Dan Lee
07-13-2008, 05:42 AM
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA & TÂM HỒN ÐÓN NHẬN
Ai Cập là một quốc gia nổi tiếng với nhiều Kim TựTháp, được xây dựng cách đây hàng ngàn năm. Có một vị vua Pharaoh qua đời, người ta đem thi hài của ông chôn vào trong Kim Tự Tháp, đặt bên cạnh một chén lớn với nhiều hạt lúa. Họ có ý dùng chén lúa ấy như một của lễ dâng tiến các thần minh hoặc để người chết có của ăn đường trên hành trình về thế giới bên kia. Bất ngờ gần đây, sau hơn 3000 năm, có người tìm ra chén lúa ấy và họ mang những hạt lúa đi gieo. Lạ lùng thay, chúng vẫn nẩy mầm và lớn lên tốt đẹp.
(Trích Nguyệt san Mục Vụ, số 208, tháng 6/2002, trang 18-19).
Hạt giống tốt, gieo vào đất tốt, nẩy sinh bông lúa nhiều hạt. Tương tự như bài Phúc Âm hôm nay, người gieo giống ra đi gieo hạt lúa trên ruộng mình. Hạt giống tung bay khắp nơi, tiếc rằng chỉ một phần nào đó phát triển tốt. Thế mới biết: dù nông gia có chọn giống tốt, nhưng nếu kỹ thuật gieo không khéo tay, vẫn có thể gây nên những hiệu quả khác biệt ngoài ý muốn.
A. Kỹ thuật gieo lúa của Nhà Nông:
Bình thường, lúa tốt( hạt 30, hạt 60, hạt 100) một phần là do giống tốt.
Thế nhưng, giống tốt mà đất được gieo vào không tốt, cũng vô ích. Cho nên, ông bà tổ tiên ta thường quan niệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.”
Làm ruộng, muốn được mùa lúa bội thu: điều quan trọng ưu tiên là đất phải tốt, đồng bằng màu mỡ, nước ra vào thuận lợi, kế đến là có phân tro đầy đủ, rồi phải chịu khó nhặt cỏ lúa thường xuyên và sau cùng giống lúa mang đi gieo cần được ủ kỹ càng.
Nhớ lại thời kỳ sau 30/4/1975, tôi được sai đi canh tác đất nhà Dòng ở Trung tâm phát triển tự túc Suối Cát (Long Khánh): để gieo được hạt lúa như ý, mình phải chọn giống sàng sẫy kỹ, ngâm nước một thời gian, rồi vớt lên khô ủ nóng cho hạt lúa mọc mậm (rễ). Ðến ngày đi gieo, đất ruộng phải cày bừa cho tơi, xã nước đắp bờ, làm mặt bằng cho láng, đoạn mới tung hạt, xạ lúa cho đều khắp ruộng. Nhờ vậy lúa thần nông sau khoảng 100 ngày, bông lúa chín vàng nặng hạt thơm tho tươi tốt.
† Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, đồng bằng Nam Bộ ngập nước, đánh luống gieo xạ lúa dễ dàng. Nhờ vậy,.ruộng thẳng cánh cò bay, vựa lúa miền Tây cung cấp gạo nuôi cả nước, thậm chí còn thặng dư mang đi xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác.
† Trong khi đó, Palestine là xứ sở đa phần sườn đồi núi. Nông dân khi gieo hạt, phải cày sâu, làm mềm đất cho kỹ, mới tung hạt giống vùi xuống đất. Gió thội, hạt giống bay vương vãi tứ tung: bên vệ đường, trên đá sỏi, trong bụi gai, vào đất tốt.
Sư so sánh như thế, giúp ta có cái nhìn thông cảm hơn về dụ ngôn, về môi trường đất mà hạt giống đã rơi xuống trên đó.
B. Người gieo giống là Thiên Chúa, là sứ ngôn của Ngài:
Ngược dòng thời gian, Thiên Chúa đã không ngừng gieo vào trong nhân loại nhiều hạt giống khác nhau:
† Thời Cựu Ước, Ngài đã gieo các hạt giống lời Ngài xuống đất hứa Israel. Tiếc thay, biết bao tâm hồn người Do Thái đã thờ ơ không tiếp nhận lời ấy qua môi miệng các ngôn sứ, qua lời loan báo, giảng dạy các tiên tri. Họ đã bất trung chạy theo chư dân mà tôn thờ tà thần.
† Cách đây hơn 2000 năm, Thiên Chúa cũng đã gieo chính Con Ngài là Ðức Giêsu Kitô vào trong thế giới. Bất hạnh thay, lắm người ở Bêlem không ai nhận biết Con Thiên Chúa ngoài các trẻ mục đồng đã đến thờ lạy Hài Nhi. Cho đến nay, vẫn còn hơn 5 tỷ người cũng chưa đón nhận Ngài để hưởng Ơn Cứu Ðộ.
† Chính Ðức Giêsu Kitô đã gieo lời Ngài vào tâm hồn Nhóm Mười Hai là những kẻ thân tín với Chúa. Ấy vậy mà, Phêrô vẫn yếu tin chối Thầy. Mãi về sau, với lòng sám hối và yêu mến Chúa thiết tha, tâm hồn Phêrô như mảnh đất tốt được cải tạo và phát triển niềm tin.
† Ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Ðồ dạt dào Thần Khí, đã mạnh dạn đi gieo Lời Chúa, Giáo Lý khắp nơi: giúp muôn dân nhận biết tin mừng Ðức Giêsu Kitô tử nạn và phục sinh, sau đó sẵn sàng chịu phép Thánh Tẩy để nên thụ tạo mới trong Chúa.
C. Mảnh đất đón nhận hạt giống là tâm hồn các Kitô Hữu:
Thiên Chúa đã gieo hạt giống Phúc Âm vào lòng con người. Thế nhưng, cùng một thứ hạt giống nhau được gieo vào: tại sao có người nên bậc thánh đức, có người làm nô lệ Satan? Tại sao có Kitô hữu được lên thiên đàng, có Kitô hữu phải xuống hoả ngục? Thưa: con người nên tốt hay xấu, được thưởng hay bị phạt là do ở thái độ đón nhận Nghe và Thực Hành Lời Chúa của họ
Như ta đã biết: hạt lúa giống được gieo xuống, sinh hoa lợi nhiều ít tùy thuộc việc rơi xuống đất hay sỏi đá. Cũng thế, Lời Chúa được rao giảng, sinh hiệu quả nơi kitô hữu hay không tùy thuộc vào tâm trạng đón nhận và thái độ sống Lời Chúa trong mỗi người.
1. Giáo xứ tổ chức các lớp Giáo Lý giúp tôi học hỏi sống Ðạo, nhận bí tích. Tôi không ghi danh tham dự, cho rằng mất thời giờ vô ích. Trong thánh lễ: nghe đọc Lời Chúa tôi không chú ý, ưa nói chuyện riêng; linh mục giảng giải Phúc Âm, tôi không tập trung chăm chú, chỉ thích cầm tờ Bulletin hàng tuần đọc cho qua.
Như thế, tâm hồn tôi chẳng khác nào hạt giống rơi bên vệ đường, để lời Chúa đến với mình rồi đi, chim trời bay đến ăn mất.
2. Giáo xứ thành lập các đoàn thể Công Giáo tiến hành: Ca đoàn, Thiếu Nhi Thánh Thể, Hướng Ðạo Công Giáo, Thanh Sinh Công…tôi tham gia nhiệt tình với các bạn cùng trang lứa. Thời gian đầu mới gia nhập: học hỏi Phong Trào, tập hát, đi cắm trại... tích cực tối đa có mặt mọi nơi mọi lúc. Khoảng vài tháng sau đó, tôi lơ là bê trễ, sinh hoạt ngẫu hứng, lo vui riêng, không thường xuyên góp mặt hội họp, làm việc tông đồ chung với tập thể.
Tâm hồn tôi vô tình đã trở nên sỏi đá, hồn sống đạo đức có sốt sắng ban đầu, nhưng chỉ trơ trơ nằm gọn, dừng chân tại đó, dần dần bị chết khô với thời gian.
3. Là người Công Giáo, tôi vẫn đến nhà thờ lai rai, tham dự các lễ trọng: Giáng Sinh, Phục Sinh, Tết …như mọi người. Các chương trình cứu trợ nạn lụt, giúp người nghèo…tôi đều đóng góp rộng rãi. Tiếc rằng ngày Chúa Nhật tuần nào cũng busy liên tục: mở tiệm, đi lấy hàng, chợ búa hàng tuần…khiến tôi không có thời giờ mà lễ lạy với Chúa nữa.
Giống như hạt lúa rơi vào bụi gai, lòng tôi bị bóp nghẹt bởi bao dịch vụ riêng tư, Chúa không còn vị trí chủ yếu trong sinh hoạt đời mình.
D. Làm thế nào để tâm hồn các Kitô hữu là mảnh đất tươi tốt?
1. Biết chọn Chúa là đối tượng trên hết và dành cho Ngài mọi ưu thế trong cuộc sống.
† “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt.6:24)
† “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người…” (Mt.7:33)
2. Biết lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động hàng ngày.
Ðạo là đường. Ði trên đường, cần có bảng chỉ dẫn, có ánh sáng soi tỏ, mới đi đúng hướng.
Ánh sáng, bảng chỉ dẫn ấy chính là Lời Chúa, Kinh Thánh.
† “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv.119:105)
E. Lời nguyện kết:
Lạy Chúa! Chúa đã gieo Lời Ngài vào tâm trí chúng con.
Xin giúp con biết lắng nghe và thực hiện ý Chúa,
biết gieo tình yêu thương đến với mọi người,
để hạt giống Ðức Ái mãi mãi triển nở trong cộng đồng xã hội. Amen
LM Dominic Trần Văn Điều, SDD
Ai Cập là một quốc gia nổi tiếng với nhiều Kim TựTháp, được xây dựng cách đây hàng ngàn năm. Có một vị vua Pharaoh qua đời, người ta đem thi hài của ông chôn vào trong Kim Tự Tháp, đặt bên cạnh một chén lớn với nhiều hạt lúa. Họ có ý dùng chén lúa ấy như một của lễ dâng tiến các thần minh hoặc để người chết có của ăn đường trên hành trình về thế giới bên kia. Bất ngờ gần đây, sau hơn 3000 năm, có người tìm ra chén lúa ấy và họ mang những hạt lúa đi gieo. Lạ lùng thay, chúng vẫn nẩy mầm và lớn lên tốt đẹp.
(Trích Nguyệt san Mục Vụ, số 208, tháng 6/2002, trang 18-19).
Hạt giống tốt, gieo vào đất tốt, nẩy sinh bông lúa nhiều hạt. Tương tự như bài Phúc Âm hôm nay, người gieo giống ra đi gieo hạt lúa trên ruộng mình. Hạt giống tung bay khắp nơi, tiếc rằng chỉ một phần nào đó phát triển tốt. Thế mới biết: dù nông gia có chọn giống tốt, nhưng nếu kỹ thuật gieo không khéo tay, vẫn có thể gây nên những hiệu quả khác biệt ngoài ý muốn.
A. Kỹ thuật gieo lúa của Nhà Nông:
Bình thường, lúa tốt( hạt 30, hạt 60, hạt 100) một phần là do giống tốt.
Thế nhưng, giống tốt mà đất được gieo vào không tốt, cũng vô ích. Cho nên, ông bà tổ tiên ta thường quan niệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.”
Làm ruộng, muốn được mùa lúa bội thu: điều quan trọng ưu tiên là đất phải tốt, đồng bằng màu mỡ, nước ra vào thuận lợi, kế đến là có phân tro đầy đủ, rồi phải chịu khó nhặt cỏ lúa thường xuyên và sau cùng giống lúa mang đi gieo cần được ủ kỹ càng.
Nhớ lại thời kỳ sau 30/4/1975, tôi được sai đi canh tác đất nhà Dòng ở Trung tâm phát triển tự túc Suối Cát (Long Khánh): để gieo được hạt lúa như ý, mình phải chọn giống sàng sẫy kỹ, ngâm nước một thời gian, rồi vớt lên khô ủ nóng cho hạt lúa mọc mậm (rễ). Ðến ngày đi gieo, đất ruộng phải cày bừa cho tơi, xã nước đắp bờ, làm mặt bằng cho láng, đoạn mới tung hạt, xạ lúa cho đều khắp ruộng. Nhờ vậy lúa thần nông sau khoảng 100 ngày, bông lúa chín vàng nặng hạt thơm tho tươi tốt.
† Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, đồng bằng Nam Bộ ngập nước, đánh luống gieo xạ lúa dễ dàng. Nhờ vậy,.ruộng thẳng cánh cò bay, vựa lúa miền Tây cung cấp gạo nuôi cả nước, thậm chí còn thặng dư mang đi xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác.
† Trong khi đó, Palestine là xứ sở đa phần sườn đồi núi. Nông dân khi gieo hạt, phải cày sâu, làm mềm đất cho kỹ, mới tung hạt giống vùi xuống đất. Gió thội, hạt giống bay vương vãi tứ tung: bên vệ đường, trên đá sỏi, trong bụi gai, vào đất tốt.
Sư so sánh như thế, giúp ta có cái nhìn thông cảm hơn về dụ ngôn, về môi trường đất mà hạt giống đã rơi xuống trên đó.
B. Người gieo giống là Thiên Chúa, là sứ ngôn của Ngài:
Ngược dòng thời gian, Thiên Chúa đã không ngừng gieo vào trong nhân loại nhiều hạt giống khác nhau:
† Thời Cựu Ước, Ngài đã gieo các hạt giống lời Ngài xuống đất hứa Israel. Tiếc thay, biết bao tâm hồn người Do Thái đã thờ ơ không tiếp nhận lời ấy qua môi miệng các ngôn sứ, qua lời loan báo, giảng dạy các tiên tri. Họ đã bất trung chạy theo chư dân mà tôn thờ tà thần.
† Cách đây hơn 2000 năm, Thiên Chúa cũng đã gieo chính Con Ngài là Ðức Giêsu Kitô vào trong thế giới. Bất hạnh thay, lắm người ở Bêlem không ai nhận biết Con Thiên Chúa ngoài các trẻ mục đồng đã đến thờ lạy Hài Nhi. Cho đến nay, vẫn còn hơn 5 tỷ người cũng chưa đón nhận Ngài để hưởng Ơn Cứu Ðộ.
† Chính Ðức Giêsu Kitô đã gieo lời Ngài vào tâm hồn Nhóm Mười Hai là những kẻ thân tín với Chúa. Ấy vậy mà, Phêrô vẫn yếu tin chối Thầy. Mãi về sau, với lòng sám hối và yêu mến Chúa thiết tha, tâm hồn Phêrô như mảnh đất tốt được cải tạo và phát triển niềm tin.
† Ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Ðồ dạt dào Thần Khí, đã mạnh dạn đi gieo Lời Chúa, Giáo Lý khắp nơi: giúp muôn dân nhận biết tin mừng Ðức Giêsu Kitô tử nạn và phục sinh, sau đó sẵn sàng chịu phép Thánh Tẩy để nên thụ tạo mới trong Chúa.
C. Mảnh đất đón nhận hạt giống là tâm hồn các Kitô Hữu:
Thiên Chúa đã gieo hạt giống Phúc Âm vào lòng con người. Thế nhưng, cùng một thứ hạt giống nhau được gieo vào: tại sao có người nên bậc thánh đức, có người làm nô lệ Satan? Tại sao có Kitô hữu được lên thiên đàng, có Kitô hữu phải xuống hoả ngục? Thưa: con người nên tốt hay xấu, được thưởng hay bị phạt là do ở thái độ đón nhận Nghe và Thực Hành Lời Chúa của họ
Như ta đã biết: hạt lúa giống được gieo xuống, sinh hoa lợi nhiều ít tùy thuộc việc rơi xuống đất hay sỏi đá. Cũng thế, Lời Chúa được rao giảng, sinh hiệu quả nơi kitô hữu hay không tùy thuộc vào tâm trạng đón nhận và thái độ sống Lời Chúa trong mỗi người.
1. Giáo xứ tổ chức các lớp Giáo Lý giúp tôi học hỏi sống Ðạo, nhận bí tích. Tôi không ghi danh tham dự, cho rằng mất thời giờ vô ích. Trong thánh lễ: nghe đọc Lời Chúa tôi không chú ý, ưa nói chuyện riêng; linh mục giảng giải Phúc Âm, tôi không tập trung chăm chú, chỉ thích cầm tờ Bulletin hàng tuần đọc cho qua.
Như thế, tâm hồn tôi chẳng khác nào hạt giống rơi bên vệ đường, để lời Chúa đến với mình rồi đi, chim trời bay đến ăn mất.
2. Giáo xứ thành lập các đoàn thể Công Giáo tiến hành: Ca đoàn, Thiếu Nhi Thánh Thể, Hướng Ðạo Công Giáo, Thanh Sinh Công…tôi tham gia nhiệt tình với các bạn cùng trang lứa. Thời gian đầu mới gia nhập: học hỏi Phong Trào, tập hát, đi cắm trại... tích cực tối đa có mặt mọi nơi mọi lúc. Khoảng vài tháng sau đó, tôi lơ là bê trễ, sinh hoạt ngẫu hứng, lo vui riêng, không thường xuyên góp mặt hội họp, làm việc tông đồ chung với tập thể.
Tâm hồn tôi vô tình đã trở nên sỏi đá, hồn sống đạo đức có sốt sắng ban đầu, nhưng chỉ trơ trơ nằm gọn, dừng chân tại đó, dần dần bị chết khô với thời gian.
3. Là người Công Giáo, tôi vẫn đến nhà thờ lai rai, tham dự các lễ trọng: Giáng Sinh, Phục Sinh, Tết …như mọi người. Các chương trình cứu trợ nạn lụt, giúp người nghèo…tôi đều đóng góp rộng rãi. Tiếc rằng ngày Chúa Nhật tuần nào cũng busy liên tục: mở tiệm, đi lấy hàng, chợ búa hàng tuần…khiến tôi không có thời giờ mà lễ lạy với Chúa nữa.
Giống như hạt lúa rơi vào bụi gai, lòng tôi bị bóp nghẹt bởi bao dịch vụ riêng tư, Chúa không còn vị trí chủ yếu trong sinh hoạt đời mình.
D. Làm thế nào để tâm hồn các Kitô hữu là mảnh đất tươi tốt?
1. Biết chọn Chúa là đối tượng trên hết và dành cho Ngài mọi ưu thế trong cuộc sống.
† “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt.6:24)
† “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người…” (Mt.7:33)
2. Biết lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động hàng ngày.
Ðạo là đường. Ði trên đường, cần có bảng chỉ dẫn, có ánh sáng soi tỏ, mới đi đúng hướng.
Ánh sáng, bảng chỉ dẫn ấy chính là Lời Chúa, Kinh Thánh.
† “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv.119:105)
E. Lời nguyện kết:
Lạy Chúa! Chúa đã gieo Lời Ngài vào tâm trí chúng con.
Xin giúp con biết lắng nghe và thực hiện ý Chúa,
biết gieo tình yêu thương đến với mọi người,
để hạt giống Ðức Ái mãi mãi triển nở trong cộng đồng xã hội. Amen
LM Dominic Trần Văn Điều, SDD