Dan Lee
06-29-2008, 11:43 AM
Đức Thánh Cha khai mạc Năm Thánh Phaolô Tông Đồ
ROMA - Lúc 6 giờ chiều 28-6-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự kinh chiều I trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành để khai mạc năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của thánh Phaolô Tông đồ.
Hiện diện trong biến cố này đặc biệt có Đức Thượng Phụ Bartomomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, cũng là vị thủ lãnh danh dự chung của Chính Thống giáo, 70 chức sắc đại diện các Cộng đoàn Kitô khác, Anh giáo và đông đảo các tín hữu ngồi chật thánh đường. Nhiều tín hữu tham dự từ bên ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ.
Mở đầu ĐTC cùng với Đức Thượng Phụ và đại biểu các Giáo Hội Kitô Anh Em, các Đan sĩ Biển Đức và đoàn giúp lễ đi rước trong khuôn viên Thánh Đường, trong khi ca đoàn hát kinh cầu các thánh. Khi đến trước tượng Thánh Phaolô, ĐTC đã thắp lên ngọn đèn đầu tiên đặt trong một lồng kính trên một bình mầu gạch, và sẽ được giữ cho cháy sáng trong suốt năm Thánh Phaolô. Tiếp đến, Đức Thượng Phụ Bartolomaios và Đức TGM Drexel Wellington Gomez của giáo tỉnh Anh giáo West Indies, đại diện Đức Giáo Chủ Anh giáo cũng thắp lên 2 ngọn nến trắng để đặt trong lồng kính như vậy. Rồi đoàn rước vào bên trong Thánh Đường, qua cửa Thánh Phaolô, tiến lên gian cung thánh. Tại đây, ĐTC và Đức Thượng Phụ xuống trước mộ thánh Phaolô dưới bàn thờ chính và cầu nguyện trong thinh lặng rồi xông hương.
Trong gian cung thánh hai bên bàn thờ có hàng chục Hồng Y và đông đảo các Giám Mục. Hai hàng ghế đầu tiên dành cho các vị đại sứ và chính quyền thành Roma, đứng đầu là ông Đô trưởng Roman Alleman.
Trong bài giảng, sau thánh ca, 3 thánh vịnh và bài đọc trích từ đoạn mở đầu thư thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Roma (1,1-7), ĐTC đã nêu bật một số nét nổi bật trong cuộc sống và hoạt động của Thánh Phaolô, ”Thầy của dân ngoại trong đức tin và chân lý, tông đồ và là người loan báo Chúa Giêsu Kitô”.
ĐTC nhấn mạnh rằng thánh Phaolô, đối với chúng ta, không phải là một nhân vật quá khứ mà chúng ta tưởng niệm và tôn kính. Thánh nhân còn là vị thầy hiện tại của chúng ta, tông đồ và là người loan báo Chúa Kitô cho chúng ta”.
ĐTC trưng dẫn 3 đoạn Kinh Thánh để trả lời câu hỏi: Phaolô là ai, Người đang nói gì với tôi?”.
Trước tiên là câu thánh nhân viết trong thư gửi tín hữu Galát (2,20): ”Tôi sống trong niềm tin Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương và hiến mình vì tôi”. Tất cả những gì Thánh Phaolô làm đều xuất phát từ trung tâm ấy. Niềm tin của ngài là kinh nghiệm được Chúa Giêsu Kitô đặc biệt yêu thương, một tình yêu đánh động tận thâm tâm và biến đổi thánh nhân. Niềm tin của Ngài không phải là một lý thuyết, một ý kiến về Thiên Chúa và về thế giới. Niềm tin của thánh nhân là ảnh hưởng của Thiên Chúa trên con tim của ngài”.
http://www.vietcatholic.net/pics/80629Roma.jpghttp://www.vietcatholic.net/pics/80629Roma1.jpg
ĐGH và Thượng phụ Bartholomew I khai mạc Năm Thánh
Cảm nghiệm được Chúa yêu thương đến cùng đã mở mắt thánh Phaolô về chân lý và về con đường cuộc sống của con người. Tình yêu ấy nay trở thành ”luật” cho cuộc đời của thánh nhân và cũng là tự do của ngài. Ai yêu thì sống hoàn toàn trong trách nhiệm về tình yêu ấy và không coi tự do như một cái cớ cho sự hành động độc đoán và ích kỷ.
Câu Kinh Thánh thứ hai là lời Chúa hỏi thánh Phaolô trên đường Damas: ”Saulo, Saulo, tại sao ngươi bách hại Ta?”. Saulo hỏi: ”Lạy Chúa, Ngài là ai?”, Chúa đáp: ”Ta là Giêsu mà người đang bách hại” (TĐCV 9,4ss). Chúa Giêsu đồng hóa với Giáo Hội. Chúa Kitô không rút lui về trời, để lại một đoàn môn đệ tại thế mà ngài sai đi thi hành chính nghĩa của Ngài. Giáo Hội không phải là một hội đoàn cổ võ cho một chính nghĩa nào đó. Ở đây không phải là một chính nghĩa nhưng là chính con người của Chúa Giêsu Kitô, có xương có thịt, dù đã sống lại. Chúa đang hiện diện trong Giáo Hội của Ngài, Đầu và Thân Mình họp thành một chủ thể duy nhất.
Từ ý tưởng trên đây, ĐTC nhắc đến nghĩa vụ tái tạo sự hiệp nhất của thân mình Chúa Kitô, như thể chính Chúa nói ”làm sao các con có thể xâu xé thân mình của Thầy?” Trước mặt Chúa Kitô, lời này đồng thời trở thành một lời kêu gọi cấp thiết: chúng ta hãy cùng nhau loại bỏ mọi chia rẽ. Hãy làm sao để ngày hôm nay thực tại mới này lại trở thành sự thực: Chỉ có một bánh, vì thế, chúng ta tuy nhiều, nhưng chúng ta là một thân mình duy nhất”.
Câu nói thứ 3 của Thánh Phaolô được ĐTC nêu bật trong buổi hát kinh chiều hôm qua là lời thánh nhân nhắn nhủ môn đệ Timothê từ trong tù, trước cái chết: ”Con hãy cùng chịu đau khổ với Thầy vì Tin Mừng” (2 Tm, 1,8). ĐTC nói:
”Trách vụ rao giảng và lời kêu gọi chịu đau khổ vì Chúa Kitô đi song song không thể tách rời. Lời kêu gọi trở thành Thầy dậy dân ngoại đồng thời trong nội tại cũng là một lời kêu gọi chịu đau khổ trong niềm hiệm thông với Chúa Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta qua cuộc Khổ Nạn của Ngài. Trong một thế giới gian dối hoành hành mạnh mẽ, chân lý phải trả bằng đau khổ. Ai muốn tránh né đau khổ, đẩy ra đau khổ ra khỏi mình, thì cũng đẩy xa chính sự sống và sự cao cả của sự sống; họ không thể là người phục vụ chân lý và phục vụ đức tin. Không có tình yêu nào mà không có đau khổ - đau khổ vì phải từ bỏ chính mình, vì phải biến đổi và thanh tẩy cái tôi của mình để tiến tới tự do đích thực. Nơi nào không có gì đáng giá để phải chịu đau khổ, thì chính sự sống cũng bị đánh mất giá trị”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Đau khổ mà thánh Phaolô phải chịu làm cho thánh nhân trở nên đáng tin cậy như bậc thầy chân lý, ngài không tìm lợi lộc, vinh danh bản thân và thỏa mãn cá nhân, nhưng dấn thân cho Đấng đã yêu thươgn và hiến mạng sống mình vì tất cả chúng ta”.
Buổi hát kinh chiều kết thúc với kinh Magnificat và các ý nguyện cầu cho Giáo Hội có thêm nhiều Thợ Tin Mừng để muôn dân được cứu độ, và bảo vệ Giáo Hội khỏi mọi lo âu và sai lầm đang đảo lộn bộ mặt trái đất. Sau Kinh Lạy Cha, ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios đã ban phép lành cho mọi người. (SD 28-6-2008)
LM Trần Đức Anh, OP
ROMA - Lúc 6 giờ chiều 28-6-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự kinh chiều I trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành để khai mạc năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của thánh Phaolô Tông đồ.
Hiện diện trong biến cố này đặc biệt có Đức Thượng Phụ Bartomomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, cũng là vị thủ lãnh danh dự chung của Chính Thống giáo, 70 chức sắc đại diện các Cộng đoàn Kitô khác, Anh giáo và đông đảo các tín hữu ngồi chật thánh đường. Nhiều tín hữu tham dự từ bên ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ.
Mở đầu ĐTC cùng với Đức Thượng Phụ và đại biểu các Giáo Hội Kitô Anh Em, các Đan sĩ Biển Đức và đoàn giúp lễ đi rước trong khuôn viên Thánh Đường, trong khi ca đoàn hát kinh cầu các thánh. Khi đến trước tượng Thánh Phaolô, ĐTC đã thắp lên ngọn đèn đầu tiên đặt trong một lồng kính trên một bình mầu gạch, và sẽ được giữ cho cháy sáng trong suốt năm Thánh Phaolô. Tiếp đến, Đức Thượng Phụ Bartolomaios và Đức TGM Drexel Wellington Gomez của giáo tỉnh Anh giáo West Indies, đại diện Đức Giáo Chủ Anh giáo cũng thắp lên 2 ngọn nến trắng để đặt trong lồng kính như vậy. Rồi đoàn rước vào bên trong Thánh Đường, qua cửa Thánh Phaolô, tiến lên gian cung thánh. Tại đây, ĐTC và Đức Thượng Phụ xuống trước mộ thánh Phaolô dưới bàn thờ chính và cầu nguyện trong thinh lặng rồi xông hương.
Trong gian cung thánh hai bên bàn thờ có hàng chục Hồng Y và đông đảo các Giám Mục. Hai hàng ghế đầu tiên dành cho các vị đại sứ và chính quyền thành Roma, đứng đầu là ông Đô trưởng Roman Alleman.
Trong bài giảng, sau thánh ca, 3 thánh vịnh và bài đọc trích từ đoạn mở đầu thư thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Roma (1,1-7), ĐTC đã nêu bật một số nét nổi bật trong cuộc sống và hoạt động của Thánh Phaolô, ”Thầy của dân ngoại trong đức tin và chân lý, tông đồ và là người loan báo Chúa Giêsu Kitô”.
ĐTC nhấn mạnh rằng thánh Phaolô, đối với chúng ta, không phải là một nhân vật quá khứ mà chúng ta tưởng niệm và tôn kính. Thánh nhân còn là vị thầy hiện tại của chúng ta, tông đồ và là người loan báo Chúa Kitô cho chúng ta”.
ĐTC trưng dẫn 3 đoạn Kinh Thánh để trả lời câu hỏi: Phaolô là ai, Người đang nói gì với tôi?”.
Trước tiên là câu thánh nhân viết trong thư gửi tín hữu Galát (2,20): ”Tôi sống trong niềm tin Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương và hiến mình vì tôi”. Tất cả những gì Thánh Phaolô làm đều xuất phát từ trung tâm ấy. Niềm tin của ngài là kinh nghiệm được Chúa Giêsu Kitô đặc biệt yêu thương, một tình yêu đánh động tận thâm tâm và biến đổi thánh nhân. Niềm tin của Ngài không phải là một lý thuyết, một ý kiến về Thiên Chúa và về thế giới. Niềm tin của thánh nhân là ảnh hưởng của Thiên Chúa trên con tim của ngài”.
http://www.vietcatholic.net/pics/80629Roma.jpghttp://www.vietcatholic.net/pics/80629Roma1.jpg
ĐGH và Thượng phụ Bartholomew I khai mạc Năm Thánh
Cảm nghiệm được Chúa yêu thương đến cùng đã mở mắt thánh Phaolô về chân lý và về con đường cuộc sống của con người. Tình yêu ấy nay trở thành ”luật” cho cuộc đời của thánh nhân và cũng là tự do của ngài. Ai yêu thì sống hoàn toàn trong trách nhiệm về tình yêu ấy và không coi tự do như một cái cớ cho sự hành động độc đoán và ích kỷ.
Câu Kinh Thánh thứ hai là lời Chúa hỏi thánh Phaolô trên đường Damas: ”Saulo, Saulo, tại sao ngươi bách hại Ta?”. Saulo hỏi: ”Lạy Chúa, Ngài là ai?”, Chúa đáp: ”Ta là Giêsu mà người đang bách hại” (TĐCV 9,4ss). Chúa Giêsu đồng hóa với Giáo Hội. Chúa Kitô không rút lui về trời, để lại một đoàn môn đệ tại thế mà ngài sai đi thi hành chính nghĩa của Ngài. Giáo Hội không phải là một hội đoàn cổ võ cho một chính nghĩa nào đó. Ở đây không phải là một chính nghĩa nhưng là chính con người của Chúa Giêsu Kitô, có xương có thịt, dù đã sống lại. Chúa đang hiện diện trong Giáo Hội của Ngài, Đầu và Thân Mình họp thành một chủ thể duy nhất.
Từ ý tưởng trên đây, ĐTC nhắc đến nghĩa vụ tái tạo sự hiệp nhất của thân mình Chúa Kitô, như thể chính Chúa nói ”làm sao các con có thể xâu xé thân mình của Thầy?” Trước mặt Chúa Kitô, lời này đồng thời trở thành một lời kêu gọi cấp thiết: chúng ta hãy cùng nhau loại bỏ mọi chia rẽ. Hãy làm sao để ngày hôm nay thực tại mới này lại trở thành sự thực: Chỉ có một bánh, vì thế, chúng ta tuy nhiều, nhưng chúng ta là một thân mình duy nhất”.
Câu nói thứ 3 của Thánh Phaolô được ĐTC nêu bật trong buổi hát kinh chiều hôm qua là lời thánh nhân nhắn nhủ môn đệ Timothê từ trong tù, trước cái chết: ”Con hãy cùng chịu đau khổ với Thầy vì Tin Mừng” (2 Tm, 1,8). ĐTC nói:
”Trách vụ rao giảng và lời kêu gọi chịu đau khổ vì Chúa Kitô đi song song không thể tách rời. Lời kêu gọi trở thành Thầy dậy dân ngoại đồng thời trong nội tại cũng là một lời kêu gọi chịu đau khổ trong niềm hiệm thông với Chúa Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta qua cuộc Khổ Nạn của Ngài. Trong một thế giới gian dối hoành hành mạnh mẽ, chân lý phải trả bằng đau khổ. Ai muốn tránh né đau khổ, đẩy ra đau khổ ra khỏi mình, thì cũng đẩy xa chính sự sống và sự cao cả của sự sống; họ không thể là người phục vụ chân lý và phục vụ đức tin. Không có tình yêu nào mà không có đau khổ - đau khổ vì phải từ bỏ chính mình, vì phải biến đổi và thanh tẩy cái tôi của mình để tiến tới tự do đích thực. Nơi nào không có gì đáng giá để phải chịu đau khổ, thì chính sự sống cũng bị đánh mất giá trị”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Đau khổ mà thánh Phaolô phải chịu làm cho thánh nhân trở nên đáng tin cậy như bậc thầy chân lý, ngài không tìm lợi lộc, vinh danh bản thân và thỏa mãn cá nhân, nhưng dấn thân cho Đấng đã yêu thươgn và hiến mạng sống mình vì tất cả chúng ta”.
Buổi hát kinh chiều kết thúc với kinh Magnificat và các ý nguyện cầu cho Giáo Hội có thêm nhiều Thợ Tin Mừng để muôn dân được cứu độ, và bảo vệ Giáo Hội khỏi mọi lo âu và sai lầm đang đảo lộn bộ mặt trái đất. Sau Kinh Lạy Cha, ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios đã ban phép lành cho mọi người. (SD 28-6-2008)
LM Trần Đức Anh, OP