Dan Lee
07-13-2008, 05:55 AM
BÀi ĐỌC 1: ISAIA 55, 10-11
Không nhiều thì ít chúng ta có kinh nghiệm về nông nghiệp: cây cối hoa màu đều sống vì nước, cần có mưa sương tưới dội mới nảy mầm, phát triển và sinh hoa kết quả, cho người ta có cơm bánh ăn, có phong cảnh tươi tốt để thưởng ngọan.
Trong đời sống siêu nhiên lời Chúa vừa là hạt giống (Mt 13,3) vừa là những cơn mưa tuôn đổ dồi dào làm tươi mát lòng người và ban sức mạnh thần thiêng để con người phát triển, sinh hoa kết trái phong phú là đời sống thánh thiện.
Lời Chúa được trao ban cách thầm kín trong lương tâm mỗi người để biết cách làm lành lánh dữ, biết tìm đến Đấng Tạo Thành. Đó là thời tính giáo.
Lời Chúa được tuyên bố qua các ngôn sứ, những vị được tuyển chọn cách riêng để thông đạt những giáo huấn, những mệnh lệnh của Chúa cho dân của Người, bắt đầu từ Môisen đến Gioan Tiền Hô, được ghi trong Cựu ước. Đó là thời thư giáo.
Sau cùng Lời ấy chính là Ngôi Hai Nhập Thể, Đấng được tuyên xưng là Ngôi Lời Thiên Chúa. Người đến để trực tiếp ban bố Tin Mừng Nước Trời cho tòan thể nhân lọai. Người đến để đáp ứng lời dân Chúa cầu nguyện: “Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa Đức Công Chính, đất mở ra đi cho nẩy mầm ơn cứu độ…” (Js. 45,8). Lời Chúa được ghi chép trong Tân Ước, nhất là Phúc âm. Đó là thời thân giáo.
Lời Chúa nhất định phải sinh hoa kết quả đúng như Chúa quyết định. Nơi này hay người này không chấp nhận thì Chúa tặng ban cho nơi khác hoặc người khác, như trường hợp nói trong CV 13,46 “Bấy giờ ông Phaolô và Barnaba mạnh dạn lên tiếng: Anh em (ngườI Do Thái), phải là những người đầu tiên được nghe công bố Lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngọai”, và CV 1,26: “Họ rút thăm và trúng ông Matthia, ông được kể thêm vào số 12 Tông đồ” thay thế cho Judas phản bội.
Từ bài đọc này chúng ta rút ra kết luận: Lời Chúa đến với chúng ta bằng nhiều cách và chúng ta phải cố gắng lắng nghe và đem thực hành, vì danh Chúa và lợi ích cho chúng ta. Bỏ qua những lời ấy rất có thể nguy hiểm đến phần rỗi đời đời của chúng ta.
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
Không nhiều thì ít chúng ta có kinh nghiệm về nông nghiệp: cây cối hoa màu đều sống vì nước, cần có mưa sương tưới dội mới nảy mầm, phát triển và sinh hoa kết quả, cho người ta có cơm bánh ăn, có phong cảnh tươi tốt để thưởng ngọan.
Trong đời sống siêu nhiên lời Chúa vừa là hạt giống (Mt 13,3) vừa là những cơn mưa tuôn đổ dồi dào làm tươi mát lòng người và ban sức mạnh thần thiêng để con người phát triển, sinh hoa kết trái phong phú là đời sống thánh thiện.
Lời Chúa được trao ban cách thầm kín trong lương tâm mỗi người để biết cách làm lành lánh dữ, biết tìm đến Đấng Tạo Thành. Đó là thời tính giáo.
Lời Chúa được tuyên bố qua các ngôn sứ, những vị được tuyển chọn cách riêng để thông đạt những giáo huấn, những mệnh lệnh của Chúa cho dân của Người, bắt đầu từ Môisen đến Gioan Tiền Hô, được ghi trong Cựu ước. Đó là thời thư giáo.
Sau cùng Lời ấy chính là Ngôi Hai Nhập Thể, Đấng được tuyên xưng là Ngôi Lời Thiên Chúa. Người đến để trực tiếp ban bố Tin Mừng Nước Trời cho tòan thể nhân lọai. Người đến để đáp ứng lời dân Chúa cầu nguyện: “Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa Đức Công Chính, đất mở ra đi cho nẩy mầm ơn cứu độ…” (Js. 45,8). Lời Chúa được ghi chép trong Tân Ước, nhất là Phúc âm. Đó là thời thân giáo.
Lời Chúa nhất định phải sinh hoa kết quả đúng như Chúa quyết định. Nơi này hay người này không chấp nhận thì Chúa tặng ban cho nơi khác hoặc người khác, như trường hợp nói trong CV 13,46 “Bấy giờ ông Phaolô và Barnaba mạnh dạn lên tiếng: Anh em (ngườI Do Thái), phải là những người đầu tiên được nghe công bố Lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngọai”, và CV 1,26: “Họ rút thăm và trúng ông Matthia, ông được kể thêm vào số 12 Tông đồ” thay thế cho Judas phản bội.
Từ bài đọc này chúng ta rút ra kết luận: Lời Chúa đến với chúng ta bằng nhiều cách và chúng ta phải cố gắng lắng nghe và đem thực hành, vì danh Chúa và lợi ích cho chúng ta. Bỏ qua những lời ấy rất có thể nguy hiểm đến phần rỗi đời đời của chúng ta.
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD