Dan Lee
07-19-2008, 07:11 PM
BÀi ĐỌC 1 (KN 12,13. 16-19)
“Thiên Chúa là tình yêu”
Thánh Gioan Tông đồ viết trong thư thứ nhất: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Lời định nghĩa rất vắn tắt nhưng thật đầy đủ. Bản tính của Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa vô biên tuyệt hảo, bao trùm tất cả muôn lòai. Tạo vật hiện hữu chính là do tình yêu tạo thành của Chúa.
Chúa lại hòan hảo vô cùng, bao gồm hết mọi ưu phẩm. Trong các ưu phẩm ấy có những ưu phẩm có vẻ tương phản nhau theo quan niệm của lòai người, như công bằng và thương xót.
Trong bài đọc một hôm nay chúng ta có thể xếp lọai như sau:
1. Lòng thương xót: Chúa khoan dung với mọi người.
Chúa xét xử hiền lành
Chúa thống trị chúng ta đầy lòng khoan dung
2. Sự công bằng: Chúa chỉ tỏ sức mạnh ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa
Chúa triệt hạ những kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.
Thực ra trong Chúa không có sự tương phản nào. Chúa xếp đặt mọi sự hòa hợp với nhau như một bản nhạc hợp tấu du dương vô cùng, mà không hề có nốt nào lạc điệu ngang cung. Chẳng hạn để hòa hợp công bằng và thương xót, Chúa đã sai Ngôi Lời nhập thể cứu chuộc lòai người bằng cuộc tử nạn đau thương. Lòai người phạm tội, lòai người phải đền bù. Chúa Giêsu là đầu của nhân lọai đã nhận việc đền bù đó. Người có Thiên tính nên lập được công vô cùng: “Nơi nào tội lỗi đầy tràn, ơn cứu chuộc càng chan chứa”. Như vậy phép công bằng đã được đền trả, không những đủ mà còn dư thừa vô cùng nữa: Chúa thừa lý do để tỏ lòng thương xót với tội nhân, ban cho tội nhân ơn ăn năn sám hối để được tha thứ.
Nhưng Chúa không cưỡng ép ai nhận lòng thương xót của Chúa: Chúa tôn trọng sự tự do mà Người đã ban cho chúng ta. Khốn một điều là sự từ chối lòng thương xót sẽ đem đến sự bị trừng phạt đời đời:
“Chúa chỉ tỏ sức mạnh ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.”
Nhưng uy quyền của Chúa chính là sự thương xót và tha thứ, như lời Giáo hội ngợi khen Chúa:
“Chúa tỏ uy quyền cao cả của Chúa nhất là khi thương xót và tha thứ.”
Phúc cho chúng ta được ẩn náu dưới sự thương xót vô cùng của Chúa, mà thương xót lại là danh hiệu thứ hai của tình yêu. (Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II trong Tông thư Dives in Misericordia) Chúng ta lại trở lại định nghĩa của Thánh Gioan: “Thiên Chúa là Tình Yêu.”
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
“Thiên Chúa là tình yêu”
Thánh Gioan Tông đồ viết trong thư thứ nhất: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Lời định nghĩa rất vắn tắt nhưng thật đầy đủ. Bản tính của Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa vô biên tuyệt hảo, bao trùm tất cả muôn lòai. Tạo vật hiện hữu chính là do tình yêu tạo thành của Chúa.
Chúa lại hòan hảo vô cùng, bao gồm hết mọi ưu phẩm. Trong các ưu phẩm ấy có những ưu phẩm có vẻ tương phản nhau theo quan niệm của lòai người, như công bằng và thương xót.
Trong bài đọc một hôm nay chúng ta có thể xếp lọai như sau:
1. Lòng thương xót: Chúa khoan dung với mọi người.
Chúa xét xử hiền lành
Chúa thống trị chúng ta đầy lòng khoan dung
2. Sự công bằng: Chúa chỉ tỏ sức mạnh ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa
Chúa triệt hạ những kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.
Thực ra trong Chúa không có sự tương phản nào. Chúa xếp đặt mọi sự hòa hợp với nhau như một bản nhạc hợp tấu du dương vô cùng, mà không hề có nốt nào lạc điệu ngang cung. Chẳng hạn để hòa hợp công bằng và thương xót, Chúa đã sai Ngôi Lời nhập thể cứu chuộc lòai người bằng cuộc tử nạn đau thương. Lòai người phạm tội, lòai người phải đền bù. Chúa Giêsu là đầu của nhân lọai đã nhận việc đền bù đó. Người có Thiên tính nên lập được công vô cùng: “Nơi nào tội lỗi đầy tràn, ơn cứu chuộc càng chan chứa”. Như vậy phép công bằng đã được đền trả, không những đủ mà còn dư thừa vô cùng nữa: Chúa thừa lý do để tỏ lòng thương xót với tội nhân, ban cho tội nhân ơn ăn năn sám hối để được tha thứ.
Nhưng Chúa không cưỡng ép ai nhận lòng thương xót của Chúa: Chúa tôn trọng sự tự do mà Người đã ban cho chúng ta. Khốn một điều là sự từ chối lòng thương xót sẽ đem đến sự bị trừng phạt đời đời:
“Chúa chỉ tỏ sức mạnh ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.”
Nhưng uy quyền của Chúa chính là sự thương xót và tha thứ, như lời Giáo hội ngợi khen Chúa:
“Chúa tỏ uy quyền cao cả của Chúa nhất là khi thương xót và tha thứ.”
Phúc cho chúng ta được ẩn náu dưới sự thương xót vô cùng của Chúa, mà thương xót lại là danh hiệu thứ hai của tình yêu. (Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II trong Tông thư Dives in Misericordia) Chúng ta lại trở lại định nghĩa của Thánh Gioan: “Thiên Chúa là Tình Yêu.”
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD