Dan Lee
07-15-2008, 05:10 PM
Lý do Giáo Hội không truyền chức Linh Mục cho nữ giới
Phỏng vấn Đức Ông Antonio Miralles, thuộc hiệp hội Opus Dei, giáo sư thần học bí tích tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, về lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận việc truyền chức linh mục cho phụ nữ
Trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 8-7-2008, 467 Giám Mục, Mục sư và giáo dân của Giáo Hội Anh giáo đã nhóm Công Nghị tại York, để chuẩn bị cho Hội Nghị Lambeth lần thứ 14 sẽ chính thức khai diễn hôm 16-7-2008 và kéo dài cho tới ngày mùng 4-8-2008. Trong số các vấn đề được thảo luận và bỏ phiếu tại Công Nghị York có việc tấn phong Giám Mục cho nữ giới và những người đồng tính luyến ái. Ngày mùng 7-7-2008 Công nghị đã bỏ phiếu chấp nhận quyết định tấn phong Giám Mục cho nữ giới và nam giới đồng tính luyến ái.
http://www.vietcatholic.net/pics/WomenPriests.jpg
Ngày mùng 8-7-2008 Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đã công bố thông cáo khẳng định rằng quyết định này là một ”xé rách truyền thống tông đồ đã được tất cả mọi Giáo Hội của ngàn năm đầu tiên duy trì, và vì thế sẽ là một chướng ngại đối với việc hòa giải giữa Công Giáo và Anh Giáo”.
Thông cáo cho biết lập trường của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bầy rõ ràng. Và như Đức Hồng Y Walter Kasper đã giải thích rõ ràng khi được Đức Tổng Giám Mục Canterbury mời nói chuyện với tất cả các Giám Mục Anh giáo ngày mùng 5 tháng 6 năm 2006, quyết định này sẽ có các hậu qủa đối với cuộc đối thoại, cho tới nay đã đem lại nhiều kết qủa tốt. Đức Hồng Y Kasper cũng đã được mời trình bầy lập trường của Giáo Hội Công Giáo trong Hội nghị Lambeth khai diễn ngày 16-7-2008.
Trước đó trong các ngày từ 22 đến 29 tháng 6, 280 Giám Mục Anh Giáo đã nhóm đại hội quốc tế tại Giêrusalem để duyệt xét tương lai của Giáo Hội Anh Giáo. Trong thông cáo chung kết các Giám Mục tham dự đại hội đã quyết định tẩy chay Hội Nghị Lambeth, là Hội Nghị do Đức Tổng Giám Mục Canterbury triệu tập 10 năm một lần để đề ra đường hướng hoạt động cho Giáo Hội trong 10 năm tới. Lý do là vì ”có vài khuynh hướng xa rời giáo lý truyền thống liên quan tới hôn nhân và tính dục, và các khuynh hướng này trái ngược với Tin Mừng”, khiến cho Giáo Hội Anh Giáo bị hư hại một cách nghiêm trọng, và có các yếu tố có thể làm đổ vỡ sự hiệp thông”.
Các Giám Mục đe dọa sẽ thành lập một giáo hội song song giữa lòng Giáo Hội Anh Giáo, nếu để cho phụ nữ làm Giám Mục. Hôm mùng 1-7-2008 một số Giám Mục phe bảo thủ đã gặp Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams để trao đổi ý kiến và thảo luận thêm về tình hình căng thẳng hiện nay trước khi Công Nghị bắt đầu tại York.
Thực ra sự rạn nứt đã xảy ra ngay từ năm 2003 với vụ tấn phong Gene Robinson, người đồng tính luyến ái làm Giám Mục New Hampshire. Biến cố này đã gây chia rẽ giữa lớn lòng Giáo Hội Anh Giáo. Ngày mùng 10-6-2008 Đức Cha Robinson đã thành hôn với ông Mark Andrew trong một nghi lễ dân sự và sau đó với lễ nghi tôn giáo trong nhà thờ chính tòa St Paul tại Concord, có thân nhân bạn bè tham dự. Thế rồi cách đây vài tuần lại có tin hai Giám Mục Anh giáo đồng tính lấy nhau, khiến cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury Rowan Williams rơi vào cơn lốc chính trị tôn giáo.
Chính vì các hỗn loạn này Đức Cha Michael Nazir Ali, Giám Mục Rochester, và Đức Cha Akinola người Nigeria đã cùng với 280 Giám Mục Anh Giáo nói trên nhất quyết không tham dự Hội nghị Lambeth. Sự kiện này khiến cho tổng số 650 Giám Mục Anh giáo toàn thế giới tham dự hội nghị Lambeth giảm sút nghiêm trọng.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo ”The Catholic Herald” Đức Cha Andrew Burnham, Giám Mục giáo phận Anh giáo Ebbsfleet, cho biết ý định sẽ cùng với các Giám Mục và mục sư anh giáo khác xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Đức Cha Burnham bầy tỏ lòng biết ơn đối với ”cử chỉ cao thượng của các anh em công giáo, đặc biệt là của Đức Giáo Hoàng” tiếp nhận các Giám Muc và Mục Sư anh giáo.
Đức Cha cho biết đã sang Roma trong các ngày qua cùng với Đức Cha Keith Newton của giáo phận anh giáo Richborough, và hai vị đã gặp Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô. Hai vị đã xin Giáo Hội Công Giáo mở rộng cửa cho số đông đảo các giám mục, mục sư và tín hữu các giáo xứ anh giáo xin theo Công Giáo. Đức Cha Burnham nói: ”Đây là ước mong của nhiều người trong hàng giáo sĩ anh giáo xin được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Roma”.
Thật ra ngày mùng 1-7-2008, 1300 mục sư đã đe dọa ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo nếu Giáo Hội để cho phụ nữ làm Giám Mục.
Trong bức thư ngỏ gửi Đức Cha Rowan Williams, Tổng Giám Mục Canterbury và York, được báo chí Anh đăng tải ngày mùng 1 tháng 7, các mục sư anh giáo nói trên cũng cho biết nếu giáo phận của các vị do một nữ Giám Mục trông coi, thì các vị xin được chuyển sang một giáo phận khác có Giám Mục là nam giới.
Trong Hội Nghị nhóm hồi năm 2005 Giáo Hội Anh giáo đã chấp thuận cho phụ nữ được tấn phong Giám Mục. Giới quan sát viên cho rằng 1300 mục sư nói trên cũng có thể xin gia nhập giáo Hội Công Giáo. Hồi năm 1992 đã có hàng trăm mục sư xin theo Công Giáo vì Hội Nghị Anh giáo quyết định truyền chức linh mục cho phụ nữ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông Antonio Miralles, thuộc hiệp hội Opus Dei, giáo sư thần học bí tích tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, về lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận truyền chức linh mục cho phụ nữ. Đức Ông Miralles là cố vấn của Bộ Giáo Sĩ, và từ năm 1990 cũng là cố vấn của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Hỏi: Thưa Đức Ông Miralles, tại sao Giáo Hội Công Giáo lại không chấp nhận cho phụ nữ làm Linh Mục?
Đáp: Hồi năm 1975 khi Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Donald Coggan báo tin cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biết là Giáo Hội Anh Giáo sắp sửa chấp nhận cho phụ nữ làm Linh Mục - và sau đó họ đã quyết định như thế - Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết cho Đức Tổng Giám Mục Coggan một bức thư để giải thích rằng Giáo Hội Công Giáo không cảm thấy được phép làm điều này, vì Giáo Hội Công Giáo bị bó buộc bởi sự lựa chọn của Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã chỉ lựa chọn tông đồ giữa các người nam. Một cách cụ thể, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã xin Bộ Giáo Lý Đức Tin soạn thảo một văn kiện giải thích lý do của lập trường này. Tuyên ngôn “Inter insignores” đã nảy sinh từ đó và được công bố năm 1976, trong đó Bộ giải thích rộng rãi hơn lý do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nêu ra. Vào tháng 5 năm 1994 lập trường này đã được tái nêu bật một cách vĩnh viễn trong Tông Thư của Đức Gioan Phaolô II tựa đề ”Ordinatio sacerdotalis”, ”Việc truyền chức linh mục”.
Hỏi: Nhưng mà có người phản bác rằng sự lựa chọn của Chúa Giêsu đã bị xác định bởi bối cảnh lịch sử, và tâm thức của thời đại bấy giờ, thì sao thưa Đức Ông?
Đáp: Đó là một phản bác không có nền tảng. Chúa Giêsu đã chứng minh cho thấy Ngài hoàn toàn tự do không bị điều kiện hóa bởi xã hội, trong đó Ngài đã sinh ra và lớn lên. Chúa Giêsu đã chứng minh cho thấy sự tự do đó chẳng hạn như khi Ngài chống lại thói quen chấp nhận cho rẫy vợ của xã hội do thái cũng như của xã hội hy lạp roma, nghĩa là Chúa Giêsu không chấp nhập thói quen ly dị.
Và Chúa Giêsu đã có rất nhiều môn đệ là phụ nữ, bắt đầu là Mẹ Ngài là Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria - dưới chân thập giá có nhiều phụ nữ nhưng chỉ có một nam tông đồ là thánh Gioan - nhưng Chúa đã chỉ chọn các người nam làm tông đồ thôi, một cách cố ý và tự do, chứ không bị ai hay thói quen nào bắt buộc cả. Và sự lựa chọn này chỉ có thể có tính cách bắt buộc cho Giáo Hội nếu muốn là Giáo Hội của Chúa Giêsu.
Hỏi: Thế tại sao Chúa Giêsu lại chọn như thế thưa Đức Ông?
Đáp: Các nhà thần học hãy tìm trả lời cho câu hỏi này vì đó là nghề của họ. Nhưng tất cả mọi giải thích có thể đưa ra để trả lời cho câu hỏi này đều phụ thuộc, đối với sự lựa chọn Chúa Giêsu đã làm, và Giáo Hội phải theo Chúa, chứ không thể thay đổi tùy thích dựa trên các ước muốn của các giai tầng ít nhiều rộng rãi của dư luận công cộng được.
Hỏi: Nhưng mà việc loại trừ nữ giới khỏi chức linh mục lại không gây tổn thương cho phẩm giá của chị em phụ nữ hay sao thưa Đức Ông?
Đáp: Phẩm giá của nữ giới trong Giáo Hội chắc chắn là không tùy thuộc việc được hay không được làm linh mục. Lịch sử của Giáo Hội, từ Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria cho tới các nữ chân phước và các thánh nữ đang ở đó để chứng minh cho sự kiện này.
Hỏi: Thưa Đức Ông tại sao Giáo Hội đã đợi cho tới năm 1975 mới long trọng tuyên bố việc không thể chấp nhận phụ nữ làm linh mục?
Đáp: Một cách đơn sơ chỉ vì cho tới lúc đó sự kiện chức linh mục chỉ được dành cho nam giới là một thói quen liên tục từ ban đầu, và trong gần 2000 năm nó đã không bao giờ được thảo luận, cả khi Giáo Hội được phố biến trong các môi trường văn hóa và tôn giáo, trong đó có các hình thức chức linh mục phụ nữ, chẳng hạn như trong thế giới hy lạp roma, và cả trong các trường hợp thiếu ơn gọi linh mục và thiếu giáo sĩ nữa. Theo lệ, Huấn Quyền không can thiệp một cách định đoạt, nếu một sự thật được chấp nhận một cách hòa bình, và không bị đặt vấn đề.
Hỏi: Trong tương lai khi đào sâu vấn đề Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo, có thể đi tới các kết luận khác và cho phép phụ nữ làm linh mục không thưa Đức Ông?
Đáp: Khả thể này bị loại trừ. Lý do là vì chức linh mục nam giới là một sự thật đã được coi như thuộc gia tài lòng tin không thể xúc phạm được, thuộc Truyền Thống với chữ ”T” viết hoa. Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nhắc lại điều này một cách rõ ràng với tài liệu ”Trả lời cho nghi hoặc về giáo lý của Tông Thư ”Ordinatio sacerdotalis” công bố hồi tháng 10 năm 1995, với sự phê chuẩn và quyết định của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thật thế có nhiều tác giả công giáo gợi ý cho rằng việc từ chối phong chức linh mục cho phụ nữ được coi như tạm thời và không thể loại trừ việc nghĩ lại trong tương lai. Nhưng không phải thế.
Hỏi: Thưa Đức Ông Miralles, quyết định của Công Nghị Anh giáo chấp nhận cho nữ giới làm giám mục có gia tăng các khoảng cách với Giáo Hội Công Giáo hay không?
Đáp: Có gia tăng, nhưng một cách tương đối thôi. Sự đoạn tuyệt thê thảm đã xảy ra với quyết định truyến chức linh mục cho nữ giới rồi. Quyết đinh cho phụ nữ làm giám mục chỉ là một hậu qủa phụ thuộc, không thể làm tồi tệ thêm một tình hình vốn đã khá tồi tệ rồi.
Hỏi: Con xin có câu hỏi cuối cùng. Thế còn liên quan tới các phụ nữ phó tế thì sao thưa Đức Ông?
Đáp: Về vấn đề này Huấn Quyền chưa đưa ra lời tuyên bố nào, như đối với vấn đề nữ giới làm linh mục. Nhưng các điều lệ và thói quen vẫn dành chức Phó Tế cho nam giới. Có đúng thật là trong các thế kỷ đầu của Kitô giáo, chúng ta có các tin tức liên quan tới các ”nữ phó tế”, nhưng đây không phải một phụ nữ trong chức vụ tương đương với các nam phó tế. Vì thế cho tới nay cả chức phó tễ vĩnh viễn cũng chỉ được dành cho nam giới. Nhưng vấn đề này vẫn còn đang được nghiên cứu.
(Avvenire 9.11-7-2008; SD 8-7-2008; ZENIT 6-7-2008; KNA 1-7-2008)
Linh Tiến Khải
Phỏng vấn Đức Ông Antonio Miralles, thuộc hiệp hội Opus Dei, giáo sư thần học bí tích tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, về lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận việc truyền chức linh mục cho phụ nữ
Trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 8-7-2008, 467 Giám Mục, Mục sư và giáo dân của Giáo Hội Anh giáo đã nhóm Công Nghị tại York, để chuẩn bị cho Hội Nghị Lambeth lần thứ 14 sẽ chính thức khai diễn hôm 16-7-2008 và kéo dài cho tới ngày mùng 4-8-2008. Trong số các vấn đề được thảo luận và bỏ phiếu tại Công Nghị York có việc tấn phong Giám Mục cho nữ giới và những người đồng tính luyến ái. Ngày mùng 7-7-2008 Công nghị đã bỏ phiếu chấp nhận quyết định tấn phong Giám Mục cho nữ giới và nam giới đồng tính luyến ái.
http://www.vietcatholic.net/pics/WomenPriests.jpg
Ngày mùng 8-7-2008 Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đã công bố thông cáo khẳng định rằng quyết định này là một ”xé rách truyền thống tông đồ đã được tất cả mọi Giáo Hội của ngàn năm đầu tiên duy trì, và vì thế sẽ là một chướng ngại đối với việc hòa giải giữa Công Giáo và Anh Giáo”.
Thông cáo cho biết lập trường của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bầy rõ ràng. Và như Đức Hồng Y Walter Kasper đã giải thích rõ ràng khi được Đức Tổng Giám Mục Canterbury mời nói chuyện với tất cả các Giám Mục Anh giáo ngày mùng 5 tháng 6 năm 2006, quyết định này sẽ có các hậu qủa đối với cuộc đối thoại, cho tới nay đã đem lại nhiều kết qủa tốt. Đức Hồng Y Kasper cũng đã được mời trình bầy lập trường của Giáo Hội Công Giáo trong Hội nghị Lambeth khai diễn ngày 16-7-2008.
Trước đó trong các ngày từ 22 đến 29 tháng 6, 280 Giám Mục Anh Giáo đã nhóm đại hội quốc tế tại Giêrusalem để duyệt xét tương lai của Giáo Hội Anh Giáo. Trong thông cáo chung kết các Giám Mục tham dự đại hội đã quyết định tẩy chay Hội Nghị Lambeth, là Hội Nghị do Đức Tổng Giám Mục Canterbury triệu tập 10 năm một lần để đề ra đường hướng hoạt động cho Giáo Hội trong 10 năm tới. Lý do là vì ”có vài khuynh hướng xa rời giáo lý truyền thống liên quan tới hôn nhân và tính dục, và các khuynh hướng này trái ngược với Tin Mừng”, khiến cho Giáo Hội Anh Giáo bị hư hại một cách nghiêm trọng, và có các yếu tố có thể làm đổ vỡ sự hiệp thông”.
Các Giám Mục đe dọa sẽ thành lập một giáo hội song song giữa lòng Giáo Hội Anh Giáo, nếu để cho phụ nữ làm Giám Mục. Hôm mùng 1-7-2008 một số Giám Mục phe bảo thủ đã gặp Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams để trao đổi ý kiến và thảo luận thêm về tình hình căng thẳng hiện nay trước khi Công Nghị bắt đầu tại York.
Thực ra sự rạn nứt đã xảy ra ngay từ năm 2003 với vụ tấn phong Gene Robinson, người đồng tính luyến ái làm Giám Mục New Hampshire. Biến cố này đã gây chia rẽ giữa lớn lòng Giáo Hội Anh Giáo. Ngày mùng 10-6-2008 Đức Cha Robinson đã thành hôn với ông Mark Andrew trong một nghi lễ dân sự và sau đó với lễ nghi tôn giáo trong nhà thờ chính tòa St Paul tại Concord, có thân nhân bạn bè tham dự. Thế rồi cách đây vài tuần lại có tin hai Giám Mục Anh giáo đồng tính lấy nhau, khiến cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury Rowan Williams rơi vào cơn lốc chính trị tôn giáo.
Chính vì các hỗn loạn này Đức Cha Michael Nazir Ali, Giám Mục Rochester, và Đức Cha Akinola người Nigeria đã cùng với 280 Giám Mục Anh Giáo nói trên nhất quyết không tham dự Hội nghị Lambeth. Sự kiện này khiến cho tổng số 650 Giám Mục Anh giáo toàn thế giới tham dự hội nghị Lambeth giảm sút nghiêm trọng.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo ”The Catholic Herald” Đức Cha Andrew Burnham, Giám Mục giáo phận Anh giáo Ebbsfleet, cho biết ý định sẽ cùng với các Giám Mục và mục sư anh giáo khác xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Đức Cha Burnham bầy tỏ lòng biết ơn đối với ”cử chỉ cao thượng của các anh em công giáo, đặc biệt là của Đức Giáo Hoàng” tiếp nhận các Giám Muc và Mục Sư anh giáo.
Đức Cha cho biết đã sang Roma trong các ngày qua cùng với Đức Cha Keith Newton của giáo phận anh giáo Richborough, và hai vị đã gặp Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô. Hai vị đã xin Giáo Hội Công Giáo mở rộng cửa cho số đông đảo các giám mục, mục sư và tín hữu các giáo xứ anh giáo xin theo Công Giáo. Đức Cha Burnham nói: ”Đây là ước mong của nhiều người trong hàng giáo sĩ anh giáo xin được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Roma”.
Thật ra ngày mùng 1-7-2008, 1300 mục sư đã đe dọa ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo nếu Giáo Hội để cho phụ nữ làm Giám Mục.
Trong bức thư ngỏ gửi Đức Cha Rowan Williams, Tổng Giám Mục Canterbury và York, được báo chí Anh đăng tải ngày mùng 1 tháng 7, các mục sư anh giáo nói trên cũng cho biết nếu giáo phận của các vị do một nữ Giám Mục trông coi, thì các vị xin được chuyển sang một giáo phận khác có Giám Mục là nam giới.
Trong Hội Nghị nhóm hồi năm 2005 Giáo Hội Anh giáo đã chấp thuận cho phụ nữ được tấn phong Giám Mục. Giới quan sát viên cho rằng 1300 mục sư nói trên cũng có thể xin gia nhập giáo Hội Công Giáo. Hồi năm 1992 đã có hàng trăm mục sư xin theo Công Giáo vì Hội Nghị Anh giáo quyết định truyền chức linh mục cho phụ nữ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông Antonio Miralles, thuộc hiệp hội Opus Dei, giáo sư thần học bí tích tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, về lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận truyền chức linh mục cho phụ nữ. Đức Ông Miralles là cố vấn của Bộ Giáo Sĩ, và từ năm 1990 cũng là cố vấn của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Hỏi: Thưa Đức Ông Miralles, tại sao Giáo Hội Công Giáo lại không chấp nhận cho phụ nữ làm Linh Mục?
Đáp: Hồi năm 1975 khi Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Donald Coggan báo tin cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biết là Giáo Hội Anh Giáo sắp sửa chấp nhận cho phụ nữ làm Linh Mục - và sau đó họ đã quyết định như thế - Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết cho Đức Tổng Giám Mục Coggan một bức thư để giải thích rằng Giáo Hội Công Giáo không cảm thấy được phép làm điều này, vì Giáo Hội Công Giáo bị bó buộc bởi sự lựa chọn của Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã chỉ lựa chọn tông đồ giữa các người nam. Một cách cụ thể, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã xin Bộ Giáo Lý Đức Tin soạn thảo một văn kiện giải thích lý do của lập trường này. Tuyên ngôn “Inter insignores” đã nảy sinh từ đó và được công bố năm 1976, trong đó Bộ giải thích rộng rãi hơn lý do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nêu ra. Vào tháng 5 năm 1994 lập trường này đã được tái nêu bật một cách vĩnh viễn trong Tông Thư của Đức Gioan Phaolô II tựa đề ”Ordinatio sacerdotalis”, ”Việc truyền chức linh mục”.
Hỏi: Nhưng mà có người phản bác rằng sự lựa chọn của Chúa Giêsu đã bị xác định bởi bối cảnh lịch sử, và tâm thức của thời đại bấy giờ, thì sao thưa Đức Ông?
Đáp: Đó là một phản bác không có nền tảng. Chúa Giêsu đã chứng minh cho thấy Ngài hoàn toàn tự do không bị điều kiện hóa bởi xã hội, trong đó Ngài đã sinh ra và lớn lên. Chúa Giêsu đã chứng minh cho thấy sự tự do đó chẳng hạn như khi Ngài chống lại thói quen chấp nhận cho rẫy vợ của xã hội do thái cũng như của xã hội hy lạp roma, nghĩa là Chúa Giêsu không chấp nhập thói quen ly dị.
Và Chúa Giêsu đã có rất nhiều môn đệ là phụ nữ, bắt đầu là Mẹ Ngài là Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria - dưới chân thập giá có nhiều phụ nữ nhưng chỉ có một nam tông đồ là thánh Gioan - nhưng Chúa đã chỉ chọn các người nam làm tông đồ thôi, một cách cố ý và tự do, chứ không bị ai hay thói quen nào bắt buộc cả. Và sự lựa chọn này chỉ có thể có tính cách bắt buộc cho Giáo Hội nếu muốn là Giáo Hội của Chúa Giêsu.
Hỏi: Thế tại sao Chúa Giêsu lại chọn như thế thưa Đức Ông?
Đáp: Các nhà thần học hãy tìm trả lời cho câu hỏi này vì đó là nghề của họ. Nhưng tất cả mọi giải thích có thể đưa ra để trả lời cho câu hỏi này đều phụ thuộc, đối với sự lựa chọn Chúa Giêsu đã làm, và Giáo Hội phải theo Chúa, chứ không thể thay đổi tùy thích dựa trên các ước muốn của các giai tầng ít nhiều rộng rãi của dư luận công cộng được.
Hỏi: Nhưng mà việc loại trừ nữ giới khỏi chức linh mục lại không gây tổn thương cho phẩm giá của chị em phụ nữ hay sao thưa Đức Ông?
Đáp: Phẩm giá của nữ giới trong Giáo Hội chắc chắn là không tùy thuộc việc được hay không được làm linh mục. Lịch sử của Giáo Hội, từ Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria cho tới các nữ chân phước và các thánh nữ đang ở đó để chứng minh cho sự kiện này.
Hỏi: Thưa Đức Ông tại sao Giáo Hội đã đợi cho tới năm 1975 mới long trọng tuyên bố việc không thể chấp nhận phụ nữ làm linh mục?
Đáp: Một cách đơn sơ chỉ vì cho tới lúc đó sự kiện chức linh mục chỉ được dành cho nam giới là một thói quen liên tục từ ban đầu, và trong gần 2000 năm nó đã không bao giờ được thảo luận, cả khi Giáo Hội được phố biến trong các môi trường văn hóa và tôn giáo, trong đó có các hình thức chức linh mục phụ nữ, chẳng hạn như trong thế giới hy lạp roma, và cả trong các trường hợp thiếu ơn gọi linh mục và thiếu giáo sĩ nữa. Theo lệ, Huấn Quyền không can thiệp một cách định đoạt, nếu một sự thật được chấp nhận một cách hòa bình, và không bị đặt vấn đề.
Hỏi: Trong tương lai khi đào sâu vấn đề Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo, có thể đi tới các kết luận khác và cho phép phụ nữ làm linh mục không thưa Đức Ông?
Đáp: Khả thể này bị loại trừ. Lý do là vì chức linh mục nam giới là một sự thật đã được coi như thuộc gia tài lòng tin không thể xúc phạm được, thuộc Truyền Thống với chữ ”T” viết hoa. Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nhắc lại điều này một cách rõ ràng với tài liệu ”Trả lời cho nghi hoặc về giáo lý của Tông Thư ”Ordinatio sacerdotalis” công bố hồi tháng 10 năm 1995, với sự phê chuẩn và quyết định của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thật thế có nhiều tác giả công giáo gợi ý cho rằng việc từ chối phong chức linh mục cho phụ nữ được coi như tạm thời và không thể loại trừ việc nghĩ lại trong tương lai. Nhưng không phải thế.
Hỏi: Thưa Đức Ông Miralles, quyết định của Công Nghị Anh giáo chấp nhận cho nữ giới làm giám mục có gia tăng các khoảng cách với Giáo Hội Công Giáo hay không?
Đáp: Có gia tăng, nhưng một cách tương đối thôi. Sự đoạn tuyệt thê thảm đã xảy ra với quyết định truyến chức linh mục cho nữ giới rồi. Quyết đinh cho phụ nữ làm giám mục chỉ là một hậu qủa phụ thuộc, không thể làm tồi tệ thêm một tình hình vốn đã khá tồi tệ rồi.
Hỏi: Con xin có câu hỏi cuối cùng. Thế còn liên quan tới các phụ nữ phó tế thì sao thưa Đức Ông?
Đáp: Về vấn đề này Huấn Quyền chưa đưa ra lời tuyên bố nào, như đối với vấn đề nữ giới làm linh mục. Nhưng các điều lệ và thói quen vẫn dành chức Phó Tế cho nam giới. Có đúng thật là trong các thế kỷ đầu của Kitô giáo, chúng ta có các tin tức liên quan tới các ”nữ phó tế”, nhưng đây không phải một phụ nữ trong chức vụ tương đương với các nam phó tế. Vì thế cho tới nay cả chức phó tễ vĩnh viễn cũng chỉ được dành cho nam giới. Nhưng vấn đề này vẫn còn đang được nghiên cứu.
(Avvenire 9.11-7-2008; SD 8-7-2008; ZENIT 6-7-2008; KNA 1-7-2008)
Linh Tiến Khải