Dan Lee
06-21-2008, 05:32 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (40)
401. Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng sợ
Trong đời mình, Chúa Giêsu có rất nhiều kẻ nghịch. Trước hết là ma quỷ. Tiếp đó, là những kẻ độc ác, như vua Erode. Rồi đến những hạng kiêu căng, cố chấp như những người biệt phái, luật sĩ, ký lục.
Chúa Giêsu biết trước những kẻ nghịch của Ngài hiện nay và sau nầy, thế nào cũng đối xử tàn nhẫn với những ai theo Ngài. Vì thế, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ của Ngài đừng sợ vì những kẻ nghịc nầy chỉ có thể làm hại được phần xác mà thôi, chứ không thể nào làm hại phần hồn được.
Chúa Giêsu cũng động viên lòng tin cậy của các môn đệ. Ngài khuyên họ tin vào sự quan phòng của Chúa Cha trên trời hằng lo lắng cho từng sợi tóc của con cái Ngài.
Chúa Giêsu chỉ nhấn mạnh về một cái sợ đích thực, là sợ Chúa. Lý do là vì chỉ có Chúa là Đấng có thể phạt cả xác lẫn hồn chúng ta bằng cách ném cả xác lẫn hồn chúng ta xuống hỏa ngục.
402. Điểm nổi bật nhất của Nhóm Mười Hai Tông Đồ là sự sợ hãi
Mặc dầu được sống tam cùng với Chúa Giêsu: cùng ở, cùng ăn, cùng làm với Ngài, mặc dầu được thấy biết bao nhiêu phép lạ Thầy mình làm trước mắt, nhưng các tông đồ sợ thì vẫn sợ: sợ không có gì ăn, sợ bão táp làm cho thuyền chìm, sợ quân dữ đến bắt Thầy nên đã bỏ chạy hết, sợ đến nỗi chối Thầy, sợ bị liên lụy nên không dám đi theo Thầy lên tận Núi Sọ.
Vì thế, chúng ta có thể gọi Nhóm Mười Hai nầy là “Nhóm Sợ.”
Sau nầy, Nhóm Mười Hai nầy được gọi là “Nhóm Không Sợ”. Lý do thế nào thì Sách tông Đồ Công Vụ đã nói rõ rồi.
403. Tuy tính tình nhút nhát, tiên tri Giêrêmia vẫn quyết không sợ
Bản tính Giêrêmia thì hiền lành, nhút nhát, ưa sống thinh lặng một mình. Nhưng khi được Chúa giao cho sứ mạng đi cảnh cáo Dân Chúa tội lỗi, Giêrêmia liền gồng mình lên, tin tưởng vào Chúa và ra đi thi hành sứ mạng.
Thế là nhà tiên tri Giêrêmia bị người ta chế nhạo, thóa mạ, bắt bớ. Cả những người bạn thân tín nhất của ông cũng quay ra chống đối ông.
Dầu vậy, ông vẫn vững tâm tin vào Chúa và làm trọn phận sự Chúa giao cho đến chết.
404. Lời đầu tiên Đức Mẹ Fatima phán: “Các con đừng sợ!”
Không ai mà không biết hoặc không nghe nói về sự lạ Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào đầu thế kỷ thứ hai mươi nầy.
Khi hiện ra tại Fatima lần đầu tiên, Đức Mẹ phán ngay: “Các con đừng sợ!”
Chúng ta hãy nghe tóm lược câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lần đầu tiên như sau.
Ba em nhỏ tên là Luxia, Phanxicô và Giaxinta đang chăn đoàn chiên trên đồi, liền cùng nhau đọc kinh Truyền Tin khi nghe chuông đánh.
Đọc kinh xong, ba em định chơi một trò chơi thì thấy trời có chớp lóe. Ba em sợ, nên lùa chiên chạy xuống chân đồi. Trời vẫn chớp sáng nên các em tìm cách chạy thật nhanh.
Khi xuống lưng chừng đồi, ba em kinh hãi vì thấy rõ có một bà rất xinh đẹp đang đứng trên ngọn cây sồi gần đó, chỉ cách xa chỗ ba em đứng chừng một thước rưỡi.
Bà đẹp nói với ba em những lời an ủi như sau:
“Các con đừng sợ. Ta không làm gì hại các con đâu…”
Lời đầu tiên của Đức Mẹ hiện ra tại Fatima là lời lặp lại của Chúa Giêsu đã từng nói: “Các con đừng sợ!”.
Và Giáo Hội cũng luôn luôn lặp lại với con cái mình ở khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại bây giờ: “Các con đừng sợ!”
405. Một gương bình tĩnh, không hốt hoảng sịơ sệt
Ông George Washington Carver có được một số tiền bốn vạn mỹ kim. Ông đã rất cực khổ, tìm đủ mọi cách để dành dụm, mới được một số tiền lớn như vậy.
Ngày kia, khi đang dạy học, ông được người ta báo cho biết ông đã mất hết số tiền đó vì ngân hàng ông gởi tiền, nay đã vỡ nợ, không có gì để trả lại cho khách.
Nghe vậy, ông George Washington Carver vẫn thản nhiên và bình tĩnh dạy học như thường, không chút gì sợ sệt hoảng hốt. Ông chỉ trả lời vắn gọn với người đưa tin: “Phải! Tôi cũng nghe nói như vậy!”
406. Chúa Giêsu với sự quan phòng của Đức Chúa Cha
Chúa Giêsu hoàn toàn tin tưởng vào Đức Chúa Cha quan phòng.
Sự quan phòng của Đức Chúa Cha vẫn không miễn cho Chúa Giêsu những cơn thử thách rất nặng nề, đến đổi Ngài khiếp sợ trong Vườn Dầu, và trên Cây Thánh Giá, cảm thấy như bị Đức Chúa Cha ruồng bỏ, Ngài phải than lên câu của Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”
Nhưng Chúa Giêsu vẫn một lòng trung thành trong những cơn thử thách, vì thế, Ngài vẫn vui lòng vâng lời cho đến chết, và hết lòng tín thác hiếu thảo vào Đức Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.”
Những ai theo Chúa Giêsu, đều sẵn sàng vượt qua đêm tối của cuộc đời, trong đó, sự dữ, sự ác ý, sự bất hạnh thường xảy đến và tìm cách nhận chìm họ, nhưng họ vẫn luôn vững tiến trên những con đường mầu nhiệm của Chúa quan phòng, luôn tin tưởng vào Tình Yêu vô bờ vô bến của Chúa mà họ đã hoàn toàn phó thác. Miệng họ luôn lặp đi lặp lại lời của Dân Chúa đang lê bước trong sa mạc với lòng tin tưởng vào Chúa: “Vì tình Chúa yêu ta không bờ không bến! Vì tình Chúa yêu ta bền vững muôn đời!”
407. Vài ví dụ về sự Chúa quan phòng trong Thánh Kinh Cựu Ước
Giuse bị anh em bắt đem đi bán. Nhờ thế, Giuse mới được qua Ai cập, được làm tể tướng để cứu dòng dõi Giacóp của Chúa khỏi bị tiêu diệt.
Khi Dân Chúa thoát ra khỏi Ai Cập, Chúa cho Biển Đỏ rẽ ra để họ vượt qua.
Khi Dân Chúa gặp bóng tối, Chúa cho cột lửa soi sáng dẫn đàng.
Khi Dân Chúa không có gì ăn, Chúa ban manna nuôi sống họ.
Khi Dân Chúa không có gì uống, Chúa ban cho họ có nước uống giữa sa mạc khô cằn.
408. Mọi sự đều do thánh ý Chúa quan phòng sắp đặt
Sau khi dựng nên mọi loài, Chúa tiếp tục dựng nên mãi.
Nếu không có sự can thiệp nầy của Chúa, mọi loài đều bị tan biến. Đây chính là việc Chúa quan phòng, mà thần học gọi là một công cuộc tạo dựng kéo dài.
Chúa quan phòng mọi sự. Chúng ta đừng bao giờ cho rằng điều nầy điều kia xảy đến cho mình là do ma quỷ, hoặc do người nầy người khác có ác ý, hoặc do người nọ người kia sắp đặt, nhưng chúng ta hãy luôn tin rằng tất cả mọi sự xảy đến, đều do Chúa là căn nguyên.
Gương thánh Gióp: khi mất hết của cải, mất hết con cái, thánh Gióp nói: ‘Giavê đã cho. Giavê đã lấy lại. Đáng chúc tụng thay Danh Giavê!”
Thánh Gióp nói Chúa đã ban cho ông, giờ đây Chúa lấy đi. Thánh Gióp không nói Chúa ban cho ông, nhưng giờ đây, ma quỷ lấy đi.
Mọi sự xảy đến, đều do thánh ý Chúa quan phòng sắp đặt, chứ không theo như ý của ai hoặc của ma quỷ muốn xảy ra.
409. Chúa quan phòng kỳ lạ cho con lạc đà
Con lạc đà có một cục bướu trên lưng: đây là nơi con lạc đà chất chứa đồ ăn để nó có thể đi qua sa mạc Sahara lâu ngày.
Sa mạc là nơi đầy cát nóng bỏng ban ngày, nơi không có cây, nơi không có nước. Thế mà lạc đà cứ chậm rãi đi cả tháng trời, trong khi đó, trên lưng, nó phải chở nhiều người và nhiều hàng hoá rất nặng.
Sức lực lạ lùng của lạc đà là do tiêu thụ những thức ăn và nước uống nơi mấy cục bướu trên lưng của nó mà nó đã dự trữ.
Thật Chúa quan phòng kỳ lạ cho con lạc đà, cũng như Chúa quan phòng kỳ lạ cho tất cả mọi loài Chúa đã dựng nên.
410. Vị tông đồ phải đúc hình ảnh Chúa Giêsu trong mình trước
Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X nói:
- “Để canh tân mọi sự trong Chúa Giêsu bằng việc tông đồ, cần phải có ơn Chúa.”
Vị tông đồ chỉ có thể lãnh nhận ơn Chúa nếu ngài liên kết mật thiết với Chúa Giêsu.
Chỉ khi nào chúng ta đúc thành hình ảnh Chúa Giêsu trong mình trước, chúng ta mới có thể đúc thành hình ảnh ấy trong các gia đình và xã hội cách dễ dàng.
Vậy tất cả các vị tông đồ đều phải có lòng đạo đức chân chính. (x. Hồn Tông Đồ).
LM Nguyễn Vinh Gioang
401. Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng sợ
Trong đời mình, Chúa Giêsu có rất nhiều kẻ nghịch. Trước hết là ma quỷ. Tiếp đó, là những kẻ độc ác, như vua Erode. Rồi đến những hạng kiêu căng, cố chấp như những người biệt phái, luật sĩ, ký lục.
Chúa Giêsu biết trước những kẻ nghịch của Ngài hiện nay và sau nầy, thế nào cũng đối xử tàn nhẫn với những ai theo Ngài. Vì thế, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ của Ngài đừng sợ vì những kẻ nghịc nầy chỉ có thể làm hại được phần xác mà thôi, chứ không thể nào làm hại phần hồn được.
Chúa Giêsu cũng động viên lòng tin cậy của các môn đệ. Ngài khuyên họ tin vào sự quan phòng của Chúa Cha trên trời hằng lo lắng cho từng sợi tóc của con cái Ngài.
Chúa Giêsu chỉ nhấn mạnh về một cái sợ đích thực, là sợ Chúa. Lý do là vì chỉ có Chúa là Đấng có thể phạt cả xác lẫn hồn chúng ta bằng cách ném cả xác lẫn hồn chúng ta xuống hỏa ngục.
402. Điểm nổi bật nhất của Nhóm Mười Hai Tông Đồ là sự sợ hãi
Mặc dầu được sống tam cùng với Chúa Giêsu: cùng ở, cùng ăn, cùng làm với Ngài, mặc dầu được thấy biết bao nhiêu phép lạ Thầy mình làm trước mắt, nhưng các tông đồ sợ thì vẫn sợ: sợ không có gì ăn, sợ bão táp làm cho thuyền chìm, sợ quân dữ đến bắt Thầy nên đã bỏ chạy hết, sợ đến nỗi chối Thầy, sợ bị liên lụy nên không dám đi theo Thầy lên tận Núi Sọ.
Vì thế, chúng ta có thể gọi Nhóm Mười Hai nầy là “Nhóm Sợ.”
Sau nầy, Nhóm Mười Hai nầy được gọi là “Nhóm Không Sợ”. Lý do thế nào thì Sách tông Đồ Công Vụ đã nói rõ rồi.
403. Tuy tính tình nhút nhát, tiên tri Giêrêmia vẫn quyết không sợ
Bản tính Giêrêmia thì hiền lành, nhút nhát, ưa sống thinh lặng một mình. Nhưng khi được Chúa giao cho sứ mạng đi cảnh cáo Dân Chúa tội lỗi, Giêrêmia liền gồng mình lên, tin tưởng vào Chúa và ra đi thi hành sứ mạng.
Thế là nhà tiên tri Giêrêmia bị người ta chế nhạo, thóa mạ, bắt bớ. Cả những người bạn thân tín nhất của ông cũng quay ra chống đối ông.
Dầu vậy, ông vẫn vững tâm tin vào Chúa và làm trọn phận sự Chúa giao cho đến chết.
404. Lời đầu tiên Đức Mẹ Fatima phán: “Các con đừng sợ!”
Không ai mà không biết hoặc không nghe nói về sự lạ Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào đầu thế kỷ thứ hai mươi nầy.
Khi hiện ra tại Fatima lần đầu tiên, Đức Mẹ phán ngay: “Các con đừng sợ!”
Chúng ta hãy nghe tóm lược câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lần đầu tiên như sau.
Ba em nhỏ tên là Luxia, Phanxicô và Giaxinta đang chăn đoàn chiên trên đồi, liền cùng nhau đọc kinh Truyền Tin khi nghe chuông đánh.
Đọc kinh xong, ba em định chơi một trò chơi thì thấy trời có chớp lóe. Ba em sợ, nên lùa chiên chạy xuống chân đồi. Trời vẫn chớp sáng nên các em tìm cách chạy thật nhanh.
Khi xuống lưng chừng đồi, ba em kinh hãi vì thấy rõ có một bà rất xinh đẹp đang đứng trên ngọn cây sồi gần đó, chỉ cách xa chỗ ba em đứng chừng một thước rưỡi.
Bà đẹp nói với ba em những lời an ủi như sau:
“Các con đừng sợ. Ta không làm gì hại các con đâu…”
Lời đầu tiên của Đức Mẹ hiện ra tại Fatima là lời lặp lại của Chúa Giêsu đã từng nói: “Các con đừng sợ!”.
Và Giáo Hội cũng luôn luôn lặp lại với con cái mình ở khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại bây giờ: “Các con đừng sợ!”
405. Một gương bình tĩnh, không hốt hoảng sịơ sệt
Ông George Washington Carver có được một số tiền bốn vạn mỹ kim. Ông đã rất cực khổ, tìm đủ mọi cách để dành dụm, mới được một số tiền lớn như vậy.
Ngày kia, khi đang dạy học, ông được người ta báo cho biết ông đã mất hết số tiền đó vì ngân hàng ông gởi tiền, nay đã vỡ nợ, không có gì để trả lại cho khách.
Nghe vậy, ông George Washington Carver vẫn thản nhiên và bình tĩnh dạy học như thường, không chút gì sợ sệt hoảng hốt. Ông chỉ trả lời vắn gọn với người đưa tin: “Phải! Tôi cũng nghe nói như vậy!”
406. Chúa Giêsu với sự quan phòng của Đức Chúa Cha
Chúa Giêsu hoàn toàn tin tưởng vào Đức Chúa Cha quan phòng.
Sự quan phòng của Đức Chúa Cha vẫn không miễn cho Chúa Giêsu những cơn thử thách rất nặng nề, đến đổi Ngài khiếp sợ trong Vườn Dầu, và trên Cây Thánh Giá, cảm thấy như bị Đức Chúa Cha ruồng bỏ, Ngài phải than lên câu của Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”
Nhưng Chúa Giêsu vẫn một lòng trung thành trong những cơn thử thách, vì thế, Ngài vẫn vui lòng vâng lời cho đến chết, và hết lòng tín thác hiếu thảo vào Đức Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.”
Những ai theo Chúa Giêsu, đều sẵn sàng vượt qua đêm tối của cuộc đời, trong đó, sự dữ, sự ác ý, sự bất hạnh thường xảy đến và tìm cách nhận chìm họ, nhưng họ vẫn luôn vững tiến trên những con đường mầu nhiệm của Chúa quan phòng, luôn tin tưởng vào Tình Yêu vô bờ vô bến của Chúa mà họ đã hoàn toàn phó thác. Miệng họ luôn lặp đi lặp lại lời của Dân Chúa đang lê bước trong sa mạc với lòng tin tưởng vào Chúa: “Vì tình Chúa yêu ta không bờ không bến! Vì tình Chúa yêu ta bền vững muôn đời!”
407. Vài ví dụ về sự Chúa quan phòng trong Thánh Kinh Cựu Ước
Giuse bị anh em bắt đem đi bán. Nhờ thế, Giuse mới được qua Ai cập, được làm tể tướng để cứu dòng dõi Giacóp của Chúa khỏi bị tiêu diệt.
Khi Dân Chúa thoát ra khỏi Ai Cập, Chúa cho Biển Đỏ rẽ ra để họ vượt qua.
Khi Dân Chúa gặp bóng tối, Chúa cho cột lửa soi sáng dẫn đàng.
Khi Dân Chúa không có gì ăn, Chúa ban manna nuôi sống họ.
Khi Dân Chúa không có gì uống, Chúa ban cho họ có nước uống giữa sa mạc khô cằn.
408. Mọi sự đều do thánh ý Chúa quan phòng sắp đặt
Sau khi dựng nên mọi loài, Chúa tiếp tục dựng nên mãi.
Nếu không có sự can thiệp nầy của Chúa, mọi loài đều bị tan biến. Đây chính là việc Chúa quan phòng, mà thần học gọi là một công cuộc tạo dựng kéo dài.
Chúa quan phòng mọi sự. Chúng ta đừng bao giờ cho rằng điều nầy điều kia xảy đến cho mình là do ma quỷ, hoặc do người nầy người khác có ác ý, hoặc do người nọ người kia sắp đặt, nhưng chúng ta hãy luôn tin rằng tất cả mọi sự xảy đến, đều do Chúa là căn nguyên.
Gương thánh Gióp: khi mất hết của cải, mất hết con cái, thánh Gióp nói: ‘Giavê đã cho. Giavê đã lấy lại. Đáng chúc tụng thay Danh Giavê!”
Thánh Gióp nói Chúa đã ban cho ông, giờ đây Chúa lấy đi. Thánh Gióp không nói Chúa ban cho ông, nhưng giờ đây, ma quỷ lấy đi.
Mọi sự xảy đến, đều do thánh ý Chúa quan phòng sắp đặt, chứ không theo như ý của ai hoặc của ma quỷ muốn xảy ra.
409. Chúa quan phòng kỳ lạ cho con lạc đà
Con lạc đà có một cục bướu trên lưng: đây là nơi con lạc đà chất chứa đồ ăn để nó có thể đi qua sa mạc Sahara lâu ngày.
Sa mạc là nơi đầy cát nóng bỏng ban ngày, nơi không có cây, nơi không có nước. Thế mà lạc đà cứ chậm rãi đi cả tháng trời, trong khi đó, trên lưng, nó phải chở nhiều người và nhiều hàng hoá rất nặng.
Sức lực lạ lùng của lạc đà là do tiêu thụ những thức ăn và nước uống nơi mấy cục bướu trên lưng của nó mà nó đã dự trữ.
Thật Chúa quan phòng kỳ lạ cho con lạc đà, cũng như Chúa quan phòng kỳ lạ cho tất cả mọi loài Chúa đã dựng nên.
410. Vị tông đồ phải đúc hình ảnh Chúa Giêsu trong mình trước
Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X nói:
- “Để canh tân mọi sự trong Chúa Giêsu bằng việc tông đồ, cần phải có ơn Chúa.”
Vị tông đồ chỉ có thể lãnh nhận ơn Chúa nếu ngài liên kết mật thiết với Chúa Giêsu.
Chỉ khi nào chúng ta đúc thành hình ảnh Chúa Giêsu trong mình trước, chúng ta mới có thể đúc thành hình ảnh ấy trong các gia đình và xã hội cách dễ dàng.
Vậy tất cả các vị tông đồ đều phải có lòng đạo đức chân chính. (x. Hồn Tông Đồ).
LM Nguyễn Vinh Gioang