Dan Lee
07-04-2008, 11:02 AM
ĐÁP CA CN XIV THƯỜNG NIÊN
TV 144, 1-2
“Lạy Thiên Chúa là vua của con, Xin chúc tụng thánh danh muôn thuở muôn đời” (c. 1)
Làm sao tâm tình đạo hạnh này có thể truyền lại đến muôn đời? Kinh nguyện cộng đoàn, truyền thống đạo hạnh của giống nòi tổ tiên, những suy tư và những quan niệm của người Do Thái đã được truyền lại cho thế hệ con cháu thông qua gia đình và cộng đoàn tế tự: “Thế hệ này tuyên dương cho thế hệ khác. Công việc của Người và kể lại các huân công của Người làm.”
Chẳng có dân tộc nào dùng chính lịch sử của mình để tán tụng, để cầu nguyện, để quy hướng về Thiên Chúa, ngoại trừ dân tộc Israel. Và như vậy, họ vừa giữ được truyền thống cha ông trong việc lập nước và giữ nước, đồng thời cũng làm cho di sản niềm tin không mai một nơi thế hệ con cháu. Suốt gần 2000 năm, họ không có tổ quốc, không đền thờ, không hội đường, không một biểu tượng quê hương và dân tộc… thậm chí họ còn trải qua những gia đoạn bi thảm khốn cùng nhất trong lịch sử của một dân tộc, họ bị săn đuổi, bị chèn ép, bị loại trừ. Nhưng, họ đã tái lập quốc, tái xây dựng đền thờ, tái cơ cấu xã hội, tổ chức lại các nghi lễ phượng tự. Niềm tin họ lớn lên với thời gian chứ không phải họ tìm lại được niềm tin. Bởi đâu? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong lời tán tụng của tác giả thánh vịnh: “Thế hệ này tuyên dương cho thế hệ khác”.
Nhưng làm thế nào để cảm nghiệm tâm linh của cha ông họ không được lập lại một cách máy móc vô hồn nơi thế hệ mai sau? Ta hãy nghe một nhà tâm linh, đan sĩ Dom Guy Mary Oury hướng dẫn: “Người Kitô hữu đón nhận chứng tá của Giáo Hội từ bên ngoài, người ấy tiếp nhận nó vì chính giá trị chứng tá đó, tính đích thực của nó, vì những bức thư ủy nhiệm đi kèm; nhưng người ấy cũng đón nhận nơi mình Chúa Thánh Thần. Cũng chính Thánh Thần ấy đã làm nên chứng ta ấy đang hoạt động trong Giáo Hội. Người Kitô hữu kinh qua chân lý ấy, càng phát triển đời sống Kitô hữu bằng cách nội tâm hóa nó, thì kinh nghiệm ấy càng trở nên sâu sắc hơn. Người ấy sẽ tự mình đọc các thực tại được người ta nói cho mình có ý nghĩ gì cho mình, tự mình, người ấy đã được một sự hiểu biết về mầu nhiệm, và sống thực với mầu nhiệm đó” (Tự điển cầu nguyện, 151).
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD
TV 144, 1-2
“Lạy Thiên Chúa là vua của con, Xin chúc tụng thánh danh muôn thuở muôn đời” (c. 1)
Làm sao tâm tình đạo hạnh này có thể truyền lại đến muôn đời? Kinh nguyện cộng đoàn, truyền thống đạo hạnh của giống nòi tổ tiên, những suy tư và những quan niệm của người Do Thái đã được truyền lại cho thế hệ con cháu thông qua gia đình và cộng đoàn tế tự: “Thế hệ này tuyên dương cho thế hệ khác. Công việc của Người và kể lại các huân công của Người làm.”
Chẳng có dân tộc nào dùng chính lịch sử của mình để tán tụng, để cầu nguyện, để quy hướng về Thiên Chúa, ngoại trừ dân tộc Israel. Và như vậy, họ vừa giữ được truyền thống cha ông trong việc lập nước và giữ nước, đồng thời cũng làm cho di sản niềm tin không mai một nơi thế hệ con cháu. Suốt gần 2000 năm, họ không có tổ quốc, không đền thờ, không hội đường, không một biểu tượng quê hương và dân tộc… thậm chí họ còn trải qua những gia đoạn bi thảm khốn cùng nhất trong lịch sử của một dân tộc, họ bị săn đuổi, bị chèn ép, bị loại trừ. Nhưng, họ đã tái lập quốc, tái xây dựng đền thờ, tái cơ cấu xã hội, tổ chức lại các nghi lễ phượng tự. Niềm tin họ lớn lên với thời gian chứ không phải họ tìm lại được niềm tin. Bởi đâu? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong lời tán tụng của tác giả thánh vịnh: “Thế hệ này tuyên dương cho thế hệ khác”.
Nhưng làm thế nào để cảm nghiệm tâm linh của cha ông họ không được lập lại một cách máy móc vô hồn nơi thế hệ mai sau? Ta hãy nghe một nhà tâm linh, đan sĩ Dom Guy Mary Oury hướng dẫn: “Người Kitô hữu đón nhận chứng tá của Giáo Hội từ bên ngoài, người ấy tiếp nhận nó vì chính giá trị chứng tá đó, tính đích thực của nó, vì những bức thư ủy nhiệm đi kèm; nhưng người ấy cũng đón nhận nơi mình Chúa Thánh Thần. Cũng chính Thánh Thần ấy đã làm nên chứng ta ấy đang hoạt động trong Giáo Hội. Người Kitô hữu kinh qua chân lý ấy, càng phát triển đời sống Kitô hữu bằng cách nội tâm hóa nó, thì kinh nghiệm ấy càng trở nên sâu sắc hơn. Người ấy sẽ tự mình đọc các thực tại được người ta nói cho mình có ý nghĩ gì cho mình, tự mình, người ấy đã được một sự hiểu biết về mầu nhiệm, và sống thực với mầu nhiệm đó” (Tự điển cầu nguyện, 151).
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD