Dan Lee
06-29-2008, 11:06 AM
THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ
Lễ kính hai vị thánh tông đồ Phêrô và Phaolô rơi vào ngày Chúa nhật 29 tháng 6, cho nên, năm nay thay vì Giáo hội mừng lễ Chúa nhật thứ 13 thường niên thì mừng trọng thể lễ kính hai Thánh Cả Phêrô và Phaolô. Tôi đã có dịp đến Rôma tám lần và năm nay tôi lại có dịp đưa phái đoàn hành hương Lộ Đức, Fatima và Rôma. Không dịp nào đến Rôma mà tôi lại không đến viếng Vương cung thánh đường của hai vị Thánh này. Vì thế, tôi cùng với ông bà và anh chị em có cơ hội để suy niệm về hai vị thánh sống động của giáo hội thời phôi thai. Hai vị thánh đã được mừng chung một ngày bởi vì các ngài đã đi rao giảng đạo Kitô đến thành đô La mã nơi mà các ngài đã chịu tử đạo bởi hoàng đế Nêrô. Các ngài là bổn mạng chính của giáo hội La mã. Hai Thánh Phêrô và Phaolô cũng là bổn mạng của Liên đoàn Công giáo Việt Nam Hoa Kỳ. Hân hoan chúc mừng.
Quý ông bà và anh chị em thân mến, rất khó mà diễn tả hai vị thánh riêng rẽ, mừng chung một ngày mà lại có những điểm khác biệt nhau.
Thánh Phêrô là một con người tầm thường, làm nghề đánh cá, không được học hỏi nhiều. Ngài đã đáp lời mời gọi của Chúa và sau đó ngài đã vấp ngã trong suốt cuộc sống công khai của Chúa Giêsu và còn hơn thế nữa. Thánh Phêrô đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Messia và đã tuyên xưng đức tin của ngài vào Chúa tại Capanaum. “Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Thánh Phêrô đã can đảm đi trên mặt biển để gặp Chúa Giêsu trên biển hồ Galilê, nhưng rồi ngài đã tự tin vào mình, chú tâm đến mình thay vì Chúa và ông đã bắt đầu chìm xuống nước. Chính vì thế, Chúa đã quở trách ông yếu lòng tin.
Chúng ta chứng kiến những hình ảnh sống động cũng như thảm bại liên quan đến Thánh Phêrô trong suốt 24 tiếng cuối cùng của cuộc đời Đức Kitô trên trần gian. Tại bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu minh chứng một hành động tiên tri và đã rửa chân cho các tông đồ. Chủ tâm của Chúa Giêsu là tự hạ mình để phục vụ người khác và chỉ cho các tông đồ cũng nên làm như thế. Khi Chúa Giêsu rửa chân cho Phêrô, ông đã nói: “Thầy sẽ không rửa chân của con.” Chúa Giêsu trả lời: “Sau này, con sẽ không thuộc về Thầy.” Phêrô nói, “trong hoàn cảnh đó, Lạy Thầy, xin Thầy không những rửa chân, rửa đầu, tay và toàn thân con nữa.” Chúa Giêsu nói: (tôi xin thêm vào) “Hãy bình tâm Phêrô, chân của con là điểm chính.” Gần sau bữa ăn, Phêrô đã khẳng định là không bao giờ mất niềm tin nơi Thầy. Chúa Giêsu trả lời là Phêrô, con sẽ chối thầy ba lần trước khi gà gáy, Và quả thật, Phêrô đã chối Chúa 3 lần sau khi Chúa bị bắt.
Nhưng rồi Thánh Phêrô đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin vào Chúa 3 lần sau phục sinh. Chúa phục sinh đã hỏi Phêrô: “Simon Phêrô, con có mến Thầy không?” Phêrô đáp: “Thưa Thầy, con mến yêu Thầy.” “hãy nuôi nấng chiên Thầy.” “Simon Phêrô, con có yêu Thầy không?” “Thưa vâng, con yêu mến Thầy.” “Hãy chăm sóc đàn chiên Thầy.” “Simon Phêrô, con có yêu mến Thầy không?” “Thưa Thầy, Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy.” “Thế thì nuôi nấng đàn chiên Thầy. Một ngày nào đó sẽ đến khi người ta sẽ ràng buộc con và mang con đến một nơi mà con không muốn đi.”
Phêrô đã mang trên mình chức vụ lãnh đạo của các tông đồ khác được trao ban bởi Chúa, nhưng đã bị đánh đập bởi Phaolô khi Phaolô bắt đầu đối xử các Kitô hữu Do thái hơn là những người ngoạo giáo. Phêrô thì cư xử rất ư là con người, ngay cả sau Lễ hiện xuống, ngài vẫn còn để tính con người của ngài làm tổn thương đến con người của ngài.
Cũng thế, Phêrô được khẳng định tuyên xưng niềm tin, Ngài đã đến Rôma, trung tâm của thế giới, nơi mà ngài đã trở thành vị tông đồ của Rôma hoặc vị giám mục tiên khởi của Rôma. Vị kế vị Thánh Phêrô là Đức Giáo hoàng bởi vì Đức Giáo hoàng là Giám mục của Rôma. Truyền thống cho biết là khi Phêrô được đưa đi đóng đinh, ngài đã xin đóng đinh ngược vì ngài cho rằng ngài không xứng đáng được chịu chết giống như Chúa. Giáo hội sơ khai đã có truyền thống là xây các vương cung thánh đường trên phần mộ của các vị tử đạo. Những sự khai quật dưới vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Rôma, người ta đã tìm thấy một xác người với cùng với một số lớn xương của đàn ông người Trung đông. Hầu như đó là thân xác của Thánh Phêrô.
Nói đến phêrô thì chúng ta cũng cần phải nói đến Phaolô cho cân bằng.
Phaolô thì cũng có thể giống như Phêrô nếu ngài cố gắng. Phaolô là con người có học. Ngài đã theo học với một thầy Hebrew nỗi lạc tên là Gamaliel. Về thể lý thì Phaolô là một con người bé nhỏ. Tên của ngài đã được đổi từ Saolô thành Phaolô như là kiểu nói kháy. Phaolô hoặc phaolus nghĩa là bé nhỏ trong ngôn ngữ La tinh. Phaolô bé nhỏ nhưng ngài rất năng động. Ngài là một trong những người Pharisiêu đã tìm đủ mọi cách để bách hại những người theo Chúa Giêsu. Ngài đã có mặt khi vị tử đạo tiên khởi, Stêphanô bị ném đá chết. Phaolô đã công nhận sự việc này. Sau đó, Phaolô đã huy động tìm kiếm bắt các Kitô hữu và trao họ cho các nhà cầm quyền Do thái để bỏ tù hoặc giết chết. Nhưng Chúa Giêsu đã kêu gọi ông khi ông lên đường đi Đamascô. Mặc dầu kinh thánh không nói gì về Phaolô bị đánh ngã ngựa, nhưng dân gian truyền rằng Phaolô quả đã bị đánh ngã xuống ngựa khi ngài nhận ra thị kiến của Chúa đã tỏ cho ngài rằng thay vì phục vụ Chúa, ông đã chống lại ý muốn của Đấng toàn năng. Sau khi cải tâm, Phaolô đã dùng sự thông thái và lòng quả cảm của mình để rao giảng tin mừng nước Chúa đến cho các nước Tây âu của Đế quốc La mã, viết nhiều thư đến cho các giáo đoàn sơ khai và hoàn toàn hy sinh mạng sống mình cho nước Chúa. Bức tượng đàng trước vương cung thánh đường Phaolô ngoại thành tại Rôma mô tả một Phaolô quả cảm đang cầm một thanh gươm. Như là một vị linh hướng cho phái đoàn hành hương, tôi vẫn luôn tự biên tự diễn là thánh Phaolô cầm gươm có lẽ minh chứng ngài đã chết tử đạo vì bị chém đầu. Nhưng khi quý vị đến gần và quan sát chiếc gươm thì nó có hai lưỡi. Điều dẫn giải này trích dẫn trong thư gửi tín hữu Do thái như sau: “Lời Chúa thì sống động và ứng nghiệm, sắc bén hơn một cây gươm hai lưỡi, đâm xuyên qua tâm hồn và thần khí, tận khớp xương và cùng tủy, và có thể nhận thức tư tưởng và suy tư của tâm hồn (Do thái 4:12). Lời Chúa trở thành thân thể của Chúa Giêsu Kitô cưỡng ép Phaolô làm một cuộc cách mạng thay đổi cuộc đời của ông.
Hai vị thánh rất ư là khác nhau, một vị thì thân thể cường tráng làm nghề đánh cá, một vị thì bé nhỏ và thông minh, nhưng hai vị cùng có những đặc điểm tương tự là hai ông đã minh chứng sống cho nước Chúa ngay cả đến cái chết cho Chúa.
Sau đây tôi có thể nói là có một vài Phêrô và Phaolô trong mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều nuôi dưỡng một vài điểm không tương xứng của các ngài. Mỗi người chúng ta có thể vui hưởng một vài điểm son của các ngài. Trong chiều hướng tiêu cực, tất cả chúng ta có khuynh hướng cuốn gói trong cuộc sống như Phêrô, thực hiện một lời hứa hay, đoan thệ và sau đó lật ngược lại khi gặp những khó khăn thử thánh. Đã bao nhiêu lần chúng ta, ngay cả tôi đã làm tổn thương đứng về phía Chúa để ngăn chặn khỏi bị chế nhạo bởi đám đông. Đôi khi chúng ta đi vào trong cuộc sống giống như những viên pháo đá mà Saolô đã thuyết phục rằng cái nhìn của chúng ta về thế giới thì đúng và mong muốn bách hại mọi người không đồng ý với chúng ta. Giống như Phaolô trước khi sự cải tâm của ngài, đức ái trở thành thứ bậc để thực hành một điều tốt. Phaolô đã chú tâm đến điều này như đã trích trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô chương 13: “Không gì cao cả hơn đức ái. Đức ái thì kiên tâm, nhẫn nại. Đức ái không đưa đến kết luận. Đức ái chịu đựng tất cả và tồn tại luôn mãi. Có đức tin, có đức cậy và đức mến. Nhưng nhân đức cao cả nhất là đức mến.”
Cũng còn rất nhiều điều hay lẽ đẹp của hai vị Thánh Phêrô và Phaolô trong mỗi người chúng ta. Quan trọng hơn cả về lòng tin của chúng ta là ao ước để được phục vụ Chúa trong mọi chiều hướng mà Chúa mời gọi chúng ta. Chúng ta tất cả đều được mời gọi là những cánh tay dùng dũng của Phêrô và thông minh trí tuệ của Phaolô để phục vụ Chúa.
Cũng còn có những điều khác mà Phêrô và Phaolô và chúng ta đều có chung đó là động lực. Những vị khởi xướng năng động của Rôma đã lãnh nhận sức mạnh của họ từ Chúa Thánh thần bởi Chúa Cha và Chúa Con. Chúng ta cũng đã lãnh nhận sức mạnh này, sự năng động này qua một phần nào đó của các ngài. Sự năng động, sức mạnh để hướng dẫn kẻ khác đến với Chúa đã được trao ban cho chúng ta trong ngày Lễ Ngũ tuần, khi lãnh nhận bí tích thêm sức. Khi chúng ta chú tâm để sống cho Chúa, những người khác sẽ lắng nghe lời mời gọi của Chúa đến với họ qua con người chúng ta.
Đó cũng như là nước Chúa được rao giảng từ những mẻ lưới cá của Phêrô và những sự học hỏi thông minh của Phaolô loan truyền đến La mã và những vùng phụ cận. Đây là ơn của Chúa Thánh thần tác động, sự hiện diện năng động của Chúa, bên trong quý vị và tôi làm cho giáo hội trở thành sống động thực trong thế giới ngày nay.
Quyết tâm và năng động là hai dấu ấn của hai vị thánh cả. Nguyện xin sự quyết tâm và năng động đóng dấu ấn trong cuộc sống chúng ta như chúng ta cố gắng tiếp tục sứ mệnh tông đồ của hội thánh trao phó.
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, cầu cho chúng con! Amen!
LM Francis Bùi Quyết, SDD
Lễ kính hai vị thánh tông đồ Phêrô và Phaolô rơi vào ngày Chúa nhật 29 tháng 6, cho nên, năm nay thay vì Giáo hội mừng lễ Chúa nhật thứ 13 thường niên thì mừng trọng thể lễ kính hai Thánh Cả Phêrô và Phaolô. Tôi đã có dịp đến Rôma tám lần và năm nay tôi lại có dịp đưa phái đoàn hành hương Lộ Đức, Fatima và Rôma. Không dịp nào đến Rôma mà tôi lại không đến viếng Vương cung thánh đường của hai vị Thánh này. Vì thế, tôi cùng với ông bà và anh chị em có cơ hội để suy niệm về hai vị thánh sống động của giáo hội thời phôi thai. Hai vị thánh đã được mừng chung một ngày bởi vì các ngài đã đi rao giảng đạo Kitô đến thành đô La mã nơi mà các ngài đã chịu tử đạo bởi hoàng đế Nêrô. Các ngài là bổn mạng chính của giáo hội La mã. Hai Thánh Phêrô và Phaolô cũng là bổn mạng của Liên đoàn Công giáo Việt Nam Hoa Kỳ. Hân hoan chúc mừng.
Quý ông bà và anh chị em thân mến, rất khó mà diễn tả hai vị thánh riêng rẽ, mừng chung một ngày mà lại có những điểm khác biệt nhau.
Thánh Phêrô là một con người tầm thường, làm nghề đánh cá, không được học hỏi nhiều. Ngài đã đáp lời mời gọi của Chúa và sau đó ngài đã vấp ngã trong suốt cuộc sống công khai của Chúa Giêsu và còn hơn thế nữa. Thánh Phêrô đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Messia và đã tuyên xưng đức tin của ngài vào Chúa tại Capanaum. “Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Thánh Phêrô đã can đảm đi trên mặt biển để gặp Chúa Giêsu trên biển hồ Galilê, nhưng rồi ngài đã tự tin vào mình, chú tâm đến mình thay vì Chúa và ông đã bắt đầu chìm xuống nước. Chính vì thế, Chúa đã quở trách ông yếu lòng tin.
Chúng ta chứng kiến những hình ảnh sống động cũng như thảm bại liên quan đến Thánh Phêrô trong suốt 24 tiếng cuối cùng của cuộc đời Đức Kitô trên trần gian. Tại bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu minh chứng một hành động tiên tri và đã rửa chân cho các tông đồ. Chủ tâm của Chúa Giêsu là tự hạ mình để phục vụ người khác và chỉ cho các tông đồ cũng nên làm như thế. Khi Chúa Giêsu rửa chân cho Phêrô, ông đã nói: “Thầy sẽ không rửa chân của con.” Chúa Giêsu trả lời: “Sau này, con sẽ không thuộc về Thầy.” Phêrô nói, “trong hoàn cảnh đó, Lạy Thầy, xin Thầy không những rửa chân, rửa đầu, tay và toàn thân con nữa.” Chúa Giêsu nói: (tôi xin thêm vào) “Hãy bình tâm Phêrô, chân của con là điểm chính.” Gần sau bữa ăn, Phêrô đã khẳng định là không bao giờ mất niềm tin nơi Thầy. Chúa Giêsu trả lời là Phêrô, con sẽ chối thầy ba lần trước khi gà gáy, Và quả thật, Phêrô đã chối Chúa 3 lần sau khi Chúa bị bắt.
Nhưng rồi Thánh Phêrô đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin vào Chúa 3 lần sau phục sinh. Chúa phục sinh đã hỏi Phêrô: “Simon Phêrô, con có mến Thầy không?” Phêrô đáp: “Thưa Thầy, con mến yêu Thầy.” “hãy nuôi nấng chiên Thầy.” “Simon Phêrô, con có yêu Thầy không?” “Thưa vâng, con yêu mến Thầy.” “Hãy chăm sóc đàn chiên Thầy.” “Simon Phêrô, con có yêu mến Thầy không?” “Thưa Thầy, Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy.” “Thế thì nuôi nấng đàn chiên Thầy. Một ngày nào đó sẽ đến khi người ta sẽ ràng buộc con và mang con đến một nơi mà con không muốn đi.”
Phêrô đã mang trên mình chức vụ lãnh đạo của các tông đồ khác được trao ban bởi Chúa, nhưng đã bị đánh đập bởi Phaolô khi Phaolô bắt đầu đối xử các Kitô hữu Do thái hơn là những người ngoạo giáo. Phêrô thì cư xử rất ư là con người, ngay cả sau Lễ hiện xuống, ngài vẫn còn để tính con người của ngài làm tổn thương đến con người của ngài.
Cũng thế, Phêrô được khẳng định tuyên xưng niềm tin, Ngài đã đến Rôma, trung tâm của thế giới, nơi mà ngài đã trở thành vị tông đồ của Rôma hoặc vị giám mục tiên khởi của Rôma. Vị kế vị Thánh Phêrô là Đức Giáo hoàng bởi vì Đức Giáo hoàng là Giám mục của Rôma. Truyền thống cho biết là khi Phêrô được đưa đi đóng đinh, ngài đã xin đóng đinh ngược vì ngài cho rằng ngài không xứng đáng được chịu chết giống như Chúa. Giáo hội sơ khai đã có truyền thống là xây các vương cung thánh đường trên phần mộ của các vị tử đạo. Những sự khai quật dưới vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Rôma, người ta đã tìm thấy một xác người với cùng với một số lớn xương của đàn ông người Trung đông. Hầu như đó là thân xác của Thánh Phêrô.
Nói đến phêrô thì chúng ta cũng cần phải nói đến Phaolô cho cân bằng.
Phaolô thì cũng có thể giống như Phêrô nếu ngài cố gắng. Phaolô là con người có học. Ngài đã theo học với một thầy Hebrew nỗi lạc tên là Gamaliel. Về thể lý thì Phaolô là một con người bé nhỏ. Tên của ngài đã được đổi từ Saolô thành Phaolô như là kiểu nói kháy. Phaolô hoặc phaolus nghĩa là bé nhỏ trong ngôn ngữ La tinh. Phaolô bé nhỏ nhưng ngài rất năng động. Ngài là một trong những người Pharisiêu đã tìm đủ mọi cách để bách hại những người theo Chúa Giêsu. Ngài đã có mặt khi vị tử đạo tiên khởi, Stêphanô bị ném đá chết. Phaolô đã công nhận sự việc này. Sau đó, Phaolô đã huy động tìm kiếm bắt các Kitô hữu và trao họ cho các nhà cầm quyền Do thái để bỏ tù hoặc giết chết. Nhưng Chúa Giêsu đã kêu gọi ông khi ông lên đường đi Đamascô. Mặc dầu kinh thánh không nói gì về Phaolô bị đánh ngã ngựa, nhưng dân gian truyền rằng Phaolô quả đã bị đánh ngã xuống ngựa khi ngài nhận ra thị kiến của Chúa đã tỏ cho ngài rằng thay vì phục vụ Chúa, ông đã chống lại ý muốn của Đấng toàn năng. Sau khi cải tâm, Phaolô đã dùng sự thông thái và lòng quả cảm của mình để rao giảng tin mừng nước Chúa đến cho các nước Tây âu của Đế quốc La mã, viết nhiều thư đến cho các giáo đoàn sơ khai và hoàn toàn hy sinh mạng sống mình cho nước Chúa. Bức tượng đàng trước vương cung thánh đường Phaolô ngoại thành tại Rôma mô tả một Phaolô quả cảm đang cầm một thanh gươm. Như là một vị linh hướng cho phái đoàn hành hương, tôi vẫn luôn tự biên tự diễn là thánh Phaolô cầm gươm có lẽ minh chứng ngài đã chết tử đạo vì bị chém đầu. Nhưng khi quý vị đến gần và quan sát chiếc gươm thì nó có hai lưỡi. Điều dẫn giải này trích dẫn trong thư gửi tín hữu Do thái như sau: “Lời Chúa thì sống động và ứng nghiệm, sắc bén hơn một cây gươm hai lưỡi, đâm xuyên qua tâm hồn và thần khí, tận khớp xương và cùng tủy, và có thể nhận thức tư tưởng và suy tư của tâm hồn (Do thái 4:12). Lời Chúa trở thành thân thể của Chúa Giêsu Kitô cưỡng ép Phaolô làm một cuộc cách mạng thay đổi cuộc đời của ông.
Hai vị thánh rất ư là khác nhau, một vị thì thân thể cường tráng làm nghề đánh cá, một vị thì bé nhỏ và thông minh, nhưng hai vị cùng có những đặc điểm tương tự là hai ông đã minh chứng sống cho nước Chúa ngay cả đến cái chết cho Chúa.
Sau đây tôi có thể nói là có một vài Phêrô và Phaolô trong mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều nuôi dưỡng một vài điểm không tương xứng của các ngài. Mỗi người chúng ta có thể vui hưởng một vài điểm son của các ngài. Trong chiều hướng tiêu cực, tất cả chúng ta có khuynh hướng cuốn gói trong cuộc sống như Phêrô, thực hiện một lời hứa hay, đoan thệ và sau đó lật ngược lại khi gặp những khó khăn thử thánh. Đã bao nhiêu lần chúng ta, ngay cả tôi đã làm tổn thương đứng về phía Chúa để ngăn chặn khỏi bị chế nhạo bởi đám đông. Đôi khi chúng ta đi vào trong cuộc sống giống như những viên pháo đá mà Saolô đã thuyết phục rằng cái nhìn của chúng ta về thế giới thì đúng và mong muốn bách hại mọi người không đồng ý với chúng ta. Giống như Phaolô trước khi sự cải tâm của ngài, đức ái trở thành thứ bậc để thực hành một điều tốt. Phaolô đã chú tâm đến điều này như đã trích trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô chương 13: “Không gì cao cả hơn đức ái. Đức ái thì kiên tâm, nhẫn nại. Đức ái không đưa đến kết luận. Đức ái chịu đựng tất cả và tồn tại luôn mãi. Có đức tin, có đức cậy và đức mến. Nhưng nhân đức cao cả nhất là đức mến.”
Cũng còn rất nhiều điều hay lẽ đẹp của hai vị Thánh Phêrô và Phaolô trong mỗi người chúng ta. Quan trọng hơn cả về lòng tin của chúng ta là ao ước để được phục vụ Chúa trong mọi chiều hướng mà Chúa mời gọi chúng ta. Chúng ta tất cả đều được mời gọi là những cánh tay dùng dũng của Phêrô và thông minh trí tuệ của Phaolô để phục vụ Chúa.
Cũng còn có những điều khác mà Phêrô và Phaolô và chúng ta đều có chung đó là động lực. Những vị khởi xướng năng động của Rôma đã lãnh nhận sức mạnh của họ từ Chúa Thánh thần bởi Chúa Cha và Chúa Con. Chúng ta cũng đã lãnh nhận sức mạnh này, sự năng động này qua một phần nào đó của các ngài. Sự năng động, sức mạnh để hướng dẫn kẻ khác đến với Chúa đã được trao ban cho chúng ta trong ngày Lễ Ngũ tuần, khi lãnh nhận bí tích thêm sức. Khi chúng ta chú tâm để sống cho Chúa, những người khác sẽ lắng nghe lời mời gọi của Chúa đến với họ qua con người chúng ta.
Đó cũng như là nước Chúa được rao giảng từ những mẻ lưới cá của Phêrô và những sự học hỏi thông minh của Phaolô loan truyền đến La mã và những vùng phụ cận. Đây là ơn của Chúa Thánh thần tác động, sự hiện diện năng động của Chúa, bên trong quý vị và tôi làm cho giáo hội trở thành sống động thực trong thế giới ngày nay.
Quyết tâm và năng động là hai dấu ấn của hai vị thánh cả. Nguyện xin sự quyết tâm và năng động đóng dấu ấn trong cuộc sống chúng ta như chúng ta cố gắng tiếp tục sứ mệnh tông đồ của hội thánh trao phó.
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, cầu cho chúng con! Amen!
LM Francis Bùi Quyết, SDD