Dan Lee
07-24-2008, 07:04 AM
Tin thêm về bản Kinh Thánh cổ nhất được đưa lên 'mạng lưới toàn cầu'
Bản Kinh Thánh cổ nhất được đưa lên ‘mạng lưới toàn cầu’.
Tổng kết theo bản tin của AFP và Reuters, ngày 21/7/2008
Vào hôm thứ Hai 21/7/08, nhân viên Thư viện Đại học Leipzig (Đức quốc), loan báo một trong hai bản Kinh Thánh (Bible) cổ nhất sẽ được đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ lần đầu tiên. Đó là Cổ Bản Kinh Thánh Sinai ( The Codex sinaiticus). Cổ Bản này đã được viết trên da thuộc, bằng tiếng Hy Lạp vào khoảng năm 350 tại Ai Cập. Cổ Bản Kinh Thánh toàn thư khác là Cổ Bản Vaticanus (The Codex Vaticanus).
http://danchuausa.net/images2/Tischendorf_um_1870.jpg
Học giả Tischendorf
Cổ Bản Sinai đã được học giả Kinh Thánh Konstantin von Tischendorf (quốc tịch Đức) tìm thấy tại Tu viện Thánh Catarina (Saint Catharine’s Monastery) Núi Sinai (trong Sa mạc Sinai) vào năm 1844 và ông được phép đưa một số cuốn về Leipzig. Rồi vào năm 1859, ông trở lại Tu viện và do sự bảo trợ của Hoàng gia Nga, ông đem được hầu hết phần còn lại khoảng 350 trang viết trên da thuộc về St. Peterburg (Nga sô) và được lưu giữ ở đó. Đến năm 1933, Stalin đã bán hầu hết các Cổ Bản rất qúy giá này cho Thư Viện Anh Quốc ở Luân Đôn.
Cổ bản Sinai gồm toàn bộ Tân ước, còn các sách Cựu Ước không còn được toàn vẹn, gần như một nửa đã thất lạc. Từng phần của Cổ Bản Sinai hiện đang được lưu giữ ở 4 nơi khác nhau: Thư viện Đại Học Leipzig (Đức quốc), Thư viện quốc gia Nga sô, Thư Viện Anh Quốc và Tu Viện Thánh Catarina (Sinai, Ai Cập).
http://danchuausa.net/images2/80723Sinaiticus_text.jpg
Codex Sinaiticus
Công trình đem toàn bộ Cổ Bản Sinai lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ là do nỗ lực của Đại Học Leipzig và Thư viện Anh Quốc cùng với sự cộng tác của Nga sô và Tu viện Thánh Catarina. Theo ông Ulrich Johannes Schneider, Giám Đốc thư viện Đại Học Leipzig, công trình này nhằm mục đích giúp những ai muốn nghiên cứu, học hỏi về tài liệu nền tảng quan trọng của Kitô giáo; đồng thời cũng giúp mọi người có thể đọc được toàn bộ Cổ Bản Kinh Thánh rất qúy giá này trên ‘Mạng lưới toàn cầu’, mà trước đây ít ai có thể đọc được.
Cũng theo nguồn tin của Đại Học Leipzig, cuốn Phúc Âm theo Thánh Matcô và nhiều cuốn trong Cựu Ước sẽ được đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ vào tháng 7 này (2008). Một số cuốn khác sẽ được đưa lên vào tháng 11 năm nay (2008) và phần còn lại sẽ đưa lên vào năm tới (2009).
Cổ Bản Sinai qúy giá này (cùng với công trình chú giải qua nhiều thế kỷ), đang được giữ từng phần ở 4 nơi rất xa cách nhau, sẽ được chụp phiên bản điện tử rất rõ và như vậy sẽ hợp thành toàn bộ trên ‘Mạng lưới toàn cầu’. Chúng ta có thể đọc được nguyên Cổ Bản bằng tiếng Hy lạp cùng với những hình ảnh chụp điện tử rất rõ; đồng thời sẽ có bản dịch tiếng Anh và tiếng Đức những phần quan trọng để những ai không thông thạo cổ ngữ Hy lạp có thể nghiên cứu được.
Sau cùng, học giả Schneider nói: thật là tuyệt vời, nhờ kỹ thuật tân tiến, mà chúng ta có thể đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ thật rõ ràng và chính xác một công trình cổ điển vô cùng qúy giá mà trước đây ít ai có thể biết tới; bây giờ thì người nào cũng có thể truy cập được. Chúng ta có thể truy cập công trình kỳ diệu này qua mạng www.codex-sinaiticus.net
Lm Anphong Trần Đức Phương
Cuốn Kinh thánh Tân Ước Cổ xưa nhất sắp lên mạng
Berlin (Reuters) – Sau khi được viết ra bằng tiếng Hy lạp hơn 1600 năm trước, một trong những bản Kinh thánh cổ xưa nhất sẽ có thể được mọi người trên thế giới truy cập trên mạng lần đầu tiên trong tuần lễ này.
Trường Đại học Leipzig, một trong bốn đơn vị bảo quản văn bản cổ trên thế giới, loan báo rằng kể từ ngày thứ Năm tới, những phần trong Cổ Bản Kinh Thánh Sinai (Codex Sinaiticus) (1) bao gồm trọn bộ Tân Ước, sẽ có thể truy cập được trên mạng Internet.
http://danchuausa.net/images2/80723Sinaiticus_text.jpg
Codex Sinaiticus
Các hình ảnh có độ phân giải cao (high resolution) về sách Tin Mừng theo thánh Marcô, một số sách trong Cựu Ước, và những ghi chú viết ra hàng bao thế kỷ trước sẽ xuất hiện tại www.codex-sinaiticus.net. Đây là bước đầu trong việc công bố toàn bộ văn bản trên mạng sẽ được hoàn tất vào tháng 7 năm tới.
Ulrich Johannes Schneider, giám đốc Thư viện trường Đại học Leipzig, là trường lưu giữ một phần văn bản, cho biết rằng việc xuất bản Codex trên mạng sẽ giúp cho bất cứ ai muốn học hỏi về một công trình có tầm quan trọng “cơ bản” đối với người theo Kitô giáo.
Ông nói: “Một văn bản chép tay sắp được đưa lên mạng không giống bất cứ cái gì khác trên Internet từ trước tới nay. Đó cũng là một điều làm cho thế giới ảo thêm phong phú – một chút gì thay đổi khác với YouTube.”
Ông nói thêm rằng sẽ có những bản dịch chọn lọc bằng Anh và Đức ngữ cho những ai không rành cổ ngữ Hy lạp.
Cũng theo lời ông, văn bản này xuất hiện khoảng năm 350, được các chuyên gia coi là bản Thánh kinh cổ xưa nhất được biết tới, cùng với Cổ Bản Vaticanus (Codex Vaticanus) (2) – một dạng cổ xưa khác của Kinh thánh.
http://danchuausa.net/images2/80723Codex_Vaticanus_B,_2Thess._3,11-18,_Hebr._1,1-2,2.jpg
Codex Vaticanus
Văn bản này viết tay trên giấy da được đem từ Tu viện Thánh Catêrina gần Núi Sinai về châu Âu sau khi nhà học giả Kinh thánh người Đức tên Konstantin von Tischendorf tìm được một số trang sách tại đây năm 1844. Ông được phép mang một số trang về Leipzig.
Được hoàng gia Nga bảo trợ, Tischendorf trở lại tu viện này năm 1859 và nhận được phần lớn nhất trong bộ Kinh thánh đem về cho những vương gia đã bảo trợ ông. Phần này được lưu giữ tại St. Petersburg cho đến khi Liên bang Sô viết bán lại cho Bảo tàng viện Anh năm 1933.
Theo lời ông Schneider thì ”phần thứ nhất rõ rệt là quà biếu cho Tischendorf, nhưng trường hợp về phần thứ hai chưa được biết rõ. Lúc đó, các viện sĩ trong tu viện đã ký kết một hợp đồng, nhưng vẫn còn những lời đồn đãi cho rằng các vị đó đã không được đối xử công bằng.”
“Và điều đó có thể có một phần đúng.”
http://danchuausa.net/images2/Codex_Sinaiticus-small.jpg
Luca 11:2 trong Codex Sinaiticus
Những khám phá tiếp sau đó cho biết bản nguyên tác Codex, thiếu gần phân nửa Cựu Ước, nay được lưu giữ tại 4 đia điểm ở châu Âu và ở Trung Đông.
Dự án đưa Kinh thánh lên mạng, được phát động với sự cộng tác của Thư viện Quốc gia Nga, Thư viện Anh và Tu viện Thánh Catêrina, cũng còn có những chi tiết về tình trạng của Kinh thánh, được người ta tin là đã do những Kitô hữu thời sơ khai viết ra tại Ai cập.
Lời ông Schneider: “Tôi nghĩ thật là tuyệt vời khi nhờ ở kỹ thuật mà nay chúng ta có thể làm cho những vật phẩm văn hóa cổ xưa nhất đã có thời quá trân quý đến độ không dám trưng bày cho bất cứ ai xem, lại đến tay được mọi người với phẩm chất thật cao.”
Nguồn: Dave Graham/Reuters
(1) Codex Sinaiticus là một văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp, được viết trong khoảng từ năm 330 đến 350. Nguyên bản gồm toàn bộ Kinh thánh, nhưng nay chỉ còn trọn bộ Tân Ước và một phần Cựu Ước (Septuagint, hay còn gọi là Kinh thánh Do thái).
(2) Codex Vaticanus là một trong những văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp cổ xưa và quý nhất còn tồn tại, viết trên giấy da mịn, toàn bằng chữ hoa. Có thể văn bản này xưa hơn Codex Sinaiticus.
Phụng Nghi
Bản Kinh Thánh cổ nhất được đưa lên ‘mạng lưới toàn cầu’.
Tổng kết theo bản tin của AFP và Reuters, ngày 21/7/2008
Vào hôm thứ Hai 21/7/08, nhân viên Thư viện Đại học Leipzig (Đức quốc), loan báo một trong hai bản Kinh Thánh (Bible) cổ nhất sẽ được đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ lần đầu tiên. Đó là Cổ Bản Kinh Thánh Sinai ( The Codex sinaiticus). Cổ Bản này đã được viết trên da thuộc, bằng tiếng Hy Lạp vào khoảng năm 350 tại Ai Cập. Cổ Bản Kinh Thánh toàn thư khác là Cổ Bản Vaticanus (The Codex Vaticanus).
http://danchuausa.net/images2/Tischendorf_um_1870.jpg
Học giả Tischendorf
Cổ Bản Sinai đã được học giả Kinh Thánh Konstantin von Tischendorf (quốc tịch Đức) tìm thấy tại Tu viện Thánh Catarina (Saint Catharine’s Monastery) Núi Sinai (trong Sa mạc Sinai) vào năm 1844 và ông được phép đưa một số cuốn về Leipzig. Rồi vào năm 1859, ông trở lại Tu viện và do sự bảo trợ của Hoàng gia Nga, ông đem được hầu hết phần còn lại khoảng 350 trang viết trên da thuộc về St. Peterburg (Nga sô) và được lưu giữ ở đó. Đến năm 1933, Stalin đã bán hầu hết các Cổ Bản rất qúy giá này cho Thư Viện Anh Quốc ở Luân Đôn.
Cổ bản Sinai gồm toàn bộ Tân ước, còn các sách Cựu Ước không còn được toàn vẹn, gần như một nửa đã thất lạc. Từng phần của Cổ Bản Sinai hiện đang được lưu giữ ở 4 nơi khác nhau: Thư viện Đại Học Leipzig (Đức quốc), Thư viện quốc gia Nga sô, Thư Viện Anh Quốc và Tu Viện Thánh Catarina (Sinai, Ai Cập).
http://danchuausa.net/images2/80723Sinaiticus_text.jpg
Codex Sinaiticus
Công trình đem toàn bộ Cổ Bản Sinai lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ là do nỗ lực của Đại Học Leipzig và Thư viện Anh Quốc cùng với sự cộng tác của Nga sô và Tu viện Thánh Catarina. Theo ông Ulrich Johannes Schneider, Giám Đốc thư viện Đại Học Leipzig, công trình này nhằm mục đích giúp những ai muốn nghiên cứu, học hỏi về tài liệu nền tảng quan trọng của Kitô giáo; đồng thời cũng giúp mọi người có thể đọc được toàn bộ Cổ Bản Kinh Thánh rất qúy giá này trên ‘Mạng lưới toàn cầu’, mà trước đây ít ai có thể đọc được.
Cũng theo nguồn tin của Đại Học Leipzig, cuốn Phúc Âm theo Thánh Matcô và nhiều cuốn trong Cựu Ước sẽ được đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ vào tháng 7 này (2008). Một số cuốn khác sẽ được đưa lên vào tháng 11 năm nay (2008) và phần còn lại sẽ đưa lên vào năm tới (2009).
Cổ Bản Sinai qúy giá này (cùng với công trình chú giải qua nhiều thế kỷ), đang được giữ từng phần ở 4 nơi rất xa cách nhau, sẽ được chụp phiên bản điện tử rất rõ và như vậy sẽ hợp thành toàn bộ trên ‘Mạng lưới toàn cầu’. Chúng ta có thể đọc được nguyên Cổ Bản bằng tiếng Hy lạp cùng với những hình ảnh chụp điện tử rất rõ; đồng thời sẽ có bản dịch tiếng Anh và tiếng Đức những phần quan trọng để những ai không thông thạo cổ ngữ Hy lạp có thể nghiên cứu được.
Sau cùng, học giả Schneider nói: thật là tuyệt vời, nhờ kỹ thuật tân tiến, mà chúng ta có thể đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ thật rõ ràng và chính xác một công trình cổ điển vô cùng qúy giá mà trước đây ít ai có thể biết tới; bây giờ thì người nào cũng có thể truy cập được. Chúng ta có thể truy cập công trình kỳ diệu này qua mạng www.codex-sinaiticus.net
Lm Anphong Trần Đức Phương
Cuốn Kinh thánh Tân Ước Cổ xưa nhất sắp lên mạng
Berlin (Reuters) – Sau khi được viết ra bằng tiếng Hy lạp hơn 1600 năm trước, một trong những bản Kinh thánh cổ xưa nhất sẽ có thể được mọi người trên thế giới truy cập trên mạng lần đầu tiên trong tuần lễ này.
Trường Đại học Leipzig, một trong bốn đơn vị bảo quản văn bản cổ trên thế giới, loan báo rằng kể từ ngày thứ Năm tới, những phần trong Cổ Bản Kinh Thánh Sinai (Codex Sinaiticus) (1) bao gồm trọn bộ Tân Ước, sẽ có thể truy cập được trên mạng Internet.
http://danchuausa.net/images2/80723Sinaiticus_text.jpg
Codex Sinaiticus
Các hình ảnh có độ phân giải cao (high resolution) về sách Tin Mừng theo thánh Marcô, một số sách trong Cựu Ước, và những ghi chú viết ra hàng bao thế kỷ trước sẽ xuất hiện tại www.codex-sinaiticus.net. Đây là bước đầu trong việc công bố toàn bộ văn bản trên mạng sẽ được hoàn tất vào tháng 7 năm tới.
Ulrich Johannes Schneider, giám đốc Thư viện trường Đại học Leipzig, là trường lưu giữ một phần văn bản, cho biết rằng việc xuất bản Codex trên mạng sẽ giúp cho bất cứ ai muốn học hỏi về một công trình có tầm quan trọng “cơ bản” đối với người theo Kitô giáo.
Ông nói: “Một văn bản chép tay sắp được đưa lên mạng không giống bất cứ cái gì khác trên Internet từ trước tới nay. Đó cũng là một điều làm cho thế giới ảo thêm phong phú – một chút gì thay đổi khác với YouTube.”
Ông nói thêm rằng sẽ có những bản dịch chọn lọc bằng Anh và Đức ngữ cho những ai không rành cổ ngữ Hy lạp.
Cũng theo lời ông, văn bản này xuất hiện khoảng năm 350, được các chuyên gia coi là bản Thánh kinh cổ xưa nhất được biết tới, cùng với Cổ Bản Vaticanus (Codex Vaticanus) (2) – một dạng cổ xưa khác của Kinh thánh.
http://danchuausa.net/images2/80723Codex_Vaticanus_B,_2Thess._3,11-18,_Hebr._1,1-2,2.jpg
Codex Vaticanus
Văn bản này viết tay trên giấy da được đem từ Tu viện Thánh Catêrina gần Núi Sinai về châu Âu sau khi nhà học giả Kinh thánh người Đức tên Konstantin von Tischendorf tìm được một số trang sách tại đây năm 1844. Ông được phép mang một số trang về Leipzig.
Được hoàng gia Nga bảo trợ, Tischendorf trở lại tu viện này năm 1859 và nhận được phần lớn nhất trong bộ Kinh thánh đem về cho những vương gia đã bảo trợ ông. Phần này được lưu giữ tại St. Petersburg cho đến khi Liên bang Sô viết bán lại cho Bảo tàng viện Anh năm 1933.
Theo lời ông Schneider thì ”phần thứ nhất rõ rệt là quà biếu cho Tischendorf, nhưng trường hợp về phần thứ hai chưa được biết rõ. Lúc đó, các viện sĩ trong tu viện đã ký kết một hợp đồng, nhưng vẫn còn những lời đồn đãi cho rằng các vị đó đã không được đối xử công bằng.”
“Và điều đó có thể có một phần đúng.”
http://danchuausa.net/images2/Codex_Sinaiticus-small.jpg
Luca 11:2 trong Codex Sinaiticus
Những khám phá tiếp sau đó cho biết bản nguyên tác Codex, thiếu gần phân nửa Cựu Ước, nay được lưu giữ tại 4 đia điểm ở châu Âu và ở Trung Đông.
Dự án đưa Kinh thánh lên mạng, được phát động với sự cộng tác của Thư viện Quốc gia Nga, Thư viện Anh và Tu viện Thánh Catêrina, cũng còn có những chi tiết về tình trạng của Kinh thánh, được người ta tin là đã do những Kitô hữu thời sơ khai viết ra tại Ai cập.
Lời ông Schneider: “Tôi nghĩ thật là tuyệt vời khi nhờ ở kỹ thuật mà nay chúng ta có thể làm cho những vật phẩm văn hóa cổ xưa nhất đã có thời quá trân quý đến độ không dám trưng bày cho bất cứ ai xem, lại đến tay được mọi người với phẩm chất thật cao.”
Nguồn: Dave Graham/Reuters
(1) Codex Sinaiticus là một văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp, được viết trong khoảng từ năm 330 đến 350. Nguyên bản gồm toàn bộ Kinh thánh, nhưng nay chỉ còn trọn bộ Tân Ước và một phần Cựu Ước (Septuagint, hay còn gọi là Kinh thánh Do thái).
(2) Codex Vaticanus là một trong những văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp cổ xưa và quý nhất còn tồn tại, viết trên giấy da mịn, toàn bằng chữ hoa. Có thể văn bản này xưa hơn Codex Sinaiticus.
Phụng Nghi