Dan Lee
07-10-2008, 10:32 PM
ĐÁP CA CN XV THƯỜNG NIÊN
TV 64. 10, 11-15
“Hạt gieo vào đất mỡ mầu, sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm” (Lk 8, 8)
Chúng ta hãy có một tầm nhìn khái quát về Phúc Âm Hóa. Đức Giêsu, Lời của Chúa Cha đã được gieo vào lòng đất trần gian. Trước mắt người đời, cái chết là một thối rữa, một thất bại, “hạt giống gieo không đúng chỗ”. Nhưng mọi sự đã không như người ta tưởng, khởi đi từ buổi sáng Chúa Nhật sống lại, thế giới biến chuyển từ đây. “Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng”, lời này của thánh Phaolô. Và ngài cùng với thế hệ Tông đồ thứ nhất, thứ hai là những lực sĩ nồng nhiệt hăm hở lao vào thế giới để gieo hạt giống Lời Chúa. Phúc Âm đã vượt ra khỏi Giêrusalem, vượt biên sang Tiểu Á, Châu Âu và tới tận cùng thế giới. Hạt giống đã xây dựng nên Giáo hội, và trở nên mẫu mực giá trị cho mọi thời đại.
Lịch sử phát triển của hạt giống là lịch sử giao tiếp giữa Phúc Âm và các nền văn hóa thuộc mọi thời đại. Hạt giống Phúc Âm cần thiết một ngôn ngữ khả dĩ có thể tiếp cận với sự phong phú văn hóa, chính các Công Đồng, các quyết định của Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, đã làm nên chuyện vĩ đại này. Thiên niên kỷ I đã chứng kiến hạt giống Lời Chúa triển nở một cách phong phú nơi các dân tộc Châu Âu. Dĩ nhiên, không phải là lúc nào cũng suông sẻ, thậm chí đã xảy ra những cuộc chiến đấu không khoan nhương để bảo vệ nội dung của Phúc Âm, bản chất của hạt giống. Thiên niên kỷ II, một làn sóng mới mang hạt giống tới các vùng xa xôi của địa cầu, khởi đi từ Châu Âu, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Ánh sáng Lời Chúa đã khởi động trong vùng Tân Thế Giới, đã trở thành vụ mùa phong phú từ bắc tới nam, từ đông sang tây. Cũng từ vùng đất mới này, ánh sáng Lời Chúa mạnh mẽ bùng lên trong thế kỷ qua tới các lục địa xa nhất: Phi Châu. Ngày nay, không thiếu ơn gọi, cũng như vô số các Giám mục, Hồng Y, những hạt giống tốt nhất đã mọc lên từ các vùng nghèo đói, khô cằn. “Thế giới cũ sẽ được rao giảng bởi các vị thừa sai da mầu này” Hồng Y Hyacintch đã thấy trước như vậy.
Giáo Hội không ngừng đổi mới bởi Thánh Thần để gặp gỡ các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai. Đức Kitô, hạt giống của Chúa Cha, luôn luôn trẻ trung và năng động, sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm. Ngày nay, hạt giống Phúc Âm cần phải được thấm nhuần vào lương tâm con người, thế giới khoa học, văn hóa, truyền thông đại chúng, các văn nghệ sĩ và các tri thức. Giáo Hội tràn đầy hy vọng và luôn bị thôi thúc: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Lời Chúa.”
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD
TV 64. 10, 11-15
“Hạt gieo vào đất mỡ mầu, sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm” (Lk 8, 8)
Chúng ta hãy có một tầm nhìn khái quát về Phúc Âm Hóa. Đức Giêsu, Lời của Chúa Cha đã được gieo vào lòng đất trần gian. Trước mắt người đời, cái chết là một thối rữa, một thất bại, “hạt giống gieo không đúng chỗ”. Nhưng mọi sự đã không như người ta tưởng, khởi đi từ buổi sáng Chúa Nhật sống lại, thế giới biến chuyển từ đây. “Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng”, lời này của thánh Phaolô. Và ngài cùng với thế hệ Tông đồ thứ nhất, thứ hai là những lực sĩ nồng nhiệt hăm hở lao vào thế giới để gieo hạt giống Lời Chúa. Phúc Âm đã vượt ra khỏi Giêrusalem, vượt biên sang Tiểu Á, Châu Âu và tới tận cùng thế giới. Hạt giống đã xây dựng nên Giáo hội, và trở nên mẫu mực giá trị cho mọi thời đại.
Lịch sử phát triển của hạt giống là lịch sử giao tiếp giữa Phúc Âm và các nền văn hóa thuộc mọi thời đại. Hạt giống Phúc Âm cần thiết một ngôn ngữ khả dĩ có thể tiếp cận với sự phong phú văn hóa, chính các Công Đồng, các quyết định của Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, đã làm nên chuyện vĩ đại này. Thiên niên kỷ I đã chứng kiến hạt giống Lời Chúa triển nở một cách phong phú nơi các dân tộc Châu Âu. Dĩ nhiên, không phải là lúc nào cũng suông sẻ, thậm chí đã xảy ra những cuộc chiến đấu không khoan nhương để bảo vệ nội dung của Phúc Âm, bản chất của hạt giống. Thiên niên kỷ II, một làn sóng mới mang hạt giống tới các vùng xa xôi của địa cầu, khởi đi từ Châu Âu, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Ánh sáng Lời Chúa đã khởi động trong vùng Tân Thế Giới, đã trở thành vụ mùa phong phú từ bắc tới nam, từ đông sang tây. Cũng từ vùng đất mới này, ánh sáng Lời Chúa mạnh mẽ bùng lên trong thế kỷ qua tới các lục địa xa nhất: Phi Châu. Ngày nay, không thiếu ơn gọi, cũng như vô số các Giám mục, Hồng Y, những hạt giống tốt nhất đã mọc lên từ các vùng nghèo đói, khô cằn. “Thế giới cũ sẽ được rao giảng bởi các vị thừa sai da mầu này” Hồng Y Hyacintch đã thấy trước như vậy.
Giáo Hội không ngừng đổi mới bởi Thánh Thần để gặp gỡ các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai. Đức Kitô, hạt giống của Chúa Cha, luôn luôn trẻ trung và năng động, sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm. Ngày nay, hạt giống Phúc Âm cần phải được thấm nhuần vào lương tâm con người, thế giới khoa học, văn hóa, truyền thông đại chúng, các văn nghệ sĩ và các tri thức. Giáo Hội tràn đầy hy vọng và luôn bị thôi thúc: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Lời Chúa.”
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD