Dan Lee
07-15-2008, 05:02 PM
Đức Kitô, Lời yêu thương cuối cùng của Thiên Chúa
Tin mừng Thánh Gioan đã long trọng mở đầu bằng những lời thơ mang mang đậm ý nghĩa thần học: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa...Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta...” (Ga 1,1.14).
Như vậy, Lời Chúa, không còn là tiếng nói thoảng bay trong gió, mất hút giữa bao la trời đất, nhưng đã cô đọng thành xương, thành thịt, thành người, thành “ngôi vị” và là Đấng tái tạo, cứu độ thế giới.
Để hiểu được trọng tâm ý nghĩa của sứ điệp Lời Chúa hôm nay, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu những ý nghĩa tích cực của Lời được ký thác trong kho tàng mặc khải Thánh Kinh:
1. Thiên Chúa không bao giờ im lặng:
Ngay từ buổi hồng hoang khi “bóng tối bao trùm vực thẳm”, công cuộc sáng tạo đã khởi đầu bằng chính Lời Thiên Chúa:
“Thiên Chúa phán: - Phải có ánh sáng. Liền có ánh sáng” (St 1,3).
Và kể từ dạo đó, nhất là khi hơi thở thần linh của Thiên Chúa thổi vào cát bụi để dựng nên hình hài Ađam, thì gần như Thiên Chúa nói liên tục mà Kinh Thánh đã cô đọng lại bằng những cụm từ như "Thiên Chúa đã nói cùng Ađam", "Thiên Chúa phán như thế", "Thiên Chúa phán", "sấm ngôn của Thiên Chúa", “Miệng Đức Chúa phán như vậy” và những lời khác tương tự.
Quả thật, Thiên Chúa của chúng ta không bao giờ là một Thiên Chúa câm lặng như các ngẫu tượng "có mắt có miệng không nhìn không nói, có mũi có tai không ngửi không nghe" (Tv 115). Chân lý nầy đã được khẳng định nhiều lần trong mặc khải Thánh Kinh:
"Thiên Chúa ta ngự đến, Người không nín lặng...Dân Ta hỡi, nghe đây Ta phán dạy" (Tv 49,3.7).
Chính vì thế, tự ngàn xưa cho đến mãi hôm nay, thái độ “bưng tai bịt mắt” khước từ Lời phán dạy của Thiên Chúa, ngoãnh mặt làm ngơ trước tiếng gọi của Ngài...đó là dấu chỉ của tình trạng trầm luân, mất ơn cứu độ mà Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay đã mượn lời của Isaia để cảnh cáo:
“Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; vì lòng dân nầy đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành” (Mt 13,14-15)
2. Lời Thiên Chúa: Lời hành động, Lời tình yêu
Thiên Chúa nói cũng có nghĩa là Thiên Chúa hành động.
Có những lúc hành động của Lời mạnh mẽ oai linh như cách diễn tả của Thánh Vịnh:
“Tiếng Chúa thật hùng mạnh !
Tiếng Chúa thật uy nghiêm !
Tiếng Chúa đánh gãy ngàn hương bá
Chúa đánh gãy ngàn hương bá Li-băng...” (Tv 28,4-5)
Nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng êm dịu:
“Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa không ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ có tiếng hỏi ông...” (1V19,12-13).
Sau nầy, thi sĩ linh mục Xuân Văn đã diễn tả ý nghĩa đó bằng ngôn ngữ Việt nam:
Mạnh sao như lửa bừng bừng
Dịu sao như mật thấm từng đường gân
Lời sao nặng cả ngàn cân
Nghe êm như suối hồng ân chảy về
Nhưng điều quan trọng, đó là kết quả chắc chắn của Lời. Đường đi của Lời là “đường đi phải đến” như sứ ngôn Isaia mà BĐ thứ 1 hôm nay đã công bố:
“Lời của ta, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không về với Ta, nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mệnh Ta giao phó”.
Thế nhưng, hành động của Thiên Chúa từ khởi thủy cho mãi đến thiên thu vạn đại vẫn là hành động của tình yêu và vì tình yêu. Chính vì thế, Lời Thiên Chúa cũng là lời tình yêu, là những tình tự của con tim mà đối tượng nhắm đến vẫn luôn luôn là con người, như cách diễn tả của sứ ngôn Hôsê:
"Bởi thế, nầy Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc để cùng nó thổ lộ tâm tình" (Hs 2,16).
Hay được diễn đạt thâm thúy bằng lời thơ lục bát của thi sĩ linh mục Xuân văn:
Lời sao thắm thiết tình quê
Nghe rưng nước mắt nghe mê mẩn người
Lời sao như vọng từ trời
Nghe ra như gọi như mời tội nhân.
Và Con Thiên Chúa, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể để nói “lời yêu thương cuối cùng của Thiên Chúa dành cho con người.
3. Đức Kitô, Lời yêu thương cuối cùng của Thiên Chúa:
Đức Kitô chính là Ngôi Lời Nhập Thể, là Lời vâng lệnh Chúa Cha xuống thế làm người, là Lời loan báo tin Mừng bình an, là Lời Chân lý, là Lời đem lại sự sống đời đời. Ngài là Lời nhưng Ngài cũng chính là người đi rao giảng Lời, là Người công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa, là Người mang hạt giống chân lý tình yêu và cứu độ gieo vào mảnh đất trần gian. Ý nghĩa đầu tiên mà Chúa Giêsu muốn nhắm tới trong dụ ngôn “Gieo Giống” phải chăng là muốn cho dân Ít-ra-en ngày xưa và chúng ta hôm nay xác tín rằng: Nước trời chắc chắn sẽ đến và “Lời loan báo về Nước Trời” chắc chắn sẽ sinh hoa kết trái, cho dù phải kinh qua khó khăn thử thách, vất vả hiểm nguy, chẳng khác nào người gieo giống phải đối diện với những “sỏi đá khô cằn, những bụi bờ gai góc, tưởng đâu hạt giống sẽ bị vùi dập, nghiền nát, và người gieo phải thất bại trắng tay. Nhưng rồi, mùa gặt bội thu lại đến mang theo vỡ lỡ vui mừng, “hạt một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi…”
Phải chăng, Chúa Giêsu muốn ngụ ý trong dụ ngôn nầy là chính cuộc đời và sứ vụ của mình ? Cũng có thể lắm đấy chứ ! Ngay từ phút giây Nhập Thể vào mảnh đất trần gian, Lời Thiên Chúa đã chẳng đụng ngay con đường Bêlem sỏi đá, khô chồi đến độ, mọi cánh cửa nơi đó đều khép chặt để Ngài phải sinh hạ trong chuồng lừa máng cỏ đó sao ! và rồi, trái tim nhân loại đâu có phải lúc nào cũng trổ hoa để mĩm cười đón đợi Đấng Cứu Thế. Hêrôđê, Philatô, những người biệt phái, các ông tư tế của đền thờ không chỉ là những thế lực có thể bóp nát chính bản thân Ngài, nhưng còn có đủ quyền uy để bóp ngặt không để cho một mầm mống nào của chân lý do Ngài rao giảng được tồn tại, phát sinh. Trong suốt ba năm dãi dầu sương gió, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ duyên hải Biển Hồ đế giữa lòng hoang mạc…Ngài đã cất công tung gieo hạt giống Lời Chúa. Nhưng kìa, tất cả gần như sụp đổ tan tành vào buổi trưa thứ Sáu: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi…Xin tha Baraba, đóng đinh Giêsu vào thập giá…”. Vâng, có lẽ do áp lực của miếng cơm manh áo, của vị thế chính trị, của nhưng “lo toan vặt vãnh đời thường”, mà gai góc đã phủ kín mảnh đất tâm hồn của đám dân vô tội ấy để Lời chân lý họ đã nghe và thán phục hôm nào “Người nầy dạy như Đấng có uy quyền”, đã “đội nón ra đi”, đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước ! Phải chăng bi kịch thập giá là điểm hội tụ của tất cả những gì bi đát nhất của thân phận người gieo giống, của cuộc đời làm ngôn sứ của Chúa Giêsu.
4. Lời đơm hoa kết trái
Nhưng tiếng nói cuối cùng lại không là sự chết và đích điểm của Nước Trời lại không phải nấm mồ. Hạt giống Nước trời mà Chúa Giêsu gieo vào giữa lòng thế giới đã mục nát đi cùng với 33 năm cuộc đời nhập thể, cùng với cái chết đau thương của Ngài, đã không luống công vô ích. Vào bình minh ngày Thứ Nhất Trong tuần, hạt giống bị vùi dập Kitô đã oai hùng chỗi dậy đánh bại thần chết và tội lỗi để mang nhân loại đi lên một lộ trình mới: lộ trình của phục sinh, tin yêu và hy vọng. Tất cả đã từ từ vươn dậy. Để rồi xuyên qua bao thăng trầm dâu bể của lịch sử, hôm nay đã có một mùa lúa tốt tươi trên cánh đồng thế giới và hứa hẹn sẽ vàng đồng đầy kho nứt lẫm trong ngày thế mạt.
Phải chăng đó là ngụ ý chính của sứ điệp Lời Chúa hôm nay: Hãy phấn chấn lên, hãy tràn đầy tin yêu và hy vọng mà ra đi gieo Lời Chúa. Tất cả mọi người đều có sứ mệnh lên đường rao giảng lời Chúa. Trong mảnh đất gia đình, xin người vợ hãy tiếp tục là người gieo hạt giống tình yêu và khoan dung diệu hiền, cho dù chưa thấy mảnh đất mỡ màu xuất hiện trong cuộc sống của người chồng. Những người cha, những người mẹ, hãy tiếp tục là những người gieo Lời Chúa cho những mảnh tâm hồn con cái, cho dù phải đối diện với bao vất vả nhọc mệt của những nhu cầu cơm áo gạo tiền. Đừng thất vọng, đừng nản lòng, đừng chào thua đầu hàng. Phải luôn là những người lính chiến tỉnh táo canh gác trên những đất tâm hồn mà mình đã cất công gieo lời chân lý. Không để cho ma quỉ tới nhặt lấy đem đi. Và còn bao nhiêu những người khác, trong mọi ngỏ ngách đời thường, nơi học đường hay bệnh viện, nơi quán chợ hay công sở, nơi lớp giáo lý hay ở giữa hội đoàn…tất cả đều hãy phấn khởi đứng lên đi gieo Lời Chúa bằng chính cuộc đời mình, bằng trái tim yêu thương và đôi tay phục vụ, bằng những cày bừa chăm bón cắt tỉa công phu và chịu khó để làm sao Lời Chúa được kết trái đơm hoa trong một thế giới, một xã hội đang có khuynh hướng ngoãnh mặt lại với chân lý, lãnh đạm với chiều kích tinh thần, và quay về tục hóa.
Tuy nhiên, nếu Lời Chúa hôm nay không cho phép chúng ta đánh mất niềm tin yêu và hy vọng trong sứ vụ loan báo Tin Mừng; thì đồng thời, Lời Chúa cũng tra vấn chúng ta, thách thức chúng ta: Chính bản thân tôi đã đón nhận Lời Chúa thế nào ? Lời Chúa đã thật sự phát sinh hiệu quả ra sao trong mảnh đất của đời tôi ? Bởi vì Lời Thiên Chúa là Lời sống động kia mà ! Lời không chỉ là ngôn từ mà còn phải trở thành ngôn ngữ của cuộc sống.
Nói cách khác, phải biến cuộc sống trở nên lời chứng sống động của Lời Chúa. Phải cất đi những góc gai sỏi đá và cày xới liên tục bằng hy sinh nguyện cầu để biến cuộc đời thành mảnh đất mở màu cho Lời Chúa kết trái đơm hoa.
Nếu Phêrô, Gioan không can đảm “nghe Lời Thiên Chúa hơn lời người phàm” (Cv 4,18), cho dù phải đối diện với đòn vọt ngục tù và cả cái chết thì làm sao có được Hội Thánh hôm nay ? Nếu Phaolô không xác tín mạnh mẽ rằng: “khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”, thì làm sao một phần ban nhân loại hôm nay biết được Đức Kitô là ai và Tin Mừng cứu rỗi là gì ? Cũng thế, nếu không có những Augustinô, Phanxicô Xavie, những người đã để Lời Chúa thấm nhuần và định hướng, thì làm sao vườn hoa Giáo Hội có được mùa lúa bội thu như hôm nay ? Bên cạnh những tượng đài vĩ đại đó, trong Hội Thánh hôm qua và hôm nay còn có bao nhiêu “mảnh đất tâm hồn” âm thầm nhưng vĩ đại, như cô gái Vêrônica phung cùi người Camêrun, cho dù mù mắt, cùi tay, cụt giò, vẫn vui tươi biến cuộc đời thành hy lễ để Lời Chúa kết trái đơm bông nơi bao nhiêu anh chị em thương tật cùi hủi khác.
Chúng ta hãy cầu xin cho thế giới hôm nay có thêm được nhiều những mảnh đất tâm hồn như thế, và dỉ nhiên, trong đó có chúng ta. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Tin mừng Thánh Gioan đã long trọng mở đầu bằng những lời thơ mang mang đậm ý nghĩa thần học: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa...Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta...” (Ga 1,1.14).
Như vậy, Lời Chúa, không còn là tiếng nói thoảng bay trong gió, mất hút giữa bao la trời đất, nhưng đã cô đọng thành xương, thành thịt, thành người, thành “ngôi vị” và là Đấng tái tạo, cứu độ thế giới.
Để hiểu được trọng tâm ý nghĩa của sứ điệp Lời Chúa hôm nay, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu những ý nghĩa tích cực của Lời được ký thác trong kho tàng mặc khải Thánh Kinh:
1. Thiên Chúa không bao giờ im lặng:
Ngay từ buổi hồng hoang khi “bóng tối bao trùm vực thẳm”, công cuộc sáng tạo đã khởi đầu bằng chính Lời Thiên Chúa:
“Thiên Chúa phán: - Phải có ánh sáng. Liền có ánh sáng” (St 1,3).
Và kể từ dạo đó, nhất là khi hơi thở thần linh của Thiên Chúa thổi vào cát bụi để dựng nên hình hài Ađam, thì gần như Thiên Chúa nói liên tục mà Kinh Thánh đã cô đọng lại bằng những cụm từ như "Thiên Chúa đã nói cùng Ađam", "Thiên Chúa phán như thế", "Thiên Chúa phán", "sấm ngôn của Thiên Chúa", “Miệng Đức Chúa phán như vậy” và những lời khác tương tự.
Quả thật, Thiên Chúa của chúng ta không bao giờ là một Thiên Chúa câm lặng như các ngẫu tượng "có mắt có miệng không nhìn không nói, có mũi có tai không ngửi không nghe" (Tv 115). Chân lý nầy đã được khẳng định nhiều lần trong mặc khải Thánh Kinh:
"Thiên Chúa ta ngự đến, Người không nín lặng...Dân Ta hỡi, nghe đây Ta phán dạy" (Tv 49,3.7).
Chính vì thế, tự ngàn xưa cho đến mãi hôm nay, thái độ “bưng tai bịt mắt” khước từ Lời phán dạy của Thiên Chúa, ngoãnh mặt làm ngơ trước tiếng gọi của Ngài...đó là dấu chỉ của tình trạng trầm luân, mất ơn cứu độ mà Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay đã mượn lời của Isaia để cảnh cáo:
“Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; vì lòng dân nầy đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành” (Mt 13,14-15)
2. Lời Thiên Chúa: Lời hành động, Lời tình yêu
Thiên Chúa nói cũng có nghĩa là Thiên Chúa hành động.
Có những lúc hành động của Lời mạnh mẽ oai linh như cách diễn tả của Thánh Vịnh:
“Tiếng Chúa thật hùng mạnh !
Tiếng Chúa thật uy nghiêm !
Tiếng Chúa đánh gãy ngàn hương bá
Chúa đánh gãy ngàn hương bá Li-băng...” (Tv 28,4-5)
Nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng êm dịu:
“Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa không ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ có tiếng hỏi ông...” (1V19,12-13).
Sau nầy, thi sĩ linh mục Xuân Văn đã diễn tả ý nghĩa đó bằng ngôn ngữ Việt nam:
Mạnh sao như lửa bừng bừng
Dịu sao như mật thấm từng đường gân
Lời sao nặng cả ngàn cân
Nghe êm như suối hồng ân chảy về
Nhưng điều quan trọng, đó là kết quả chắc chắn của Lời. Đường đi của Lời là “đường đi phải đến” như sứ ngôn Isaia mà BĐ thứ 1 hôm nay đã công bố:
“Lời của ta, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không về với Ta, nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mệnh Ta giao phó”.
Thế nhưng, hành động của Thiên Chúa từ khởi thủy cho mãi đến thiên thu vạn đại vẫn là hành động của tình yêu và vì tình yêu. Chính vì thế, Lời Thiên Chúa cũng là lời tình yêu, là những tình tự của con tim mà đối tượng nhắm đến vẫn luôn luôn là con người, như cách diễn tả của sứ ngôn Hôsê:
"Bởi thế, nầy Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc để cùng nó thổ lộ tâm tình" (Hs 2,16).
Hay được diễn đạt thâm thúy bằng lời thơ lục bát của thi sĩ linh mục Xuân văn:
Lời sao thắm thiết tình quê
Nghe rưng nước mắt nghe mê mẩn người
Lời sao như vọng từ trời
Nghe ra như gọi như mời tội nhân.
Và Con Thiên Chúa, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể để nói “lời yêu thương cuối cùng của Thiên Chúa dành cho con người.
3. Đức Kitô, Lời yêu thương cuối cùng của Thiên Chúa:
Đức Kitô chính là Ngôi Lời Nhập Thể, là Lời vâng lệnh Chúa Cha xuống thế làm người, là Lời loan báo tin Mừng bình an, là Lời Chân lý, là Lời đem lại sự sống đời đời. Ngài là Lời nhưng Ngài cũng chính là người đi rao giảng Lời, là Người công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa, là Người mang hạt giống chân lý tình yêu và cứu độ gieo vào mảnh đất trần gian. Ý nghĩa đầu tiên mà Chúa Giêsu muốn nhắm tới trong dụ ngôn “Gieo Giống” phải chăng là muốn cho dân Ít-ra-en ngày xưa và chúng ta hôm nay xác tín rằng: Nước trời chắc chắn sẽ đến và “Lời loan báo về Nước Trời” chắc chắn sẽ sinh hoa kết trái, cho dù phải kinh qua khó khăn thử thách, vất vả hiểm nguy, chẳng khác nào người gieo giống phải đối diện với những “sỏi đá khô cằn, những bụi bờ gai góc, tưởng đâu hạt giống sẽ bị vùi dập, nghiền nát, và người gieo phải thất bại trắng tay. Nhưng rồi, mùa gặt bội thu lại đến mang theo vỡ lỡ vui mừng, “hạt một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi…”
Phải chăng, Chúa Giêsu muốn ngụ ý trong dụ ngôn nầy là chính cuộc đời và sứ vụ của mình ? Cũng có thể lắm đấy chứ ! Ngay từ phút giây Nhập Thể vào mảnh đất trần gian, Lời Thiên Chúa đã chẳng đụng ngay con đường Bêlem sỏi đá, khô chồi đến độ, mọi cánh cửa nơi đó đều khép chặt để Ngài phải sinh hạ trong chuồng lừa máng cỏ đó sao ! và rồi, trái tim nhân loại đâu có phải lúc nào cũng trổ hoa để mĩm cười đón đợi Đấng Cứu Thế. Hêrôđê, Philatô, những người biệt phái, các ông tư tế của đền thờ không chỉ là những thế lực có thể bóp nát chính bản thân Ngài, nhưng còn có đủ quyền uy để bóp ngặt không để cho một mầm mống nào của chân lý do Ngài rao giảng được tồn tại, phát sinh. Trong suốt ba năm dãi dầu sương gió, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ duyên hải Biển Hồ đế giữa lòng hoang mạc…Ngài đã cất công tung gieo hạt giống Lời Chúa. Nhưng kìa, tất cả gần như sụp đổ tan tành vào buổi trưa thứ Sáu: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi…Xin tha Baraba, đóng đinh Giêsu vào thập giá…”. Vâng, có lẽ do áp lực của miếng cơm manh áo, của vị thế chính trị, của nhưng “lo toan vặt vãnh đời thường”, mà gai góc đã phủ kín mảnh đất tâm hồn của đám dân vô tội ấy để Lời chân lý họ đã nghe và thán phục hôm nào “Người nầy dạy như Đấng có uy quyền”, đã “đội nón ra đi”, đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước ! Phải chăng bi kịch thập giá là điểm hội tụ của tất cả những gì bi đát nhất của thân phận người gieo giống, của cuộc đời làm ngôn sứ của Chúa Giêsu.
4. Lời đơm hoa kết trái
Nhưng tiếng nói cuối cùng lại không là sự chết và đích điểm của Nước Trời lại không phải nấm mồ. Hạt giống Nước trời mà Chúa Giêsu gieo vào giữa lòng thế giới đã mục nát đi cùng với 33 năm cuộc đời nhập thể, cùng với cái chết đau thương của Ngài, đã không luống công vô ích. Vào bình minh ngày Thứ Nhất Trong tuần, hạt giống bị vùi dập Kitô đã oai hùng chỗi dậy đánh bại thần chết và tội lỗi để mang nhân loại đi lên một lộ trình mới: lộ trình của phục sinh, tin yêu và hy vọng. Tất cả đã từ từ vươn dậy. Để rồi xuyên qua bao thăng trầm dâu bể của lịch sử, hôm nay đã có một mùa lúa tốt tươi trên cánh đồng thế giới và hứa hẹn sẽ vàng đồng đầy kho nứt lẫm trong ngày thế mạt.
Phải chăng đó là ngụ ý chính của sứ điệp Lời Chúa hôm nay: Hãy phấn chấn lên, hãy tràn đầy tin yêu và hy vọng mà ra đi gieo Lời Chúa. Tất cả mọi người đều có sứ mệnh lên đường rao giảng lời Chúa. Trong mảnh đất gia đình, xin người vợ hãy tiếp tục là người gieo hạt giống tình yêu và khoan dung diệu hiền, cho dù chưa thấy mảnh đất mỡ màu xuất hiện trong cuộc sống của người chồng. Những người cha, những người mẹ, hãy tiếp tục là những người gieo Lời Chúa cho những mảnh tâm hồn con cái, cho dù phải đối diện với bao vất vả nhọc mệt của những nhu cầu cơm áo gạo tiền. Đừng thất vọng, đừng nản lòng, đừng chào thua đầu hàng. Phải luôn là những người lính chiến tỉnh táo canh gác trên những đất tâm hồn mà mình đã cất công gieo lời chân lý. Không để cho ma quỉ tới nhặt lấy đem đi. Và còn bao nhiêu những người khác, trong mọi ngỏ ngách đời thường, nơi học đường hay bệnh viện, nơi quán chợ hay công sở, nơi lớp giáo lý hay ở giữa hội đoàn…tất cả đều hãy phấn khởi đứng lên đi gieo Lời Chúa bằng chính cuộc đời mình, bằng trái tim yêu thương và đôi tay phục vụ, bằng những cày bừa chăm bón cắt tỉa công phu và chịu khó để làm sao Lời Chúa được kết trái đơm hoa trong một thế giới, một xã hội đang có khuynh hướng ngoãnh mặt lại với chân lý, lãnh đạm với chiều kích tinh thần, và quay về tục hóa.
Tuy nhiên, nếu Lời Chúa hôm nay không cho phép chúng ta đánh mất niềm tin yêu và hy vọng trong sứ vụ loan báo Tin Mừng; thì đồng thời, Lời Chúa cũng tra vấn chúng ta, thách thức chúng ta: Chính bản thân tôi đã đón nhận Lời Chúa thế nào ? Lời Chúa đã thật sự phát sinh hiệu quả ra sao trong mảnh đất của đời tôi ? Bởi vì Lời Thiên Chúa là Lời sống động kia mà ! Lời không chỉ là ngôn từ mà còn phải trở thành ngôn ngữ của cuộc sống.
Nói cách khác, phải biến cuộc sống trở nên lời chứng sống động của Lời Chúa. Phải cất đi những góc gai sỏi đá và cày xới liên tục bằng hy sinh nguyện cầu để biến cuộc đời thành mảnh đất mở màu cho Lời Chúa kết trái đơm hoa.
Nếu Phêrô, Gioan không can đảm “nghe Lời Thiên Chúa hơn lời người phàm” (Cv 4,18), cho dù phải đối diện với đòn vọt ngục tù và cả cái chết thì làm sao có được Hội Thánh hôm nay ? Nếu Phaolô không xác tín mạnh mẽ rằng: “khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”, thì làm sao một phần ban nhân loại hôm nay biết được Đức Kitô là ai và Tin Mừng cứu rỗi là gì ? Cũng thế, nếu không có những Augustinô, Phanxicô Xavie, những người đã để Lời Chúa thấm nhuần và định hướng, thì làm sao vườn hoa Giáo Hội có được mùa lúa bội thu như hôm nay ? Bên cạnh những tượng đài vĩ đại đó, trong Hội Thánh hôm qua và hôm nay còn có bao nhiêu “mảnh đất tâm hồn” âm thầm nhưng vĩ đại, như cô gái Vêrônica phung cùi người Camêrun, cho dù mù mắt, cùi tay, cụt giò, vẫn vui tươi biến cuộc đời thành hy lễ để Lời Chúa kết trái đơm bông nơi bao nhiêu anh chị em thương tật cùi hủi khác.
Chúng ta hãy cầu xin cho thế giới hôm nay có thêm được nhiều những mảnh đất tâm hồn như thế, và dỉ nhiên, trong đó có chúng ta. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền