Dan Lee
06-20-2008, 08:56 PM
ĐÁP CA CN XII THƯỜNG NIÊN
TV 68, 8-10. 14; 17, 33-35
“Lạy Chúa xin đáp lại vì ơn cả nghĩa dầy” (c. 14c)
Trong thời Cựu Ước, ơn cả nghĩa dầy là hành động Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử của dân Israel. Khởi đi từ một người tuyệt tự, Thiên Chúa đã hứu ban và đã làm thành một dân tộc. Từ một dân tộc không một tấc đất mưu sinh, không nhân phẩm, không căn tính, Thiên Chúa đã làm thành một dân tộc vĩ đại, một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia này đã làm rung chuyển các nước chung quanh.
Thời Tân Ước, Thánh Phaolô nhắc nhở “thật vậy, vì một người đã sa ngã mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rm 5, 15). Đức Giêsu Kitô đã trở thành Cứu Chúa của mọi dân tộc.
“Lay Chúa, xin đáp lại vì ơn cả nghĩa dầy” đây là lời khẩn cầu từ thân phận yếu hèn tội lỗi. Họ quyết không nương tựa vào công trạng của ai cả, chỉ và công trạng ơn cả nghĩa dầy của Chúa mà thôi. Lời Thánh vịnh vang vọng câu chuyện cầu nguyện của người Biệt Phái và người thu thuế. Ý thức về tội lỗi không phải là lý do để miễn khẩn cầu. Trái lại, từ tâm trạng yếu hèn, lời khẩn cầu có khả năng kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống để bức ta ra khỏi thân phận yếu hèn và bùn nhơ của mình. Lời khẩn cầu của kẻ tìm nương tựa nơi Chúa là tiếng rên la thống thiết làm mủi lòng Thiên Chúa. Khẩn cầu khi cảm thấy mình bất xứng, có nghĩa là để tình yêu của Chúa thanh tẩy và biến đổi chúng ta.
Trong đời sống thiêng liêng, người ta được mạnh mẽ khi kinh qua sự bất lực của chính mình để ý thức sự hùng mạnh của Thiên Chúa. Khởi đầu từ ý định yêu thương của Thiên Chúa, con người sau đó, tham dự hoàn toàn vào mầu nhiệm yêu thương đó, phó nộp đời mình một cách quảng đại. Hành trình khám phá ra Thiên Chúa là tác nhân hành động và là động lực của lời mời gọi yêu thương. Con người cần một hành trình dài kinh nghiệm về sự bất lực của chính mình. Kinh nghiệm thiêng liêng của dân Do Thái cũng là kinh nghiệm của mỗi cá nhân và Giáo Hội, dân Thiên Chúa. Trước hết và sau cùng vẫn là “ơn cả nghĩa dầy của Thiên Chúa”.
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD
TV 68, 8-10. 14; 17, 33-35
“Lạy Chúa xin đáp lại vì ơn cả nghĩa dầy” (c. 14c)
Trong thời Cựu Ước, ơn cả nghĩa dầy là hành động Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử của dân Israel. Khởi đi từ một người tuyệt tự, Thiên Chúa đã hứu ban và đã làm thành một dân tộc. Từ một dân tộc không một tấc đất mưu sinh, không nhân phẩm, không căn tính, Thiên Chúa đã làm thành một dân tộc vĩ đại, một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia này đã làm rung chuyển các nước chung quanh.
Thời Tân Ước, Thánh Phaolô nhắc nhở “thật vậy, vì một người đã sa ngã mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rm 5, 15). Đức Giêsu Kitô đã trở thành Cứu Chúa của mọi dân tộc.
“Lay Chúa, xin đáp lại vì ơn cả nghĩa dầy” đây là lời khẩn cầu từ thân phận yếu hèn tội lỗi. Họ quyết không nương tựa vào công trạng của ai cả, chỉ và công trạng ơn cả nghĩa dầy của Chúa mà thôi. Lời Thánh vịnh vang vọng câu chuyện cầu nguyện của người Biệt Phái và người thu thuế. Ý thức về tội lỗi không phải là lý do để miễn khẩn cầu. Trái lại, từ tâm trạng yếu hèn, lời khẩn cầu có khả năng kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống để bức ta ra khỏi thân phận yếu hèn và bùn nhơ của mình. Lời khẩn cầu của kẻ tìm nương tựa nơi Chúa là tiếng rên la thống thiết làm mủi lòng Thiên Chúa. Khẩn cầu khi cảm thấy mình bất xứng, có nghĩa là để tình yêu của Chúa thanh tẩy và biến đổi chúng ta.
Trong đời sống thiêng liêng, người ta được mạnh mẽ khi kinh qua sự bất lực của chính mình để ý thức sự hùng mạnh của Thiên Chúa. Khởi đầu từ ý định yêu thương của Thiên Chúa, con người sau đó, tham dự hoàn toàn vào mầu nhiệm yêu thương đó, phó nộp đời mình một cách quảng đại. Hành trình khám phá ra Thiên Chúa là tác nhân hành động và là động lực của lời mời gọi yêu thương. Con người cần một hành trình dài kinh nghiệm về sự bất lực của chính mình. Kinh nghiệm thiêng liêng của dân Do Thái cũng là kinh nghiệm của mỗi cá nhân và Giáo Hội, dân Thiên Chúa. Trước hết và sau cùng vẫn là “ơn cả nghĩa dầy của Thiên Chúa”.
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD