp lại về chuyến đi của ngài: “Tôi đến đây để ủy lạo và khuyến khích các bạn. Nhưng cả các bạn nữa cũng đã khuyến khích lại tôi!”
Bênêđictô không chỉ còn là một vị giáo sư lớn nữa. Càng ngày ngài càng trở nên một vị mục tử dấn thân phục vụ con người. Điều tùy thuộc vào chúng ta trong giới truyền thông là có tìm ra cách thức tận dụng các đặc tính này ẩn giấu trong một hình ảnh trước đây chưa đầy đủ về cá tính của ngài còn khuất chìm trong bóng tối.
Những dấu chỉ hy vọng
Để kết luận, tôi muốn nhắc nhớ lại một ít câu chuyện đã nuôi dưỡng niềm hy vọng của tôi trong lúc phục vụ ngành truyền thông cho Đức giáo hoàng và Tòa thánh. Tôi tin tưởng những chuyện này cũng nuôi dưỡng niềm hy vọng của các bạn nữa khi đóng vai trò là những người làm truyền thông. Từ đáy sâu tâm hồn của nhiều người, vẫn có niềm hy vọng mong mỏi điều gì tốt đẹp. Sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, vào ngày châu Âu quyết định cử hành một phút yên lặng mặc niệm các nạn nhân, ngay sáng sớm đã có điện thoại gọi tới Trung tâm Truyền hình Vatican. Đó là những cú điện thoại gọi từ các hãng Truyền hình yêu cầu có được các hình ảnh Đức giáo hoàng đang cầu nguyện. Tôi nói với thư ký của Đức giáo hoàng là Tổng giám mục Dziwisz, và buổi trưa hôm đó các nhân viên thu hình đài đã tới Castel Gandfolfo, quay cảnh Đức giáo hoàng đang tĩnh lặng cầu nguyện. Các bức hình này ngay mấy phút sau đã xuất hiện vòng quanh thế giới. Tôi xin minh xác: Tôi không phải là người đề nghị chuyện đó. Các hãng Truyền hình khác yêu cầu tôi làm thế, vì họ tiên đoán khán thính giả của họ ước muốn như thế. Con người đang chịu đau khổ và muốn thấy Đức giáo hoàng cầu nguyện. Giám đốc điều hành các đài Truyền hình hiểu được điều đó và yêu cầu những bức hình như thế. Theo đường hướng này họ giúp đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng.
Đó là những hình ảnh đến trong tâm tưởng tôi khi tôi nhìn cảnh Đức giáo hoàng Bênêđictô cầu nguyện tại Ground Zero. Buổi cầu nguyện ở Ground Zero cũng là một trong những giây phút mạnh mẽ và xúc động nhất trong thời gian Đức giáo hoàng thăm viếng Hoa kỳ. Đôi lúc chỉ vì những hình ảnh này kém xuất hiện hoặc ít được nói đến, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng người ta không có trông chờ và ao ước trong tâm linh đâu. Những điều đó luôn ở trong lòng họ, mặc dầu không phải lúc nào chúng ta cũng nhìn thấy.
Hơn nữa, cái chết của Gioan Phaolô II và sự tham dự của cả loài người, là biến cố truyền thông vĩ đại nhất trong lịch sử thông tin xã hội. Đó là biến cố lớn lao nhất và là một biến cố tích cực. Bất chấp mọi điều kinh khủng mà Truyền hình và Internet có khả năng làm được, điều vĩ đại nhất mà họ đã làm lại là một điều tốt! Như vậy, cuối cùng thì các sứ điệp tốt đẹp đã thực sự thẩm thấu được.
Giáo hội tiếp tục dâng hiến cho chúng ta một viễn ảnh về điều tốt mà giới thông tin xã hội có thể thực hiện để phục vụ xã hội và nhân loại. Tiêu đề các tài liệu của Giáo hội về các đề tài này tất cả đều có tính lạc quan: Miranda Prorsus, Inter Mirifica (Giữa Những Điều Tuyệt Vời), Communio et Progressio (Thông truyền và Tiến bộ), Aetatis Novae, The Rapid Development (Tiến bộ Nhanh)….
Một buổi tối, Gioan Phaolô II đang tham dự buổi cầu kinh với các sinh viên đại học Roma. Cùng với Trung tâm Truyền hình Vatican, chúng tôi đã tổ chức một phương thức nối kết phức tạp hai chiều với các đài Truyền hình của nhiều thành phố khác. Có một lúc Đức giáo hoàng lên tiếng phát biểu: “Truyền hình thật là điều kỳ diệu! Nhờ nó mà tôi nói được với các bạn trẻ của tôi ở Krakow ngay lúc tôi còn đang ở Roma đây…Phúc thay cho Truyền hình!” Tôi rất xúc động. Đức giáo hoàng dậy tôi có cái nhìn tích cực của người Kitô giáo đối với Truyền hình, mà thường thì tôi nghĩ nó là nguồn gốc nhiều vấn đề và tộc ác! Cái nhìn của ngài là một viễn kiến tiên tri, một cái nhìn thấy được bên kia các sự việc, và điều đó giúp ta biến chúng trở thành điều hữu ích: đó là phục vụ điều tốt và con người. Chúng ta đừng nên bao giờ nản chí khi chúng ta thực hiện công tác phục vụ của chúng ta!
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II viết trong tông thư cuối cùng của ngài về truyền thông “Tiến bộ Nhanh (Rapid Development)” như sau: “Người làm truyền thông không chỉ là người thực hiện công việc của mình mà là người “sống” công việc của mình. Là người thông tin, con người truyền đi một quan điểm và do đó trở thành một chứng nhân. Giới truyền thông phải là những chứng nhân của các giá trị tốt cho xã hội. Thông tin và truyền thông trở thành các dụng cụ phục vụ hòa bình, phục vụ sự phát triển của xã hội loài người.”
Chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau phục vụ hòa bình, phục vụ sự phát triển của xã hội loài người.
Xin Chúa chúc phước lành cho tất cả các bạn!
Phụng Nghi
Toronto – Linh mục Dòng Tên Frederico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh Vatican và đài Radio Vatican, đã đọc diễn từ tại Đại hội Truyền thông Công giáo về đề tài “Khi Đức Giáo Hoàng Nói với Thế Giới: Hoạt Động cùng với Giới Truyền Thông Hiện Đại.” Đây là một bài diễn văn rất sâu sắc và được đón nhận nồng nhiệt. Nguyên văn như sau:
Kính thưa Đức Hồng y Foley, hai Đức Tổng giám mục Celli và Prendergast,
Thưa các bạn,
Tôi rất sung sướng được tới Toronto đây để tham dự Đại hội Truyền thông Công giáo và tôi thành thật cám ơn Hiệp hội Báo chí Công giáo Hoa kỳ và Canada, Học viện Công giáo về Nghệ thuật Thông tin Chuyên nghiệp, Hiệp hội các nhà Truyền thông Công giáo Canada, và ban tổ chức đã rất ân cần giới thiệu tôi. Tôi tri ân Cha Thomas Rosica, C.S.B., đồng chủ tọa Đại hội Truyền thông năm nay, đã dùng những lời lẽ tốt đẹp để giới thiệu tôi.
http://www.vietcatholic.net/pics/pplombardi.jpg http://www.vietcatholic.net/pics/300_HR-cmc-logo1.jpg
Lm Frederico Lombardi
Thật là một đặc ân được đứng trước hàng trăm vị nam nữ đang làm việc trong các lãnh vực truyền thông và báo chí Công giáo tại Bắc Mỹ. Quý vị là những sứ giả nối kết con người lại với nhau. Chúng ta tất cả đều tham gia vào công tác thông tin, dùng các từ ngữ để xây dựng, nối kết con người trên khắp mặt địa cầu, làm cho cuộc sống có ý nghĩa sâu xa hơn, và phục vụ chân lý.
Như các bạn biết, tôi giữ nhiều trách vụ trong Giáo hội và nơi Dòng Chúa Giêsu! Trong vai trò Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, tôi làm việc gần gũi với Đức thánh cha và Giáo triều. Tôi cũng trông coi hai bộ phận truyền thông quan trọng của Tòa thánh: đó là Đài Truyền hình Vatican và Đài Phát thanh Vatican.
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số cảm nghĩ riêng tư của tôi về những công việc tôi làm trong lãnh vực truyền thông ở Vatican. Trong những năm qua, một số bạn đã hỏi tôi về các vấn đề này, nơi riêng tư cũng như chốn công cộng. Khi lớn tiếng suy tư cùng các bạn hôm nay, tôi hy vọng sẽ khuyến khích các bạn trong công việc quan trọng chính các bạn đang làm để phục vụ Giáo hội và chân lý.
Những ý nghĩ về truyền thông: Suy tư và học hỏi từ kinh nghiệm
Bao giờ cũng vậy, cứ mấy ngày sau khi kết thúc một chuyến tông du, ba hoặc bốn người có trách nhiệm trong ngành truyền thông Vatican đã tháp tùng phái đoàn của Đức giáo hoàng, được mời tới vừa ăn trưa vừa làm việc với Đức thánh cha Gioan Phaolô II và Đức ông thuộc phủ Quốc vụ khanh phụ trách theo dõi các bài tường thuật in trên báo chí quốc tế về chuyến đi. Đức giáo hoàng muốn biết chuyến tông du được giới truyền thông tường thuật ra sao. Ngài muốn suy tư cùng với các cộng sự viên xem những thông điệp nào đã được “thẩm thấu”, thông điệp nào không. Ngài muốn biết sứ điệp của ngài có tới được quảng đại quần chúng hay không.
Lần nào ngài cũng làm như vậy, cho dù đó là sau chuyến du hành thứ một trăm, lúc mà ai cũng nghĩ là ngài đã biết rõ giới truyền thông phản ứng như thế nào rồi… Dĩ nhiên bao giờ đó cũng là một bữa ăn trưa thoải mái… nhưng rõ rệt là một buổi vừa ăn vừa làm việc. Đức giáo hoàng biết chính xác điều ngài muốn qua buổi họp kiểu như thế này và ngài không bao giờ để cho cuộc chuyện trò lạc đi quá xa đề tài chính.
Sau khi đắc cử, lúc ĐGH Bênêđictô XVI biết được truyền thống này của vị tiền nhiệm, ngài quyết định cũng làm như thế. Thế là sau mỗi chuyến tông du, chúng tôi có một cuộc đàm đạo không chính thức về cách thức giới truyền thông đã tường thuật về chuyến đi ra sao. Tiến trình này in sâu ấn tượng trong tôi. Nó nói nhiều về mối liên hệ của hai vị giáo hoàng với giới truyền thông, về sự chú tâm của các ngài coi truyền thông như là chiều kích cuộc sống mỗi một ngày, về ý thức của các ngài biết rằng truyền thông là căn bản và cần thiết khi muốn truyền rao bất cứ thông điệp nào. Đó là một ý thức an hòa và khiêm tốn, cố tìm hiểu và áp dụng động lực của thông tin trong thế giới ngày nay, không chút sợ hãi, không có điều kiện.
Đức giáo hoàng Bênêđictô biết, cũng như Gioan Phaolô II đã biết, điều nào ngài muốn nói, và điều nào ngài nên nói. Chẳng điều nào phải thay đổi cho phù hợp với sứ điệp của các ngài, do vì sợ hay vì yêu giới truyền thông. Và cả hai vị đều thực sự để ý xem thông điệp có được hiểu rõ hay không.
Một thái độ tích cực đối với người khác, với những người khác quan điểm của ta.
Dường như đối với tôi, một trong những lý do ĐGH Bênêđictô XVI có được sự đón tiếp tốt đẹp tại Hoa kỳ là do bước tiến thân ái và tích cực của ngài về phía nhân dân Mỹ. Ngài đã hiểu cách diễn tả các giá trị làm nền móng cho lịch sử của dân tộc Hoa kỳ từ lúc khởi đầu: đó là lòng yêu mến, tôn trọng tự do và cảm nghiệm tôn giáo, niềm ao ước xây dựng một xã hội thân thiện và kính trọng người khác cũng như tín ngưỡng của người khác.
Người ta tin tưởng rằng sự gặp gỡ và trao đổi những tặng vật này sẽ góp phần vào sự lớn mạnh của phẩm giá và trách nhiệm của mọi người liên hệ. Liên quan tới sự tán thưởng căn tính của dân tộc Mỹ là việc phẩm định hiện tại và lời khuyến khích dân chúng nhìn về tương lai để xây dựng tương lai đó theo cách thức phù hợp với sứ mạng của họ. Trong tiến trình này, Bênêđictô XVI hành động rất giống đường lối của Gioan Phaolô II.
Tôi được đi theo thật cận kề bên ĐGH Gioan Phaolô II, nên lúc nào cũng cảm động sâu xa về phong cách có thẩm quyền của ngài khi cất tiếng nói với nhân dân thế giới – như một “thày dạy các dân tộc”. Trong bài diễn từ quan trọng lần thứ hai đọc tại LHQ năm 1995, cũng như trong các dịp khác, Gioan Phaolô II nói về “gia đình các dân tộc”, về sự công nhận quyền của các dân tộc, về căn tính, nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống của họ. Ngài nói về quyền tự quyết của họ. Bài diễn văn này có tiếng vang vọng đặc biệt và cụ thể trong các chuyến tông du của ngài đến nhiều quốc gia khác nhau. Trong những chuyến đi này, Đức giáo hoàng thường tự mình nói chuyện, không phải với các chính phủ, mà với dân chúng, ngay từ đầu, coi họ như là những chủ thể lịch sử sống động.
Cá nhân tôi cảm thấy sức mạnh trong cách nói này, suốt thập niên 1990 khi Đức giáo hoàng công du tới những quốc gia vừa thoát khỏi sự thống trị của cộng sản hoặc chỉ mới giành được được độc lập. Bằng những nét phác họa mạnh và lớn, Gioan Phaolô II gợi lên lịch sử của từng dân tộc, vị trí địa dư, các nhân vật vĩ đại và hàng đầu của họ. Theo đường lối đó, ngài xác định sứ mạng đặc biệt của mỗi dân tộc như là một chủ thể lịch sử. Ngài thách đố họ đảm nhiệm các trách vụ tập thể nhằm đem tài năng và óc sáng tạo của họ ra phục vụ gia đình các dân tộc.
Làm như thế, ngài triển dương một tinh thần ái quốc lành mạnh – thật khác biệt với chủ nghĩa quốc gia – đem lồng chính tinh thần này một cách tích cực vào một chân trời rộng lớn hơn nhiều: đó là một viễn tượng thích thú làm phong phú các trao đổi và chung sống đặt căn bản trên sự tôn trọng và tình yêu thương, chứ không phải trên cách hành xử không kềm chế được do lợi thế của kẻ mạnh. Trong lá thư đánh dấu 50 năm ngày chấm dứt Thế chiến II, Gioan Phaolô II đặt công thức cho một điều răn mới: “Yêu các dân tộc khác như yêu chính dân tộc mình”.
Tôi tin rằng chưa hề có một nhân vật lịch sử nào khác có khả năng đảm nhiệm vai trò “người thày các dân tộc” có thế giá như Gioan Phaolô II, người được chấp nhận rộng rãi theo nhãn quan luân lý. Ngài được công nhận là nhân vật thẩm quyền ở mức độ cao hơn, một mức độ vượt lên trên các xung đột và quyền lợi phe phái. Đó là lý do tại sao ngài rất đáng tin cậy khi ngài đề cập đến các giá trị được thế giới công nhận, đến công ích phổ quát. Bằng diễn từ đọc trước LHQ và cuộc gặp gỡ Hoa kỳ, Bênêđictô XVI đi đúng vào con đường đó với thành quả càng ngày càng gia tăng.
Đối với tất cả những người trong ngành truyền thông Công giáo, không chỉ đối với riêng những ai làm việc rất kề cận Đức giáo hoàng, khoa sư phạm về các dân tộc này trở thành trường học tuyệt vời dạy dỗ sự cởi mở tâm hồn và trí tuệ cho mọi người, về tình bằng hữu và ao ước đối thoại cũng như gặp gỡ với những người khác biệt chúng ta. Nó chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa quốc gia thiển cận. Cũng nên nhớ thêm, chẳng hạn, lời đề cập rõ rệt của Đức giáo hoàng Bênêđictô đến nhu cầu phải có một thái độ cởi mở, đón chào đối với các di dân và tôn trọng quyền làm người của họ.
Suốt 17 năm phục vụ tại Đài Phát thanh Vatican, làm việc với các cộng sự và đồng nghiệp thuộc 60 quốc tịch khác nhau, tôi hơn bao giờ càng nhận thức rõ rệt và xác quyết rằng chúng ta phải dùng sức mạnh của ngôn từ chỉ để đem các dân tộc xích lại gần nhau chứ đừng bao giờ đẩy họ ra xa, để đem lại hòa bình chứ không phải tạo ra xung đột, để giúp hiểu nhau, đối thoại, xây dựng một cộng đồng phong phú hơn, chính bởi vì đó là kết quả hợp lại của biết bao nhiêu là tài năng.
Nhấn mạnh trước nhất và cao nhất vẻ đẹp của đời sống Kitô
Trong cuộc trò chuyện với một nhóm ký giả Đức chẳng bao lâu sau chuyến du hành của Đức giáo hoàng Bênêđictô tới Valencia (Tây Ban nha) để dự Ngày Thế giới về Gia đình, một người trong đám hỏi ngài tại sao lại chọn không nói đến sự kiện là chính quyền Zapatero rất hung hăng đối với quan điểm của người Ktiô giáo về gia đình. Đức giáo hoàng đáp lại rằng ngài chỉ có 20 hoặc 30 phút để đọc hai bài diễn từ, nên ngài chọn dùng thời gian đó một cách tích cực để trình bày tư tưởng đẹp đẽ về Gia đình Kitô giáo. Khi có thời giờ dành cho các diễn văn phong phú và công phu hơn, thì chúng ta cũng cần nhắc đến các điểm tiêu cực nữa. Nhưng lúc nào cũng cần phài có một tiêu chuẩn, một thứ bậc khi trình bày luận điểm Kitô giáo. Hiển nhiên, điều gì quan trọng, tích cực phải chiếm hàng đầu. Không phải tình cờ mà Tông thư đầu tiên của Đức giáo hoàng là về Tình Yêu, tông thư thứ hai là về Hy vọng. Cũng không phải tình cờ mà cuốn sách thứ nhất của ngài là về Chúa Giêsu, Đấng trình bầy cho chúng ta khuôn mặt của Thiên Chúa.
Cả khi nói với giới trẻ nữa, ngay trong bài giảng hôm Thánh lễ mở đầu triều đại giáo hoàng của ngài, Bênêđictô XVI nhấn mạnh rằng đạo của chúng ta chẳng phải là một tôn giáo của những điều cấm đoán, của những “đừng thế này, thế nọ”, mà là dựa trên những từ vĩ đại “xin vâng” của tình yêu. Khoa sư phạm về thánh thiện, cách trình bày những mẫu mực cụ thể, hấp dẫn về sự thánh thiện, về cuộc đời các Kitô hữu trọn lành, mà Gioan Phaolô II đề cao một cách rất rõ rệt và Bênêđictô XVI tiếp tục đề cao bằng một hình thức ôn hòa hơn, cùng đi theo con đường này.
