Dan Lee
07-23-2008, 02:28 PM
Người Kitô hữu suy niệm về Cờ Phục Sinh trong cuộc sống
Hơn 170 quốc gia tham dự đại hội giới trẻ kì thứ 23 được tổ chức tại Sydney Úc châu từ ngày 15-20/7/08. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhiều mầu cờ khác nhau tung bay. Có những cờ nhìn qua biết ngay cờ đó đại diện cho dân tộc nào. Có những cờ nhìn thấy lần đầu trong đời nên đành chịu không thể đoán biết thuộc quốc gia nào. Lại có những cờ có lần nhìn thấy trong sách vở rồi quên bẵng, không mấy lưu tâm. Sau khi dò hỏi biết tên nước đó mà vẫn không mường tượng ra quốc gia đó nằm nơi đâu trên bản đồ thế giới, dân số và đời sống họ ra sao.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2842r.jpg
Giới trẻ thế giới họp mặt ở TGP Brisbane 12/7/08 trước khi hành hương đến WYD08 Sydney
Hỏi biết tên một quốc gia nhưng mù tịt về nguồn gốc và văn hoá quốc gia đó. Không phải mình tôi không biết mà khi hỏi đến những người bạn họ cũng sững sờ như tôi. Như thế nếu chủ trương trưng cờ để người ta biết mình là ai việc làm đó không đạt mục đích như lòng mong ước. Ban tổ chức đại hội dường như không mấy quan tâm về khác biệt màu sắc, hình dạng của cờ nếu chúng không gây trở ngại cho tuần đại hội. Mục đích chính của tuần đại hội chú trọng đến vấn đề tâm linh như chủ đề đại hội là
‘Hãy lãnh nhận sức mạnh Thánh Thần"
Mọi sinh hoạt đại hội đều hướng đến mục đích duy nhất giúp thành phần tham dự cảm nhận ơn Thánh Thần xuống trên họ.
Mỗi cờ đều mang những đặc trưng riêng, biểu tượng riêng và ngay cả tính linh thiêng riêng bởi vì mầu cờ đại diện cho một dân, một nước nên có những anh hùng hy sinh bảo vệ màu cờ, hy sinh dành cho cờ tung bay. Màu cờ được tô điểm bằng xương, bằng máu của các anh hùng dân tộc. Ngoài các huân chương, huy chương, anh dũng bội tinh, chiến thương bội tinh. Hai chữ anh hùng dân tộc dường như gắn liền với hy sinh mạng sống.
Cờ tôn giáo
Ngoài những lá cờ đại diện cho các quốc gia còn có nhiều cờ mang mầu sắc Thiên Chúa giáo. Trong đó phải kể đến những lá cờ đại diện cho Toà Thánh Vatican, cờ Giáo Hội, cờ của các hội dòng, cờ riêng của các thánh và cờ riêng cho từng xứ đạo. Không phải xứ đạo nào cũng có cờ riêng. Có những xứ đạo mang huy hiệu riêng của thánh bổn mạng mà không mang cờ của giáo xứ.
Cờ tôn giáo có nhiều kích thước, màu sắc khác nhau, tuỳ theo biểu tượng riêng của từng hội dòng, hay đức tính nổi bật của đấng sáng lập mà tạo nên màu cờ, khuôn mẫu.
Cờ Phục Sinh
Ngoài những lá cờ quốc gia mà mỗi công dân quốc gia đó đều hãnh diện, hoặc lá cờ vàng ba sọc đỏ mà người Việt hải ngoại rất trân trọng và qúi mến... Nhưng có một lá cờ mà người Kitô hữu phải ghi nhớ trong tim và mang trong đời sống, đó là lá cờ chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
Lá cờ Chúa Phục Sinh cần phải tung bay cao, vượt lên trên tất cả các màu cờ trong đời sống người Kitô hữu. Cờ này là tượng trưng cho chiến thắng của Chúa Giêsu vượt qua sự chết, là một chiến thắng vinh quang. Đó là chiến thắng của Đức Jêsu Kitô trên tội lỗi và chiến thắng chính sự chết. Đấng Thiết lập Giáo Hội Thiên Chúa giáo cho toàn thể nhân loại. Mọi chủ đề trong các đại hội giới trẻ đều qui tụ quanh vị lãnh tụ Kitô. Mọi hướng dẫn, học hỏi, kêu gọi và ngay cả lời chúc lành cũng qui hướng về đời sống và giáo huấn của vị lãnh tụ tối cao là Đức Kitô. Ngài là vua vũ trụ vì thế cờ của Ngài phải phất phới tung bay trên nền trời xanh thẳm do chính Ngài sáng lập.
Cờ của Ngài Chúa Giêsu được phất phới, bay cao trên hết mọi lá cờ vì là cờ của một vương quốc vĩnh cửu và vô biên. Các lãnh tụ khác ước mong mang lại cho dân tộc họ cuộc sống an khang, thịnh vượng, công lí và bình an. Điều ước mong này khi có khi không, khi nhiều khi ít. Cờ Phục Sinh của Đức Kitô là cờ duy nhất mang đầy đủ, trọn vẹn lời ca tụng trong lời kinh Tiền Tụng mừng lễ Chúa Kitô Vua toàn thể vũ trụ.
Vương quốc tràn đầy sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lí và bình an.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2896r.jpg
Người dân Sydney đang chờ xe Đức Bênêđíctô XVI đi ngang qua George Street Sydney 17/7/08
Ngoại trừ nước Thiên Chúa, không nước nào, dân tộc nào có được công lí bình an thực sự mặc dù trên môi miệng lãnh tụ các quốc gia luôn nhắc đến, luôn hứa hẹn những điều ngoài khả năng của họ. Đức Kitô là Đấng duy nhất không những hứa mà còn đạt được điều hứa, điều tốt lành, trọn hảo, lòng người mong đợi. Đức Kitô là Đấng duy nhất ban điều Ngài hứa. Đức Kitô là Đấng duy nhất ban sự sống vĩnh cửu, bình an thực sự. Trong nước Ngài công lí được thực hiện, bình an thực sự tràn trề. Công dân nước trời sống trong ân sủng và ơn thánh Chúa. Công dân nước trời đối xử với nhau bằng tình thương mến. Nơi đâu tràn trề tình thương nơi đó vắng bóng đau khổ.
Tôi tin chắc không Kitô hữu chân chính nào phủ nhận sự thật cờ Phục Sinh, khải hoàn. Tất cả Kitô hữu đều âm thầm mang trong tâm hồn tâm tình này, nhận biết cờ khải hoàn Đức Kitô mang lại cho nhân loại. Cờ chiến thắng, không phải chiến thắng trên các trận mạc mà chiến thắng ngay cả sự chết. Từ ngày Đức Kitô sống lại từ cõi chết, thần chết chào thua, đầu hàng.
Ngoài cờ Phục Sinh các cờ khác chiến thắng trên trận mạc. Các cờ đều có biên giới, giới hạn riêng cho từng dân tộc. Cờ Phục Sinh Đức Kitô mang lại không biên cương, chung cho mọi dân, mọi nước, mọi mầu da, ngôn ngữ.
Cờ của một quốc gia bị giới hạn bởi thời gian. Lịch sử nhân loại có ngàn đời và có nhiều mầu cờ phai lạt với thời gian đến nay không còn di tích; trong khi cờ Phục Sinh vượt lên trên mọi biên cương, lãnh thổ và thời gian. Bao lâu còn Kitô hữu bấy lâu cờ Phục Sinh còn tung bay trong tâm hồn các tín hữu. Cờ Phục Sinh không chết vì thần chết bị đánh bại, chào thua. Cờ các dân tộc, anh hùng dân tộc dùng chính cái chết của họ để bảo vệ mầu cờ. Đức Kitô trái lại dùng cái chết của địch thù tô thắm mầu cờ. Chính việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết mà thần chết phải chào thua, đầu hàng. Chiến thắng Ngài mang lại là chiến thắng vĩnh cửu. Mầu cờ của Ngài cũng là mầu cờ vĩnh cửu, không bao giờ phai. Ngoài Đức Kitô ra không ai có thể thắng thần chết. Vì thắng thần chết nên Ngài là vua sự sống, Ngài có quyền ban sự sống và những ai nấp dưới bóng cờ của Ngài sẽ không chết vì thần chết đã chào thua. Cờ Phục Sinh là cờ cao trọng nhất, vinh quanh nhất, danh dự nhất. Vì sao? Vì Đức Kitô sống lại từ cõi chết Ngài bắt mọi loài, mọi quyền bính đều qui phục dưới quyền bính Ngài. Ngài không làm vua một dân tộc, không làm chủ một lãnh thổ, không cai quản một vùng, không sở hữu một khu vực, không chiếm hữu một hải đảo. Ngài làm vua toàn thể vũ trụ. Tất cả đều qui phục dưới quyền bính Đức Kitô. Ngài không ban lương thực hư nát, không cho uống nước còn khát nhưng ban thần lương ban sự sống muôn đời.
Ai ăn bánh nay sẽ được sống đời đời.
Ai uống nước này sẽ không còn khát. Jn 4,14; 6,35
Lá cờ chiến thắng của Chúa Kitô khải hoàn định danh người Kitô hữu chân chính và tượng trưng cho chính Đức Kitô. Mọi thần tính, uy quyền, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự và vinh quang đến muôn thuở, muôn đời đều dành riêng cho cờ này. Nhờ thế mà mọi dân, mọi nước đều quy tụ và hiển trị. Đức Kitô làm thế vì yêu thương nhân loại. Kho tàng tình yêu vô biên Ngài mở ra để nhân loại được hưởng nhờ. Làm sao Kitô hữu biết điều đó? Vì chính Đức Kitô sai Thánh Thần của Ngài là thần chân lí xuống. Thánh Thần là Đấng thánh hoá muôn loài đến trần gian mặc khải cho nhân loại biết mầu nhiệm cao vời của Chúa. Biến đổi chúng ta thành con người khiêm nhường, nhận biết Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, Chúa tể duy nhất.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2924r.jpg
Chặng Đàng Thánh Giá tại Barangaroo 18/7/08
Thần tính
Gọi là thần tính vì mọi suy tính của Đức Kitô thần tài, vượt qua mọi lí luận hợp lí của khối óc loài người. Không rõ nhận xét này chính đáng đến chừng nào điều rõ ràng cờ Kitô Phục Sinh chứa đựng hình ảnh của thất bại, đầu hàng, sát tế. Lãnh tụ các quốc gia dùng hình ảnh kiêu hùng, vũ bão diễn tả sức mạnh. Đức Kitô trái lại, dùng hình ảnh thảm bại, đầu hàng, sát tế để đạt chiến thắng vinh quang, bất tử.
Trước hết là nền cờ trắng
Thông thường nơi trận mạc khi thấy dấu hiệu cờ trắng ủ rũ kéo lên nơi đó có dấu chỉ của đầu hàng, của thua trận, thất trận đến độ tự nguyện buông tay chịu trói, dẫn đi.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2925r.jpg
Chặng thứ bảy, ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa, Barangaroo 18/7/08
Thứ hai là thập giá
Thời Đức Kitô thập giá chính là dấu chỉ của bản án tử hình. Kẻ được trao cho bản án tử hình chết treo thập tự không còn cơ hội chống án, kháng án, xin ân giảm mà chờ ngày lãnh nhận bản án tử.
Thứ ba là chiên con
Con vật được dùng làm lễ vật hiến tế cho thần linh. Con vật bị giết, chết thảm thương cho việc cử hành các nghi thức phụng tự.
Cờ Phục Sinh mang đủ ba tính chất đó. Khuông vải trắng dấu chỉ đầu hàng. Thập tự tượng trưng án tử và chiên con hiến tế. Kết hợp cả ba để nói lên ba điểm ưu việt nơi con người Jêsu.
Tấm khăn trắng dấu chỉ Ngài là đấng vô tội, trong sạch tinh tuyền như tấm vải trắng. Là Đấng vô tội nên có thể xoá bỏ tội trần gian. Chính thánh Gioan Tiền Hô công bố điều này:
Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian. Gioan 1,30
Thập giá là dấu chỉ tình thương Ngài dành cho nhân loại khi Ngài tuyên bố không có tình thương nào cao quí hơn mối tình của người thí mạng sống mình vì bạn hữu. Gioan 15,15
Chiên con ngài là con chiên tinh tuyền chịu hiến tế làm máu cứu chuộc nhân loại. Is 53, 4-5.
Chính những ưu việt đó mà Giáo Hội dùng hình ảnh chiên con nằm cạnh thập giá trên khuông vải trắng đế nhắc nhớ đến tình thương Thiên Chúa dành cho nhân loại qua việc sát tế chính Con Một mình là Đức Kitô làm giá cứu chuộc nhân loại.
Thiết tưởng các sinh hoạt tôn giáo đề nghị chỉ một biểu tượng đó đủ diễn tả tình Chúa vô biên.
Lm Vũ đình Tường
Hơn 170 quốc gia tham dự đại hội giới trẻ kì thứ 23 được tổ chức tại Sydney Úc châu từ ngày 15-20/7/08. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhiều mầu cờ khác nhau tung bay. Có những cờ nhìn qua biết ngay cờ đó đại diện cho dân tộc nào. Có những cờ nhìn thấy lần đầu trong đời nên đành chịu không thể đoán biết thuộc quốc gia nào. Lại có những cờ có lần nhìn thấy trong sách vở rồi quên bẵng, không mấy lưu tâm. Sau khi dò hỏi biết tên nước đó mà vẫn không mường tượng ra quốc gia đó nằm nơi đâu trên bản đồ thế giới, dân số và đời sống họ ra sao.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2842r.jpg
Giới trẻ thế giới họp mặt ở TGP Brisbane 12/7/08 trước khi hành hương đến WYD08 Sydney
Hỏi biết tên một quốc gia nhưng mù tịt về nguồn gốc và văn hoá quốc gia đó. Không phải mình tôi không biết mà khi hỏi đến những người bạn họ cũng sững sờ như tôi. Như thế nếu chủ trương trưng cờ để người ta biết mình là ai việc làm đó không đạt mục đích như lòng mong ước. Ban tổ chức đại hội dường như không mấy quan tâm về khác biệt màu sắc, hình dạng của cờ nếu chúng không gây trở ngại cho tuần đại hội. Mục đích chính của tuần đại hội chú trọng đến vấn đề tâm linh như chủ đề đại hội là
‘Hãy lãnh nhận sức mạnh Thánh Thần"
Mọi sinh hoạt đại hội đều hướng đến mục đích duy nhất giúp thành phần tham dự cảm nhận ơn Thánh Thần xuống trên họ.
Mỗi cờ đều mang những đặc trưng riêng, biểu tượng riêng và ngay cả tính linh thiêng riêng bởi vì mầu cờ đại diện cho một dân, một nước nên có những anh hùng hy sinh bảo vệ màu cờ, hy sinh dành cho cờ tung bay. Màu cờ được tô điểm bằng xương, bằng máu của các anh hùng dân tộc. Ngoài các huân chương, huy chương, anh dũng bội tinh, chiến thương bội tinh. Hai chữ anh hùng dân tộc dường như gắn liền với hy sinh mạng sống.
Cờ tôn giáo
Ngoài những lá cờ đại diện cho các quốc gia còn có nhiều cờ mang mầu sắc Thiên Chúa giáo. Trong đó phải kể đến những lá cờ đại diện cho Toà Thánh Vatican, cờ Giáo Hội, cờ của các hội dòng, cờ riêng của các thánh và cờ riêng cho từng xứ đạo. Không phải xứ đạo nào cũng có cờ riêng. Có những xứ đạo mang huy hiệu riêng của thánh bổn mạng mà không mang cờ của giáo xứ.
Cờ tôn giáo có nhiều kích thước, màu sắc khác nhau, tuỳ theo biểu tượng riêng của từng hội dòng, hay đức tính nổi bật của đấng sáng lập mà tạo nên màu cờ, khuôn mẫu.
Cờ Phục Sinh
Ngoài những lá cờ quốc gia mà mỗi công dân quốc gia đó đều hãnh diện, hoặc lá cờ vàng ba sọc đỏ mà người Việt hải ngoại rất trân trọng và qúi mến... Nhưng có một lá cờ mà người Kitô hữu phải ghi nhớ trong tim và mang trong đời sống, đó là lá cờ chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
Lá cờ Chúa Phục Sinh cần phải tung bay cao, vượt lên trên tất cả các màu cờ trong đời sống người Kitô hữu. Cờ này là tượng trưng cho chiến thắng của Chúa Giêsu vượt qua sự chết, là một chiến thắng vinh quang. Đó là chiến thắng của Đức Jêsu Kitô trên tội lỗi và chiến thắng chính sự chết. Đấng Thiết lập Giáo Hội Thiên Chúa giáo cho toàn thể nhân loại. Mọi chủ đề trong các đại hội giới trẻ đều qui tụ quanh vị lãnh tụ Kitô. Mọi hướng dẫn, học hỏi, kêu gọi và ngay cả lời chúc lành cũng qui hướng về đời sống và giáo huấn của vị lãnh tụ tối cao là Đức Kitô. Ngài là vua vũ trụ vì thế cờ của Ngài phải phất phới tung bay trên nền trời xanh thẳm do chính Ngài sáng lập.
Cờ của Ngài Chúa Giêsu được phất phới, bay cao trên hết mọi lá cờ vì là cờ của một vương quốc vĩnh cửu và vô biên. Các lãnh tụ khác ước mong mang lại cho dân tộc họ cuộc sống an khang, thịnh vượng, công lí và bình an. Điều ước mong này khi có khi không, khi nhiều khi ít. Cờ Phục Sinh của Đức Kitô là cờ duy nhất mang đầy đủ, trọn vẹn lời ca tụng trong lời kinh Tiền Tụng mừng lễ Chúa Kitô Vua toàn thể vũ trụ.
Vương quốc tràn đầy sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lí và bình an.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2896r.jpg
Người dân Sydney đang chờ xe Đức Bênêđíctô XVI đi ngang qua George Street Sydney 17/7/08
Ngoại trừ nước Thiên Chúa, không nước nào, dân tộc nào có được công lí bình an thực sự mặc dù trên môi miệng lãnh tụ các quốc gia luôn nhắc đến, luôn hứa hẹn những điều ngoài khả năng của họ. Đức Kitô là Đấng duy nhất không những hứa mà còn đạt được điều hứa, điều tốt lành, trọn hảo, lòng người mong đợi. Đức Kitô là Đấng duy nhất ban điều Ngài hứa. Đức Kitô là Đấng duy nhất ban sự sống vĩnh cửu, bình an thực sự. Trong nước Ngài công lí được thực hiện, bình an thực sự tràn trề. Công dân nước trời sống trong ân sủng và ơn thánh Chúa. Công dân nước trời đối xử với nhau bằng tình thương mến. Nơi đâu tràn trề tình thương nơi đó vắng bóng đau khổ.
Tôi tin chắc không Kitô hữu chân chính nào phủ nhận sự thật cờ Phục Sinh, khải hoàn. Tất cả Kitô hữu đều âm thầm mang trong tâm hồn tâm tình này, nhận biết cờ khải hoàn Đức Kitô mang lại cho nhân loại. Cờ chiến thắng, không phải chiến thắng trên các trận mạc mà chiến thắng ngay cả sự chết. Từ ngày Đức Kitô sống lại từ cõi chết, thần chết chào thua, đầu hàng.
Ngoài cờ Phục Sinh các cờ khác chiến thắng trên trận mạc. Các cờ đều có biên giới, giới hạn riêng cho từng dân tộc. Cờ Phục Sinh Đức Kitô mang lại không biên cương, chung cho mọi dân, mọi nước, mọi mầu da, ngôn ngữ.
Cờ của một quốc gia bị giới hạn bởi thời gian. Lịch sử nhân loại có ngàn đời và có nhiều mầu cờ phai lạt với thời gian đến nay không còn di tích; trong khi cờ Phục Sinh vượt lên trên mọi biên cương, lãnh thổ và thời gian. Bao lâu còn Kitô hữu bấy lâu cờ Phục Sinh còn tung bay trong tâm hồn các tín hữu. Cờ Phục Sinh không chết vì thần chết bị đánh bại, chào thua. Cờ các dân tộc, anh hùng dân tộc dùng chính cái chết của họ để bảo vệ mầu cờ. Đức Kitô trái lại dùng cái chết của địch thù tô thắm mầu cờ. Chính việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết mà thần chết phải chào thua, đầu hàng. Chiến thắng Ngài mang lại là chiến thắng vĩnh cửu. Mầu cờ của Ngài cũng là mầu cờ vĩnh cửu, không bao giờ phai. Ngoài Đức Kitô ra không ai có thể thắng thần chết. Vì thắng thần chết nên Ngài là vua sự sống, Ngài có quyền ban sự sống và những ai nấp dưới bóng cờ của Ngài sẽ không chết vì thần chết đã chào thua. Cờ Phục Sinh là cờ cao trọng nhất, vinh quanh nhất, danh dự nhất. Vì sao? Vì Đức Kitô sống lại từ cõi chết Ngài bắt mọi loài, mọi quyền bính đều qui phục dưới quyền bính Ngài. Ngài không làm vua một dân tộc, không làm chủ một lãnh thổ, không cai quản một vùng, không sở hữu một khu vực, không chiếm hữu một hải đảo. Ngài làm vua toàn thể vũ trụ. Tất cả đều qui phục dưới quyền bính Đức Kitô. Ngài không ban lương thực hư nát, không cho uống nước còn khát nhưng ban thần lương ban sự sống muôn đời.
Ai ăn bánh nay sẽ được sống đời đời.
Ai uống nước này sẽ không còn khát. Jn 4,14; 6,35
Lá cờ chiến thắng của Chúa Kitô khải hoàn định danh người Kitô hữu chân chính và tượng trưng cho chính Đức Kitô. Mọi thần tính, uy quyền, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự và vinh quang đến muôn thuở, muôn đời đều dành riêng cho cờ này. Nhờ thế mà mọi dân, mọi nước đều quy tụ và hiển trị. Đức Kitô làm thế vì yêu thương nhân loại. Kho tàng tình yêu vô biên Ngài mở ra để nhân loại được hưởng nhờ. Làm sao Kitô hữu biết điều đó? Vì chính Đức Kitô sai Thánh Thần của Ngài là thần chân lí xuống. Thánh Thần là Đấng thánh hoá muôn loài đến trần gian mặc khải cho nhân loại biết mầu nhiệm cao vời của Chúa. Biến đổi chúng ta thành con người khiêm nhường, nhận biết Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, Chúa tể duy nhất.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2924r.jpg
Chặng Đàng Thánh Giá tại Barangaroo 18/7/08
Thần tính
Gọi là thần tính vì mọi suy tính của Đức Kitô thần tài, vượt qua mọi lí luận hợp lí của khối óc loài người. Không rõ nhận xét này chính đáng đến chừng nào điều rõ ràng cờ Kitô Phục Sinh chứa đựng hình ảnh của thất bại, đầu hàng, sát tế. Lãnh tụ các quốc gia dùng hình ảnh kiêu hùng, vũ bão diễn tả sức mạnh. Đức Kitô trái lại, dùng hình ảnh thảm bại, đầu hàng, sát tế để đạt chiến thắng vinh quang, bất tử.
Trước hết là nền cờ trắng
Thông thường nơi trận mạc khi thấy dấu hiệu cờ trắng ủ rũ kéo lên nơi đó có dấu chỉ của đầu hàng, của thua trận, thất trận đến độ tự nguyện buông tay chịu trói, dẫn đi.
http://vietcatholic.net/pics/IMG_2925r.jpg
Chặng thứ bảy, ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa, Barangaroo 18/7/08
Thứ hai là thập giá
Thời Đức Kitô thập giá chính là dấu chỉ của bản án tử hình. Kẻ được trao cho bản án tử hình chết treo thập tự không còn cơ hội chống án, kháng án, xin ân giảm mà chờ ngày lãnh nhận bản án tử.
Thứ ba là chiên con
Con vật được dùng làm lễ vật hiến tế cho thần linh. Con vật bị giết, chết thảm thương cho việc cử hành các nghi thức phụng tự.
Cờ Phục Sinh mang đủ ba tính chất đó. Khuông vải trắng dấu chỉ đầu hàng. Thập tự tượng trưng án tử và chiên con hiến tế. Kết hợp cả ba để nói lên ba điểm ưu việt nơi con người Jêsu.
Tấm khăn trắng dấu chỉ Ngài là đấng vô tội, trong sạch tinh tuyền như tấm vải trắng. Là Đấng vô tội nên có thể xoá bỏ tội trần gian. Chính thánh Gioan Tiền Hô công bố điều này:
Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian. Gioan 1,30
Thập giá là dấu chỉ tình thương Ngài dành cho nhân loại khi Ngài tuyên bố không có tình thương nào cao quí hơn mối tình của người thí mạng sống mình vì bạn hữu. Gioan 15,15
Chiên con ngài là con chiên tinh tuyền chịu hiến tế làm máu cứu chuộc nhân loại. Is 53, 4-5.
Chính những ưu việt đó mà Giáo Hội dùng hình ảnh chiên con nằm cạnh thập giá trên khuông vải trắng đế nhắc nhớ đến tình thương Thiên Chúa dành cho nhân loại qua việc sát tế chính Con Một mình là Đức Kitô làm giá cứu chuộc nhân loại.
Thiết tưởng các sinh hoạt tôn giáo đề nghị chỉ một biểu tượng đó đủ diễn tả tình Chúa vô biên.
Lm Vũ đình Tường