Dan Lee
07-24-2008, 10:05 PM
ĐÁP CA CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN
TV 118, 57 và 72, 76-77
“Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao” (c. 97a)
Những con đường của kinh nghiệm quả thực nhiêu khê. Ngày nay, không chỉ những người trẻ, con người đang lần mò những con đường, kể cả những con đường trước mặt. Như một kẻ thong dong trên đường có cắm bảng hiệu; nhưng vô phúc thay lạc vào một đường dốc, núi rừng và sương mù, sợ hãi, hốt hoảng và tại nạn là điều tất nhiên. Đó là tâm trạng con người trong thế kỷ tốc độ và hỗn loạn hôm nay.
“Lạy Chúa, xin chỉ dạy đường lối phải theo
Mọi huấn luyện Ngài, con thẳng bước
Lòng ghét mọi nẻo gian tà” (c. 128).
Khi còn sống trong chư dân, người Do Thái sống dưới ách lề luật ngoại bang, nhưng khi được tách khỏi chư dân, Thiên Chúa đã đặt họ dưới một chế độ lề luật thiết định được Thiên Chúa mạc khải. Lề luật của Thiên Chúa hướng đẫn đời sống dân Chúa trong mọi lãnh vực: Thập Giới, luật Torah, luật phụng tự, luật cơ cấu dân sự (xã hội, kinh tế, tư pháp). Lề luật Cựu Ước đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau: lời Giáo huấn, lời chứng, mệnh lệnh, giới luật, quyết định, ý muốn, đường lối của Thiên Chúa. Và “Israel phải vâng lời và tuân giữ mệnh lệnh của Ngài, nếu không, những điều Thiên Chúa chúc dữ sẽ giáng xuống trên họ” (Xac 23,21. Lv 16,14.45). Nhưng với các tác giả Thánh vịnh, luật Chúa luôn là “nguồn vui của lòng con,” “con yêu quí luật người dường bao, đó là điều con suy gẫm suốt ngày.”
“Đừng tưởng ta đến để bãi bỏ lề luật hay các tiên tri, ta đến không phải để bãi bỏ, mà là để làm cho trọn”. Chúa nói như thế có nghĩa là gì? Th. Ray Mermot đã trả lời: “nghĩa là làm lề luật tiến triển đến cái hay hơn, tốt hơn, đến tình yêu; làm lề luật tiến từ mặt chữ lên tới cái tinh thần của nó.” Nhưng “than ôi, sau hai ngàn năm, chúng ta vẫn còn tinh thần Do Thái và tinh thần “ngày hưu lễ”, bởi não trạng lề luật của chúng ta” (Nhãn Quan Về Luân Lý Mới, 94).
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD
TV 118, 57 và 72, 76-77
“Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao” (c. 97a)
Những con đường của kinh nghiệm quả thực nhiêu khê. Ngày nay, không chỉ những người trẻ, con người đang lần mò những con đường, kể cả những con đường trước mặt. Như một kẻ thong dong trên đường có cắm bảng hiệu; nhưng vô phúc thay lạc vào một đường dốc, núi rừng và sương mù, sợ hãi, hốt hoảng và tại nạn là điều tất nhiên. Đó là tâm trạng con người trong thế kỷ tốc độ và hỗn loạn hôm nay.
“Lạy Chúa, xin chỉ dạy đường lối phải theo
Mọi huấn luyện Ngài, con thẳng bước
Lòng ghét mọi nẻo gian tà” (c. 128).
Khi còn sống trong chư dân, người Do Thái sống dưới ách lề luật ngoại bang, nhưng khi được tách khỏi chư dân, Thiên Chúa đã đặt họ dưới một chế độ lề luật thiết định được Thiên Chúa mạc khải. Lề luật của Thiên Chúa hướng đẫn đời sống dân Chúa trong mọi lãnh vực: Thập Giới, luật Torah, luật phụng tự, luật cơ cấu dân sự (xã hội, kinh tế, tư pháp). Lề luật Cựu Ước đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau: lời Giáo huấn, lời chứng, mệnh lệnh, giới luật, quyết định, ý muốn, đường lối của Thiên Chúa. Và “Israel phải vâng lời và tuân giữ mệnh lệnh của Ngài, nếu không, những điều Thiên Chúa chúc dữ sẽ giáng xuống trên họ” (Xac 23,21. Lv 16,14.45). Nhưng với các tác giả Thánh vịnh, luật Chúa luôn là “nguồn vui của lòng con,” “con yêu quí luật người dường bao, đó là điều con suy gẫm suốt ngày.”
“Đừng tưởng ta đến để bãi bỏ lề luật hay các tiên tri, ta đến không phải để bãi bỏ, mà là để làm cho trọn”. Chúa nói như thế có nghĩa là gì? Th. Ray Mermot đã trả lời: “nghĩa là làm lề luật tiến triển đến cái hay hơn, tốt hơn, đến tình yêu; làm lề luật tiến từ mặt chữ lên tới cái tinh thần của nó.” Nhưng “than ôi, sau hai ngàn năm, chúng ta vẫn còn tinh thần Do Thái và tinh thần “ngày hưu lễ”, bởi não trạng lề luật của chúng ta” (Nhãn Quan Về Luân Lý Mới, 94).
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD