Dan Lee
07-04-2008, 12:43 PM
Nhìn lên thánh Phaolô để học biết lòng tin và Chúa Kitô
http://www.vietcatholic.net/Pics/03072008stPaulThessalonians.jpg
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 2-7-2008
Sáng thứ tư 2-7-2008 đã có 8000 tín và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với Đức Thánh Cha. Buổi tiếp kiến đã diễn ra trong đại thính đường Phaolo VI, vì trời Roma nóng tới 40 độ C và số tín hữu hành hương cũng không đông.
http://www.vietcatholic.net/pics/stpaulbasilica.jpg
Vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoài thành Roma
Đây cũng là buổi tiếp kiến cuối cùng, vì từ thứ tư 2-7-2008 Đức Thánh Cha ra nhà nghỉ mát Castel Gandolfo và cho tới ngày 13 tháng 8 sẽ không có các buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chuyển sang đề tài giáo lý mới về thánh Phaolô. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi muốn bắt đầu loạt bài giáo lý mới về vị tông đồ lớn là thánh Phaolô. Như anh chị em biết, năm nay là năm dành cho người, bắt đầu từ ngày lễ hai thánh Phêrô Phaolô 29 tháng 6 2008 cho tới lễ sang năm 2009. Thánh Phaolô là một gương mặt tuyệt vời, hầu như không thể bắt chước được, nhưng rất kích thích, vì là thí dụ điển hình cho sự tận hiến cho Chúa và cho Giáo Hội Người, cũng như cho sự rộng mở lớn đối với nhân loại và các nền văn hóa. Vì thế thật là thích hợp khi dành cho thánh nhân một chỗ đặc biệt, không chỉ trong lòng sùng mộ, mà cả trong nỗ lực tìm hiểu điều người muốn nói với Kitô hữu chúng ta ngày nay nữa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã trình bầy bối cảnh xã hội văn hóa thời thánh Phaolô, tuy cách đây đã 2000 năm nhưng có nhiều điểm cũng không khác với ngày nay bao nhiêu. Yếu tố đầu tiên cần lưu ý đó là thánh Phaolo xuất thân từ nền văn hóa do thái, và người Do thái chiếm 10% tổng số dân thời đế quốc Roma. Vào tiền bán thế kỷ thứ I ở Roma người do thái chiếm khoảng 3% tổng số dân. Thời đó cũng như ngày nay tín ngưỡng và phong tục tập quán của họ khác với môi trường chung quanh. Sự kiện này có thể dẫn đến hai hậu qủa: thứ nhất là sự chế nhạo có thể đưa tới chỗ bất khoan nhượng, hay sự khâm phục được diễn tả ra trong nhiều hình thức như thiện cảm trong trường hợp của những người ”kính sợ Thiên Chúa” hay của các ”tín đồ” gốc ngoại giáo kết hiệp với các hội đường do thái và chia sẻ niềm tin vào Thiên Chúa của Israel.
Thí dụ cụ thể của hai thái độ này là Cicerone, người khinh rẻ Do thái giáo và cả thành Giêrusalem nữa (x. Pro Flacco, 66-69) và bà Poppea, vợ hoàng đế Neron, được sử gia Giuse Flavio ghi nhận là có thiện cảm với người Do thái (x. Antichità giudaiche 20,195.252; Vita 16). Đó là chưa nói rằng hoàng đế Giulio Cesare đã chính thức thừa nhận cho người do thái các quyền đặc biệt, như sử gia Giuse Flavio ghi lại (x. ibid. 14, 200-216).
Có điều chắc chắn là vào thời đó cũng như ngày nay, số người do thái sống ở nước ngoài đông hơn số người sống tại Palestina rất nhiều. Vì thế chúng ta cũng không lấy làm lạ là thánh Phaolô cũng là đối tượng của hai kiểu đánh giá này. Có điều chắc chắn đó là đặc thái văn hóa và tôn giáo do thái này tìm ra thế đứng bên trong một cơ cấu của đế quốc Roma hiện diện khắp nơi. Nhưng vị thế của nhóm người do thái hay ngoại giáo tin nơi con người của Đức Giêsu thành Nagiarét, thì khó khăn và khổ đau hơn, vì họ vừa khác với Do thái giáo vừa khác với ngoại giáo của đế quốc.
Dầu sao đi nữa có hai yếu tố thuận lợi cho sự dấn thân của thánh Phaolô. Thứ nhất là nền văn hóa hy lạp, sau Aláchxăng Đại Đế đã trở thành nền văn hóa chung của vùng Tây Địa Trung Hải và vùng Trung Đông, mặc dù nó đã tiếp thu nhiều yếu tố của các nền văn hóa của các dân tộc thường bị coi là mọi rợ. Một tác giả thời đó khẳng định rằng Alachxăng Đại Đế ra lệnh cho tất cả mọi người coi toàn cộng đoàn đại đồng là quê hương của mình và không phân biệt ngươi hy lạp và người mọi rợ nữa” (Plutarco, De Alexandri Magni fortuna aut virtute, && 6.8).
Yếu tố thứ hai là cơ cấu chính trị hành chánh của đế quốc Roma bảo đảm hòa bình và ổn định, từ vùng Britannia cho tới miền nam Ai Cập, và thống nhất một vùng đất rộng chưa từng thấy. Trong không gian đó có thể di chuyển tự do và an ninh, với một hệ thống đường lộ ngoại thường, và tới đâu cũng tìm thấy các đặc thái văn hóa nền tảng, kết hiệp bên trên các phần nhỏ bé, mà không làm mất đi các giá trị địa phương. Đến độ Philong thành Alessandria sống đồng thời với thánh Phaolô phải ca ngợi hoàng đế Augusto vì đã tạo ra sự hài hòa giữa tất cả mọi dân tộc mọi rợ.. . biến họ trở thành các người giữ gìn hòa bình” (Legatio ad Caium, && 146-147).
Đề cập tới cái nhìn đại đồng đặc thù nơi con người của thánh Phaolô Đức Thánh Cha nói:
Quan điểm đại đồng đặc thù nơi con người của thánh Phaolô, ít nhất là Phaolô Kitô sau biến cố trên đường đến thành Damasco, chắc chắn bắt nguồn từ lòng tin nơi Chúa Giêsu Kitô, trong nghĩa gương mặt của Đấng Phục Sinh ở bên ngoài mọi chật hẹp riêng rẽ. Thật thế, đối với Phaolô ”không còn do thái hy lạp, không còn nô lệ tự do, không còn nam nữ nữa, mà tất cả là một trong Chúa Kitô Giêsu” (Gl 3,28). Tuy nhiên, tình hình lịch sử văn hóa và môi trường thời đó không thể không ảnh hưởng trên các lựa chọn và dấn thân của thánh nhân. Có người định nghĩa Phaolô là ”con người của ba nền văn hóa”, vì thánh nhân là người gốc do thái, nói tiếng hy lạp và là công dân Roma, như tên gọi latinh của người.
Trào lưu triết lý khắc kỷ thắng thế thời đó chắc cũng ảnh hưởng một ít trên Kitô giáo. Các triết gia như Zenone và Cleante, và gần thánh Phaolô hơn như Seneca, Musonio và Epitteto cho thấy các giá trị rất cao của tính nhân bản và sự khôn ngoan, được Kitô giáo tiếp thu. Trào lưu khắc kỷ loan báo một lý tưởng mới, áp đặt cho con người các bổn phận đối với người đồng loại, đồng thời cũng giải thoát nó khỏi tất cả các mối dây ràng buộc vật lý và quốc gia, và biến nó thành một người hoàn toàn tinh thần” (M. Pohlenz, La Stoa I, firenze 2 1978, tr.565 tt.).
Chúng ta hãy nghĩ tới thuyết vũ trụ được hiểu như là thân thể khổng lồ hài hòa duy nhất, thuyết bình đẳng giữa tất cả mọi người không phân biệt giai tầng xã hội, sự bình đẳng - ít nhất trên lý thuyết - giữa người nam và người nữ, ý tưởng của cuộc sống thanh đạm, của sự tiết độ và tự chủ để tránh mọi thái qúa. Khi thánh Phaolô viết cho tín hữu Philiphê: ”Những gì là chân thật, cao qúy, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8), thánh Phaolo đã không làm gì khác hơn là lấy lại một quan niệm nhân bản riêng của sự khôn ngoan triết lý thời đó.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng vào thời thánh Phaolô tôn giáo truyền thống gặp khủng hoảng, ít nhất trong các khía cạnh huyền thoại và công dân của nó. Một thế kỷ trước đó Lucrezio đã nói: ”Tôn giáo đã dẫn đưa tới biết bao nhiêu điều bậy bạ” (De rerum natura, 1,102). Triết gia Seneca thì vượt xa hơn mọi khuynh hướng vụ lễ nghi và khẳng định; ”Thiên Chúa ở gần bạn, ở với bạn và ở trong bạn” (Lettere a Lucilio, 41,1). Cũng thế khi ngỏ lời với các triết gia thuộc trường phái Epicurio tại Athènes thánh Phaolô nói: ”Thiên Chúa không ngự ở trong các đền thờ do tay con người làm ra... mà trong Người chúng ta sống, chúng ta chuyển động và chúng ta hiện hữu” (Cv 17,24.28). Qua đó thánh nhân để cho vang vọng lòng tin do thái nơi một Thiên Chúa không thể diễn tả bằng các từ nhân hình, nhưng cũng ở trên cùng tầng sóng mà các người nghe thánh nhân biết rõ.
Ngoài ra chúng ta cần chú ý tới sự kiện nhiều lễ nghi phụng tự ngoai giáo không được cử hành trong các đền thờ của thành phố, nhưng tại các tư gia. Các buổi hội họp của Kitô hữu ”ekklesia” cũng được tổ chức tại nhà riêng như kể trong các thư của thánh Phaolô. Hồi đó Giáo Hội chưa có dinh thự công khai nào. Vì thế các buổi hội họp của tín hữu kitô giống như một sự thay đổi đơn sơ thói quen tôn giáo này. Nhưng có các khác biệt lớn liên quan tới ý thức căn tính của những người tham dự và sự tham dự chung của tín hữu nam nữ Kitô trong buổi cử hành ”Tiệc chiều của Chúa” và việc đọc Kinh Thánh.
Tình hình tổng quát bối cảnh xã hội văn hóa thời thánh Phaolo trên dây giúp chúng ta hiểu các tương đồng và khác biệt cũng như nét độc đáo của Kitô giáo hơn và học hỏi nơi thánh Phaolô nhiều hơn: học hiểu biết lòng tin và hiểu biết Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha đã chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài chúc mọi người có những ngày hè tươi vui khỏe mạnh. Tiếp đến Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
http://www.vietcatholic.net/Pics/03072008stPaulThessalonians.jpg
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 2-7-2008
Sáng thứ tư 2-7-2008 đã có 8000 tín và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với Đức Thánh Cha. Buổi tiếp kiến đã diễn ra trong đại thính đường Phaolo VI, vì trời Roma nóng tới 40 độ C và số tín hữu hành hương cũng không đông.
http://www.vietcatholic.net/pics/stpaulbasilica.jpg
Vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoài thành Roma
Đây cũng là buổi tiếp kiến cuối cùng, vì từ thứ tư 2-7-2008 Đức Thánh Cha ra nhà nghỉ mát Castel Gandolfo và cho tới ngày 13 tháng 8 sẽ không có các buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chuyển sang đề tài giáo lý mới về thánh Phaolô. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi muốn bắt đầu loạt bài giáo lý mới về vị tông đồ lớn là thánh Phaolô. Như anh chị em biết, năm nay là năm dành cho người, bắt đầu từ ngày lễ hai thánh Phêrô Phaolô 29 tháng 6 2008 cho tới lễ sang năm 2009. Thánh Phaolô là một gương mặt tuyệt vời, hầu như không thể bắt chước được, nhưng rất kích thích, vì là thí dụ điển hình cho sự tận hiến cho Chúa và cho Giáo Hội Người, cũng như cho sự rộng mở lớn đối với nhân loại và các nền văn hóa. Vì thế thật là thích hợp khi dành cho thánh nhân một chỗ đặc biệt, không chỉ trong lòng sùng mộ, mà cả trong nỗ lực tìm hiểu điều người muốn nói với Kitô hữu chúng ta ngày nay nữa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã trình bầy bối cảnh xã hội văn hóa thời thánh Phaolô, tuy cách đây đã 2000 năm nhưng có nhiều điểm cũng không khác với ngày nay bao nhiêu. Yếu tố đầu tiên cần lưu ý đó là thánh Phaolo xuất thân từ nền văn hóa do thái, và người Do thái chiếm 10% tổng số dân thời đế quốc Roma. Vào tiền bán thế kỷ thứ I ở Roma người do thái chiếm khoảng 3% tổng số dân. Thời đó cũng như ngày nay tín ngưỡng và phong tục tập quán của họ khác với môi trường chung quanh. Sự kiện này có thể dẫn đến hai hậu qủa: thứ nhất là sự chế nhạo có thể đưa tới chỗ bất khoan nhượng, hay sự khâm phục được diễn tả ra trong nhiều hình thức như thiện cảm trong trường hợp của những người ”kính sợ Thiên Chúa” hay của các ”tín đồ” gốc ngoại giáo kết hiệp với các hội đường do thái và chia sẻ niềm tin vào Thiên Chúa của Israel.