Là những người làm truyền thông, chúng ta đừng để cho mình rơi vào huyền thoại về một lối thông tin nghĩ mình phải dùng luận chiến mới có hiệu quả. Ngoài kia có nhiều tin tốt, có nhiều gương tốt có thể lôi kéo được sự chú ý. Mẹ Têrêxa đã biết cách lôi cuốn nhiều người bằng vẻ đẹp của đức bác ái và sự thánh thiện.
Dĩ nhiên chúng ta phải thực tế. Chúng ta phải biết cách nhận ra và tố cáo điều ác, các mối nguy cơ và mục tiêu gây chết chóc trong nền văn hóa đương đại. Về vấn đề này, ĐGH Bênêđictô XVI thật rõ ràng và quả quyết. Về vấn đề này, ngài từ chối thỏa hiệp. Ngài thường xuyên và thẳng thắn phê phán chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa khoái lạc, nhất là về các khuynh hướng hiện đại trong nền văn hóa châu Âu. Ngài tin chắc rằng các giá trị đang bị lâm nguy, những giá trị cực kỳ quan trọng cho nhân loại, cho xã hội và cho tương lai. Ngài tin chắc rằng cách điều khiển cuộc sống và việc làm sai lạc mối quan hệ đúng đắn giữa một người nam và một người nữ, đặt ra mối nguy cơ trầm trọng cho nhân loại. Ngài tin chắc rằng sự khép lại tầm nhận thức siêu việt gây cho chúng ta mất mát các điểm căn bản để giải quyết, và ngài chủ trương rằng nhiệm vụ của ngài phải rõ ràng nói lên như thế.
Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận, đừng để bị giam hãm trong một tầm nhìn tiêu cực, như nhiều người trong giới truyền thông đã có những cái nhìn thiếu tự tin và đầy thiên kiến về Giáo hội, đôi khi cố ý. Nếu người đương thời coi chúng ta chỉ như những kẻ thù địch với cái mới, chúng ta sẽ bị tách rời khỏi cuộc đối thoại là nền móng của tương lai.
Một lần nữa, tôi thiết nghĩ rắng những bài diễn từ của Bênêđictô XVI trong cuộc viếng thăm Hoa kỳ mới đây là một thí dụ đặc biệt có hiệu quả về sự quân bình giữa thông điệp tích cực và lời xác định rõ ràng cái xấu, chia rẽ, yếu kém và nguy hiểm. Cách tốt đẹp nhất là cách tránh các cạm bẫy của chủ nghĩa lạc quan ngây thơ và chủ nghĩa bi quan cấp tiến, của những người không tin vào sự hiện hữu và sức mạnh của ân phước.
Tin vào chân lý và kiên nhẫn khi rao truyền các sứ điệp quan trọng
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không đọc diễn văn trước LHQ để “khoa trương”. Ngài đã không dùng thứ ngôn ngữ nhằm để thắp lên ngọn lửa tưởng tượng hoặc gây ra cảm thức. Ngài muốn thăm dò xuống những tầng sâu, muốn xác định các nguyên tắc căn bản, để cho Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền không dần dần mất đi sức mạnh làm điểm tham chiếu cho toàn thể nhân loại, và để cho cộng đồng các dân tộc có thể đặt mình trên các nguyên tắc khách quan. Ngài muốn thực hiện một sự đóng góp bền vững trên đó những người có trách nhiệm duy trì sự hài hòa và chung sống hoà bình giữa các dân tộc có thể suy nghĩ và hành động về lâu về dài.
Cả khi đề cập đến trào lưu đại kết, Bênêđictô XVI không chỉ đưa ra những tuyên bố có tính cách thiện chí. Ngài mời gọi mọi người tìm kiếm các điểm chung, ngay từ nguồn gốc và nền móng của đức tin và cộng đồng giáo hội. Trong bài giáo lý trong những buổi Triều yết Chung hàng tuần, Đức giáo hoàng thường trở lại đề tài về sự liên hệ giữa đức tin và lý trí, duyệt xét lại lịch sử tư tưởng Kitô giáo, trình bày các nhân vật trong hàng ngũ các Giáo Phụ.
Chúng ta có thể tự hỏi những lời giáo huấn này có “thấm” được không, có thâm nhập được vào tâm cảnh của các nhà lãnh đạo thế giới, có đem xích lại gần nhau các tông phái Kitô giáo có khuynh hướng tách rời xa nhau hơn khi đáp ứng với các thử thách của thời đại tân tiến, có thực sự đi vào suy nghĩ và văn hóa chung của các tín hữu hay không. Đó là một phương pháp giảng dạy bày tỏ sự tôn trọng cao nhất đối với tâm trí của con người, sự tin tưởng vô điều kiện vào lý trí con người và khả năng của lý trí trong việc hướng dẫn nhân loại đến chân lý và điều thiện, nếu như lý trí hợp tác với ánh sáng đến từ đức tin và lòng bác ái.
Đó là câu trả lời Đức giáo hoàng phát biểu hàng ngày đối với chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa vị kỷ. Về phần chúng ta, chúng ta cần xem xét coi chúng ta trong giới truyền thông có thể làm cách nào tốt nhất để biến sứ vụ này thành sứ vụ của chúng ta. Chúng ta phải hoan nghênh tất cả những gì chuyển về hướng chân lý và là mục tiêu của tin tức, theo đúng thứ bậc ưu tiên và giá trị, đừng đuổi theo tin nhặt được để đăng trước các báo khác, hoặc một mẩu tin gây xúc động. Tôi tin chắc rằng là người làm truyền thông chúng ta không thể làm nô lệ cho tốc độ và tính chất tức thời. Mà chúng ta phải tin tưởng hơn vào kết quả của công việc phân tích thường làm mất thời giờ.
Đừng né tránh các vấn đề khó khăn nhưng có can đảm nói lên sự thật
Như tất cả chúng ta đều biết, điểm quan trọng người ta trông đợi Đức giáo hoàng sẽ đề cập khi ngài viếng thăm Hoa kỳ là cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Trong nhiều tháng, người ta hỏi xem ngài sẽ nói gì không, ngài giải quyết vấn đề ra sao, ngài có tránh né câu hỏi hay không. Rõ ràng là ngài không thể lẩn tránh chủ đề này vì đó là nỗi khó khăn đã ghi bao nhiêu đớn đau lên đời sống của Giáo hội trong những năm qua. Dấu hiệu đầu tiên nơi công cộng cho biết Đức giáo hoàng sẽ nói về vấn đề này xuất hiện trong bài phỏng vấn Đức Hồng y Quốc vụ khánh Tòa thánh một tuần lễ trước ngày khởi hành của Đức thánh cha. Hai ngày trước chuyến đi, khi tôi thu thập những câu hỏi của các ký giả cùng đi trên chuyến bay của Đức giáo hoàng để đệ trình ngài, tôi không ngạc nhiên thấy những câu hỏi về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục thường được đặt ra nhiều nhất.
Những câu hỏi về vấn đề di dân đặt ra do các ký giả tiếng Spanish đứng hàng thứ hai. Quyết định của Đức giáo hoàng trả lời trên chuyến bay – nói bằng Anh ngữ và không chuẩn bị trước - làm chính tôi cũng phải ngạc nhiên. Những lời thành thực và can đảm của ngài được ngay sự kính trọng và lòng ưu ái của không biết bao nhiêu người. Chuyện kế tiếp xảy ra tất cả các bạn đều biết rồi. Các bạn đã nghe lời đề cập đến vấn đề này của Đức giáo hoàng nhiều lần. Các bạn cũng nhớ đến cuộc gặp gỡ của ngài với một số nạn nhân và quyết định giữ cuộc họp ở mức kín đáo và tôn trọng nhất. Mặc dầu có tính cách riêng tư, cử chỉ này bổ xung cho lời nói của Đức thánh cha và làm cho các lời nói đó xác tín hơn. Nguyên tắc chung là chúng ta phải nhớ khi xem xét tính hiệu quả của tin tức, một nguyên tắc theo đó Giáo hội hàng bao thế kỷ có kinh nghiệm trong phụng vụ của mình: đó là lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau, bổ túc cho nhau.
Điều quan trọng thiết yếu là phải nói đúng sự thật bằng vẻ trong sáng và giản dị. Mọi điều hàm hồ, tính dè dặt, và tệ hơn nữa, mọi cố ý che dấu sự thật kết cuộc sẽ đòi hỏi một giá đắt. Những nỗi thăng trầm liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã là chúng cớ nặng cân nhất về điều này. Đức giáo hoàng hiểu rõ rằng muốn hàn gắn các vết thương của quá khứ cần phải có một thứ thành thật tuyệt đối không do dự. Chúng ta biết ơn Đức giáo hoàng Bênêđictô về điều đó.
Hãy là chính mình
Đồng thời với tính chân thành trong ngôn từ, có tính chân thành trong cách xử thế: đó là cách thức con người sống cuộc đời mình. Mỗi người cần phải là chính mình và giao tiếp cách nào cho hợp với nhân cách của mình. Tôi thường tự hỏi Gioan Phaolô II xử sự ra sao để được sự tôn trọng và chú ý của giới truyền thông tốt trên thế giới, bằng cách nào ngài đạt được chỗ đứng của một người có uy thế về luân lý cao thượng, làm sao ngài trở thành một người đáng tín cẩn như thế về hòa bình. Đây là điều không tự dưng mà có, cũng chẳng dễ dàng gì. Nhiều kẻ làm trong ngành truyền thông, và nhiều người chỉ huy họ nữa, đã miệt mài trong một nền văn hóa tuyệt nhiên không muốn phục vụ cho Giáo hội và cho tính vững chắc đòi hỏi về luân lý của Gioan Phaolô II. Tuy vậy, theo với thời gian, nhiều người trong số những kẻ phê phán ngài bắt buộc phải nhìn nhận thẩm quyền độc đáo của ngài, người quán quân hoạt động cho Thiên Chúa và vì nhân loại.
Ngoài tài phú bẩm có thể biểu lộ về con người mình, lý do tại sao giới truyền thông bị thuyết phục trong mối liên hệ với Gioan Phaolô II theo tôi là như sau: Gioan Phaolô II luôn luôn mở tấm lòng ra với thế giới và luôn luôn chứng tỏ như thế. Ngài luôn thật thà và chân thành trong mối quan hệ với Thiên Chúa và với người khác, hoàn toàn “phù hợp” – có thể nói như thế - với lương tâm mình trong cương vị là một con người, một Kitô hữu, một mục tử. Đó là nơi ngài lấy được sự can trường và vẻ dễ dãi tự nhiên để xử sự, khi mạnh khoẻ cũng như lúc đau yếu, với lòng thanh thản và có lúc bày tỏ cả sự bất bình giận dữ với điều ác. Đó là lý do ngài có thể biểu lộ con người mình ra, mạnh mẽ cả trong lời nói và việc làm, không lướt qua chút ấn tượng nào cho thấy ngài cố tìm sự chấp nhận, cố khuất phục trước sức mạnh của truyền thông.
Giới truyền thông cuối cùng hiểu được rằng họ đang đương đầu với một người không khiếp sợ họ, một người không để họ thống trị. Họ nhận ra đang đối đầu với một người có điều gì (hoặc nhiều điều) quan trọng để nói cho thính giả của họ. Họ nhận ra họ đang đương đầu với một người giúp họ tái khám phá ra mục đích đích thực của công việc họ làm, người khuyến khích họ tránh chơi trò gian lận để được chấp nhận.
Bênêđictô XVI lại rất khác với Gioan Phaolô II. Nhưng với thời gian, giới truyền thông sẽ biết ngài nhiều hơn. Không phải chỉ các giáo huấn của ngài có tính sâu xa và mạch lạc, nhìn gần lại, ngài là một con người thân ái, hiền hậu, khiêm tốn. Đôi lúc điều này chứng tỏ đó là một sức mạnh có hiệu quả nhất. Khi ngài thăm đền Hồi giáo ở Istanbul, chẳng hạn, trong một cuộc du hành cực kỳ tinh tế để tìm cách đối thoại với thế giới Hồi giáo sau những cuộc thảo luận và hiểu lầm chung quanh bài diễn từ tại Regensburg của ngài, máy thu đài Truyền hình cho thấy một vị Giáo hoàng thành kính và khiêm tốn để cho vị Giáo trưởng hướng dẫn mình, đứng yên lặng cầu nguyện hướng về Mecca. Một hình ảnh như thế đáng giá hơn cả chục lời tuyên ngôn lý thuyết về sự tôn trọng Hồi giáo.
Tại New York, vào cuối buổi lễ cử hành tại Nhà thờ chính tòa và dọc theo Đại lộ số Năm, chúng ta thấy niềm vui của vị giáo hoàng khi ngài đáp ứng lại niềm hân hoan của các tín hữu và người dân thường. Điều này minh họa sự chân thành trong những lời ngài lặp đi lặp lại về chuyến đi của ngài: “Tôi đến đây để ủy lạo và khuyến khích các bạn. Nhưng cả các bạn nữa cũng đã khuyến khích lại tôi!”
Bênêđictô không chỉ còn là một vị giáo sư lớn nữa. Càng ngày ngài càng trở nên một vị mục tử dấn thân phục vụ con người. Điều tùy thuộc vào chúng ta trong giới truyền thông là có tìm ra cách thức tận dụng các đặc tính này ẩn giấu trong một hình ảnh trước đây chưa đầy đủ về cá tính của ngài còn khuất chìm trong bóng tối.
Những dấu chỉ hy vọng
Để kết luận, tôi muốn nhắc nhớ lại một ít câu chuyện đã nuôi dưỡng niềm hy vọng của tôi trong lúc phục vụ ngành truyền thông cho Đức giáo hoàng và Tòa thánh. Tôi tin tưởng những chuyện này cũng nuôi dưỡng niềm hy vọng của các bạn nữa khi đóng vai trò là những người làm truyền thông. Từ đáy sâu tâm hồn của nhiều người, vẫn có niềm hy vọng mong mỏi điều gì tốt đẹp. Sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, vào ngày châu Âu quyết định cử hành một phút yên lặng mặc niệm các nạn nhân, ngay sáng sớm đã có điện thoại gọi tới Trung tâm Truyền hình Vatican. Đó là những cú điện thoại gọi từ các hãng Truyền hình yêu cầu có được các hình ảnh Đức giáo hoàng đang cầu nguyện. Tôi nói với thư ký của Đức giáo hoàng là Tổng giám mục Dziwisz, và buổi trưa hôm đó các nhân viên thu hình đài đã tới Castel Gandfolfo, quay cảnh Đức giáo hoàng đang tĩnh lặng cầu nguyện. Các bức hình này ngay mấy phút sau đã xuất hiện vòng quanh thế giới. Tôi xin minh xác: Tôi không phải là người đề nghị chuyện đó. Các hãng Truyền hình khác yêu cầu tôi làm thế, vì họ tiên đoán khán thính giả của họ ước muốn như thế. Con người đang chịu đau khổ và muốn thấy Đức giáo hoàng cầu nguyện. Giám đốc điều hành các đài Truyền hình hiểu được điều đó và yêu cầu những bức hình như thế. Theo đường hướng này họ giúp đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng.
Đó là những hình ảnh đến trong tâm tưởng tôi khi tôi nhìn cảnh Đức giáo hoàng Bênêđictô cầu nguyện tại Ground Zero. Buổi cầu nguyện ở Ground Zero cũng là một trong những giây phút mạnh mẽ và xúc động nhất trong thời gian Đức giáo hoàng thăm viếng Hoa kỳ. Đôi lúc chỉ vì những hình ảnh này kém xuất hiện hoặc ít được nói đến, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng người ta không có trông chờ và ao ước trong tâm linh đâu. Những điều đó luôn ở trong lòng họ, mặc dầu không phải lúc nào chúng ta cũng nhìn thấy.
Hơn nữa, cái chết của Gioan Phaolô II và sự tham dự của cả loài người, là biến cố truyền thông vĩ đại nhất trong lịch sử thông tin xã hội. Đó là biến cố lớn lao nhất và là một biến cố tích cực. Bất chấp mọi điều kinh khủng mà Truyền hình và Internet có khả năng làm được, điều vĩ đại nhất mà họ đã làm lại là một điều tốt! Như vậy, cuối cùng thì các sứ điệp tốt đẹp đã thực sự thẩm thấu được.
Giáo hội tiếp tục dâng hiến cho chúng ta một viễn ảnh về điều tốt mà giới thông tin xã hội có thể thực hiện để phục vụ xã hội và nhân loại. Tiêu đề các tài liệu của Giáo hội về các đề tài này tất cả đều có tính lạc quan: Miranda Prorsus, Inter Mirifica (Giữa Những Điều Tuyệt Vời), Communio et Progressio (Thông truyền và Tiến bộ), Aetatis Novae, The Rapid Development (Tiến bộ Nhanh)….
Một buổi tối, Gioan Phaolô II đang tham dự buổi cầu kinh với các sinh viên đại học Roma. Cùng với Trung tâm Truyền hình Vatican, chúng tôi đã tổ chức một phương thức nối kết phức tạp hai chiều với các đài Truyền hình của nhiều thành phố khác. Có một lúc Đức giáo hoàng lên tiếng phát biểu: “Truyền hình thật là điều kỳ diệu! Nhờ nó mà tôi nói được với các bạn trẻ của tôi ở Krakow ngay lúc tôi còn đang ở Roma đây…Phúc thay cho Truyền hình!” Tôi rất xúc động. Đức giáo hoàng dậy tôi có cái nhìn tích cực của người Kitô giáo đối với Truyền hình, mà thường thì tôi nghĩ nó là nguồn gốc nhiều vấn đề và tộc ác! Cái nhìn của ngài là một viễn kiến tiên tri, một cái nhìn thấy được bên kia các sự việc, và điều đó giúp ta biến chúng trở thành điều hữu ích: đó là phục vụ điều tốt và con người. Chúng ta đừng nên bao giờ nản chí khi chúng ta thực hiện công tác phục vụ của chúng ta!
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II viết trong tông thư cuối cùng của ngài về truyền thông “Tiến bộ Nhanh (Rapid Development)” như sau: “Người làm truyền thông không chỉ là người thực hiện công việc của mình mà là người “sống” công việc của mình. Là người thông tin, con người truyền đi một quan điểm và do đó trở thành một chứng nhân. Giới truyền thông phải là những chứng nhân của các giá trị tốt cho xã hội. Thông tin và truyền thông trở thành các dụng cụ phục vụ hòa bình, phục vụ sự phát triển của xã hội loài người.”
Chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau phục vụ hòa bình, phục vụ sự phát triển của xã hội loài người.
Xin Chúa chúc phước lành cho tất cả các bạn!
Phụng Nghi