Dan Lee
07-09-2008, 10:38 PM
Người quản lí
Mỗi người chúng ta là một người quản lí của Chúa. Trong Cựu Ước chương hai sách Sáng Thế kí thuật lại Chúa tạo dựng con người vào ngày thứ sáu. Đến cuối ngày Ngài thấy mọi sự tốt đẹp. Ngài trao quyền quản lí vũ trụ cho con người chăm sóc. Không phải trao một lần mà nhiều lần bằng các huấn lệnh.
Hãy làm chủ chim trời cá biển.
Hãy làm chủ các loại cây sinh bông.
Hãy làm chủ các loại cây sinh trái nuôi thân
Hãy làm chủ các loại bò sát
Hãy làm chủ các động vật và dã thú.
Chúng ta khẳng định điều này vì ngay sau ngày thứ Sáu sang ngày thứ Bảy bút tích ghi rõ Thiên Chúa nghỉ ngơi. Chúa nghỉ vì từ nay vũ trụ của Ngài có người quản lí. Người quản lí không phải chỉ lo chăm sóc, bảo vệ thu hoạch mà còn hưởng hoa lợi mùa gặt. Người quản lí còn được ban cho ơn tái tạo cùng cộng tác với chủ mình dự phần trong công trình sáng tạo và tái tạo của Chúa làm cho vũ trụ ngày tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Các sinh động vật khác tiếp tục phát triển, sinh sôi nảy nở cung cấp lương thực cho dân Chúa.
Thời Tân Ước quyền quản lí Chúa trao trong tay nhân loại mà thánh Phêrô đại diện nhân loại nhận lãnh khi Ngài hỏi Phêrô ba lần con có yêu mến Thầy chăng. Mỗi lần Phêrô đều khẳng định và Đức Kitô trao cho trách nhiệm trông coi chiên.
Lần một hãy chăm chiên mẹ của Ta.
Lần hai hãy nuôi chiên con của Ta.
Lần thứ ba hãy chăm nuôi chiên mẹ lẫn chiên con của Ta.
Như thế quyền quản lí Thiên Chúa tin tưởng trao ban cho nhân loại. Mỗi người trong chúng ta là một quản lí của Chúa.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của người quản lí là thay mặt ông chủ để làm công việc ích lợi cho chủ. Quản lí toàn quyền quyết định mọi sự từ trong nhà ra đến ngoài ngõ và xa tận nương rẫy của chủ. Quản lí định liệu sao cho chủ có lợi bây giờ và lợi trong tương lai. Lợi nhiều nói lên tài năng và lòng trung tín phục vụ chủ nên được thưởng nhiều.
Trong kinh Thánh sau khi nói với các tông đồ hãy xin chủ ruộng ban thêm thợ gặt vì mùa gặt thì nhiều mà thợ gặt lại ít. Sau khi công bố danh tánh các tông đồ Chúa sai các ông đi làm công việc quản lí. Các ông rao giảng triều đại Chúa đã đến gần sau đó an ủi kẻ ốm đau, yếu liệt. thăm hỏi kẻ tật nguyền. Chăm sóc người cô đơn, già yếu, cho kẻ đói ăn, khát uống và đón nhận tất cả vì danh Chúa.
Công việc của quản lí cho Chúa là làm những công việc rất thực tế, gần với cuộc sống và lứa tuổi nào cũng có thể thực hiện, hoàn cảnh nào cũng có thể thi hành và thời đại nào cũng cần đến những bàn tay nâng niu, vỗ về, an ủi.
Hiểu lầm
Kitô hữu thường hiểu lầm công việc phục vụ chung trong xứ là công việc của những người rảnh rỗi, có nhiều giờ. Mình bận rộn đủ rồi nên thường từ chối tham gia, cộng tác dù chỉ một vài lần trong năm. Kitô hữu từ chối cộng tác vì chưa nắm vững vai trò quản lí của mình. Thành phần này chiếm đa số. Số khác thì coi việc cộng tác chung là công việc lãnh đạo, tham gia để thay đổi, đổi mới, hướng dẫn cộng đoàn đi theo đường lối riêng cá nhân mình ưa thích. Số khác nữa hiểu lầm công việc phục vụ trong thánh đường không liên quan đến việc thờ phượng. Hiểu như thế là một sai lầm đáng tiếc. Việc thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em trong thánh đường bao gồm rất nhiều công việc. Đơn giản như giữ cho nơi tôn nghiêm được sạch sẽ, đóng và mở của thánh đường, chào đón anh chị em khác tới tham dự thánh lễ và các nghi thức phụng vụ. Khó hơn chút là gia nhập ca đoàn, trưng bày hoa nến trên bàn thờ. Thừa tác viên đọc sách công bố lời Chúa. Khó hơn là việc chuẩn bị dụng cụ cho thánh lễ hoặc trao Mình Thánh Chúa cho các Kitô hữu khác. Tấc cả các công việc lớn nhỏ đều là những việc giúp cho phụng vụ trở nên linh hoạt hơn, nhịp nhàng, ăn khớp nhau hơn giúp các anh chị em Kitô hữu khác dự lễ cho sốt sắng hơn. Hoàn thiện nhất là mỗi người cố gắng làm thế nào tìm một công việc hợp khả năng ra sức phục vụ xứ đạo mình đang cư ngụ. Không thể phục vụ hàng tuần ít ra một tháng một lần, vài ba tuần một lần tuỳ theo thời gian và công việc. Từ chối cộng tác là một việc làm vừa dối mình vừa coi nhẹ tài năng Chúa ban. Nếu không thể phục vụ anh chị em trong cùng cộng đoàn, niềm tin, làm sao có thể thành tâm phục vụ người xa lạ.
Chôn nén bạc
Từ chối phát triển tài năng Chúa ban là điều đáng buồn nhất. Có lẽ ít ai nghĩ từ chối lời mời gọi đơn giản mà có hậu quả khó lường trước. Cộng đoàn là môi trường giúp chúng ta thực thi đức ái cho nhau rồi sau đó mới đến chiên lạc. Bởi vì đời sống sinh hoạt cộng đoàn khuyến khích, tiếp trợ cho việc tìm chiên lạc dễ dàng hơn. Nhờ ơn Chúa chúng ta học cách nâng đỡ, hỗ trợ, khuyến khích và ngay cả ra chương trình kế hoạch, và nghệ thuật ăn nói trước khi được sai đi để làm công việc bác ái cho chiên lạc. Thiếu hướng dẫn, nâng đỡ của cộng đoàn khó có môi trường nào thích hợp hơn giúp cho việc đào tạo, huấn luyện trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai.
http://www.vietcatholic.net/pics/lonely_church.jpg
Khi được hỏi em kia từ chối dâng lễ vật vào sáng Chúa Nhật. Viện lí không có khả năng. Chỉ vài tuần sau em ăn mặc, gọn ghẽ, chải chuốt trong bộ áo vest bưng mâm quà xin hỏi cưới của người thân. Dâng lễ vật không có khả năng nhưng bưng mâm quả đặt trầu thì có khả năng. Lạ nhỉ.
Người kia chối đọc sách trong lễ mừng kính thánh bổn mạng xóm đạo vì đọc không quen. Ít ngày sau người đó đọc sách trong đám giỗ bà, rõ ràng, mạch lạc. Thì ra ngày giỗ có xôi nên giọng dẻo hơn.
Người nọ nhất định không chịu hát ngày lễ an táng của một người trong xứ. Cuối năm người đó dự thi những giọng ca vàng trong thành phố. Khi mời gia nhập ca đoàn người đó trả lời
Tôi hát chỉ có ma nó nghe.
Thì ra ban giám khảo và khán giả bữa hôm đó toàn là ma.
Môt người nữa không giúp đếm tiền nhà thờ. Sau này được biết người đó từng làm cho ngân hàng. Thảo nào ngại đếm tiền lẻ nhà thờ. Người đó biện bạch. Đúng là trước đây gốc ngân hàng nhưng làm dở quá bị đuổi rồi. Tôi nghĩ bụng ‘rõ là khéo nói. Con quẩn chân thì đúng hơn’.
Những công việc liệt kê trên và còn nhiều nữa đều là những việc giúp người Kitô hữu thi hành nhiệm vụ quản lí của mình trong việc thực thi đức ái và làm cho đời sống đức tin sống động, mạnh mẽ. Đức tin không việc làm là đức tin chết thánh Giacôbe từng tuyên bố 2,16. Việc làm nhẹ nhàng, đơn giản nhất là những việc trong phụng vụ chung của Giáo Hội, của xứ đạo mình đang thờ phượng chung với các Kitô hữu khác. Làm sao thể hiện đức ái khi bao người phục vụ trong khi mình từ chối nhập cuộc làm một thành viên tích cực cộng tác trong cộng đoàn. Ai cũng bận rộn, ai cũng bị giới hạn bởi thời gian. Thực ra có rất nhiều việc mục vụ trong xứ đạo không đòi nhiều thời gian, dùng thời gian mình có thể. Thí dụ một giờ một tháng, hoặc nửa tháng một lần. Nếu mỗi người trong cộng đoàn cùng hy sinh một giờ một tháng, công việc chung không còn là gánh nặng cho bất cứ ai. Gánh của Chúa sẽ trở nên nhẹ nhàng.
Lm Vũ đình Tường
Mỗi người chúng ta là một người quản lí của Chúa. Trong Cựu Ước chương hai sách Sáng Thế kí thuật lại Chúa tạo dựng con người vào ngày thứ sáu. Đến cuối ngày Ngài thấy mọi sự tốt đẹp. Ngài trao quyền quản lí vũ trụ cho con người chăm sóc. Không phải trao một lần mà nhiều lần bằng các huấn lệnh.
Hãy làm chủ chim trời cá biển.
Hãy làm chủ các loại cây sinh bông.
Hãy làm chủ các loại cây sinh trái nuôi thân
Hãy làm chủ các loại bò sát
Hãy làm chủ các động vật và dã thú.
Chúng ta khẳng định điều này vì ngay sau ngày thứ Sáu sang ngày thứ Bảy bút tích ghi rõ Thiên Chúa nghỉ ngơi. Chúa nghỉ vì từ nay vũ trụ của Ngài có người quản lí. Người quản lí không phải chỉ lo chăm sóc, bảo vệ thu hoạch mà còn hưởng hoa lợi mùa gặt. Người quản lí còn được ban cho ơn tái tạo cùng cộng tác với chủ mình dự phần trong công trình sáng tạo và tái tạo của Chúa làm cho vũ trụ ngày tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Các sinh động vật khác tiếp tục phát triển, sinh sôi nảy nở cung cấp lương thực cho dân Chúa.
Thời Tân Ước quyền quản lí Chúa trao trong tay nhân loại mà thánh Phêrô đại diện nhân loại nhận lãnh khi Ngài hỏi Phêrô ba lần con có yêu mến Thầy chăng. Mỗi lần Phêrô đều khẳng định và Đức Kitô trao cho trách nhiệm trông coi chiên.
Lần một hãy chăm chiên mẹ của Ta.
Lần hai hãy nuôi chiên con của Ta.
Lần thứ ba hãy chăm nuôi chiên mẹ lẫn chiên con của Ta.
Như thế quyền quản lí Thiên Chúa tin tưởng trao ban cho nhân loại. Mỗi người trong chúng ta là một quản lí của Chúa.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của người quản lí là thay mặt ông chủ để làm công việc ích lợi cho chủ. Quản lí toàn quyền quyết định mọi sự từ trong nhà ra đến ngoài ngõ và xa tận nương rẫy của chủ. Quản lí định liệu sao cho chủ có lợi bây giờ và lợi trong tương lai. Lợi nhiều nói lên tài năng và lòng trung tín phục vụ chủ nên được thưởng nhiều.
Trong kinh Thánh sau khi nói với các tông đồ hãy xin chủ ruộng ban thêm thợ gặt vì mùa gặt thì nhiều mà thợ gặt lại ít. Sau khi công bố danh tánh các tông đồ Chúa sai các ông đi làm công việc quản lí. Các ông rao giảng triều đại Chúa đã đến gần sau đó an ủi kẻ ốm đau, yếu liệt. thăm hỏi kẻ tật nguyền. Chăm sóc người cô đơn, già yếu, cho kẻ đói ăn, khát uống và đón nhận tất cả vì danh Chúa.
Công việc của quản lí cho Chúa là làm những công việc rất thực tế, gần với cuộc sống và lứa tuổi nào cũng có thể thực hiện, hoàn cảnh nào cũng có thể thi hành và thời đại nào cũng cần đến những bàn tay nâng niu, vỗ về, an ủi.
Hiểu lầm
Kitô hữu thường hiểu lầm công việc phục vụ chung trong xứ là công việc của những người rảnh rỗi, có nhiều giờ. Mình bận rộn đủ rồi nên thường từ chối tham gia, cộng tác dù chỉ một vài lần trong năm. Kitô hữu từ chối cộng tác vì chưa nắm vững vai trò quản lí của mình. Thành phần này chiếm đa số. Số khác thì coi việc cộng tác chung là công việc lãnh đạo, tham gia để thay đổi, đổi mới, hướng dẫn cộng đoàn đi theo đường lối riêng cá nhân mình ưa thích. Số khác nữa hiểu lầm công việc phục vụ trong thánh đường không liên quan đến việc thờ phượng. Hiểu như thế là một sai lầm đáng tiếc. Việc thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em trong thánh đường bao gồm rất nhiều công việc. Đơn giản như giữ cho nơi tôn nghiêm được sạch sẽ, đóng và mở của thánh đường, chào đón anh chị em khác tới tham dự thánh lễ và các nghi thức phụng vụ. Khó hơn chút là gia nhập ca đoàn, trưng bày hoa nến trên bàn thờ. Thừa tác viên đọc sách công bố lời Chúa. Khó hơn là việc chuẩn bị dụng cụ cho thánh lễ hoặc trao Mình Thánh Chúa cho các Kitô hữu khác. Tấc cả các công việc lớn nhỏ đều là những việc giúp cho phụng vụ trở nên linh hoạt hơn, nhịp nhàng, ăn khớp nhau hơn giúp các anh chị em Kitô hữu khác dự lễ cho sốt sắng hơn. Hoàn thiện nhất là mỗi người cố gắng làm thế nào tìm một công việc hợp khả năng ra sức phục vụ xứ đạo mình đang cư ngụ. Không thể phục vụ hàng tuần ít ra một tháng một lần, vài ba tuần một lần tuỳ theo thời gian và công việc. Từ chối cộng tác là một việc làm vừa dối mình vừa coi nhẹ tài năng Chúa ban. Nếu không thể phục vụ anh chị em trong cùng cộng đoàn, niềm tin, làm sao có thể thành tâm phục vụ người xa lạ.
Chôn nén bạc
Từ chối phát triển tài năng Chúa ban là điều đáng buồn nhất. Có lẽ ít ai nghĩ từ chối lời mời gọi đơn giản mà có hậu quả khó lường trước. Cộng đoàn là môi trường giúp chúng ta thực thi đức ái cho nhau rồi sau đó mới đến chiên lạc. Bởi vì đời sống sinh hoạt cộng đoàn khuyến khích, tiếp trợ cho việc tìm chiên lạc dễ dàng hơn. Nhờ ơn Chúa chúng ta học cách nâng đỡ, hỗ trợ, khuyến khích và ngay cả ra chương trình kế hoạch, và nghệ thuật ăn nói trước khi được sai đi để làm công việc bác ái cho chiên lạc. Thiếu hướng dẫn, nâng đỡ của cộng đoàn khó có môi trường nào thích hợp hơn giúp cho việc đào tạo, huấn luyện trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai.
http://www.vietcatholic.net/pics/lonely_church.jpg
Khi được hỏi em kia từ chối dâng lễ vật vào sáng Chúa Nhật. Viện lí không có khả năng. Chỉ vài tuần sau em ăn mặc, gọn ghẽ, chải chuốt trong bộ áo vest bưng mâm quà xin hỏi cưới của người thân. Dâng lễ vật không có khả năng nhưng bưng mâm quả đặt trầu thì có khả năng. Lạ nhỉ.
Người kia chối đọc sách trong lễ mừng kính thánh bổn mạng xóm đạo vì đọc không quen. Ít ngày sau người đó đọc sách trong đám giỗ bà, rõ ràng, mạch lạc. Thì ra ngày giỗ có xôi nên giọng dẻo hơn.
Người nọ nhất định không chịu hát ngày lễ an táng của một người trong xứ. Cuối năm người đó dự thi những giọng ca vàng trong thành phố. Khi mời gia nhập ca đoàn người đó trả lời
Tôi hát chỉ có ma nó nghe.
Thì ra ban giám khảo và khán giả bữa hôm đó toàn là ma.
Môt người nữa không giúp đếm tiền nhà thờ. Sau này được biết người đó từng làm cho ngân hàng. Thảo nào ngại đếm tiền lẻ nhà thờ. Người đó biện bạch. Đúng là trước đây gốc ngân hàng nhưng làm dở quá bị đuổi rồi. Tôi nghĩ bụng ‘rõ là khéo nói. Con quẩn chân thì đúng hơn’.
Những công việc liệt kê trên và còn nhiều nữa đều là những việc giúp người Kitô hữu thi hành nhiệm vụ quản lí của mình trong việc thực thi đức ái và làm cho đời sống đức tin sống động, mạnh mẽ. Đức tin không việc làm là đức tin chết thánh Giacôbe từng tuyên bố 2,16. Việc làm nhẹ nhàng, đơn giản nhất là những việc trong phụng vụ chung của Giáo Hội, của xứ đạo mình đang thờ phượng chung với các Kitô hữu khác. Làm sao thể hiện đức ái khi bao người phục vụ trong khi mình từ chối nhập cuộc làm một thành viên tích cực cộng tác trong cộng đoàn. Ai cũng bận rộn, ai cũng bị giới hạn bởi thời gian. Thực ra có rất nhiều việc mục vụ trong xứ đạo không đòi nhiều thời gian, dùng thời gian mình có thể. Thí dụ một giờ một tháng, hoặc nửa tháng một lần. Nếu mỗi người trong cộng đoàn cùng hy sinh một giờ một tháng, công việc chung không còn là gánh nặng cho bất cứ ai. Gánh của Chúa sẽ trở nên nhẹ nhàng.
Lm Vũ đình Tường