ttv2007
07-29-2008, 08:18 PM
BÀI CA MÙATHU DÂNG BIỂN
(hay sự ra đi lần một)
TÔI, HÀNG XÓM VÀ BIỂN.
thái san
Xin dâng tặng biển xanh mênh mông đã đem đến loài người cuộc sống vô vụ lợi, và hàng ngàn trùng lá của những mùa thu, mùa thu của bao thi, nhạc sỹ, và của bao tấm lòng biết yêu thương con người tha thiết chân thật, không hoang đàng, không lừa dối, mạnh bạo, thẳng thắn, dù biển chưa và chẳng bao giờ êm đềm cả. Nhất là gần đến tuổi về già, người ta thường nói là tuổi quạ vàng. Một lời tha thiết tri ơn dù biển vô tri giác. Chưa bao giờ biết dối lừa để làm chính trị.
Nay thì biển cũng đã bị loài người đào thải rồi.
thái san
Hàng ngày cứ tối đến là có tiếng radio đâu đây vang lên. Chắc chắn của nhà sát cạnh, hàng xóm. Và chúng cho riêng tôi nhiều điều chưa mấy ai biết.
Tôi cũng chẳng hiểu nổi hắn muốn gì. Nhưng thường nghe người nói như hắn bị man man gì đó tôi cũng chẳng chú ý chi cho nhiều chuyện. Vì mình đã và đang quá cực khổ với cơm, áo, gạo tiền, cho các con qua đi những ngày tháng đang trong trường, lại phải đối đầu với hàng ngàn câu chuyện, sự việc chẳng mấy vui, vì đang thời xung đột giữa ý thức hệ hai miền, trốn tránh chiến trường vô cùng dã man. Và nhất là sau này từ sau ngày biến cố bảy lăm đã xẩy.
Ác nhân những đài người hàng xóm nghe lại là những đài lạ lắm. Tôi không muốn khai báo hay tố giác với ai, nhưng cảm nhận không như đài Việt nam không thường.
Tôi đoán phỏng chắc ông hàng xóm không thích nghe những đài trong nước. Và không biết tại sao. Tất nhiên các đài anh ta nghe đều tiếng Việt cả. Những thắc mắc kéo dài mãi. Có hôm ông bảo:
-Tôi nghe đài địch. Tôi cũng chỉ biết vậy. Chưa nói thái độ chính đáng của ông ta sau khi vào miền nam rồi.
Dù đó là những năm đã chiến thắng diện rộng cả miền Bắc VN. Tôi có thể chưa đủ tuổi biết về bao dối lừa của thiên hạ, vì đang tuổi đơn sơ mộc mạc, với lũ con, với sự thua kém thế hệ, chậm phát triển, đấy còn cũng là may vì đã được ở trên thành phố từ xưa.
Và rồi những năm sau đó cùng gia đình tôi buông xuôi theo dòng theo chân người lớn vào Sài Gòn. Sau khi định bụng rằng sẽ đậu lục sự, tuy nhiên sự thực đã giúp cho bản thân kéo dài đến được năm thứ hai dược cùng với An Quốc Cường thì nghỉ tạm, vì lỡ bán chiếc ED tức chiếc xe lam. Mình nghĩ như vậy cũng là tốt lắm rồi, và luôn luôn trong đầu, nghĩ là sẽ đi làm giúp thầy u nhưng vừa vượt qua được, tại trường Saint Thomas tỉnh Nam định. Sau khi từ giã, hàng xóm đã từng chung sống với nhau tại ngã tư đường trăm mười tức (voi cent dix) Khu ngã tư bốn lối đi về nhà thờ vòm nhà thờ Khoái đồng, lối ra chợ Rồng, lối đi Trường phát, và còn lối ra đường lò than, xưa kia là khu ăn chơi của Pháp, lối về tường cao cấp trung học.
Những ngày tháng này quên sao được, những ống cống tránh bom đạn dựng chất đầy mặt trước nhà, đối diện là trạm hiến binh của tỉnh do Pháp xây dựng để bảo vệ toàn khu. Khu chúng tôi là người ở khu mười lăm gian của kho nhà thờ Khoái đồng, nên thường bị theo dõi dữ lắm, dễ bị ở tù như không.
Quên sao được những ngày tháng đi rước đèn trung thu khắp phố, sau bị những đứa trẻ không được đi, ghen tương nằm trên gác nhà bắn đạn dây thung bằng giây kẽm gập lại làm một thằng bé bị mù. Hoặc nhưng người lính Pháp say xỉn nơi chợ về phá dân làm bao oan trái nổ ra khiêu gợi lòng tự ái dân tộc, còn kỷ niệm lại những ngày lính Pháp đi (ba tui) patrol vô tình giết chết người xin nước đổ vì cái xe khô cháy két nước giải nhiệt vừa bị bắn chết ngồi trên miệng phuy. Những sự việc đó gây có lợi cho chính quyền Việt minh.
Những thằng bé, bạo dạn xé miếng giấy, xe tròn gắn điếu thuốc lá giả trên môi cho người chết, thật đến là nghịch.
Đầu tháng, thầy tôi bị bắt vào giam tại nhà máy chai tỉnh Nam định. Nhưng cuối cùng được thả vào cuối tháng.
Vừa ra khỏi nhà máy chai. Chúng tôi bước ngay lên chiếc xích lô đạp, trời cũng sẩm tối trời cũng vừa đổ mưa, vừa đủ như giúp đỡ gia đình đang tìm kiếm con đường vào Nam thì đã đến bến đò thuộc khu Tư cũ.
Các đồng chí bộ đội nam cũng như nữ đã chờ sẵn. Một người trong họ hỏi và ngăn chặn lại một cách kỹ càng:
-Giờ này tối quá đem cháu vào trong trạm tạm thời đã. Bu tôi miệng cười răng đen nói:
-Chúng tôi qua làng Gióng tức chỉ qua bên cùng làng bên sông mà thôi sinh sống mà chi cô.
Họ thấy vậy nên thả không bám sát để bỏ tự nhiên. Gia đình tôi theo bà bán chè lá xanh hướng dẫn đường, phải mất cho bà bốn vạn tiền đông dương (tức tiền có hình gánh lúa hồi đó) cả đám lặng thinh theo chân bà. Thường thời gian này phải có kế hoạch mới thoát khỏi.
Chúng tôi đi bộ lên Bùi, trên đường đi ăn những món ăn khó chịu như chỉ riêng một ngày ăn sắn, khoai ngứa luộc, mía để sống, khoai lang là sướng nhất rồi đó, trước tôi không thể tin nhưng nay đã biến thành sự thật.
Tôi dấu trong người chỉ duy nhất một hòn đá mài dao cạo của Pháp, một quyển sách thuốc bắc, chân truyền chính ông tôi để lại, một miếng da liếc dao cạo, dành để ba tôi hành nghề hớt tóc nếu đi bất cứ được đến nơi nao.
Thế rồi chúng tôi cũng lên được máy bay vào nam sau khi sống lay lứt tại dòng thánh Phao lồ đúng một ngày đêm. Họ cân, tính toán, xếp chỗ thêm nửa ngày nữa mới bắt đầu bay.
Đúng ra bay rất mau khoảng hơn nửa tiếng hoặc gần tiếng gì đó đồng hồ là có mặt tại sân bay Tân sơn nhất rồi. Tuy nhiên còn được chứng kiến, qua bao nhiêu chuyện như tuyên truyền, phát đồ ăn trong ngày, chăn, mùng. mền, quần áo, và những thứ bắt buộc, cần để tiếp tục cuộc sống mới.
Tối đầu tiên chúng tôi được họ cho ngủ tạm trú tại Bệnh Viện Bình Dân, tôi không nhớ mấy mà có lẽ trên đường phan thanh Giản. Ngay hôm sau được về trung tâm dưỡng trí viện Biên Hòa vài ngày, cuối cùng đưa về đến khúc đường chuyên chở mủ cao su của Pháp cách xa Biên Hòa đúng mười bốn cây rưỡi số, họ cho xuống đóng cho ba cái tăng bằng vải, người ta gọi là Hố nai, cho đến sau này. Được cấp phát đồ ăn hàng ngày trong vòng một năm, sau một thời gian khoảng nửa năm đó họ cấp phát thêm cho tiền bảy trăm đồng để có thể tự mưu sinh. Duy nhất chỉ có gia đình tôi làm ngay nghề hớt tóc đầu tiên trong khu, trong đám trại. Việc làm đầu tiên của tôi là sức ép của thầy và là vì sự sinh tồn, tôi tự trồng những củ sắn, theo miệt trong là mỳ, khoai mỡ.v..v…
Ngoài những đường hướng trên họ hướng dẫn, chỉ dẫn cách nấu nước trên đồng ruộng như lấy chậu thau phơi nắng đựng những chai nước, chai bằng nhựa trong đem phơi, gọi là khử trùng và dùng ăn uống ngay được. Lúc này mọi thứ trên mặt đất hầu như còn nhiều trong sạch. Họ phát những vật dụng tự nuôi sống như lưỡi câu, quốc xẻng lười bừa, dao, búa, cưa, xà beng, nồi soong và mọi đồ dùng cho toàn bộ một căn hộ từ đơn giản đến cao cấp.v..v…và hàng ngàn cách hướng dẫn bằng Phiếu phát không và hướng dẫn đến tận tay đồng bào. Bu thầy và chúng tôi như vậy đã rời bỏ làng, tỉnh cũ ra đi vĩnh viễn cho đến ngày tôi vào trường nghề vô tuyến điện, và cũng phải xếp hàng đi vào chỗ đối đầu thanh niên, trai tráng của đất nước đau khổ gần nửa thế kỷ.
Tôi nhớ lại.
Ôi thôi, những ngày tạm trú tại dòng Phao lồ tại Hải phòng. Cái đám đông ô hợp sống bầy hầy từ tắm cho đến vệ sinh, chẳng biết giữ gìn, họ phóng uế tràn lan toàn khu kể cả những khu bếp núc, miễn là cứ gặp đâu bậy đấy, đến kinh khủng, tôi chẳng hề quên dù một tý, có người đến đỗi tắm truồng ngay tại giếng, tất nhiên đàn ông chứ đàn bà thì chịu chết, nhịn rã họng vẫn oang những tiếng hát, may quá đó chỉ là ở tạm vài ngày thôi đó, chờ ngày vào Nam. Nghe đến tiếng đó ai cũng hồ hởi vui ra mặt, làm như sắp được ơn cứu rỗi.
Lúc này trẻ em thường hay cả trên đài phát thanh thường hay hát bài, là bài hát tên là Vùng tự do:
-Ai về vùng tự do mà nuôi chí diệt thù, mai đây hết lũ Mao, Hồ… lại về tắm sông xưa…
Đúng ra lúc này chúng tôi còn quá bé để hiểu, phân tích, nhận xét, đường hướng của hai miền. Sau này có thể hiểu đôi chút do thế lực, ý thức hệ hai miền, và sự áp lực của các siêu cường….
Đấy là chưa nói đến những người kéo từ tỉnh khác về cũng với ý chí ra khỏi miền bắc VN nghe theo tiếng gọi ra khỏi dù đi bất kỳ nơi đâu, tất nhiên ngay lúc này quân đội Mỹ chỉ tiến hành việc ra Nam mà thôi. Mấy ông thầy tu đứng lên thành lập ban Tỵ nạn Cộng sản, đúng đa số là các cha, thầy. Đó là còn mấy sư đoàn VC đào ngũ giả để trốn vô Nam.
Sau về đến ấp, họ phân chia tăng bạt dân để dễ điều khiển. Ấp tôi gồm năm lều, một ở ngay khu sân nhà thờ. Hai cạnh đó, ba bên kia đường giáp giới vơi con đường vào ra của sở cao su Pháp. Và bốn sát cạnh lều ba, sau này biến thành khu chợ của xứ chúng tôi tên Bùi chu. Cha già đặt tên cho bốn khu là Đông bình, Bắc hợp, Tây lạc, Nam hòa vẫn còn sử dụng cho đến tận bây giờ, và như muốn biến thành ấp để dễ cai quản. Cha còn dự phòng thêm một lô tên như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Phú, Thọ, Khang, Ninh….
Con đường trải đá đỏ đi xéo từ tận trên sau nhà thờ và ấp Thanh hóa, xuống đi thẳng xéo qua đường một, về tận khu cao su An lộc, tức cách xa đây khoảng chừng bốn chục cây số, có lẽ đến tận ngã ba Dầu giây, tức khu cao su An lộc.
Chúng tôi được định cư tại ngay kể từ cây số mười bốn, trải dài xuống tận ngã ba Dầu giây. Việc đầu tiên cha già lập trại xin ở đâu được hai trái bom cấy ngay giữa cổng làm lối đi vào khuân viên nhà xứ. Thoáng nhìn xa ai cũng ngỡ như hai cái sừng voi mọc sừng sững, trải qua mưa nắng sạch sẽ trông đẹp mắt đến lạ, các đó về phía Biên Hòa độ nửa cây cha chánh xứ TH cũng dựng lên một hồ cá với bốn cây trắc bá diệp xung quanh làm hồ cá trước cửa ngay sát cửa nhà thờ.
Phần đông người được vào Nam thường là đồng tôn giáo Thiến chúa, nên hễ cứ thành lập một trại tức có một nhà thờ, bởi thế nếu ai về vùng này và để ý mỗi trại được thành lập có sắc thái riêng cách trình bày của mặt tiền, khu sân, thường là một căn nhà gọi là nhà thờ.
Từ đó ta có thể nhận ra từng xứ. Gần chúng tôi có các xứ như:
Ba đông, Kim bích, Bắc hải, Hải dương, Sặt, Thánh tâm, Ngọc đồng, Ngô xá, Ngũ phúc, sau đó đến một khu rừng cũng thưa và gần gũi sau này đổi nhiều tên nhưng thời gian này chỉ gọi là Long Lạc, rồi đến Thanh hóa, Bùi chu, Bắc ninh, Tân bắc cũng đã thay đổi thêm.
Hồi đó từ mấy ấp trại xung quanh tập trung về cùng học chung một trường Minh Đức. Chắc ai học cùng thời phải nhớ thầy giáo Ky, Trì, Hiếu, Tỵ, Cộng, Tú. v..v…
Thầy bu tôi đã kết máu ăn thề gồm bốn gia đình, ông bà Đĩnh nhận là em, ông bà Hãn kết nghĩa, Bà cố Hồng người biết may quần áo đầu tiên tại trại Bùi chu sau này được phân thổ cạnh ngay nhà ông giáp Trạc, có con là cô Cúc bây giờ lấy chồng tên Khang hàn xì sau, con cháu cha André, bốn người sống chung một lều ngay giữa chợ cũ tức hiện là miếng đất trụ sở ấp cũ, nay Đức con ông giáo Hiếu dùng làm nơi cho thuê bán hòm Tobia, và vợ mang ngay hàng về thẳng nhà để bán. Cho đến ngày tôi cùng thi bằng tiểu học cùng bốn ông thầy. Hiện bây giờ các ông cũng đã ra người thiên cổ. Thầy Hiếu, Cộng, Tú, Lung (tức NGUYỄN CÔNG KHUYẾN), và tôi, mê đến đỗi đặt con tên Giáo, đúng như câu tục ngữ:
-Đời cha dậy học
đời con đốt sách.
Giáo vì quá mê nghề nên cố đặt tên con, nhưng sau này sắp làm Giám hiệu Sông mây lại bỏ mất, dân khu thường nay vẫn gọi là thằng Giáo. Sau còn tồi tệ đến đỗi bán luôn căn nhà mà đời bố bao công lao có được bằng mọi thủ đoạn, dựa vào thế, thần quyền của chính mình, của cha vợ và thế thần sau khi được tự mua chức thư ký Hội đồng Giáo Xứ. Chúng tôi cũng đang tuổi ăn, chơi, học, tuy nhiên cũng chẳng thể bỏ qua chuyện khuậy phá.
Có một lần, không nhớ rõ học lóm của đứa nào nhế một viên đá lửa vào điếu thuốc, đi chơi đã chưa đủ, gần về tới góc vườn, lấy tay búng trúng viên đá lửa bị đốt nóng đỏ, nó tung toé như muốn cháy nhà, một trận đòn nhớ đời:
-Ngộ nhỡ nó cháy toàn bộ khu nhà lá, nhà tranh thì cứu làm sao.
Vì các đó khoảng ngược trở lại một tháng đám cháy nổi tiếng đã thiêu rụi mấy chục căn nhà toàn ba ấp, kéo dài từ Bùi chu kéo lên hết Bắc hòa rồi giật qua bên kia đường, cháy luôn nhà thờ Tân Bắc. Tổng số với thời gian này khoảng ba chục căn, vì thời gian này các nhà cách xa nhau khoảng năm chục mét mỗi nhà, diện tích do chính phủ cấp nên cũng xa, như vậy cũng gây kinh hoàng toàn quốc.
Lúc này gia đình tôi chính thức là ở cuối trại nhưng sau nhờ cha già Thức là ông cậu nên mua lại được của ông bà Nhu với giá chín trăm đồng, giấy viết tay bé, viết bằng chữ đỏ, sau ông chánh Quyết cắp quyền sở hữu đặc trưng vô thường, làm chũ vĩnh viễn. Cho đến đời em út của bà hai ra đời mới chuyển hướng theo chính quyền mới tức chỉ CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT mà thôi, chưa biết đến bao giờ thì hết hạn sử dụng, cũng chẳng biết nữa.
Vào đến miệt trong vẫn chưa hết bị những lời quyến rũ, và phải bước theo những con đường mòn sơ đẳng như tập dựng những vở kịch tố cộng, cố chia rẽ hai miền.
BIỂN: Trên thế giới biển chiếm 3/5 % đất đai trên toàn thế giới. Nói riêng biển là chốn tập trung bao la sự thãi bừa bãi của con người, từ hằng triệu năm. Nhất là khi đã có loài người và cả khi loài người đã văn minh. Bởi thế những sự hòa tan biển càng ngày càng xanh, giống như mình vừa thủy giải một loại kim loại nào. Nhưng ở đây ôi thì trăm nghìn thứ, cao nhất là những thức ăn của người, cho đến rác thải độc hại công nghiệp, hoặc rác thải thường ngày của người.
Ngoài đường hàng không còn đường biển, xe tải, cũng có quân đội nước khác chuyên chở, gọi là viện trợ. Tất nhiên đường biển thì say sóng cũng đến chết, nên con người thường thực tập sống với thiên nhiên.
Ngoài những vật chất mà biển dâng tặng còn chính con người khai thác tận cùng mọi tiềm năng vật chất khác.
Tuy vậy dù chết cũng phải ra biển.
Lý do vượt biển tìm tự do lần hai. Vì không chấp nhận mùa thu tháng mười.
Như thế chúng tôi trốn mùa thu đến đã lần thứ hai.
Sau những vụ đấu tố cầy đầu những nông dân, mà xưa kia ít nhiều đã nuôi nấng, chăm sóc cái ăn cho bộ đội, cho dân tộc. Nay buộc và gieo cho tội ác, khai thác sức người, có tội với nhân dân, mang ra đấu tố, thật khủng khiếp, vô ơn.
Tôi thường nghĩ rằng, sau cuộc vượt biển của bao người cũng chẳng khác chi đấu tố thời năm sáu năm bảy, cũng chẳng khác mấy thời đánh tư sản mại bản, và bây giờ tiến đến thời kinh tế thị trường để chuẩn bị, tiến đến XHCN có lẽ chưa biến chuyển chưa biết, và cũng có thể dâng Mùa thu cho biển cả mênh mông luôn rồi.
(hay sự ra đi lần một)
TÔI, HÀNG XÓM VÀ BIỂN.
thái san
Xin dâng tặng biển xanh mênh mông đã đem đến loài người cuộc sống vô vụ lợi, và hàng ngàn trùng lá của những mùa thu, mùa thu của bao thi, nhạc sỹ, và của bao tấm lòng biết yêu thương con người tha thiết chân thật, không hoang đàng, không lừa dối, mạnh bạo, thẳng thắn, dù biển chưa và chẳng bao giờ êm đềm cả. Nhất là gần đến tuổi về già, người ta thường nói là tuổi quạ vàng. Một lời tha thiết tri ơn dù biển vô tri giác. Chưa bao giờ biết dối lừa để làm chính trị.
Nay thì biển cũng đã bị loài người đào thải rồi.
thái san
Hàng ngày cứ tối đến là có tiếng radio đâu đây vang lên. Chắc chắn của nhà sát cạnh, hàng xóm. Và chúng cho riêng tôi nhiều điều chưa mấy ai biết.
Tôi cũng chẳng hiểu nổi hắn muốn gì. Nhưng thường nghe người nói như hắn bị man man gì đó tôi cũng chẳng chú ý chi cho nhiều chuyện. Vì mình đã và đang quá cực khổ với cơm, áo, gạo tiền, cho các con qua đi những ngày tháng đang trong trường, lại phải đối đầu với hàng ngàn câu chuyện, sự việc chẳng mấy vui, vì đang thời xung đột giữa ý thức hệ hai miền, trốn tránh chiến trường vô cùng dã man. Và nhất là sau này từ sau ngày biến cố bảy lăm đã xẩy.
Ác nhân những đài người hàng xóm nghe lại là những đài lạ lắm. Tôi không muốn khai báo hay tố giác với ai, nhưng cảm nhận không như đài Việt nam không thường.
Tôi đoán phỏng chắc ông hàng xóm không thích nghe những đài trong nước. Và không biết tại sao. Tất nhiên các đài anh ta nghe đều tiếng Việt cả. Những thắc mắc kéo dài mãi. Có hôm ông bảo:
-Tôi nghe đài địch. Tôi cũng chỉ biết vậy. Chưa nói thái độ chính đáng của ông ta sau khi vào miền nam rồi.
Dù đó là những năm đã chiến thắng diện rộng cả miền Bắc VN. Tôi có thể chưa đủ tuổi biết về bao dối lừa của thiên hạ, vì đang tuổi đơn sơ mộc mạc, với lũ con, với sự thua kém thế hệ, chậm phát triển, đấy còn cũng là may vì đã được ở trên thành phố từ xưa.
Và rồi những năm sau đó cùng gia đình tôi buông xuôi theo dòng theo chân người lớn vào Sài Gòn. Sau khi định bụng rằng sẽ đậu lục sự, tuy nhiên sự thực đã giúp cho bản thân kéo dài đến được năm thứ hai dược cùng với An Quốc Cường thì nghỉ tạm, vì lỡ bán chiếc ED tức chiếc xe lam. Mình nghĩ như vậy cũng là tốt lắm rồi, và luôn luôn trong đầu, nghĩ là sẽ đi làm giúp thầy u nhưng vừa vượt qua được, tại trường Saint Thomas tỉnh Nam định. Sau khi từ giã, hàng xóm đã từng chung sống với nhau tại ngã tư đường trăm mười tức (voi cent dix) Khu ngã tư bốn lối đi về nhà thờ vòm nhà thờ Khoái đồng, lối ra chợ Rồng, lối đi Trường phát, và còn lối ra đường lò than, xưa kia là khu ăn chơi của Pháp, lối về tường cao cấp trung học.
Những ngày tháng này quên sao được, những ống cống tránh bom đạn dựng chất đầy mặt trước nhà, đối diện là trạm hiến binh của tỉnh do Pháp xây dựng để bảo vệ toàn khu. Khu chúng tôi là người ở khu mười lăm gian của kho nhà thờ Khoái đồng, nên thường bị theo dõi dữ lắm, dễ bị ở tù như không.
Quên sao được những ngày tháng đi rước đèn trung thu khắp phố, sau bị những đứa trẻ không được đi, ghen tương nằm trên gác nhà bắn đạn dây thung bằng giây kẽm gập lại làm một thằng bé bị mù. Hoặc nhưng người lính Pháp say xỉn nơi chợ về phá dân làm bao oan trái nổ ra khiêu gợi lòng tự ái dân tộc, còn kỷ niệm lại những ngày lính Pháp đi (ba tui) patrol vô tình giết chết người xin nước đổ vì cái xe khô cháy két nước giải nhiệt vừa bị bắn chết ngồi trên miệng phuy. Những sự việc đó gây có lợi cho chính quyền Việt minh.
Những thằng bé, bạo dạn xé miếng giấy, xe tròn gắn điếu thuốc lá giả trên môi cho người chết, thật đến là nghịch.
Đầu tháng, thầy tôi bị bắt vào giam tại nhà máy chai tỉnh Nam định. Nhưng cuối cùng được thả vào cuối tháng.
Vừa ra khỏi nhà máy chai. Chúng tôi bước ngay lên chiếc xích lô đạp, trời cũng sẩm tối trời cũng vừa đổ mưa, vừa đủ như giúp đỡ gia đình đang tìm kiếm con đường vào Nam thì đã đến bến đò thuộc khu Tư cũ.
Các đồng chí bộ đội nam cũng như nữ đã chờ sẵn. Một người trong họ hỏi và ngăn chặn lại một cách kỹ càng:
-Giờ này tối quá đem cháu vào trong trạm tạm thời đã. Bu tôi miệng cười răng đen nói:
-Chúng tôi qua làng Gióng tức chỉ qua bên cùng làng bên sông mà thôi sinh sống mà chi cô.
Họ thấy vậy nên thả không bám sát để bỏ tự nhiên. Gia đình tôi theo bà bán chè lá xanh hướng dẫn đường, phải mất cho bà bốn vạn tiền đông dương (tức tiền có hình gánh lúa hồi đó) cả đám lặng thinh theo chân bà. Thường thời gian này phải có kế hoạch mới thoát khỏi.
Chúng tôi đi bộ lên Bùi, trên đường đi ăn những món ăn khó chịu như chỉ riêng một ngày ăn sắn, khoai ngứa luộc, mía để sống, khoai lang là sướng nhất rồi đó, trước tôi không thể tin nhưng nay đã biến thành sự thật.
Tôi dấu trong người chỉ duy nhất một hòn đá mài dao cạo của Pháp, một quyển sách thuốc bắc, chân truyền chính ông tôi để lại, một miếng da liếc dao cạo, dành để ba tôi hành nghề hớt tóc nếu đi bất cứ được đến nơi nao.
Thế rồi chúng tôi cũng lên được máy bay vào nam sau khi sống lay lứt tại dòng thánh Phao lồ đúng một ngày đêm. Họ cân, tính toán, xếp chỗ thêm nửa ngày nữa mới bắt đầu bay.
Đúng ra bay rất mau khoảng hơn nửa tiếng hoặc gần tiếng gì đó đồng hồ là có mặt tại sân bay Tân sơn nhất rồi. Tuy nhiên còn được chứng kiến, qua bao nhiêu chuyện như tuyên truyền, phát đồ ăn trong ngày, chăn, mùng. mền, quần áo, và những thứ bắt buộc, cần để tiếp tục cuộc sống mới.
Tối đầu tiên chúng tôi được họ cho ngủ tạm trú tại Bệnh Viện Bình Dân, tôi không nhớ mấy mà có lẽ trên đường phan thanh Giản. Ngay hôm sau được về trung tâm dưỡng trí viện Biên Hòa vài ngày, cuối cùng đưa về đến khúc đường chuyên chở mủ cao su của Pháp cách xa Biên Hòa đúng mười bốn cây rưỡi số, họ cho xuống đóng cho ba cái tăng bằng vải, người ta gọi là Hố nai, cho đến sau này. Được cấp phát đồ ăn hàng ngày trong vòng một năm, sau một thời gian khoảng nửa năm đó họ cấp phát thêm cho tiền bảy trăm đồng để có thể tự mưu sinh. Duy nhất chỉ có gia đình tôi làm ngay nghề hớt tóc đầu tiên trong khu, trong đám trại. Việc làm đầu tiên của tôi là sức ép của thầy và là vì sự sinh tồn, tôi tự trồng những củ sắn, theo miệt trong là mỳ, khoai mỡ.v..v…
Ngoài những đường hướng trên họ hướng dẫn, chỉ dẫn cách nấu nước trên đồng ruộng như lấy chậu thau phơi nắng đựng những chai nước, chai bằng nhựa trong đem phơi, gọi là khử trùng và dùng ăn uống ngay được. Lúc này mọi thứ trên mặt đất hầu như còn nhiều trong sạch. Họ phát những vật dụng tự nuôi sống như lưỡi câu, quốc xẻng lười bừa, dao, búa, cưa, xà beng, nồi soong và mọi đồ dùng cho toàn bộ một căn hộ từ đơn giản đến cao cấp.v..v…và hàng ngàn cách hướng dẫn bằng Phiếu phát không và hướng dẫn đến tận tay đồng bào. Bu thầy và chúng tôi như vậy đã rời bỏ làng, tỉnh cũ ra đi vĩnh viễn cho đến ngày tôi vào trường nghề vô tuyến điện, và cũng phải xếp hàng đi vào chỗ đối đầu thanh niên, trai tráng của đất nước đau khổ gần nửa thế kỷ.
Tôi nhớ lại.
Ôi thôi, những ngày tạm trú tại dòng Phao lồ tại Hải phòng. Cái đám đông ô hợp sống bầy hầy từ tắm cho đến vệ sinh, chẳng biết giữ gìn, họ phóng uế tràn lan toàn khu kể cả những khu bếp núc, miễn là cứ gặp đâu bậy đấy, đến kinh khủng, tôi chẳng hề quên dù một tý, có người đến đỗi tắm truồng ngay tại giếng, tất nhiên đàn ông chứ đàn bà thì chịu chết, nhịn rã họng vẫn oang những tiếng hát, may quá đó chỉ là ở tạm vài ngày thôi đó, chờ ngày vào Nam. Nghe đến tiếng đó ai cũng hồ hởi vui ra mặt, làm như sắp được ơn cứu rỗi.
Lúc này trẻ em thường hay cả trên đài phát thanh thường hay hát bài, là bài hát tên là Vùng tự do:
-Ai về vùng tự do mà nuôi chí diệt thù, mai đây hết lũ Mao, Hồ… lại về tắm sông xưa…
Đúng ra lúc này chúng tôi còn quá bé để hiểu, phân tích, nhận xét, đường hướng của hai miền. Sau này có thể hiểu đôi chút do thế lực, ý thức hệ hai miền, và sự áp lực của các siêu cường….
Đấy là chưa nói đến những người kéo từ tỉnh khác về cũng với ý chí ra khỏi miền bắc VN nghe theo tiếng gọi ra khỏi dù đi bất kỳ nơi đâu, tất nhiên ngay lúc này quân đội Mỹ chỉ tiến hành việc ra Nam mà thôi. Mấy ông thầy tu đứng lên thành lập ban Tỵ nạn Cộng sản, đúng đa số là các cha, thầy. Đó là còn mấy sư đoàn VC đào ngũ giả để trốn vô Nam.
Sau về đến ấp, họ phân chia tăng bạt dân để dễ điều khiển. Ấp tôi gồm năm lều, một ở ngay khu sân nhà thờ. Hai cạnh đó, ba bên kia đường giáp giới vơi con đường vào ra của sở cao su Pháp. Và bốn sát cạnh lều ba, sau này biến thành khu chợ của xứ chúng tôi tên Bùi chu. Cha già đặt tên cho bốn khu là Đông bình, Bắc hợp, Tây lạc, Nam hòa vẫn còn sử dụng cho đến tận bây giờ, và như muốn biến thành ấp để dễ cai quản. Cha còn dự phòng thêm một lô tên như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Phú, Thọ, Khang, Ninh….
Con đường trải đá đỏ đi xéo từ tận trên sau nhà thờ và ấp Thanh hóa, xuống đi thẳng xéo qua đường một, về tận khu cao su An lộc, tức cách xa đây khoảng chừng bốn chục cây số, có lẽ đến tận ngã ba Dầu giây, tức khu cao su An lộc.
Chúng tôi được định cư tại ngay kể từ cây số mười bốn, trải dài xuống tận ngã ba Dầu giây. Việc đầu tiên cha già lập trại xin ở đâu được hai trái bom cấy ngay giữa cổng làm lối đi vào khuân viên nhà xứ. Thoáng nhìn xa ai cũng ngỡ như hai cái sừng voi mọc sừng sững, trải qua mưa nắng sạch sẽ trông đẹp mắt đến lạ, các đó về phía Biên Hòa độ nửa cây cha chánh xứ TH cũng dựng lên một hồ cá với bốn cây trắc bá diệp xung quanh làm hồ cá trước cửa ngay sát cửa nhà thờ.
Phần đông người được vào Nam thường là đồng tôn giáo Thiến chúa, nên hễ cứ thành lập một trại tức có một nhà thờ, bởi thế nếu ai về vùng này và để ý mỗi trại được thành lập có sắc thái riêng cách trình bày của mặt tiền, khu sân, thường là một căn nhà gọi là nhà thờ.
Từ đó ta có thể nhận ra từng xứ. Gần chúng tôi có các xứ như:
Ba đông, Kim bích, Bắc hải, Hải dương, Sặt, Thánh tâm, Ngọc đồng, Ngô xá, Ngũ phúc, sau đó đến một khu rừng cũng thưa và gần gũi sau này đổi nhiều tên nhưng thời gian này chỉ gọi là Long Lạc, rồi đến Thanh hóa, Bùi chu, Bắc ninh, Tân bắc cũng đã thay đổi thêm.
Hồi đó từ mấy ấp trại xung quanh tập trung về cùng học chung một trường Minh Đức. Chắc ai học cùng thời phải nhớ thầy giáo Ky, Trì, Hiếu, Tỵ, Cộng, Tú. v..v…
Thầy bu tôi đã kết máu ăn thề gồm bốn gia đình, ông bà Đĩnh nhận là em, ông bà Hãn kết nghĩa, Bà cố Hồng người biết may quần áo đầu tiên tại trại Bùi chu sau này được phân thổ cạnh ngay nhà ông giáp Trạc, có con là cô Cúc bây giờ lấy chồng tên Khang hàn xì sau, con cháu cha André, bốn người sống chung một lều ngay giữa chợ cũ tức hiện là miếng đất trụ sở ấp cũ, nay Đức con ông giáo Hiếu dùng làm nơi cho thuê bán hòm Tobia, và vợ mang ngay hàng về thẳng nhà để bán. Cho đến ngày tôi cùng thi bằng tiểu học cùng bốn ông thầy. Hiện bây giờ các ông cũng đã ra người thiên cổ. Thầy Hiếu, Cộng, Tú, Lung (tức NGUYỄN CÔNG KHUYẾN), và tôi, mê đến đỗi đặt con tên Giáo, đúng như câu tục ngữ:
-Đời cha dậy học
đời con đốt sách.
Giáo vì quá mê nghề nên cố đặt tên con, nhưng sau này sắp làm Giám hiệu Sông mây lại bỏ mất, dân khu thường nay vẫn gọi là thằng Giáo. Sau còn tồi tệ đến đỗi bán luôn căn nhà mà đời bố bao công lao có được bằng mọi thủ đoạn, dựa vào thế, thần quyền của chính mình, của cha vợ và thế thần sau khi được tự mua chức thư ký Hội đồng Giáo Xứ. Chúng tôi cũng đang tuổi ăn, chơi, học, tuy nhiên cũng chẳng thể bỏ qua chuyện khuậy phá.
Có một lần, không nhớ rõ học lóm của đứa nào nhế một viên đá lửa vào điếu thuốc, đi chơi đã chưa đủ, gần về tới góc vườn, lấy tay búng trúng viên đá lửa bị đốt nóng đỏ, nó tung toé như muốn cháy nhà, một trận đòn nhớ đời:
-Ngộ nhỡ nó cháy toàn bộ khu nhà lá, nhà tranh thì cứu làm sao.
Vì các đó khoảng ngược trở lại một tháng đám cháy nổi tiếng đã thiêu rụi mấy chục căn nhà toàn ba ấp, kéo dài từ Bùi chu kéo lên hết Bắc hòa rồi giật qua bên kia đường, cháy luôn nhà thờ Tân Bắc. Tổng số với thời gian này khoảng ba chục căn, vì thời gian này các nhà cách xa nhau khoảng năm chục mét mỗi nhà, diện tích do chính phủ cấp nên cũng xa, như vậy cũng gây kinh hoàng toàn quốc.
Lúc này gia đình tôi chính thức là ở cuối trại nhưng sau nhờ cha già Thức là ông cậu nên mua lại được của ông bà Nhu với giá chín trăm đồng, giấy viết tay bé, viết bằng chữ đỏ, sau ông chánh Quyết cắp quyền sở hữu đặc trưng vô thường, làm chũ vĩnh viễn. Cho đến đời em út của bà hai ra đời mới chuyển hướng theo chính quyền mới tức chỉ CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT mà thôi, chưa biết đến bao giờ thì hết hạn sử dụng, cũng chẳng biết nữa.
Vào đến miệt trong vẫn chưa hết bị những lời quyến rũ, và phải bước theo những con đường mòn sơ đẳng như tập dựng những vở kịch tố cộng, cố chia rẽ hai miền.
BIỂN: Trên thế giới biển chiếm 3/5 % đất đai trên toàn thế giới. Nói riêng biển là chốn tập trung bao la sự thãi bừa bãi của con người, từ hằng triệu năm. Nhất là khi đã có loài người và cả khi loài người đã văn minh. Bởi thế những sự hòa tan biển càng ngày càng xanh, giống như mình vừa thủy giải một loại kim loại nào. Nhưng ở đây ôi thì trăm nghìn thứ, cao nhất là những thức ăn của người, cho đến rác thải độc hại công nghiệp, hoặc rác thải thường ngày của người.
Ngoài đường hàng không còn đường biển, xe tải, cũng có quân đội nước khác chuyên chở, gọi là viện trợ. Tất nhiên đường biển thì say sóng cũng đến chết, nên con người thường thực tập sống với thiên nhiên.
Ngoài những vật chất mà biển dâng tặng còn chính con người khai thác tận cùng mọi tiềm năng vật chất khác.
Tuy vậy dù chết cũng phải ra biển.
Lý do vượt biển tìm tự do lần hai. Vì không chấp nhận mùa thu tháng mười.
Như thế chúng tôi trốn mùa thu đến đã lần thứ hai.
Sau những vụ đấu tố cầy đầu những nông dân, mà xưa kia ít nhiều đã nuôi nấng, chăm sóc cái ăn cho bộ đội, cho dân tộc. Nay buộc và gieo cho tội ác, khai thác sức người, có tội với nhân dân, mang ra đấu tố, thật khủng khiếp, vô ơn.
Tôi thường nghĩ rằng, sau cuộc vượt biển của bao người cũng chẳng khác chi đấu tố thời năm sáu năm bảy, cũng chẳng khác mấy thời đánh tư sản mại bản, và bây giờ tiến đến thời kinh tế thị trường để chuẩn bị, tiến đến XHCN có lẽ chưa biến chuyển chưa biết, và cũng có thể dâng Mùa thu cho biển cả mênh mông luôn rồi.