Dan Lee
06-21-2008, 03:05 PM
HIẾN THÂN HAY TIẾN THÂN
Cũng như đồng tiền, vấn đề hiến thân trong đời sống tu trì cũng có hai mặt. Nếu không khéo ta sẽ nhầm lẫn với cái mục đích cũng như ý nghĩa tinh tuyền cao đẹp của nó.
Do ảnh hưởng của xã hội để rồi bất cứ một vấn đề nào đó trong xã hội cũng bị tác động, cũng bị biến dạng theo. Con người sống trong xã hội chắc chắn là nhân tố chịu tác động một cách trực tiếp của nền văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế của xã hội mà mình đang sống.
Với nét đặc thù riêng biệt, hiếm có của Việt Nam trong nhiều biến động xã hội đã gây không ít tác động nơi con người.
Chỉ tạm xét vấn đề hiến thân trong đời sống ơn gọi thôi thì ta sẽ thấy nó có một tác động hết sức là kinh khủng.
Ngày xưa, cái ngày mà người ta vẫn nôm na nói với nhau rằng “đêm trước đổi mới” đấy đời hiến thân cũng có vấn đề của nó nhưng vấn đề của nó khác ngày hôm nay nhiều. Chỉ cần quay lại một chút thời gian của “đêm trước đổi mới” ta sẽ thấy cuộc sống nó khác. Những cái ngày “đêm trước đổi mới” người ta phải đối diện với một cuộc sống quá khó khăn từ kinh tế, chính trị, tôn giáo ... Thế nhưng với những cái khó khăn, những cái áp lực của cuộc sống đấy hình như ta thấy có một cái gì đó trân trọng dành cho giới tu sĩ. Chắc có lẽ các bậc cao niên trong các hội dòng đã thấm vào trong máu của mình một cuộc sống quá khó khăn. Đơn cử như “cái ngày xa xưa” đấy đi tu thì làm gì biết được cái ngày lãnh sứ vụ linh mục? Ra vào nhà dòng còn phải “ngó trước dòm sau” kẻo bị mời lên “học tập”.
Thế nhưng mà lạ thay! Trong cái hoàn cảnh khó khăn đấy hình như là đời hiến thân nó mang đậm chất của một đời hiến thân thật sự. Những lúc phải co cụm lại với nhau để mà gìn giữ tu viện, gìn giữ cơ sở vật chất của nhà dòng ... thì hình như sao mà yêu thương nhau quá! Chẳng ai bảo ai để rồi cùng nắm chặt tay nhau để mà sống đời hiến thân thật tốt.
Và rồi, cuộc đời nó có nhiều thay đổi để nó có những đổi thay của nó.
Ngày hôm nay, tạm gọi là đời sống tôn giáo có “nới” ra được một chút, tạm gọi là đời sống kinh tế có “nhỉnh” lên một chút để rồi nhiều người hiến thân đã đánh mất đi cái “thuở ban đầu lưu luyến ấy”.
Đến lúc phải ngồi lại với nhau để đặt lại vấn đề, đặt lại mục đích của đời hiến thân chứ không thì chẳng chóng thì chày đời hiến thân nó lại biến thành tiến thân.
Chuyện là có hai anh chị nọ ở ngoài miền Bắc đã dắt díu vào Nam tá túc trong một dòng nam và một dòng nữ. Họ dung dăng dung dẻ vào nhà dòng để mà tìm hiểu đời hiến thân nhưng ai ngờ được bên dưới, bên trong, tận sâu thẳm lòng của họ là hiến dâng. Sau khi ăn học thành tại, chẳng bề trên nào gợi ý chuyển hướng hay cho về cả thì hai anh chị tự xin rút lui để thực hiện mục đích của mình trong bậc sống hôn nhân.
Chuyện là có bốn chàng thanh niên trai tráng đã lặn lội từ miền ngược để vào tu học ở một nhà dòng nọ ở miền xuôi. Đau đớn thay là khi tốt nghiệp Đại học, bề trên mời vào tập viện thì cả bốn chàng trai thưa với bề trên rằng các chú thấy “không thích hợp với nhà dòng”. Đau quá! Vị bề trên giờ đây mới ngậm ngùi vì suốt 5 năm trời ròng rã nhà dòng đã nuôi cho ăn cho học để rồi sau khi học xong họ ra đi một cách vô tư.
Chẳng phải là hết mọi người hiến thân đều toan tính như thế đâu nhưng vì hoàn cảnh, vì môi trường, vì não trạng của một đất nước đang phát triển đã lôi kéo họ không còn giữ cho mình cái ý tưởng thánh thiện lúc ban đầu.
Dẫu sao vài trường hợp trên đây tạm gọi là không tốt nhưng xét cho cùng thì họ vẫn còn tốt hơn nhiều người cứ mãi ở lỳ trong các hội dòng mà chẳng hiến thân gì cả. Vì sai mục đích là tiến thân nên họ bằng mọi cách đạp trên vai người khác để hoàn thành mục đích của họ.
Cũng đúng thôi khi mà người ta vịn cớ, biện minh rằng mình cần trang bị những phương tiện phục vụ cho công việc mục vụ. Nhưng thử nghiêm túc thẳng thắn nhìn vấn đề thì ta sẽ thấy giật mình. Vẫn thường nói với nhau rằng đời tu là sống khó nghèo nhưng thật sự cái khó nghèo mà nhiều tu sĩ ngày nay sống “khó mà nghèo”. Mỉa mai thay là biện minh cho cơ sở vật chất cần phải trang bị thế này thế kia mới đúng để phục vụ cho giới nhà tu nhưng thật sự mà nói nhiều người nghèo khi bước vào các nhà tu thì không dám bước vào bởi cái lộng lẫy, hoành tráng mà các nhà tu đã trang điểm cho mình. Ai nào đó vào nhà tu thì cũng mơ ước lắm để sống cái “khó nghèo” mà các bậc tu trì thề hứa. Nói đúng ra thì họ có nằm mơ để được sống khó nghèo như các bậc tu sĩ thì cũng chẳng mơ được. Giá như mơ để được cái khó nghèo của các tu sĩ ngày nay thì họ cũng ráng mơ rồi!
Mỗi tu sĩ cứ thử nhìn lại hành trình mình đã đi thì sẽ thấy. Ngày nào ngây thơ bước vào nhà dòng sao mà đơn sơ quá, thánh thiện quá. Hành trang vào nhà tu chỉ là một cái giỏ xách với vài ba bộ quần áo che thân. Vậy mà đến cái ngày vĩnh khấn, cái ngày “lên hàng khanh tướng” sao mà nó khác quá! Ngày mới vào nhà tu chỉ cọc cà cọc cạch trên chiếc xe đạp cà tàng nhưng nay sao mà có chiếc xe xịn quá, sang quá! Ngày mới vào dòng mơ cũng chẳng có chiếc máy tính để bàn vậy mà giờ đây sau vài năm nhìn lại chẳng cần mơ cũng có chiếc laptop ngàn đô rủng rỉnh trong tay. Ngày mới vào dòng phải dùng chung một cái điện thoại thật khó chịu vậy mà ngày nay lại có một con dế bé bé con con đầy đủ chức năng chẳng thua kém ai. Hình như càng tu lâu thì càng trang bị cho mình những vật dụng mà người nghèo nằm mơ cũng chẳng có.
Còn nữa, thêm chuyện học hành. Có người may mắn hơn anh chị em khác trong cộng đoàn để rồi được gửi đi học thêm cái này thêm cái kia. Nhưng đáng tiếc thay là phần lớn sau khi đi học về rồi thì rất ít người sống hòa hợp với anh chị em trong cộng đoàn. Khi ấy họ cho mình là người “học cao hiểu rộng”, chẳng cần biện minh thì nhiều người thấy họ sống khác cái ngày xưa khi chưa được đi ra “nước ngoài, nước trong” để tu học. Hóa ra là những cơ may đi tu học để làm thăng tiến cho đời sống tri thức trong cộng đoàn, thăng tiến hơn cho đời hiến thân thì họ lại tiến thân nhờ cái suất du học do “ơn trên” đã ban cho họ.
Giảng dạy và lãnh đạo cộng đoàn cũng vậy. Người thì có cái may mắn là ăn nói lưu loát, người thì có cái may mắn nhanh nhẹn để mà giúp anh chị em trong cộng đoàn. Thế nhưng, tưởng chừng như những cái tài ấy là phục vụ cho đời hiến thân thì họ lại lấy cái đó làm bàn đạp cho sự tiến thân của họ. Họ đâu có biết rằng những thành công, những kết quả mà họ có đều là nhờ sự cầu nguyện, nhờ sự cộng tác của anh chị em trong cộng đoàn mà họ đang sống. Thế thì không khéo anh chị em trong cộng đoàn lại trở thành cái bàn đạp cho họ tiến thân ở trong cộng đoàn thay vì phải bon chen ở ngoài xã hội phải vất vả hơn nhiều.
Tưởng chừng giữa một giáo hội tạm gọi là thanh bình thì bỗng dưng lại nảy sinh ra nhiều vị tử đạo. Vì sao? Vì lẽ cả cộng đoàn phải sống trong tâm trạng “tử đạo” để cho những bậc “hiển thánh” được tiến thân hơn trong một cộng đoàn hiến thân.
Giữa cái xã hội phát triển tột bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội quả là điều rất tốt cho mọi người nhưng chính cái sự phát triển đấy đôi khi vô tình lại trở nên rào cản, trở nên cái khó cho đời tu ngày nay. Vì lẽ ngày nay để sống trọn ba lời khuyên tin mừng cũng như hiến pháp của hội dòng mà người tu tận hiến không đơn giản chút nào.
Giữa một xã hội thăng tiến về vật chất thì bảo sống đúng lời khuyên khó nghèo hơi bị khó.
Giữa một xã hội tự do về tình dục thì bảo sống khiết tịnh hơi bị khó.
Giữa một xã hội tự do dân chủ thì bảo sống một đời vâng phục nghiêm chỉnh hơi bị khó.
Giữa một xã hội phát triển về con người thì bảo rằng sống khiêm hạ bình dị trong bốn bức tường của nhà tu hơi bị khó.
Nói như thế chứ vẫn còn và còn rất nhiều bậc tu sĩ sống cả đời tận hiến cho Thiên Chúa. Chỉ lợn cợn đâu đó vài vị thay vì hiến thân thì lại tiến thân.
Thôi thì cũng chẳng dám kết án ai, chẳng dám ném đá ai. Trước tiên phải đấm ngực và xét duyệt lại đời hiến thân của mình. Mình luôn xin với Chúa nhắc nhớ cho mình biết rằng mình đang ở đâu, đang làm gì, đang hiến thân hay tiến thân để mình chỉnh sửa đời tận hiến sao cho đẹp. Nếu như nhằm mục để tiến thân thì thôi, ra khỏi bốn bức vách của tu viện để tiến thân chứ ai mà chơi cái trò hai mặt núp trong tường tu viện để mà tiến thân dưới cái danh nghĩa hiến thân?
Lâu lâu, người sống trong nhà tu cũng cần duyệt xét lại xem là mình đang hiến thân hay tiến thân. Nếu như tiến thân thì hoàn toàn sai mục đích và tôn chỉ của đời tu.
Trong bất kỳ xã hội nào người ta vẫn mong, vẫn chờ những ánh sáng le lói của một cuộc đời từ bỏ giữa ngàn ngàn cuộc đời bon chen, giành giật. Quý lắm khi trong hội dòng, trong cộng đoàn tu trì có những con người hiến thân thật sự chứ không phải chỉ núp bóng trong nhà tu để mà tiến thân.
Anmai, C.Ss.R
Cũng như đồng tiền, vấn đề hiến thân trong đời sống tu trì cũng có hai mặt. Nếu không khéo ta sẽ nhầm lẫn với cái mục đích cũng như ý nghĩa tinh tuyền cao đẹp của nó.
Do ảnh hưởng của xã hội để rồi bất cứ một vấn đề nào đó trong xã hội cũng bị tác động, cũng bị biến dạng theo. Con người sống trong xã hội chắc chắn là nhân tố chịu tác động một cách trực tiếp của nền văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế của xã hội mà mình đang sống.
Với nét đặc thù riêng biệt, hiếm có của Việt Nam trong nhiều biến động xã hội đã gây không ít tác động nơi con người.
Chỉ tạm xét vấn đề hiến thân trong đời sống ơn gọi thôi thì ta sẽ thấy nó có một tác động hết sức là kinh khủng.
Ngày xưa, cái ngày mà người ta vẫn nôm na nói với nhau rằng “đêm trước đổi mới” đấy đời hiến thân cũng có vấn đề của nó nhưng vấn đề của nó khác ngày hôm nay nhiều. Chỉ cần quay lại một chút thời gian của “đêm trước đổi mới” ta sẽ thấy cuộc sống nó khác. Những cái ngày “đêm trước đổi mới” người ta phải đối diện với một cuộc sống quá khó khăn từ kinh tế, chính trị, tôn giáo ... Thế nhưng với những cái khó khăn, những cái áp lực của cuộc sống đấy hình như ta thấy có một cái gì đó trân trọng dành cho giới tu sĩ. Chắc có lẽ các bậc cao niên trong các hội dòng đã thấm vào trong máu của mình một cuộc sống quá khó khăn. Đơn cử như “cái ngày xa xưa” đấy đi tu thì làm gì biết được cái ngày lãnh sứ vụ linh mục? Ra vào nhà dòng còn phải “ngó trước dòm sau” kẻo bị mời lên “học tập”.
Thế nhưng mà lạ thay! Trong cái hoàn cảnh khó khăn đấy hình như là đời hiến thân nó mang đậm chất của một đời hiến thân thật sự. Những lúc phải co cụm lại với nhau để mà gìn giữ tu viện, gìn giữ cơ sở vật chất của nhà dòng ... thì hình như sao mà yêu thương nhau quá! Chẳng ai bảo ai để rồi cùng nắm chặt tay nhau để mà sống đời hiến thân thật tốt.
Và rồi, cuộc đời nó có nhiều thay đổi để nó có những đổi thay của nó.
Ngày hôm nay, tạm gọi là đời sống tôn giáo có “nới” ra được một chút, tạm gọi là đời sống kinh tế có “nhỉnh” lên một chút để rồi nhiều người hiến thân đã đánh mất đi cái “thuở ban đầu lưu luyến ấy”.
Đến lúc phải ngồi lại với nhau để đặt lại vấn đề, đặt lại mục đích của đời hiến thân chứ không thì chẳng chóng thì chày đời hiến thân nó lại biến thành tiến thân.
Chuyện là có hai anh chị nọ ở ngoài miền Bắc đã dắt díu vào Nam tá túc trong một dòng nam và một dòng nữ. Họ dung dăng dung dẻ vào nhà dòng để mà tìm hiểu đời hiến thân nhưng ai ngờ được bên dưới, bên trong, tận sâu thẳm lòng của họ là hiến dâng. Sau khi ăn học thành tại, chẳng bề trên nào gợi ý chuyển hướng hay cho về cả thì hai anh chị tự xin rút lui để thực hiện mục đích của mình trong bậc sống hôn nhân.
Chuyện là có bốn chàng thanh niên trai tráng đã lặn lội từ miền ngược để vào tu học ở một nhà dòng nọ ở miền xuôi. Đau đớn thay là khi tốt nghiệp Đại học, bề trên mời vào tập viện thì cả bốn chàng trai thưa với bề trên rằng các chú thấy “không thích hợp với nhà dòng”. Đau quá! Vị bề trên giờ đây mới ngậm ngùi vì suốt 5 năm trời ròng rã nhà dòng đã nuôi cho ăn cho học để rồi sau khi học xong họ ra đi một cách vô tư.
Chẳng phải là hết mọi người hiến thân đều toan tính như thế đâu nhưng vì hoàn cảnh, vì môi trường, vì não trạng của một đất nước đang phát triển đã lôi kéo họ không còn giữ cho mình cái ý tưởng thánh thiện lúc ban đầu.
Dẫu sao vài trường hợp trên đây tạm gọi là không tốt nhưng xét cho cùng thì họ vẫn còn tốt hơn nhiều người cứ mãi ở lỳ trong các hội dòng mà chẳng hiến thân gì cả. Vì sai mục đích là tiến thân nên họ bằng mọi cách đạp trên vai người khác để hoàn thành mục đích của họ.
Cũng đúng thôi khi mà người ta vịn cớ, biện minh rằng mình cần trang bị những phương tiện phục vụ cho công việc mục vụ. Nhưng thử nghiêm túc thẳng thắn nhìn vấn đề thì ta sẽ thấy giật mình. Vẫn thường nói với nhau rằng đời tu là sống khó nghèo nhưng thật sự cái khó nghèo mà nhiều tu sĩ ngày nay sống “khó mà nghèo”. Mỉa mai thay là biện minh cho cơ sở vật chất cần phải trang bị thế này thế kia mới đúng để phục vụ cho giới nhà tu nhưng thật sự mà nói nhiều người nghèo khi bước vào các nhà tu thì không dám bước vào bởi cái lộng lẫy, hoành tráng mà các nhà tu đã trang điểm cho mình. Ai nào đó vào nhà tu thì cũng mơ ước lắm để sống cái “khó nghèo” mà các bậc tu trì thề hứa. Nói đúng ra thì họ có nằm mơ để được sống khó nghèo như các bậc tu sĩ thì cũng chẳng mơ được. Giá như mơ để được cái khó nghèo của các tu sĩ ngày nay thì họ cũng ráng mơ rồi!
Mỗi tu sĩ cứ thử nhìn lại hành trình mình đã đi thì sẽ thấy. Ngày nào ngây thơ bước vào nhà dòng sao mà đơn sơ quá, thánh thiện quá. Hành trang vào nhà tu chỉ là một cái giỏ xách với vài ba bộ quần áo che thân. Vậy mà đến cái ngày vĩnh khấn, cái ngày “lên hàng khanh tướng” sao mà nó khác quá! Ngày mới vào nhà tu chỉ cọc cà cọc cạch trên chiếc xe đạp cà tàng nhưng nay sao mà có chiếc xe xịn quá, sang quá! Ngày mới vào dòng mơ cũng chẳng có chiếc máy tính để bàn vậy mà giờ đây sau vài năm nhìn lại chẳng cần mơ cũng có chiếc laptop ngàn đô rủng rỉnh trong tay. Ngày mới vào dòng phải dùng chung một cái điện thoại thật khó chịu vậy mà ngày nay lại có một con dế bé bé con con đầy đủ chức năng chẳng thua kém ai. Hình như càng tu lâu thì càng trang bị cho mình những vật dụng mà người nghèo nằm mơ cũng chẳng có.
Còn nữa, thêm chuyện học hành. Có người may mắn hơn anh chị em khác trong cộng đoàn để rồi được gửi đi học thêm cái này thêm cái kia. Nhưng đáng tiếc thay là phần lớn sau khi đi học về rồi thì rất ít người sống hòa hợp với anh chị em trong cộng đoàn. Khi ấy họ cho mình là người “học cao hiểu rộng”, chẳng cần biện minh thì nhiều người thấy họ sống khác cái ngày xưa khi chưa được đi ra “nước ngoài, nước trong” để tu học. Hóa ra là những cơ may đi tu học để làm thăng tiến cho đời sống tri thức trong cộng đoàn, thăng tiến hơn cho đời hiến thân thì họ lại tiến thân nhờ cái suất du học do “ơn trên” đã ban cho họ.
Giảng dạy và lãnh đạo cộng đoàn cũng vậy. Người thì có cái may mắn là ăn nói lưu loát, người thì có cái may mắn nhanh nhẹn để mà giúp anh chị em trong cộng đoàn. Thế nhưng, tưởng chừng như những cái tài ấy là phục vụ cho đời hiến thân thì họ lại lấy cái đó làm bàn đạp cho sự tiến thân của họ. Họ đâu có biết rằng những thành công, những kết quả mà họ có đều là nhờ sự cầu nguyện, nhờ sự cộng tác của anh chị em trong cộng đoàn mà họ đang sống. Thế thì không khéo anh chị em trong cộng đoàn lại trở thành cái bàn đạp cho họ tiến thân ở trong cộng đoàn thay vì phải bon chen ở ngoài xã hội phải vất vả hơn nhiều.
Tưởng chừng giữa một giáo hội tạm gọi là thanh bình thì bỗng dưng lại nảy sinh ra nhiều vị tử đạo. Vì sao? Vì lẽ cả cộng đoàn phải sống trong tâm trạng “tử đạo” để cho những bậc “hiển thánh” được tiến thân hơn trong một cộng đoàn hiến thân.
Giữa cái xã hội phát triển tột bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội quả là điều rất tốt cho mọi người nhưng chính cái sự phát triển đấy đôi khi vô tình lại trở nên rào cản, trở nên cái khó cho đời tu ngày nay. Vì lẽ ngày nay để sống trọn ba lời khuyên tin mừng cũng như hiến pháp của hội dòng mà người tu tận hiến không đơn giản chút nào.
Giữa một xã hội thăng tiến về vật chất thì bảo sống đúng lời khuyên khó nghèo hơi bị khó.
Giữa một xã hội tự do về tình dục thì bảo sống khiết tịnh hơi bị khó.
Giữa một xã hội tự do dân chủ thì bảo sống một đời vâng phục nghiêm chỉnh hơi bị khó.
Giữa một xã hội phát triển về con người thì bảo rằng sống khiêm hạ bình dị trong bốn bức tường của nhà tu hơi bị khó.
Nói như thế chứ vẫn còn và còn rất nhiều bậc tu sĩ sống cả đời tận hiến cho Thiên Chúa. Chỉ lợn cợn đâu đó vài vị thay vì hiến thân thì lại tiến thân.
Thôi thì cũng chẳng dám kết án ai, chẳng dám ném đá ai. Trước tiên phải đấm ngực và xét duyệt lại đời hiến thân của mình. Mình luôn xin với Chúa nhắc nhớ cho mình biết rằng mình đang ở đâu, đang làm gì, đang hiến thân hay tiến thân để mình chỉnh sửa đời tận hiến sao cho đẹp. Nếu như nhằm mục để tiến thân thì thôi, ra khỏi bốn bức vách của tu viện để tiến thân chứ ai mà chơi cái trò hai mặt núp trong tường tu viện để mà tiến thân dưới cái danh nghĩa hiến thân?
Lâu lâu, người sống trong nhà tu cũng cần duyệt xét lại xem là mình đang hiến thân hay tiến thân. Nếu như tiến thân thì hoàn toàn sai mục đích và tôn chỉ của đời tu.
Trong bất kỳ xã hội nào người ta vẫn mong, vẫn chờ những ánh sáng le lói của một cuộc đời từ bỏ giữa ngàn ngàn cuộc đời bon chen, giành giật. Quý lắm khi trong hội dòng, trong cộng đoàn tu trì có những con người hiến thân thật sự chứ không phải chỉ núp bóng trong nhà tu để mà tiến thân.
Anmai, C.Ss.R