Thí dụ cụ thể của hai thái độ này là Cicerone, người khinh rẻ Do thái giáo và cả thành Giêrusalem nữa (x. Pro Flacco, 66-69) và bà Poppea, vợ hoàng đế Neron, được sử gia Giuse Flavio ghi nhận là có thiện cảm với người Do thái (x. Antichità giudaiche 20,195.252; Vita 16). Đó là chưa nói rằng hoàng đế Giulio Cesare đã chính thức thừa nhận cho người do thái các quyền đặc biệt, như sử gia Giuse Flavio ghi lại (x. ibid. 14, 200-216).
Có điều chắc chắn là vào thời đó cũng như ngày nay, số người do thái sống ở nước ngoài đông hơn số người sống tại Palestina rất nhiều. Vì thế chúng ta cũng không lấy làm lạ là thánh Phaolô cũng là đối tượng của hai kiểu đánh giá này. Có điều chắc chắn đó là đặc thái văn hóa và tôn giáo do thái này tìm ra thế đứng bên trong một cơ cấu của đế quốc Roma hiện diện khắp nơi. Nhưng vị thế của nhóm người do thái hay ngoại giáo tin nơi con người của Đức Giêsu thành Nagiarét, thì khó khăn và khổ đau hơn, vì họ vừa khác với Do thái giáo vừa khác với ngoại giáo của đế quốc.
Dầu sao đi nữa có hai yếu tố thuận lợi cho sự dấn thân của thánh Phaolô. Thứ nhất là nền văn hóa hy lạp, sau Aláchxăng Đại Đế đã trở thành nền văn hóa chung của vùng Tây Địa Trung Hải và vùng Trung Đông, mặc dù nó đã tiếp thu nhiều yếu tố của các nền văn hóa của các dân tộc thường bị coi là mọi rợ. Một tác giả thời đó khẳng định rằng Alachxăng Đại Đế ra lệnh cho tất cả mọi người coi toàn cộng đoàn đại đồng là quê hương của mình và không phân biệt ngươi hy lạp và người mọi rợ nữa” (Plutarco, De Alexandri Magni fortuna aut virtute, && 6.8).
Yếu tố thứ hai là cơ cấu chính trị hành chánh của đế quốc Roma bảo đảm hòa bình và ổn định, từ vùng Britannia cho tới miền nam Ai Cập, và thống nhất một vùng đất rộng chưa từng thấy. Trong không gian đó có thể di chuyển tự do và an ninh, với một hệ thống đường lộ ngoại thường, và tới đâu cũng tìm thấy các đặc thái văn hóa nền tảng, kết hiệp bên trên các phần nhỏ bé, mà không làm mất đi các giá trị địa phương. Đến độ Philong thành Alessandria sống đồng thời với thánh Phaolô phải ca ngợi hoàng đế Augusto vì đã tạo ra sự hài hòa giữa tất cả mọi dân tộc mọi rợ.. . biến họ trở thành các người giữ gìn hòa bình” (Legatio ad Caium, && 146-147).
Đề cập tới cái nhìn đại đồng đặc thù nơi con người của thánh Phaolô Đức Thánh Cha nói:
Quan điểm đại đồng đặc thù nơi con người của thánh Phaolô, ít nhất là Phaolô Kitô sau biến cố trên đường đến thành Damasco, chắc chắn bắt nguồn từ lòng tin nơi Chúa Giêsu Kitô, trong nghĩa gương mặt của Đấng Phục Sinh ở bên ngoài mọi chật hẹp riêng rẽ. Thật thế, đối với Phaolô ”không còn do thái hy lạp, không còn nô lệ tự do, không còn nam nữ nữa, mà tất cả là một trong Chúa Kitô Giêsu” (Gl 3,28). Tuy nhiên, tình hình lịch sử văn hóa và môi trường thời đó không thể không ảnh hưởng trên các lựa chọn và dấn thân của thánh nhân. Có người định nghĩa Phaolô là ”con người của ba nền văn hóa”, vì thánh nhân là người gốc do thái, nói tiếng hy lạp và là công dân Roma, như tên gọi latinh của người.
Trào lưu triết lý khắc kỷ thắng thế thời đó chắc cũng ảnh hưởng một ít trên Kitô giáo. Các triết gia như Zenone và Cleante, và gần thánh Phaolô hơn như Seneca, Musonio và Epitteto cho thấy các giá trị rất cao của tính nhân bản và sự khôn ngoan, được Kitô giáo tiếp thu. Trào lưu khắc kỷ loan báo một lý tưởng mới, áp đặt cho con người các bổn phận đối với người đồng loại, đồng thời cũng giải thoát nó khỏi tất cả các mối dây ràng buộc vật lý và quốc gia, và biến nó thành một người hoàn toàn tinh thần” (M. Pohlenz, La Stoa I, firenze 2 1978, tr.565 tt.).
Chúng ta hãy nghĩ tới thuyết vũ trụ được hiểu như là thân thể khổng lồ hài hòa duy nhất, thuyết bình đẳng giữa tất cả mọi người không phân biệt giai tầng xã hội, sự bình đẳng - ít nhất trên lý thuyết - giữa người nam và người nữ, ý tưởng của cuộc sống thanh đạm, của sự tiết độ và tự chủ để tránh mọi thái qúa. Khi thánh Phaolô viết cho tín hữu Philiphê: ”Những gì là chân thật, cao qúy, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8), thánh Phaolo đã không làm gì khác hơn là lấy lại một quan niệm nhân bản riêng của sự khôn ngoan triết lý thời đó.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng vào thời thánh Phaolô tôn giáo truyền thống gặp khủng hoảng, ít nhất trong các khía cạnh huyền thoại và công dân của nó. Một thế kỷ trước đó Lucrezio đã nói: ”Tôn giáo đã dẫn đưa tới biết bao nhiêu điều bậy bạ” (De rerum natura, 1,102). Triết gia Seneca thì vượt xa hơn mọi khuynh hướng vụ lễ nghi và khẳng định; ”Thiên Chúa ở gần bạn, ở với bạn và ở trong bạn” (Lettere a Lucilio, 41,1). Cũng thế khi ngỏ lời với các triết gia thuộc trường phái Epicurio tại Athènes thánh Phaolô nói: ”Thiên Chúa không ngự ở trong các đền thờ do tay con người làm ra... mà trong Người chúng ta sống, chúng ta chuyển động và chúng ta hiện hữu” (Cv 17,24.28). Qua đó thánh nhân để cho vang vọng lòng tin do thái nơi một Thiên Chúa không thể diễn tả bằng các từ nhân hình, nhưng cũng ở trên cùng tầng sóng mà các người nghe thánh nhân biết rõ.
Ngoài ra chúng ta cần chú ý tới sự kiện nhiều lễ nghi phụng tự ngoai giáo không được cử hành trong các đền thờ của thành phố, nhưng tại các tư gia. Các buổi hội họp của Kitô hữu ”ekklesia” cũng được tổ chức tại nhà riêng như kể trong các thư của thánh Phaolô. Hồi đó Giáo Hội chưa có dinh thự công khai nào. Vì thế các buổi hội họp của tín hữu kitô giống như một sự thay đổi đơn sơ thói quen tôn giáo này. Nhưng có các khác biệt lớn liên quan tới ý thức căn tính của những người tham dự và sự tham dự chung của tín hữu nam nữ Kitô trong buổi cử hành ”Tiệc chiều của Chúa” và việc đọc Kinh Thánh.
Tình hình tổng quát bối cảnh xã hội văn hóa thời thánh Phaolo trên dây giúp chúng ta hiểu các tương đồng và khác biệt cũng như nét độc đáo của Kitô giáo hơn và học hỏi nơi thánh Phaolô nhiều hơn: học hiểu biết lòng tin và hiểu biết Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha đã chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài chúc mọi người có những ngày hè tươi vui khỏe mạnh. Tiếp đến Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải