Dan Lee
07-15-2008, 08:01 PM
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN A
TRÊN THỬA RUỘNG NƯỚC TRỜI, XIN HÃY LÀM MEN MUỐI
DẪN NHẬP ĐẦU LỄ :
Kính thưa cộng đoàn, sứ điệp phụng vụ của Chúa Nhật XVI hôm nay gọi mời chúng ta chiêm ngưỡng nét từ bi nhẫn nại của Thiên Chúa trong khi Ngài chăm sóc “thửa ruộng Nước Trời” của Ngài, để đợi chờ ngày “Thửa ruộng” ấy sạch hết cỏ lùng và lau lách, ngày của buổi “Cánh chung” mà Nước Trời sẽ là thửa ruộng chín vàng đồng toàn những bông hạt tốt xinh.
Trong khi nhẫn nại đợi chờ “ngày mai tươi sáng” ấy, sống mầu nhiệm “Nước Trời” giữa đời thường hôm nay phải là một nỗ lực không ngừng trở thành viên men hạt muối, đó chính là thực thi điều thiện và đẩy lùi sự dữ trong sức mạnh và khôn ngoan của Thánh Thần, dưới ánh sáng và theo con đường của chính Đức Kitô.
Giờ đây, để xứng đáng cử hành thánh lễ, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi.
GIẢNG LỜI CHÚA :
Kính thưa ông bà và anh chị em, nếu Chúa Nhật tuần trước, hình ảnh “Người Gieo Giống” bất chấp nắng nôi sỏi đá, gai góc phủ đầy giăng mắc khắp nơi, vẫn tung gieo hạt giống Lời Chúa trên khắp cánh đòng trần gian và nắm chắc một mùa bội thu ở cuối trời hy vọng. Thì Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay, lại khắc họa một “Người Gieo Giống” nhẫn nại, bao dung, sẵn sàng đối mặt, và nhiều khi, chấp nhận sánh bước với những “cỏ lùng” tai ác hiện diện tràn lan trong “Thửa ruộng Nước Trời”, sẵn sàng chờ đợi để mở những con đường sao cho “cỏ lùng bật gốc” để trở thành những cây lúa tốt tươi. Nếu không như thế, thì cũng phải đợi cho đến phút tận cùng mới thực thi án xử công minh rạch ròi : lúa tốt thì vào kho và cỏ lùng thì vô lửa…
Như thế, chúng ta có thể đọc thấy dụng ý đầu tiên của sứ điệp Lời Chúa hôm nay đó là
1. MẶC KHẢI DUNG MẠO TỪ ÁI CỦA THIÊN CHÚA:
Nội dung nầy đã được nhấn mạnh ngay từ trích đoạn của sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe Bài đọc 1 công bố :
“Nhưng Chúa xử khoan hồng
Vì Ngài làm chủ được sức mạnh.
Ngài lấy lượng từ bi cao cả
Mà cai quản chúng con…
Làm như thế Chúa đã dạy dân rằng :
Người công chính phải có lòng nhân ái
Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề
Là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.”
“Thiên Chúa chậm bất bình và giàu lòng nhân ái” : Chân lý nầy thật sự đâu phải lần đầu được mặc khải nơi đây. Từ thuở hồng hoang thời Cụ Tổ Áp-ra-ham, Thiên Chúa đã nói với chúng ta “sự thật hi hữu” nầy qua câu chuyện mặc cả của Áp-ra-ham với Gia-Vê Thiên Chúa về việc xử phạt thành Sô-đô-ma : “Nếu trong thành có 50…45…40…30…20…10 người lành, Chúa có phạt không ? “. Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi để Áp-ra-ham tìm cho đủ số 10 người lành…Nhưng cuối cùng, lòng nhẫn nại và khoan dung phải nhường chỗ lại cho công lý. Sô-đô-ma phải được thanh luyện để trả lại sự thánh thiện cho Thiên Chúa. (St 18,22-33). Chúng ta cũng đừng quên câu chguyện “thờ bò vàng” của dân Ít-ra-en vào thời Mô-sê dẫn đưa họ trở về Đất Hứa : “Ta đã thấy dân nầy rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ. Bây giờ cứ để mặc Ta, cứ để cơn thịnh nộ của Ta bừng lên phạt chúng…”. Lại một Mô-sê can gián, và “Đức Chúa đã thương, không giáng phạt dân Chúa như Người đã đe”. (Xh 32,7-14).
Nếu mặc khải cựu ước vẫn thường có khuynh hướng khắc họa dung mạo Thiên Chúa là một Đấng Toàn Thánh cao cả, một Thượng Đế cao vút tầng mây sẵn sàng biểu lộ oai phong nghiêm khắc; thì chúng ta vẫn tìm thấy cái cốt lõi của chân lý nầy lại là mặc khải một “Thiên Chúa luôn đầy lòng thành tín và rất mực yêu thương, chậm bất bình và hay thương xót”. Và đó, chính là trọng tâm của mặc khải Tân ước nơi Con Người và Sứ điệp của chính Đức Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Quả thật, với mầu nhiệm của Đấng ‘Emmanuel”, Thiên Chúa đã thật sự “cắm lều ở giữa chúng ta”, đã chung đụng, cọ xát, sẵn sàng chấp nhận cái hư hèn, yếu đuối, tội lỗi của con người.
Nơi hang BêLem; Người đã ở giữa đàn súc vật.
Nơi mái nhà Na-da-rét : Người đã ở giữa đám thợ thuyền mạt hạng.
Trên những nẽo đường xứ Palestina : Ngài đã ở giữa những tên thu thuế, những kẻ tội lỗi, những người phong cùi, đĩ điếm…
Đấng đã từng tuyên ngôn về lòng nhân hậu của Thiên Chúa như người cha chờ đợi đứa con hoang trở về, thì cũng chính Đấng ấy, bằng cái nhìn yêu thương đã gọi Giakê từ trên cây sung trèo xuống đổi đời, gọi Matthêô bỏ bàn thu thuế để ra đi rao giảng Tin Mừng…
Đấng đã từng tuyên ngôn về dụ ngôn “Con chiên lạc”, cũng là Đấng nói với người thiếu phụ ngoại tình bị bắt quả tang và bị xét xử : “Phần Ta, ta không kết tội chị đâu. Hãy trở về và đừng phạm tội nữa”
Đấng đã từng trả lời cho Phêrô : “Phải tha cho anh em không phải 7 lần, nhưng là 70 lần 7 lần”, đã dùng ánh mắt nhân từ nhìn Phêrô trong đêm bị nộp để thứ tha, và sau đó, khi hấp hối trên thập giá, đã trả lời cho tên trộm bị đóng đinh bên hữu : “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”…
Vâng, đó chính là sự thật về dung mạo của Thiên Chúa mà Đức Kitô muốn mặc khải cho con người. Chính “sự thật” nầy, đã cho chúng ta hiểu được : Lịch sử cứu rỗi là một “chuyện tình dài” giữa Thiên Chúa và Dân Ngài, giữa Thượng Đế thánh thiện Tối Cao và nhân loại yếu đuối mõng dòn, một chuyện tình có đủ “hỉ nộ ái ố”, có phản bội chối từ, có đọa đầy đánh phạt, có tha thứ khoan dung và có trở về sám hối.
Và chính chân lý nầy, sẽ là chìa khóa để chúng ta hiểu được ngụ ý thứ hai trong sứ điệp Lời Chúa hôm nay:
2. NƯỚC TRỜI, THỰC TẠI CỦA NGÀY SAU HẾT :
Tin một Thiên Chúa khoan dung nhẫn nại như thế có mâu thuẩn với chân lý Thiên Chúa là Đấng Thánh toàn năng không ? Vì cũng đã có không ít người phủ nhận Thiên Chúa, chối từ sự hiện hữu của Ngài, khi lập luận rằng : “Không thể có Thiên Chúa tốt lành mà đồng thời lại có sự ác”. Hay một lập luận khác : “Nếu quả thật Thiên Chúa hiện hữu, thì Ngài chính là kẻ đang dung túng hay bất lực trước sự Ác. Một Thiên Chúa như thế không đáng để cho tôi nhìn nhận và tôn thờ”. Quả thật, khi đối diện với những thảm cảnh xảy ra hằng ngày trên thế giới : Những trẻ thơ, những dân lành bị giết cách cách vô tội và tàn khốc bởi những cuộc khủng bố tự sát; những cuộc chiến tranh dã man, những đồi bại phong hóa, những tội ác ghê rợn : con giết cha, vợ chém chồng….đã khiến không ít người trong chúng ta đâm ra hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Làm sao Chúa lại cứ để những chuyện oái ăm như thế xảy ra hoài. Sao Ngài không ra tay “nhỗ sạch những cỏ lùng tai ác đó đi ?”. Chính dụ ngôn “Cỏ lùng trong ruộng lúa” mà chúng ta vừa nghe trong trích đoạn Tin Mừng Matthêô sẽ là câu trả lời “dứt dạc” của Đức Kitô cho vấn nạn trên.
Quả thật, Thiên Chúa chính là “Người Gieo Giống” dày kinh nghiệm và cũng đầy trách nhiệm. Ngài luôn quyết tâm bảo vệ “Ruộng lúa Nước Trời” mà Ngài đã đầu tư bằng tất cả tình yêu và sự khôn ngoan tuyệt đối. Chắc chắn Ngài sẽ không để cho một “thế lực đen tối’ nào phá hủy công trình tuyệt vời mà Ngài đã dày công thực hiện. Khi Đức Giêsu tiến vào trần gian công khai rao giảng và thiết lập Nước Trời, nhất là khi Ngài chấp nhận bị treo trên thập giá, đó chính là lúc “quyền lực của sự dữ bị ném ra ngoài”, sức mạnh của ơn cứu độ và tình yêu Thiên Chúa đã đến lúc chiến thắng. Tuy nhiên, đó là cuộc chiến thắng tiệm tiến, từ từ, không ầm ĩ, rầm rộ như “một cây đang đổ” nhưng âm thầm, nhẹ nhàng thẩm thấu tận những miền sâu thẳm của trái tim như “một cánh rừng đang mọc”; hay nói theo ngôn ngữ dụ ngôn hôm nay, như viên men trong bột, như hạt cải nhỏ vùi sâu trong lòng đất. Vâng, sức mạnh của ơn cứu độ, sức mạnh của tình thương, sức mạnh của “Nước Trời”, sẽ từ từ lớn lên trong cõi lòng mỗi người, trong trái tim của tất cả nhân loại để triệt tiêu dần dần thế lực của sự Ác, của hận thù chia rẽ, của chiến tranh khủng bố, của xảo trá bất công, của vô luân đồi bại…Chúa Kitô hôm nay một lần nữa nói với chúng ta rằng : Thế giới rồi đây sẽ trở thành một thúng bột được “dậy men Tin Mừng”, sẽ trở thành “cây cao bóng cả” để khắp dân thiên hạ cùng bay về núp bóng hoan ca.
Cũng chính trong viễn tượng cánh chung nầy mà chúng ta hiểu được thế nào là đồng lõa dung túng, thế nào là nhân ái từ bi. Thiên Chúa không đồng lõa với sự ác, nhưng vì tình thương, người khoan dung nhân hậu, đợi chờ hoán cải, mở đường sám hối ăn năn. Chúng ta đừng quên câu chuyện khá dí dỏm để minh họa cho chân lý nầy trong sách Giona (Gn 4,1-10)
3. THỬA RUỘNG NƯỚC TRỜI LÀ CHÍNH LÒNG TÔI :
Thế giới hôm nay quả thật là một thửa ruộng lớn mà lúa tốt đan xen với cỏ lùng đua nhau phát triển. Đó là một thế giới mà theo ngôn từ của Công Đồng chung Vatican II trong Hiến chế Vui Mừng và hy Vọng “vừa mạnh vừa yếu, có khả năng thực hiện những điều tốt đẹp nhất hoặc xấu xa nhất, và trước mặt nó là con đường dẫn tới tự do hoặc nô lệ, tiến bộ hoặc thoái hóa, huynh đệ hoặc hận thù…”. Đứng trước một thế giới như thế, sứ mệnh của mỗi người Kitô hữu đó chính là nỗ lực đẩy lùi sự dữ, chung tay kiến tạo Nước trời. Nói theo ngôn từ của Đức giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, đó chính là công cuộc xây đắp “nền văn minh tình thương và sự sống” để thay thế cho nền văn minh xây dựng trên hận thù và sự chết.
Công cuộc đó chỉ được khởi đi từ bản thân mỗi người. Bởi vì, cõi lòng mỗi người cũng chính là một thửa ruộng chất chứa cỏ lùng tính hư tật xấu đan xen với sự tốt lành nhân đức. Phải nỗ lực thánh hóa bản thân mỗi ngày bằng những quyết tâm :
Không cố chấp khước từ tình thương của Thiên Chúa (Nhìn vào mẫu gương của Giuđa và Phêrô)
Hãy để Chúa Thánh Thần nói tiếng nói quyết định (BĐ 2)
Khiêm hạ âm thầm thực thi những giá trị Phúc âm để trở thành men muối giữa cuộc đời.
Kiên trì nuôi giữ niềm hy vọng chiến thắng cuối cùng của sự thiện trên sự ác, của lúa tốt trên cỏ lùng, của tình thương cứu độ của Thiên Chúa trên bóng tối của quỷ ma.
Và như thế, một ngày không xa, Mùa xuân Cứu thế sẽ chợt về để tất cả hân hoan ca hát : “Người đi trong nước mắt, đem hạt lúa gieo trong ruộng mình. Người về miệng vui ca tay ôm bó lúa lòng mừng bao la”.
Lm Giuse Trương Đình Hiền
TRÊN THỬA RUỘNG NƯỚC TRỜI, XIN HÃY LÀM MEN MUỐI
DẪN NHẬP ĐẦU LỄ :
Kính thưa cộng đoàn, sứ điệp phụng vụ của Chúa Nhật XVI hôm nay gọi mời chúng ta chiêm ngưỡng nét từ bi nhẫn nại của Thiên Chúa trong khi Ngài chăm sóc “thửa ruộng Nước Trời” của Ngài, để đợi chờ ngày “Thửa ruộng” ấy sạch hết cỏ lùng và lau lách, ngày của buổi “Cánh chung” mà Nước Trời sẽ là thửa ruộng chín vàng đồng toàn những bông hạt tốt xinh.
Trong khi nhẫn nại đợi chờ “ngày mai tươi sáng” ấy, sống mầu nhiệm “Nước Trời” giữa đời thường hôm nay phải là một nỗ lực không ngừng trở thành viên men hạt muối, đó chính là thực thi điều thiện và đẩy lùi sự dữ trong sức mạnh và khôn ngoan của Thánh Thần, dưới ánh sáng và theo con đường của chính Đức Kitô.
Giờ đây, để xứng đáng cử hành thánh lễ, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi.
GIẢNG LỜI CHÚA :
Kính thưa ông bà và anh chị em, nếu Chúa Nhật tuần trước, hình ảnh “Người Gieo Giống” bất chấp nắng nôi sỏi đá, gai góc phủ đầy giăng mắc khắp nơi, vẫn tung gieo hạt giống Lời Chúa trên khắp cánh đòng trần gian và nắm chắc một mùa bội thu ở cuối trời hy vọng. Thì Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay, lại khắc họa một “Người Gieo Giống” nhẫn nại, bao dung, sẵn sàng đối mặt, và nhiều khi, chấp nhận sánh bước với những “cỏ lùng” tai ác hiện diện tràn lan trong “Thửa ruộng Nước Trời”, sẵn sàng chờ đợi để mở những con đường sao cho “cỏ lùng bật gốc” để trở thành những cây lúa tốt tươi. Nếu không như thế, thì cũng phải đợi cho đến phút tận cùng mới thực thi án xử công minh rạch ròi : lúa tốt thì vào kho và cỏ lùng thì vô lửa…
Như thế, chúng ta có thể đọc thấy dụng ý đầu tiên của sứ điệp Lời Chúa hôm nay đó là
1. MẶC KHẢI DUNG MẠO TỪ ÁI CỦA THIÊN CHÚA:
Nội dung nầy đã được nhấn mạnh ngay từ trích đoạn của sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe Bài đọc 1 công bố :
“Nhưng Chúa xử khoan hồng
Vì Ngài làm chủ được sức mạnh.
Ngài lấy lượng từ bi cao cả
Mà cai quản chúng con…
Làm như thế Chúa đã dạy dân rằng :
Người công chính phải có lòng nhân ái
Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề
Là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.”
“Thiên Chúa chậm bất bình và giàu lòng nhân ái” : Chân lý nầy thật sự đâu phải lần đầu được mặc khải nơi đây. Từ thuở hồng hoang thời Cụ Tổ Áp-ra-ham, Thiên Chúa đã nói với chúng ta “sự thật hi hữu” nầy qua câu chuyện mặc cả của Áp-ra-ham với Gia-Vê Thiên Chúa về việc xử phạt thành Sô-đô-ma : “Nếu trong thành có 50…45…40…30…20…10 người lành, Chúa có phạt không ? “. Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi để Áp-ra-ham tìm cho đủ số 10 người lành…Nhưng cuối cùng, lòng nhẫn nại và khoan dung phải nhường chỗ lại cho công lý. Sô-đô-ma phải được thanh luyện để trả lại sự thánh thiện cho Thiên Chúa. (St 18,22-33). Chúng ta cũng đừng quên câu chguyện “thờ bò vàng” của dân Ít-ra-en vào thời Mô-sê dẫn đưa họ trở về Đất Hứa : “Ta đã thấy dân nầy rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ. Bây giờ cứ để mặc Ta, cứ để cơn thịnh nộ của Ta bừng lên phạt chúng…”. Lại một Mô-sê can gián, và “Đức Chúa đã thương, không giáng phạt dân Chúa như Người đã đe”. (Xh 32,7-14).
Nếu mặc khải cựu ước vẫn thường có khuynh hướng khắc họa dung mạo Thiên Chúa là một Đấng Toàn Thánh cao cả, một Thượng Đế cao vút tầng mây sẵn sàng biểu lộ oai phong nghiêm khắc; thì chúng ta vẫn tìm thấy cái cốt lõi của chân lý nầy lại là mặc khải một “Thiên Chúa luôn đầy lòng thành tín và rất mực yêu thương, chậm bất bình và hay thương xót”. Và đó, chính là trọng tâm của mặc khải Tân ước nơi Con Người và Sứ điệp của chính Đức Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Quả thật, với mầu nhiệm của Đấng ‘Emmanuel”, Thiên Chúa đã thật sự “cắm lều ở giữa chúng ta”, đã chung đụng, cọ xát, sẵn sàng chấp nhận cái hư hèn, yếu đuối, tội lỗi của con người.
Nơi hang BêLem; Người đã ở giữa đàn súc vật.
Nơi mái nhà Na-da-rét : Người đã ở giữa đám thợ thuyền mạt hạng.
Trên những nẽo đường xứ Palestina : Ngài đã ở giữa những tên thu thuế, những kẻ tội lỗi, những người phong cùi, đĩ điếm…
Đấng đã từng tuyên ngôn về lòng nhân hậu của Thiên Chúa như người cha chờ đợi đứa con hoang trở về, thì cũng chính Đấng ấy, bằng cái nhìn yêu thương đã gọi Giakê từ trên cây sung trèo xuống đổi đời, gọi Matthêô bỏ bàn thu thuế để ra đi rao giảng Tin Mừng…
Đấng đã từng tuyên ngôn về dụ ngôn “Con chiên lạc”, cũng là Đấng nói với người thiếu phụ ngoại tình bị bắt quả tang và bị xét xử : “Phần Ta, ta không kết tội chị đâu. Hãy trở về và đừng phạm tội nữa”
Đấng đã từng trả lời cho Phêrô : “Phải tha cho anh em không phải 7 lần, nhưng là 70 lần 7 lần”, đã dùng ánh mắt nhân từ nhìn Phêrô trong đêm bị nộp để thứ tha, và sau đó, khi hấp hối trên thập giá, đã trả lời cho tên trộm bị đóng đinh bên hữu : “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”…
Vâng, đó chính là sự thật về dung mạo của Thiên Chúa mà Đức Kitô muốn mặc khải cho con người. Chính “sự thật” nầy, đã cho chúng ta hiểu được : Lịch sử cứu rỗi là một “chuyện tình dài” giữa Thiên Chúa và Dân Ngài, giữa Thượng Đế thánh thiện Tối Cao và nhân loại yếu đuối mõng dòn, một chuyện tình có đủ “hỉ nộ ái ố”, có phản bội chối từ, có đọa đầy đánh phạt, có tha thứ khoan dung và có trở về sám hối.
Và chính chân lý nầy, sẽ là chìa khóa để chúng ta hiểu được ngụ ý thứ hai trong sứ điệp Lời Chúa hôm nay:
2. NƯỚC TRỜI, THỰC TẠI CỦA NGÀY SAU HẾT :
Tin một Thiên Chúa khoan dung nhẫn nại như thế có mâu thuẩn với chân lý Thiên Chúa là Đấng Thánh toàn năng không ? Vì cũng đã có không ít người phủ nhận Thiên Chúa, chối từ sự hiện hữu của Ngài, khi lập luận rằng : “Không thể có Thiên Chúa tốt lành mà đồng thời lại có sự ác”. Hay một lập luận khác : “Nếu quả thật Thiên Chúa hiện hữu, thì Ngài chính là kẻ đang dung túng hay bất lực trước sự Ác. Một Thiên Chúa như thế không đáng để cho tôi nhìn nhận và tôn thờ”. Quả thật, khi đối diện với những thảm cảnh xảy ra hằng ngày trên thế giới : Những trẻ thơ, những dân lành bị giết cách cách vô tội và tàn khốc bởi những cuộc khủng bố tự sát; những cuộc chiến tranh dã man, những đồi bại phong hóa, những tội ác ghê rợn : con giết cha, vợ chém chồng….đã khiến không ít người trong chúng ta đâm ra hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Làm sao Chúa lại cứ để những chuyện oái ăm như thế xảy ra hoài. Sao Ngài không ra tay “nhỗ sạch những cỏ lùng tai ác đó đi ?”. Chính dụ ngôn “Cỏ lùng trong ruộng lúa” mà chúng ta vừa nghe trong trích đoạn Tin Mừng Matthêô sẽ là câu trả lời “dứt dạc” của Đức Kitô cho vấn nạn trên.
Quả thật, Thiên Chúa chính là “Người Gieo Giống” dày kinh nghiệm và cũng đầy trách nhiệm. Ngài luôn quyết tâm bảo vệ “Ruộng lúa Nước Trời” mà Ngài đã đầu tư bằng tất cả tình yêu và sự khôn ngoan tuyệt đối. Chắc chắn Ngài sẽ không để cho một “thế lực đen tối’ nào phá hủy công trình tuyệt vời mà Ngài đã dày công thực hiện. Khi Đức Giêsu tiến vào trần gian công khai rao giảng và thiết lập Nước Trời, nhất là khi Ngài chấp nhận bị treo trên thập giá, đó chính là lúc “quyền lực của sự dữ bị ném ra ngoài”, sức mạnh của ơn cứu độ và tình yêu Thiên Chúa đã đến lúc chiến thắng. Tuy nhiên, đó là cuộc chiến thắng tiệm tiến, từ từ, không ầm ĩ, rầm rộ như “một cây đang đổ” nhưng âm thầm, nhẹ nhàng thẩm thấu tận những miền sâu thẳm của trái tim như “một cánh rừng đang mọc”; hay nói theo ngôn ngữ dụ ngôn hôm nay, như viên men trong bột, như hạt cải nhỏ vùi sâu trong lòng đất. Vâng, sức mạnh của ơn cứu độ, sức mạnh của tình thương, sức mạnh của “Nước Trời”, sẽ từ từ lớn lên trong cõi lòng mỗi người, trong trái tim của tất cả nhân loại để triệt tiêu dần dần thế lực của sự Ác, của hận thù chia rẽ, của chiến tranh khủng bố, của xảo trá bất công, của vô luân đồi bại…Chúa Kitô hôm nay một lần nữa nói với chúng ta rằng : Thế giới rồi đây sẽ trở thành một thúng bột được “dậy men Tin Mừng”, sẽ trở thành “cây cao bóng cả” để khắp dân thiên hạ cùng bay về núp bóng hoan ca.
Cũng chính trong viễn tượng cánh chung nầy mà chúng ta hiểu được thế nào là đồng lõa dung túng, thế nào là nhân ái từ bi. Thiên Chúa không đồng lõa với sự ác, nhưng vì tình thương, người khoan dung nhân hậu, đợi chờ hoán cải, mở đường sám hối ăn năn. Chúng ta đừng quên câu chuyện khá dí dỏm để minh họa cho chân lý nầy trong sách Giona (Gn 4,1-10)
3. THỬA RUỘNG NƯỚC TRỜI LÀ CHÍNH LÒNG TÔI :
Thế giới hôm nay quả thật là một thửa ruộng lớn mà lúa tốt đan xen với cỏ lùng đua nhau phát triển. Đó là một thế giới mà theo ngôn từ của Công Đồng chung Vatican II trong Hiến chế Vui Mừng và hy Vọng “vừa mạnh vừa yếu, có khả năng thực hiện những điều tốt đẹp nhất hoặc xấu xa nhất, và trước mặt nó là con đường dẫn tới tự do hoặc nô lệ, tiến bộ hoặc thoái hóa, huynh đệ hoặc hận thù…”. Đứng trước một thế giới như thế, sứ mệnh của mỗi người Kitô hữu đó chính là nỗ lực đẩy lùi sự dữ, chung tay kiến tạo Nước trời. Nói theo ngôn từ của Đức giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, đó chính là công cuộc xây đắp “nền văn minh tình thương và sự sống” để thay thế cho nền văn minh xây dựng trên hận thù và sự chết.
Công cuộc đó chỉ được khởi đi từ bản thân mỗi người. Bởi vì, cõi lòng mỗi người cũng chính là một thửa ruộng chất chứa cỏ lùng tính hư tật xấu đan xen với sự tốt lành nhân đức. Phải nỗ lực thánh hóa bản thân mỗi ngày bằng những quyết tâm :
Không cố chấp khước từ tình thương của Thiên Chúa (Nhìn vào mẫu gương của Giuđa và Phêrô)
Hãy để Chúa Thánh Thần nói tiếng nói quyết định (BĐ 2)
Khiêm hạ âm thầm thực thi những giá trị Phúc âm để trở thành men muối giữa cuộc đời.
Kiên trì nuôi giữ niềm hy vọng chiến thắng cuối cùng của sự thiện trên sự ác, của lúa tốt trên cỏ lùng, của tình thương cứu độ của Thiên Chúa trên bóng tối của quỷ ma.
Và như thế, một ngày không xa, Mùa xuân Cứu thế sẽ chợt về để tất cả hân hoan ca hát : “Người đi trong nước mắt, đem hạt lúa gieo trong ruộng mình. Người về miệng vui ca tay ôm bó lúa lòng mừng bao la”.
Lm Giuse Trương Đình Hiền