Dan Lee
07-04-2008, 10:42 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (42)
421. Đức Giêsu được ví như Con Chiên của Thiên Chúa
Được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, Thánh Gioan Tẩy Giả so sánh Chúa Giêsu như Con Chiên của Thiên Chúa, được sát tế để xóa tội lỗi loài người chúng ta: "Đây Chiên Thiên Chúa! Đây Đấng xóa tội trần gian!”.
Chiên là con vật rất hiền lành: nó đứng yên để cho người ta xén lông để làm đồ len; khi bị dẫn đem đi giết, nó vẫn ngoan ngoãn đi theo người dắt nó, chứ không để cho người ta lôi đi; khi người ta mài dao giết nó, nó vẫn đứng yên tại chổ để cho người ta giết.
Chiên là con vật tượng trưng cho sự hiền lành. Chúa Giêsu được gọi là Con Chiên của Thiên Chúa để nói lên sự hiền lành của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta.
422. Đức Giêsu ví mình như người chủ chăn hiền lành
Chúa Giêsu tự ví mình như người chủ chăn hiền lành.
Người chủ chăn hiền lành biết rõ từng con chiên một để săn sóc kỹ lưỡng: "Chiên tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng biết tôi.”
Người chủ chăn hiền lành hết sức yêu thương đoàn chiên, không bỏ rơi một con nào, nên khi thấy con nào đi lạc thì quyết tìm đem về cho được.
Người chủ chăn hiền lành sẳn sàng thí mạng sống mình để cho đoàn chiên được sống.
423. Đời sống hiền lành của Đức Giêsu
Trong đời mình, Chúa Giêsu luôn sống hiền lành dịu dàng.
Khi mới giáng sinh, bị vua Erode độc dữ bắt bớ một cách bất công, Chúa Giêsu, tuy là Con Thiên Chúa toàn năng, làm gì cũng được, nhưng vẫn hiền lành nép mình trong ngực mẹ, để thánh Giuse đưa hai mẹ con đi lánh nạn qua Ai-Cập.
Khi ra giảng đạo, nhiều lần bị chống đối, bị xua đuổi khước từ, Chúa Giêsu vẫn bỏ qua, vẫn tha thứ, vẫn im lặng rút lui, không tức tối, không dọa nạt, không lên án, không trừng phạt.
Chúa Giêsu quở trách tính nóng nảy của các tông đồ khi họ cấm các bà mẹ bồng con đến với ngài, khi họ đòi xin lửa bởi trời xuống đốt miền Samaria vì dân miền nầy không chịu tiếp rước Chúa.
Để tỏ ra hiền lành, Chúa Giêsu ngồi trên lưng con lừa để con lừa chở Ngài đi một cách hiền từ chậm rãi vào thành Giêrusalem, trong khi dân chúng thì rầm rộ tiếp đón Ngài nhưng ngài vẫn không để ý đến.
Trong hồi Thương Khó, bị sỉ vả nhục nhã ê chề, bị đánh đập hành hạ tàn nhẫn, Chúa Giêsu vẫn im lặng tha thứ.
Và trước khi tắt thở trên cây thập giá, muốn cho những kẻ đối xử độc ác với mình cũng được rỗi linh hồn, Chúa Giêsu đã lớn tiếng cầu xin Cha Ngài tha tội cho họ: "Lạy Cha, xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23,34)
424. Trên Thánh Giá, nổi bật sự nhiền lành của Con Thiên Chúa
Khi nhìn lên Thánh Giá, chúng ta thấy nổi bật sự hiền lành của Con Thiên Chúa:
đôi mắt nhắm lại để không nhìn thấy những tội lỗic, những ác độc của quân dữ;
miệng ngậm lại để không nói những lời lên án quân dữ;
đôi tay giăng rộng ra để tha thứ và sẵn sàng đón tiếp những kẻ thù của mình.
425. Các thánh tập sống hiền lành
Để có thể sống hiền lành, thánh Phanxicô Salêsiô đã tập thắng mình trong hai mươi năm vì bản tính tự nhiên của ngài là nóng nảy. Chính ngài phát biểu một câu danh tiếng như sau: “Với một chút mật ngọt, người ta bắt được nhiều con ruồi hơn là với một trăm thùng tôn nô dấm chua.”
Để sống hiền lành, thánh Inhaxiô, nguyên là sĩ quan đại úy, tính tình rất nóng nảy của một quân binh vào sinh ra tử ở chiến trường, đã phải cố gắng tập sống hiền lành hết sức mới có thể chế ngự được tính nóng nảy của mình.
426. Ông chủ đạo đức kia dạy tôi tớ sống nhịn nhục hiền lành
Ông chủ đạo đức kia luôn khuyên nhủ các tôi tớ đang làm việc cho mình, hãy sống hiền lành nhịn nhục nhau.
Trong số các tôi tớ nầy, có một người rất nóng nảy. Ông chủ nói với anh là nếu ngày hôm nay, anh sống nhịn nhục hiền lành, không gây lộn ai, không to tiếng với ai, ông sẽ thưởng cho một số tiền.
Tối đến, anh đầy tớ nầy được lãnh tiền thưởng.
Sau khi trao tiền thưởng cho anh, ông chủ khuyên: “Vì để hưởng được đôi chút lợi lộc vật chất, anh đã kiềm chế được con người của anh, sống hiền lành nhịn nhục, không tỏ ra nóng nảy. Vậy anh hãy cố gắng sống hiền lành nhịn nhục để được Chúa ban phần thưởng đời đời cho anh sau nầy ở trên nước thiên đàng.”
427. Gương sáng là phương pháp truyền giáo hữu hiệu nhất
Đạo Công giáo không được truyền bá bằng những cuộc tranh biện dài dòng liên tiếp diễn ra, cho bằng tấm gương trong trắng đi ngược với tính ích kỷ, bất công, thương luân bại lý của người đời.
Trong cuốn sách thời danh “Fabiola”, Đức Hồng Y Wiseman đã đề cao hấp lực vô cùng mạnh mẽ của gương sáng giáo dân hồi Giáo Hội phôi thai đối với các linh hồn có ác cảm với Công giáo hơn hết.
Trong cuốn sách đó, chúng ta nhận thấy bước đi cương quyết của một linh hồn tới gần ánh sáng. Đó là Fabiola, cô con gái của ông Fabiô.
Cô con gái của ông Fabiô hết sức bỡ ngỡ khi thấy những tình cảm cao thượng, những nhân đức anh hùng nơi một số người thuộc mọi tầng lớp xã hội. Nhưng cô càng đổi lòng, càng được ơn soi sáng hơn nữa khi cô dần dần khám phá ra tất cả những người cô ca tụng là bác ái, xả kỷ, nhã nhặn, ngọt ngào, tiết độ, tôn trọng công bình, trinh tiết kia, đều theo thứ tôn giáo mà trước đây, người ta đã rỉ rón vào tai cô rằng: đó là một thứ tà đạo!
Từ giây phút đó, cô xin gia nhập Công giáo. (x. Hồn Tông Đồ)
428. Vua thì cho mình là bất hạnh, còn người đui, điếc, câm thì cho mình là hạnh phúc.
Hoàng đế Napôlêon có đủ mọi thứ mà loài người mơ tưởng: tiền tài, danh vọng, chức quyền. Nhưng vua nầy đã than lên trong những ngày cuối đời của mình: “Trong đời tôi, tôi không có được tới sáu ngày sung sướng.”
Còn người đui, điếc, câm kia, bà Hellen Keller, laị viết một câu quá hạnh phúc: “Đời sống sao mà đẹp thế!”
429. Khi giáo dục một đứa trẻ, hãy nghĩ đến điều gì?
Có hai người cải nhau về vấn đề: khi giáo dục đứa trẻ, hãy nghĩ đến điều gì?
Người thứ nhất chủ trương: đứa trẻ cần phải được hạnh phúc ở đời nầy, nên khi giáo dục đứa trẻ, hãy nghĩ đến tuổi già của nó.
Người thứ hai cho rằng chủ trương nầy là chưa đủ: đứa trẻ cần phải được hạnh phúc ở đời sau nữa, vì thế, khi giáo dục đứa trẻ, hãy nghĩ đến sự đời đời của nó.
430. Người ta chỉ lo phát triển tài năng của tôi!
Bá tước Walsli kể câu chuyện thương tâm sau đây.
Khi vào thăm nhà tù ở Mont Saint-Michel, ông muốn vẽ một vài chi tiết ở trong nhà tù. Trong khi ông lúng túng, không biết vẽ thế nào cho đúng, thì một tù nhân thanh niên đến sửa đường vẽ của ông lại. Ông rất thán phục về chuyện điều chĩnh nầy. Ông nói với người tù nhân thanh niên:
- “Anh là họa sĩ phải không?”
Người tù nhân thanh niên gật đầu một cách chua chát:
- “Người ta chỉ lo phát triển tài năng của tôi. Vì thế, bá tước thấy tôi bị tù như thế nầy đây!”
LM Nguyễn Vinh Gioang
421. Đức Giêsu được ví như Con Chiên của Thiên Chúa
Được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, Thánh Gioan Tẩy Giả so sánh Chúa Giêsu như Con Chiên của Thiên Chúa, được sát tế để xóa tội lỗi loài người chúng ta: "Đây Chiên Thiên Chúa! Đây Đấng xóa tội trần gian!”.
Chiên là con vật rất hiền lành: nó đứng yên để cho người ta xén lông để làm đồ len; khi bị dẫn đem đi giết, nó vẫn ngoan ngoãn đi theo người dắt nó, chứ không để cho người ta lôi đi; khi người ta mài dao giết nó, nó vẫn đứng yên tại chổ để cho người ta giết.
Chiên là con vật tượng trưng cho sự hiền lành. Chúa Giêsu được gọi là Con Chiên của Thiên Chúa để nói lên sự hiền lành của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta.
422. Đức Giêsu ví mình như người chủ chăn hiền lành
Chúa Giêsu tự ví mình như người chủ chăn hiền lành.
Người chủ chăn hiền lành biết rõ từng con chiên một để săn sóc kỹ lưỡng: "Chiên tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng biết tôi.”
Người chủ chăn hiền lành hết sức yêu thương đoàn chiên, không bỏ rơi một con nào, nên khi thấy con nào đi lạc thì quyết tìm đem về cho được.
Người chủ chăn hiền lành sẳn sàng thí mạng sống mình để cho đoàn chiên được sống.
423. Đời sống hiền lành của Đức Giêsu
Trong đời mình, Chúa Giêsu luôn sống hiền lành dịu dàng.
Khi mới giáng sinh, bị vua Erode độc dữ bắt bớ một cách bất công, Chúa Giêsu, tuy là Con Thiên Chúa toàn năng, làm gì cũng được, nhưng vẫn hiền lành nép mình trong ngực mẹ, để thánh Giuse đưa hai mẹ con đi lánh nạn qua Ai-Cập.
Khi ra giảng đạo, nhiều lần bị chống đối, bị xua đuổi khước từ, Chúa Giêsu vẫn bỏ qua, vẫn tha thứ, vẫn im lặng rút lui, không tức tối, không dọa nạt, không lên án, không trừng phạt.
Chúa Giêsu quở trách tính nóng nảy của các tông đồ khi họ cấm các bà mẹ bồng con đến với ngài, khi họ đòi xin lửa bởi trời xuống đốt miền Samaria vì dân miền nầy không chịu tiếp rước Chúa.
Để tỏ ra hiền lành, Chúa Giêsu ngồi trên lưng con lừa để con lừa chở Ngài đi một cách hiền từ chậm rãi vào thành Giêrusalem, trong khi dân chúng thì rầm rộ tiếp đón Ngài nhưng ngài vẫn không để ý đến.
Trong hồi Thương Khó, bị sỉ vả nhục nhã ê chề, bị đánh đập hành hạ tàn nhẫn, Chúa Giêsu vẫn im lặng tha thứ.
Và trước khi tắt thở trên cây thập giá, muốn cho những kẻ đối xử độc ác với mình cũng được rỗi linh hồn, Chúa Giêsu đã lớn tiếng cầu xin Cha Ngài tha tội cho họ: "Lạy Cha, xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23,34)
424. Trên Thánh Giá, nổi bật sự nhiền lành của Con Thiên Chúa
Khi nhìn lên Thánh Giá, chúng ta thấy nổi bật sự hiền lành của Con Thiên Chúa:
đôi mắt nhắm lại để không nhìn thấy những tội lỗic, những ác độc của quân dữ;
miệng ngậm lại để không nói những lời lên án quân dữ;
đôi tay giăng rộng ra để tha thứ và sẵn sàng đón tiếp những kẻ thù của mình.
425. Các thánh tập sống hiền lành
Để có thể sống hiền lành, thánh Phanxicô Salêsiô đã tập thắng mình trong hai mươi năm vì bản tính tự nhiên của ngài là nóng nảy. Chính ngài phát biểu một câu danh tiếng như sau: “Với một chút mật ngọt, người ta bắt được nhiều con ruồi hơn là với một trăm thùng tôn nô dấm chua.”
Để sống hiền lành, thánh Inhaxiô, nguyên là sĩ quan đại úy, tính tình rất nóng nảy của một quân binh vào sinh ra tử ở chiến trường, đã phải cố gắng tập sống hiền lành hết sức mới có thể chế ngự được tính nóng nảy của mình.
426. Ông chủ đạo đức kia dạy tôi tớ sống nhịn nhục hiền lành
Ông chủ đạo đức kia luôn khuyên nhủ các tôi tớ đang làm việc cho mình, hãy sống hiền lành nhịn nhục nhau.
Trong số các tôi tớ nầy, có một người rất nóng nảy. Ông chủ nói với anh là nếu ngày hôm nay, anh sống nhịn nhục hiền lành, không gây lộn ai, không to tiếng với ai, ông sẽ thưởng cho một số tiền.
Tối đến, anh đầy tớ nầy được lãnh tiền thưởng.
Sau khi trao tiền thưởng cho anh, ông chủ khuyên: “Vì để hưởng được đôi chút lợi lộc vật chất, anh đã kiềm chế được con người của anh, sống hiền lành nhịn nhục, không tỏ ra nóng nảy. Vậy anh hãy cố gắng sống hiền lành nhịn nhục để được Chúa ban phần thưởng đời đời cho anh sau nầy ở trên nước thiên đàng.”
427. Gương sáng là phương pháp truyền giáo hữu hiệu nhất
Đạo Công giáo không được truyền bá bằng những cuộc tranh biện dài dòng liên tiếp diễn ra, cho bằng tấm gương trong trắng đi ngược với tính ích kỷ, bất công, thương luân bại lý của người đời.
Trong cuốn sách thời danh “Fabiola”, Đức Hồng Y Wiseman đã đề cao hấp lực vô cùng mạnh mẽ của gương sáng giáo dân hồi Giáo Hội phôi thai đối với các linh hồn có ác cảm với Công giáo hơn hết.
Trong cuốn sách đó, chúng ta nhận thấy bước đi cương quyết của một linh hồn tới gần ánh sáng. Đó là Fabiola, cô con gái của ông Fabiô.
Cô con gái của ông Fabiô hết sức bỡ ngỡ khi thấy những tình cảm cao thượng, những nhân đức anh hùng nơi một số người thuộc mọi tầng lớp xã hội. Nhưng cô càng đổi lòng, càng được ơn soi sáng hơn nữa khi cô dần dần khám phá ra tất cả những người cô ca tụng là bác ái, xả kỷ, nhã nhặn, ngọt ngào, tiết độ, tôn trọng công bình, trinh tiết kia, đều theo thứ tôn giáo mà trước đây, người ta đã rỉ rón vào tai cô rằng: đó là một thứ tà đạo!
Từ giây phút đó, cô xin gia nhập Công giáo. (x. Hồn Tông Đồ)
428. Vua thì cho mình là bất hạnh, còn người đui, điếc, câm thì cho mình là hạnh phúc.
Hoàng đế Napôlêon có đủ mọi thứ mà loài người mơ tưởng: tiền tài, danh vọng, chức quyền. Nhưng vua nầy đã than lên trong những ngày cuối đời của mình: “Trong đời tôi, tôi không có được tới sáu ngày sung sướng.”
Còn người đui, điếc, câm kia, bà Hellen Keller, laị viết một câu quá hạnh phúc: “Đời sống sao mà đẹp thế!”
429. Khi giáo dục một đứa trẻ, hãy nghĩ đến điều gì?
Có hai người cải nhau về vấn đề: khi giáo dục đứa trẻ, hãy nghĩ đến điều gì?
Người thứ nhất chủ trương: đứa trẻ cần phải được hạnh phúc ở đời nầy, nên khi giáo dục đứa trẻ, hãy nghĩ đến tuổi già của nó.
Người thứ hai cho rằng chủ trương nầy là chưa đủ: đứa trẻ cần phải được hạnh phúc ở đời sau nữa, vì thế, khi giáo dục đứa trẻ, hãy nghĩ đến sự đời đời của nó.
430. Người ta chỉ lo phát triển tài năng của tôi!
Bá tước Walsli kể câu chuyện thương tâm sau đây.
Khi vào thăm nhà tù ở Mont Saint-Michel, ông muốn vẽ một vài chi tiết ở trong nhà tù. Trong khi ông lúng túng, không biết vẽ thế nào cho đúng, thì một tù nhân thanh niên đến sửa đường vẽ của ông lại. Ông rất thán phục về chuyện điều chĩnh nầy. Ông nói với người tù nhân thanh niên:
- “Anh là họa sĩ phải không?”
Người tù nhân thanh niên gật đầu một cách chua chát:
- “Người ta chỉ lo phát triển tài năng của tôi. Vì thế, bá tước thấy tôi bị tù như thế nầy đây!”
LM Nguyễn Vinh Gioang