Dan Lee
06-07-2008, 07:18 PM
Khắc tên
Nhờ tên khắc vào trong một cây rừng mà ba mươi năm sau trở lại đã khơi lại trong tôi không biết bao nhiêu kỉ niệm đã qua. Ba mươi năm đi qua tưởng đâu đã đi vào quên lãng chuyện xưa. Đầu óc tôi nhớ mang máng một vài kỉ niệm ngày xưa, lần đầu đời lái xe đi hàng ngàn cây số. Nhiều người lái đi lái lại con đường đó hàng trăm lần. Đối với tôi nó là một kỉ niệm đẹp và đáng nhớ vì tôi lớn lên tử một nơi việc đi lại không dễ dàng, rất ít khi đi xa và chưa từng được lái xe. Lần đầu lái xe đường dài như thế tưởng là một thử thánh lớn, nào ngờ mình có thể làm được chuyện trước đây không bao giờ dám mơ tưởng.
Trong trí nhớ tôi biết đã có lần đến vùng đất này và nay trở lại không nhớ cảnh vật vì mọi sự đã thay đổi. Ba mươi năm rồi còn gì. Ba mươi năm cảnh trời, cảnh đời đổi thay hình ảnh cảnh vật trong tôi vẫn như thế, chưa thay đổi. Cây cối vẫn nhỏ bé, các đợt sóng vẫn vươn tới và con đường dọc bờ biển vẫn lồi lõm như cũ. Tất cả những hình ảnh đó chỉ sống trong tâm hồn. Giờ đây đứng trước cảnh thật mọi sự thay đổi ngoài mức tưởng tượng. Không còn nhận ra một tí cảnh cũ, ngoại trừ dãy núi sừng sững vẫn còn đó nhưng bị các cảnh vật khác che lấp. Khó có thể tưởng tượng được cả căn nhà cũng mọc lên so với thời gian. Trước đây nó là căn nhà nhỏ chúng tôi ngồi uống nước bây giờ nó thành một cao ốc ngất ngời, từ vài ba phòng nhỏ nó biến thành vài ba trăm phòng rộng rãi, khang trang. Con đường đất ngày xưa bây giờ thành đại lộ có đường riêng cho người đi bộ, đường riêng cho người đi xe đạp và ngay cả đường riêng cho các em phóng trượt trên miếng gỗ.
Đi một lúc mỏi chân, ngắm nhìn cảnh vật mãi mỏi cổ. Nhà tôi đưa ý tìm chỗ ngồi thế là mọi thành viên trong gia đình tán thành. Chỗ chọn lựa là một cây cổ thụ. Nằm dài trên thảm cỏ xanh mướt dưới tàn cây, đôi mắt lờ đờ như muốn ngủ, tôi chập chờn nhìn thấy nơi thân cổ thụ có hàng chữ lờ mờ, nếu để ý kĩ vẫn đọc được. Cái gì đó trong tôi làm thức tỉnh. Hình như chữ nghĩa ngày xưa của mình thì phải. Đúng vậy, thật đúng quá, hàng chữ ngày xưa mình khắc đây mà. Sao lại nằm nghỉ đúng chỗ ngày xưa có lần ngồi với chúng bạn nói với nhau.
Lần tới nhìn lại chữ này có lẽ bạn bè mỗi đứa một phương.
Anh bạn tôi lên tiếng.
Cần gì phải lần sau, chỉ vài ba năm nữa đã khó có dịp thế này.
Đúng vậy vì sau lớp mười hai thành quả vấ đó đã việc đi chơi với nhau là chính lí do đơn giản, đầu năm tới mỗi người chọn ngành theo sở thích biết khi nào có dịp ngồi lại với nhau. Đúng vậy, học xong ra trường đi tìm việc khắp chốn, rồi lập gia đình thế là những ngày thong không còn nữa, người lớn rồi, trưởng thành rồi, việc làm quàng vào cổ, trách nhiệm đè trên vai, bạn bè người nào cũng giống nhau, phiêu bạt mỗi người một phương.
