PDA

View Full Version : M - Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (41)



Dan Lee
06-28-2008, 10:02 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (41)

411. Con người của Phêrô

Tên Ximong. Con của ông Giona. Chủ một chiếc đò. Làm nghề chài lưới.
Chúa Giêsu kêu gọi Phêrô và Phêrô bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ gia đình để theo Chúa.
Chúa Giêsu đến nhà Phêrô và chữa bà gia ông lành bệnh. Ngài sống trong nhà ông Phêrô một thời gian để làm việc. Ngài cho ông một tên mới, gọi là “Đá” vì con người cứng rắn của ông.

Phêrô có tư cách thủ lĩnh: ông điều khiển được Nhóm Mười Hai.
Phêrô có tính tình thẳng thắn, bộc trực. Ông thường nói toạc ra trước khi suy nghĩ: “Con không bỏ Thầy đâu?”….
Khi mọi người im lặng, sợ sệt, Phêrô cả gan nói lớn: “Lạy Thầy, con sẽ đi với ai vì Thầy là Đấng có lời hằng sống.”
Chúa Giêsu yêu đặc biệt Phêrô vì thấy Phêrô có nhiều tư cách đáng phục: đưa lên Núi Tabôrê, đưa vào Vườn Giếtsêmani.

412. Phêrô, trước: hoảng sợ chối Thầy Giêsu!

Nhưng cuối cùng vì hoảng sợ, Phêrô đã phản bội Thầy Giêsu một cách phủ phàng: chối Thầy đến ba lần liên tiếp, chối phăng phắc, chối không chút ngập ngừng, chối không chút do dự.
Và khi gà gáy, liếc nhìn của Thầy Giêsu đầy buồn bã đã rơi đúng trên khuôn mặt sợ sệt của Phêrô.

413. Phêrô, sau: yêu Chúa Giêsu không ai bằng!

Khi gà sắp gáy lần thứ ba, liếc nhìn của Chúa Giêsu đầy yêu thương tha thứ, - nhưng cũng rất buồn - rơi đúng trên khuôn mặt đầy sợ sệt của Phêrô, và lạ lùng thay, Phêrô bắt được luồng sóng tình yêu của Thầy và tin chăc rằng Thầy không bao giờ loại bỏ mình, nên Phêrô đáp lại, không phải bằng sự tuyệt vọng của Giuđa, nhưng bằng một lòng hy vọng lớn lao. Phêrô tin rằng Thầy đã hoàn toàn tha thứ cho mình.

Thế rồi một bóng người ra đi loạng choạng giữa đêm khuya vắng, vừa thất thểu, vừc mếu máo, đấm ngực ăn năn khóc lóc thảm thiết, đến đến đỗi từ đó, cho đến cuối đời, giọt lệ thống hối làm cho đôi má Phêrô phải mòn đi thấy rõ.

Khi sống lại, hai Thầy trò gặp nhau. Chúa Giêsu thấy Phêrô quả thật là một con người mới mẻ, có tình yêu khiêm tốn nhưng sâu đậm. Chúa Giêsu không ngầ ngại cử Phêrô chính thức làm vị chủ tịch tôi cao của Giáo Hội. Và vị Giáo Hoàng đầu tiên nầy đã không phụ lòng mong mỏi của Thầy mình.

Phêrô hăng hái ra đi khắp nơi, chinh phục các linh hồn cho Chúa Giêsu. Bị tù đày, vẫn vui mừng; bị đánh đập, vẫn hân hoan; luôn bình tĩnh, chịu đựng, can đảm, không còn sợ sệt nữa. Và tù ra khám, bị đánh bị đuổi, Phêrô vẫn một mực cương quyết điều khiển Giáo Hội sơ khai một cách tận tụy.

Đến tận Rôma, dưới thời bạo chúa Nêrông, trong lúc Đạo của Thầy mình bị bắt bớ ghê rợn, Phêrô tìm đủ cách để rao giảng Tin Mừng, lén lút sống trong các hang Toại Đạo với các bổn đạo, nâng đỡ đức tin của đoàn chiên mẹ, chiên con.

Phêrô vui lòng để cho quân nghịch đạo bắt, sau khi biết rõ ý Chúa là phải hy sinh mạng sống cho Giáo Hội.
Phêrô bị bắt và bị giam trong ngục sâu, 9 tháng ròng rã, đói, khát, lạnh lẽo, cô đơn, nhưng vẫn vui lòng chịu đựng vì yêu Thầy.

Khi bị lôi ra khỏi ngục để bị đóng đinh như Thầy, Phêrô khiêm nhượng xin cho được đóng đinh ngược, để kính trọng Thầy Giêsu của mình. Như vậy, trước khi chết, Phêrô vẫn còn khiêm nhượng cho mình không xứng đáng đóng đinh trên thập giá trong tư thế như Thầy của mình.

Chúa Giêsu đã đặt tất cả vận mạng của Giáo Hội Ngài lập, vào tay Phêrô.
Con người hèn yếu, hèn nhát và bất toàn nầy, tên là Phêrô, vẫn được Chúa Giêsu dùng để làm nên một vị thánh, vị Giáo Hoàng tiên khởi, cột trụ của Giáo Hội.
Và Giáo Hội Công giáo luôn hiên ngang về Vị Giáo Hoàng đầu tiên nầy của mình.

414. Phaolô, trước: ghét Chúa Giêsu hết sức thậm tệ

Phaolô, truớc, có tên là Saolê. Lúc còn ăn học tại Giêrusalem, Saolê rất gắn bó với Đạo Do Thái, vì thế, khi biết được có những kẻ cả gan đứng lên rao giảng đạo của một người đã chết tên là Giêsu, ông liền nổi cơn tức giận đến cực điểm và quyết tiêu diệt cho kỳ được những kẻ theo đạo mới nầy.

Phaolô tìm cách tiêu diệt đến 3 lần những kẻ theo Chúa Giêsu.

Lần thứ nhất: Để thủ tiêu thánh Stêphanô là một kẻ trung thành theo Chúa Giêsu, Saolê đã xúi giục dân chúng ném đá thánh Stêphanô cho đến chết. Chính Saolô sốt sắng giữ áo cho bọn ném đá nầy, để tay họ được thảnh thơi mà ném cho mạnh.

Lần thứ hai: Giết được thánh Stêphanô, Saolô chưa hả giận. Như chó sói hung dữ đi tìm mồi, Saoô tình nguyện dẫn đầu quânđội pháp đình Do hái, đi lục soát các gia đình ở Giêrusalem, xem có ai theo ông Giêsu thì bắt đem về, hành hạ, tra tấn và gết chết.

Lần thứ ba: Bắt bớ và tiêu diệt các bổn đạo ở Giêrusalem, Saolô chưa thoả lòng, nên còn muốn đi bắt xa hơn nữa. Ông xung phong đem quân lính đi đến thành Đamas, thủ đô nước Syria, cách Giêrusalen 250 cây số, để vây bắt, tra tấn, hành hạ và giết chết những ai theo ông Giêsu ở đó.

415. Phaolô, sau: yêu Chúa Giêsu không ai bằng!

Đang khi đi bắt Đạo lần thứ ba, Phaolô, lúc đó đang còn mang tên Saolê, đã được Chúa Giêsu làm cho trở lại một cách lạ lùng.

Chúng ta hãy nghe chính thánh Phaolô krể lại biến cố lạ lùng nầy: "Đang khi tôi đi đường và đến gần Đamát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai?". Người nói với tôi: "Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ." (Cv 22, 6-8)

Saolê đi bắt Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu phục kích bắt lại Saolê, và Saolê đầu hang Chúa Giêsu.
Saolê rút lui vào sa mạc ba năm để ăn năn để ăn ăn, cầu nguyện và dọn mình làm tôi Chúa. Sau đó, Saolê đổi tên thành Phaolô, đi giảng đạo trong 30 năm.
Phaolô yêu mến Chúa Giêsu đến nỗi ngài nói: không phải tôi sống
Phaolô thách đố ai có thể tách ngài ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô được: gian trân, khổ cực, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gơm giáo. "Không gì có thể tách tôi ra khỏi tình Chúa Giêsu yêu tôi được!" (x.Rô 8,35).

Trong ba mươi năm đi loan báo Tin Mừng, Phaolô đi đây đi đó được hai vạn cây số: bị đánh đòn năm lần, bị tra tấn a lần, bị ném đá một lần, bị đắm tàu ba lần, bị trôi chơi vơi giữa biển một ngày một đêm, bị đói, bị khát, bị mình trần, nếm đủ mọi nguy hiểm do sông ngòi, do trộm cướp, do người đồng hương, do người dân ngoại, do những anh em giả, nguy hiểm nơi thành thị, trên rừng vắng, trên biển cả. Và cuối cùng, được đổ máu ra, để làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng mà trước đây, ngài ghét thậm tệ, nhưng sau đó, lại yêu Ngài không ai bằng!

416. Giáo Hội Công giáo luôn tươi trẻ, luôn mới mẽ

Giáo Hội Công giáo, mà trong quá khứ cũng như trong hiện tại, thường bị bắt bớ, bị xâu xé, nhiều phen xem ra sắp ngã xuống bờ diệt vong, nhưng vẫn luôn vững đứng, vì cũng như Thầy Giêsu của mình, Giáo Hội Công giáo luôn tái sinh, luôn phục sinh, luôn mới mẻ.

Có thể có kẻ cho Giáo Hội Công giáo là già nua, là lỗi thời. Đối với họ, Giáo Hội Công giáo là một tổ chức tuy đáng kính, nhưng điều nầy đã thuộc về quá khứ, đã thuộc về đời trước, vì hiện nay, Giáo Hội Công giáo không còn hợp thời nữa, vì hiện nay, Giáo Hội Công giáo đã hết thời rồi: nhiều người bỏ Giáo-Hội Công giáo mà đi, ít người còn theo Giáo Hội Công giáo nữa. ...

Những kẻ chủ trương như vậy là lầm vì Giáo-Hội Công giáo vẫn luôn tươi trẻ, vẫn luôn mới mẻ, vẫn luôn có mặt khắp nơi, vẫn luôn hăng say hoạt động khắp chốn, vẫn thu hút nhiều kẻ trở lại đó đây, đây đó.

Có thể có kẻ cho Giáo Hội Công giáo là một tổ chức mà thế nào thời gian cũng làm cho ra úa tàn, kiệt quệ và tiêu tan. Họ giống như những Napôlêôn, những Vônte,. ...Nhưng họ đã thất vọng! Vì càng đi sâu vào thời gian, kẻ khác thì tan, tổ chức khác thì tàn, còn Giáo Hội Công giáo thì bất chấp sức tiêu diệt của thời gian, càng lâu trong thời gian, càng trẻ thêm trong thời gian; càng nhiều trong thời gian, càng rực rỡ thêm mãi trong thời gian.

Thời gian không làm cho Giáo-Hội Công giáo trở nên già cỗi, héo khô; trái lại, với thời gian, Giáo Hội Công giáo càng sinh động, càng lột xác, càng có nhiều Công Đồng như Công Đồng Vatican Hai để làm cho mình luôn ở trong một mùa xuân tươi trẻ. Vì thế, hoàng đế Napôlêôn, sau khi đã ngạo nghễ tuyên bố: "Trẫm sẽ nghiền nát Giáo-Hội”, thì cuối cùng, trước khi chết, cũng đã phải thú nhận: "Trẫm đã xây dựng một nước trên gươm giáo, và nước đó đã sụp đổ. Đức Giêsu đã xây dựng nước Ngài trên tình yêu, và nước đó vẫn còn”. Và nhà văn hào vô thần Vônte vung tay múa ngón ngăm đe Giáo Hội Công giáo: "Ta đã chán nghe câu chuyện 12 tông đồ bành trướng nước ông Kitô. Một mình ta, ta sẽ tiêu diệt Giáo-Hội”. Lúc đó là năm 1758. Vônte nói tiên tri: "Còn 20 năm nữa, Giáo Hội sẽ bị tiêu diệt ”. Và lịch sử đã chứng minh, một cách lạ lùng, lời ông nầy nói: đúng vào năm 1778, là 20 năm sau, Vônte già, yếu, chết, còn Giáo Hội Công giáo vẫn trẻ, mạnh, và sống mãi, sống cho đến bây giờ, và cho đến tận thế.

417. Lấy hy sinh và đau khổ để làm việc tông đồ

Người ta có thể chịu đau khổ như người ngoại giáo, như người bị trầm luân hoả ngục hoặc như một đấng thánh.

Để được chịu đau khổ như Chúa Giêsu, tiên vàn phải tập chịu đau khổ như đấng thánh. Chốc ấy, đau khổ sẽ làm ích cho bản thân chúng ta, rồi mưói đem áp dụng mầu nhiệm đau khổ trên các linh hồn: “Tôi bổ khuyết sự Thương Khó Chúa Giêsu còn thiếu trong xác thịt tôi và vì nhiệm thể của Chúa là Giáo Hội” (Cl 1,24)….

Linh mục Faber nói: “Đau khổ là Bí Tích cao cả hơn hết”. Vị tôn sư nầy đã nhấn mạnh vào sự cần thiết và vinh dự của đau khổ. tất cả cáclý lẽ ngài nêu ra, đều có thể áp dụng vào sự phong phú của hoạt động tông đồ do sựu liên kết mật thiết đau khổ của vị tông đồ với hy sinh của Chúa Cứu Thế trên đồi Gôngôta, nhờ đó, ngài mới được tham gia ơn ích bởi Máu Thánh Chúa (x.Hồn Tông Đồ).

418. Không cần tìm lý do đích thực ở đâu xa!

Tại Hàn Lâm Viện Các Khoa học luân lý và chính trị, các viện sĩ bàn về những nguyên nhân gây ra sự nghèo đói, túng cực.
Mỗi viện sĩ đều có bài tham luận.
Để kết thúc, ông Renouard tóm lại một câu như sau: “Không cần tìm nguyên nhân đích thực ở đâu xa. Nguyên nhân nầy có trong sách giáo lý, nơi chương nói về Bảy Mối Tội Đầu.”

419. Hoàn cảnh tạo chúng ta, hay chúng ta tạo nên hoàn cảnh?

Hai phụ nữ vừa mừng thọ 70, nhưng mỗi người nhìn biến cố nầy một cách khác.
Một bà “biết” rằng đời mình đã xế bóng. Đối với bà, 70 năm sống đã làm tàn tạ cơ thể bà và bà nên nghĩ tới cái chết.
Bà kia thì lại tin rằng con người làm được gì là tuỳ ở niềm tin của mình, và vì thế, bà đã đề ra một lý tưỏng cao hơn cho mình. Bà tin rằng leo núi là một loại thể thao thích hợp ở tuổi của bà.
Suốt 25 năm sau đó, bà đã dấn mình vào cuộc mạo hiểm mới nầy, và bà đã chinh phục được một số đỉnh núi cao nhất thế giới, khi bà ở tuổi 90.
Đây là bà Hulda Crooks.
Hulda Crooks đã trở thành người phụ nữ già nhất thế giới leo tới đỉnh núi Phú Sĩ. (x. Đánh thức con người phi thường trong Bạn)

420. Hoặc làm việc hoặc chết!

Đô đốc Byrd sống 5 tháng trong cô độc, giữa băng tuyết mênh mông của Nam Cực. Xung quanh, không có một sinh vật nào hết. Trời lạnh đến đổi ông thấy hơi thở của ông đóng băng mỗi lần ông thở ra. Trong 5 tháng nầy, tại nam Cực, ngày cũng tối như đêm.

Ông kiếm việc làm để cho tinh thần ông khỏi rối loạn, để ông khỏi phải phát điên.

Ông kể lại trong cuốn nhật ký như sau: “Đêm tới, trước khi tắt đèn, ông tập thói quen vạch rõ công việc hôm sau: một giờ đào hầm ra, nửa giờ san phẳng đống tuyết, một giờ chêm đóng thùng xăng cho được vững, một giờ đục những ngăn chứa sách trong bức tường hầm đựng thức ăn, và hai giờ để thay một cây ngang gãy trong chiếc xe. Nhờ đó, tôi thấy tự chủ được mình. Không thế, thì chuỗi ngày của tôi không có mục đích, mà không có mục đích thì đời tôi chắc đã tàn luôn vậy.”

Thật đúng như lời thơ tự thú của thi sĩ Tennyson: “Tôi phải cặm cụi làm việc, nếu không, thất vọng và chán nản sẽ giết tôi mất.”

LM Nguyễn Vinh Gioang