PDA

View Full Version : S - Sáng Tạo (Những Mẩu Bánh Vụn)



Dan Lee
06-25-2008, 06:20 PM
Sáng Tạo

http://memaria.org/images/nhungmaubanhvun.gif

Có lần tôi đã viết về đôi mắt người nghèo và đôi mắt người yêu. Hôm nay tôi muốn tiếp tục nói với bạn về một khía cạnh trong đó là tính sáng tạo. Chắc bạn cũng từng nghe nói nhu cầu là mẹ của sáng tạo, hay đúng hơn, nhu cầu kich thích sáng tạo. Người nghèo bị thúc đẩy bởi nhu cầu sống nên phải tìm tòi, biến chế... nhưng thường người nghèo bị giới hạn cả về trí tuệ, thời gian, và phương tiện, nên quả là nguồn sáng tạo. Cả vũ trụ là công trình sáng tạo của Tình yêu vô biên. Những công trình nghệ thuật đáng kể từ cổ chí kim đều là sáng tạo của tình yêu, còn mọi phương thề giết người, hại nhau đều là sáng tạo của thù hận là cái đối nghịch với tình yêu.

Bạn chỉ cần suy nghĩ một thoáng cũng thấy rằng cuộc sống con người chỉ có được và tốt đẹp nhờ sức sáng tạo mà thôi.

Bạn có thấy người con gái ngồi đan áo, thêu khăn cho người yêu chưa? Ôi, những đường kim mũi chỉ, những đường thêu đường viền sao mà công phu thế! Bởi vì mỗi mũi kim, mỗi nút đan là cả tình yêu thu gọn trong một cử chỉ nhỏ bé nhất và muốn vận dụng hết sức sáng tạo của mình vì người yêu.

Nhưng ở đây tôi muốn nói về sáng tạo trong tương quan với nhân cách của mỗi con người. Vận dụng sáng tạo vào những vật quanh ta, vào những cái ta có, làm cho cuộc sống của ta và quanh ta thêm tươi đẹp, dễ chịu, tiện nghi... Nhưng còn một chỗ quan trọng hơn nữa mà ta phải vận dụng khả năng sáng tạo đó là bản thân ta: tự sáng tạo.

Một trong những khía cạnh ta giống hình ảnh Thiên Chúa là ở khả năng sáng tạo. Chúa trao cho ta khả năng sáng tạo là để tiếp tục công trình sáng tạo của Chúa đối với vạn vật và đối với chính bản thân ta.

Một đứa bé có óc sáng tạo, khi bạn cho nó bánh kẹo, đồ chơi đầy hai tay thì nó biết "tổ chức" để tiếp nhận, còn đứa bé thiếu óc sáng tạo thì đầy hai tay rồi luýnh quýnh không biết làm sao để nhận thêm. Một người có óc sáng tạo khi có một mớ vải vụn, biết chắp lại làm nón, làm mền..., còn người thiếu óc sáng tạo thì chẳng biết làm gì với mớ vải vụn.

Trong vấn đề nhân cách có cái gì tương tự như thế, nhưng không phải chỉ đối với những gì ta có, mà đối với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh xảy đến cho ta. Nhà điêu khắc nhìn miếng gỗ, tảng đá biết tận dụng từng đường vân, từng mắt gỗ, từng cạnh của tảng đá để làm nên những tác phẩm nghệ thuật. Bạn có lần nào đọc Isaia 44 và sách Khôn Ngoan 15, hai tác giả này chế diễu các tượng thần. Nhưng ta cũng có thể đọc dưới khía cạnh sáng tạo. Khúc củi cho vào bếp đốt để nướng bánh, sưởi ấm, cuối cùng còn một khúc đầy mắt, không cháy nổi, người chủ đem tạc thành pho tượng rồi đặt lên kệ để thờ. Người thợ gốm nhào cục đất nặn các thứ bình, từ bình rượu, bình bông cho tới bình vôi, bình tiểu... cuối cùng dù một cục không đành vứt đi, nặn thành pho tượng cho vào lò nung cùng với các thứ bình kia, rồi để lên kệ thờ. Thật là một lối diễn cay độc. Nhưng cũng làm nổi bật óc sáng tạo của những nghệ nhân kia. Từ một khúc củi cháy dở, từ một cục đất sét còn dư làm nên pho tượng!

Nhân cánh của mỗi người đều do người tự tạo lấy. Tiếp thu mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, biến cố, mọi quan hệ để làm cho mình thêm vững chắc phong phú. Diều này cốt ở chỗ ta giữ vững tư cách là ta, và ta sống mọi biến cố, mọi hoàn cảnh, mọi quan hệ với tất cả ý thức và sự chủ động, không để cho biến cố, hoàn cảnh hay người nào cuốn ta theo.

Ðứa trẻ thường tự đánh giá theo những gì nó có. Nó khoe với bạn bè những đồ chơi, những món quà, khoe cả cha, mẹ, anh chị em nó. Nó hãnh diện vì có những đồ vật đó. Một người đã có nhân cách trưởng thành, biết tự đánh giá, biết tự làm chủ thì quan tâm tới chính thái độ bản thân, tư cách của mình trong mọi biến cố, quan hệ, trước mọi sự vật, mọi người, quan tâm đến cái mình là, cái mình sống. Người có nhân cách vững vàng thì mọi biến cố, mọi hoàn cảnh, mọi vật và mọi người chỉ làm cho người ấy thể hiện chính mình trọn vẹn hơn, là mình trọn vẹn hơn.

Ðó là tự sáng tạo.

Mọi biến cố thuận hay nghịch, mọi người thù hay bạn, mọi sự vật người ấy sở hữu hạoc sử dụng đếu làm cho người ấy là mình. Nhiều khi ta nghe kể về một người thân quen nào đó đã lam, đã nói, đã đối phó thế nào đó, ta buột miệng nói ra: "Ðúng là ảnh..., đúng là lối nói, lối đùa, lối xử sự của ảnh...".

Người có nhân cách vững vàng và sáng tạo thì như tảng đá giữa dòng nước chảy, qua bao năm tháng vẫn đứng trơ trơ, càng ngày càng có vẻ hùng vĩ hơn, còn người không có nhân cách vững vàng và sáng tạo thì như bèo nổi trên sông, bị mọi biến cố, hoàn cảnh như gió làm trôi dạt không biết tới đâu. Lúc nào cũng dao động vì thụ động trước mọi biến cố, mọi hoàn cảnh, biến cố, như người nghệ sĩ có khả năng chủ động đối với mọi nguyên liệu, dụng cụ gặp được.

Muốn sáng tạo chính mình cũng cần có tình yêu thật to lớn: yêu cuộc sống, yêu con người.

Lm. Nguyễn Công Ðoan, S.J.