Nhìn nét chữ đơn giản, nghệch ngoạc, chuyện cũ sống lại. Người đi cùng tôi chuyến đó giờ không có mặt nhưng dưới gốc cây này tôi hình dung, mường tượng ra nơi người đó năm xưa đứng, vị thế và cách đứng cũng như những tư tưởng chia xẻ ngày hôm đó sống lại.
SỰ LẠ
http://www.vietcatholic.net/pics/broken_heart.jpg
Ba mươi năm trước đó chúng tôi đi chơi chung với nhau. Tại đây một buổi chiều, gió lạnh tắm biển không được, gió to buốt nên mấy chúng tôi chui vào vườn cây tránh gió, hy vọng mây tan, trời trong sáng, ánh mặt trời sưởi ấm chúng tôi xuống biển tắm cho thoải mái. Trong thời gian chờ mây bay đi, tôi dùng cái đinh rỉ nhặt được trên đường, khắc vào thân cây tên mình và ngày tháng. Nào ngờ ba mươi năm sau trở lại đúng vị trí đó cây cỏn con kia nay thành cổ thụ. Dĩ vãng đã đi vào quên lãng, nhờ nhìn thấy tên mình trên thân cây, ngày tháng còn rõ, các kỉ niệm thi nhau túa đến trong đầu.
Nét vẽ ngày xưa giờ biến thành cái thẹo trên thân cây, cây lớn vết thẹo cũng lớn theo, lúc trước tôi nằm dài trên cỏ, nghiêng mình khắc tên mình và ngày tháng. Bây giờ cây thành tàn cổ thụ cao lớn sừng sững giữa mây trời non nước, nét vẽ ngày xưa giờ cao hơn đầu người. Nếu chỉ đi thoáng qua chưa chắc nhìn thấy, nhờ nằm dài trên nền cỏ quan sát thấy tên mình. Vết khắc trên thân cây không chìm sâu vào nhưng lồi ra, làm thành một vết thẹo lớn bên lớp vỏ cây. Ngày trước tôi nhớ cây bé tí teo tôi khắc hết lớp da của cây, đụng chạm đến thân gỗ. Lớp gỗ bị khắc vào được một lớp da phủ bao bọc, che chở khỏi nhiễm trùng làm cây bị chết. Ngày nay vết thẹo kia cách xa lõi cây vạn phần.
NGUYÊN LÍ ĐẤT TRỜI
Thiên nhiên dậy con người một bài học về vết thương lòng. Con người khi bị vết thương sâu đậm thường suy đi, nghĩ lại trong đầu. Vết thương càng ngày càng lún sâu vào tâm khảm. Càng làm vết thương rịn máu nhiều chừng nào thì càng đau khổ chừng đó. Vết thương rỉ máu là vết thương chưa lành. Vết thương không lành vết thương sẽ loang dần, loang dần và lớn lên. Càng lớn càng đau, càng khổ, càng rỉ nhiều máu và càng khó trị. Chính những suy tính, hằn học, bực dọc trong đầu làm cho vết thương chìm sâu đến độ khó lắm mới có thể gột rửa được. Càng hằn học càng bực dọc, nỗi hận càng lớn. Nhất là có kẻ xúi dục, hà hơi tiếp sức thì cái cơn giận kia cuồn cuộn dâng lên đến cả giận. Một khi cả giận thì sức ép nhiều. Sức ép nhiều nổ càng to. Nổ càng to mức tàn phá càng khủng khiếp. Tàn phá càng to càng khó hàn gắn.
Nói đến tha thứ là nói đến thay đổi cả một phần nội tâm, đụng chạm đến khối óc, lối suy nghĩ, làm tan nát con tim. Đau đớn như thế làm sao có thể tha thứ, bỏ qua, làm hoà. Trù yểm chửi rủa cho đã giận vẫn chưa hài lòng nói chi đến hoà hoãn hay quên đi. Chuyện hoang đường.
Thiên nhiên không để vết thương bám chặt, chen lấn vào máu huyết. Thiên nhiên luôn tìm cách loại những gì không thuộc về nó. Nét tôi khắc vào thân cây ngày nào đụng đến thân mộc, sâu đến gần lõi cây thế mà ba mươi năm sau, cái vết thương kia đã lòi ra bên ngoài, nằm rõ ràng nơi lớp vỏ, chỉ cần lấy vật sắc bén bào mỏng một phần vỏ cây là nhưng tì vết năm xưa biến mất. Vì đẩy ra những gì làm hại chúng nên cây cổ thụ sống lâu năm và sống khoẻ mạnh. Vì mong muốn làm lành thân nên cây tự chữa cho mình, chúng tạo một lớp nhựa bao bọc vết thương không cho côn trùng đụng đến, mỗi ngày chúng đều chăm sóc cho mau khỏi vết thương và cuối cùng đẩy vết thương ra lớp vỏ ngoài, nếu không làm mất được vết thương ít ra vết thương không làm hại thân mộc.
Cái đau khổ của thảo mộc càng ngày càng đi ra. Trái lại cái đau khổ của tình người càng ngày càng đi vào. Về vết thương thân xác con người có khuynh hướng giống thân cây, giống thiên nhiên. Chỗ nào bị thương tích con người mau tìm cách chữa trị, không cho vết thương loang loét gây đau khổ cho thân xác. Con người không áp dụng nguyên tắc khôn ngoan này cho những vết thương lòng, vết thương tâm hồn. Thay vì đẩy chúng đi ra, con người có khuynh hướng nhồi nhét chúng vào trong tâm hồn, trong tim, trong đầu để ngày đêm vấn đi, vấn lại cho nỗi đau hằn sâu vào tim. Vì đi vào nên càng vào sâu càng đau khổ, càng đau khổ càng thù hận, càng thù hận càng khó tha thứ. Thiếu tha thứ nên chẳng có bình an. Thiếu bình an nên sống héo mòn, tủi hận, uổng một đời. Không phải trời định, cũng chẳng phải tại người xúi bẩy. Tại tôi ham vương vấn nên đời lắm vấn vương. Sống như thế là trái nguyên lí đất trời, trái với trời tránh sao đau khổ.
Lm Vũ đình Tường
Nhờ tên khắc vào trong một cây rừng mà ba mươi năm sau trở lại đã khơi lại trong tôi không biết bao nhiêu kỉ niệm đã qua. Ba mươi năm đi qua tưởng đâu đã đi vào quên lãng chuyện xưa. Đầu óc tôi nhớ mang máng một vài kỉ niệm ngày xưa, lần đầu đời lái xe đi hàng ngàn cây số. Nhiều người lái đi lái lại con đường đó hàng trăm lần. Đối với tôi nó là một kỉ niệm đẹp và đáng nhớ vì tôi lớn lên tử một nơi việc đi lại không dễ dàng, rất ít khi đi xa và chưa từng được lái xe. Lần đầu lái xe đường dài như thế tưởng là một thử thánh lớn, nào ngờ mình có thể làm được chuyện trước đây không bao giờ dám mơ tưởng.
Trong trí nhớ tôi biết đã có lần đến vùng đất này và nay trở lại không nhớ cảnh vật vì mọi sự đã thay đổi. Ba mươi năm rồi còn gì. Ba mươi năm cảnh trời, cảnh đời đổi thay hình ảnh cảnh vật trong tôi vẫn như thế, chưa thay đổi. Cây cối vẫn nhỏ bé, các đợt sóng vẫn vươn tới và con đường dọc bờ biển vẫn lồi lõm như cũ. Tất cả những hình ảnh đó chỉ sống trong tâm hồn. Giờ đây đứng trước cảnh thật mọi sự thay đổi ngoài mức tưởng tượng. Không còn nhận ra một tí cảnh cũ, ngoại trừ dãy núi sừng sững vẫn còn đó nhưng bị các cảnh vật khác che lấp. Khó có thể tưởng tượng được cả căn nhà cũng mọc lên so với thời gian. Trước đây nó là căn nhà nhỏ chúng tôi ngồi uống nước bây giờ nó thành một cao ốc ngất ngời, từ vài ba phòng nhỏ nó biến thành vài ba trăm phòng rộng rãi, khang trang. Con đường đất ngày xưa bây giờ thành đại lộ có đường riêng cho người đi bộ, đường riêng cho người đi xe đạp và ngay cả đường riêng cho các em phóng trượt trên miếng gỗ.
Đi một lúc mỏi chân, ngắm nhìn cảnh vật mãi mỏi cổ. Nhà tôi đưa ý tìm chỗ ngồi thế là mọi thành viên trong gia đình tán thành. Chỗ chọn lựa là một cây cổ thụ. Nằm dài trên thảm cỏ xanh mướt dưới tàn cây, đôi mắt lờ đờ như muốn ngủ, tôi chập chờn nhìn thấy nơi thân cổ thụ có hàng chữ lờ mờ, nếu để ý kĩ vẫn đọc được. Cái gì đó trong tôi làm thức tỉnh. Hình như chữ nghĩa ngày xưa của mình thì phải. Đúng vậy, thật đúng quá, hàng chữ ngày xưa mình khắc đây mà. Sao lại nằm nghỉ đúng chỗ ngày xưa có lần ngồi với chúng bạn nói với nhau.
Lần tới nhìn lại chữ này có lẽ bạn bè mỗi đứa một phương.
Anh bạn tôi lên tiếng.
Cần gì phải lần sau, chỉ vài ba năm nữa đã khó có dịp thế này.
Đúng vậy vì sau lớp mười hai thành quả vấ đó đã việc đi chơi với nhau là chính lí do đơn giản, đầu năm tới mỗi người chọn ngành theo sở thích biết khi nào có dịp ngồi lại với nhau. Đúng vậy, học xong ra trường đi tìm việc khắp chốn, rồi lập gia đình thế là những ngày thong không còn nữa, người lớn rồi, trưởng thành rồi, việc làm quàng vào cổ, trách nhiệm đè trên vai, bạn bè người nào cũng giống nhau, phiêu bạt mỗi người một phương.
Nhìn nét chữ đơn giản, nghệch ngoạc, chuyện cũ sống lại. Người đi cùng tôi chuyến đó giờ không có mặt nhưng dưới gốc cây này tôi hình dung, mường tượng ra nơi người đó năm xưa đứng, vị thế và cách đứng cũng như những tư tưởng chia xẻ ngày hôm đó sống lại.
SỰ LẠ
http://www.vietcatholic.net/pics/broken_heart.jpg
Ba mươi năm trước đó chúng tôi đi chơi chung với nhau. Tại đây một buổi chiều, gió lạnh tắm biển không được, gió to buốt nên mấy chúng tôi chui vào vườn cây tránh gió, hy vọng mây tan, trời trong sáng, ánh mặt trời sưởi ấm chúng tôi xuống biển tắm cho thoải mái. Trong thời gian chờ mây bay đi, tôi dùng cái đinh rỉ nhặt được trên đường, khắc vào thân cây tên mình và ngày tháng. Nào ngờ ba mươi năm sau trở lại đúng vị trí đó cây cỏn con kia nay thành cổ thụ. Dĩ vãng đã đi vào quên lãng, nhờ nhìn thấy tên mình trên thân cây, ngày tháng còn rõ, các kỉ niệm thi nhau túa đến trong đầu.
Nét vẽ ngày xưa giờ biến thành cái thẹo trên thân cây, cây lớn vết thẹo cũng lớn theo, lúc trước tôi nằm dài trên cỏ, nghiêng mình khắc tên mình và ngày tháng. Bây giờ cây thành tàn cổ thụ cao lớn sừng sững giữa mây trời non nước, nét vẽ ngày xưa giờ cao hơn đầu người. Nếu chỉ đi thoáng qua chưa chắc nhìn thấy, nhờ nằm dài trên nền cỏ quan sát thấy tên mình. Vết khắc trên thân cây không chìm sâu vào nhưng lồi ra, làm thành một vết thẹo lớn bên lớp vỏ cây. Ngày trước tôi nhớ cây bé tí teo tôi khắc hết lớp da của cây, đụng chạm đến thân gỗ. Lớp gỗ bị khắc vào được một lớp da phủ bao bọc, che chở khỏi nhiễm trùng làm cây bị chết. Ngày nay vết thẹo kia cách xa lõi cây vạn phần.
NGUYÊN LÍ ĐẤT TRỜI
Thiên nhiên dậy con người một bài học về vết thương lòng. Con người khi bị vết thương sâu đậm thường suy đi, nghĩ lại trong đầu. Vết thương càng ngày càng lún sâu vào tâm khảm. Càng làm vết thương rịn máu nhiều chừng nào thì càng đau khổ chừng đó. Vết thương rỉ máu là vết thương chưa lành. Vết thương không lành vết thương sẽ loang dần, loang dần và lớn lên. Càng lớn càng đau, càng khổ, càng rỉ nhiều máu và càng khó trị. Chính những suy tính, hằn học, bực dọc trong đầu làm cho vết thương chìm sâu đến độ khó lắm mới có thể gột rửa được. Càng hằn học càng bực dọc, nỗi hận càng lớn. Nhất là có kẻ xúi dục, hà hơi tiếp sức thì cái cơn giận kia cuồn cuộn dâng lên đến cả giận. Một khi cả giận thì sức ép nhiều. Sức ép nhiều nổ càng to. Nổ càng to mức tàn phá càng khủng khiếp. Tàn phá càng to càng khó hàn gắn.
Nói đến tha thứ là nói đến thay đổi cả một phần nội tâm, đụng chạm đến khối óc, lối suy nghĩ, làm tan nát con tim. Đau đớn như thế làm sao có thể tha thứ, bỏ qua, làm hoà. Trù yểm chửi rủa cho đã giận vẫn chưa hài lòng nói chi đến hoà hoãn hay quên đi. Chuyện hoang đường.
Thiên nhiên không để vết thương bám chặt, chen lấn vào máu huyết. Thiên nhiên luôn tìm cách loại những gì không thuộc về nó. Nét tôi khắc vào thân cây ngày nào đụng đến thân mộc, sâu đến gần lõi cây thế mà ba mươi năm sau, cái vết thương kia đã lòi ra bên ngoài, nằm rõ ràng nơi lớp vỏ, chỉ cần lấy vật sắc bén bào mỏng một phần vỏ cây là nhưng tì vết năm xưa biến mất. Vì đẩy ra những gì làm hại chúng nên cây cổ thụ sống lâu năm và sống khoẻ mạnh. Vì mong muốn làm lành thân nên cây tự chữa cho mình, chúng tạo một lớp nhựa bao bọc vết thương không cho côn trùng đụng đến, mỗi ngày chúng đều chăm sóc cho mau khỏi vết thương và cuối cùng đẩy vết thương ra lớp vỏ ngoài, nếu không làm mất được vết thương ít ra vết thương không làm hại thân mộc.
Cái đau khổ của thảo mộc càng ngày càng đi ra. Trái lại cái đau khổ của tình người càng ngày càng đi vào. Về vết thương thân xác con người có khuynh hướng giống thân cây, giống thiên nhiên. Chỗ nào bị thương tích con người mau tìm cách chữa trị, không cho vết thương loang loét gây đau khổ cho thân xác. Con người không áp dụng nguyên tắc khôn ngoan này cho những vết thương lòng, vết thương tâm hồn. Thay vì đẩy chúng đi ra, con người có khuynh hướng nhồi nhét chúng vào trong tâm hồn, trong tim, trong đầu để ngày đêm vấn đi, vấn lại cho nỗi đau hằn sâu vào tim. Vì đi vào nên càng vào sâu càng đau khổ, càng đau khổ càng thù hận, càng thù hận càng khó tha thứ. Thiếu tha thứ nên chẳng có bình an. Thiếu bình an nên sống héo mòn, tủi hận, uổng một đời. Không phải trời định, cũng chẳng phải tại người xúi bẩy. Tại tôi ham vương vấn nên đời lắm vấn vương. Sống như thế là trái nguyên lí đất trời, trái với trời tránh sao đau khổ.
Lm Vũ đình Tường