Dan Lee
07-31-2008, 09:51 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (46)
461. “Ở Ars, cha không có việc gì để làm đâu.”
Tân linh mục Gioan Maria Vianê được “vớt” để làm linh mục vì bề trên xét là kém về mặt học hành. Vì thế, bề trên được cố vấn góp ý hãy đưa cha Vianê đến một giáo xứ nhỏ và hẻo lánh.
Giáo xứ Ars được chọn: một giáo xứ nhỏ bé, tồi tàn, xa hút, không có cha quản xứ, không mấy ai biết đến.
Có người nói với linh mục tân quản xứ Ars khi ngài đi nhậm chức (đi một mình, đi bộ, không ai đưa đi, đi mà không biết giáo xứ Ars ở đâu, phải vừa đi vừa hỏi): “Ở Ars, cha không có việc gì để làm đâu.” Cha Vianê trả lời lại một câu rất khó hiểu: “Thế là tôi có mọi chuyện phải làm.”
Ngay ngày đầu tiên đến giáo xứ Ars, cha Vianê làm ngay “mọi chuyện phải làm” như sau: dậy lúc hai giờ sáng, vào nhà thờ gặp Chúa Giêsu Thánh Thể nơi Nhà Tạm. Đọc kinh Thần Vụ trước Nhà Tạm Thánh Thể. Nguyện gẫm. Dọn mình dâng Thánh Lễ.
Sau Thánh Lễ, cha Vianê cầu nguyện tại nhà thờ cho tới trưa: quỳ gối trên nền nhà, không tựa vào đâu hết, tay lần hạt, mắt chăm chú nhìn lên Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm.
Đời sống yêu mến và tôn thờ Thánh thể của cha Vianê, trong một thời gian vắn, lôi kéo nhiều tâm hồn đến với giáo xứ nghèo nàn của ngài. Thế là nhà thờ đầy ắp các tín hữư khắp nơi tuôn đến. Vô vàn hối nhân chen chúc trước toà giải tội, nơi mà thường mỗi ngày, cha Vianê ngồi từ 15 đến 18 tiếng đồng hồ.
“Phép lạ” Ars do đâu?
Do sức mạnh của Chúa Giêsu Thánh Thể từ Nhà Tạm Nhà Thờ Ars toả ra và lôi cuốn.
Do đời sống của một linh mục quản xứ nghèo nàn, được đánh giá là “không có tài giỏi gì”, chỉ có tài giỏi một điều, là: say mê Chúa Giêsu Thánh Thể.
462. “Thiên Chúa còn là Tình Yêu.”
Ngày kia, hoàng tử Ả Rập Abd-ed-Kader cùng với một vị quan nước Pháp, đi thăm hải cảng Marseille.
Khi thấy trên đường có một linh mục đang đem Mình Thánh Chúa đến cho một bệnh nhân, vị quan nước Pháp nầy liền cung kính cất mũ và quỳ gối ngay trên đường để thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đi ngang qua.
Vị quan nầy đứng lên khi linh mục đã đi qua rồi. Ông trả lời cho vị hoàng tử Ả Rập đang hết sức thắc mắc về cử chỉ lạ lùng nầy: “Tôi thờ lạy Chúa mà linh mục đem đi cho bệnh nhân.”
Vị hoàng tử Ả Rập liền đưa ra nhận xét ngay:
- “Sao lại có chuyện như vậy được? Ông tin Chúa Trời là Đấng cao cả, mà lại làm cho mình ra tầm thường, đến ở nhà người nghèo khó sao? Người Hồi giáo chúng tôi ý thức rằng Thiên Chúa là Đấng rất cao cả.”
Vị quan nước Pháp trả lời một cách xác tín:
- “Thiên Chúa tuy rất cao cả, nhưng Ngài còn là Tình Yêu.”
463. Các Thánh đều tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể
Các ngài, những lúc được ở bên Chúa Giêsu Thánh Thể, đều cho là quá ít, quá ngắn ngủi.
Các ngài đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để thờ phượng, chúc tụng, ngợi khen, cầu nguyện, như Mađalêna dưới chân Chúa, nhìn ngắm Chúa Giêsu vô tận, yêu mến Chúa Giêsu vô vàn.
Thánh Foucauld, trong vùng sâu hút của sa mạc Sahara, thức những đêm dài để thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể.
Thánh Gérard Majella, vì luật nhà dòng nên phải thôi chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, khi ra về, cứ ngoái lui, ngoái lui nhìn Nhà Tạm.
Nữ tu Marie Eustelle, biệt danh là “Thiên Thần của Phép Thánh Thể”, khi nào có đôi chút thời giờ rảnh, vào nhà thờ viếng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Nữ tu Aimée de Jésus, thuộc Dòng Kín Paris, thổ lộ: “Khi nào có thể được, tôi đều làm các việc thiêng liêng trước Mình Thánh Chúa.”
464. Dọn mình rước Chúa Giêsu Thánh Thể
Linh hồn Thánh Thể không chỉ chuẩn bị một chút trước khi lên rc Chúa. Chuẩn bị như thế, ít được ơn ích.
Cần phải dọn mình xa thật sốt sắng như các thánh, khi đó, ta mới được hưởng những hiệu quả tuyệt diệu của Chúa Giêsu Thánh Thể ban.
Thánh Phanxicô Salêsiô thú nhận: “Nếu bây giờ thiên thần đặt tay trên vai tôi và hỏi tôi đang làm gì, tôi trả lời ngay là tôi đang dọn mình làm lễ.”
Ai hỏi đang làm gì, linh mục hãy trả lời ngay: “Tôi đang dọn mình dâng Thánh Lễ.”
Ai hỏi đang làm gì, giáo dân hãy trả lời ngay: “Tôi đang dọn mình rước Chúa Giêsu Thánh Thể.”
465. Gương một nữ tu sống đời Thánh Thể
Mẹ bề trên Gertrude chú trọng tất cả đời sống bên trong của mình vào Chúa Giêsu Thánh Thể.
Bà viết: “ Bây giờ tôi sống đời Thánh Thể, một đời sống thật sống động, do Chúa Giêsu luôn luôn làm cho tôi trở nên trọn lành, còn tôi thì hoàn toàn kết chặt với Chúa, biến tan trong Chúa bằng tình yêu… Như thế là tôi luôn sống trong sự cầu nguyện, luôn sống trước mặt Chúa. Đạt đến đời sống nầy cũng khá dễ dàng. Đó chính là sự thánh thiện.”
466. Đừng tin vào ai hết, ngay cả con cái thân yêu của mình!
Trước khi chết, một người cha trối điều quan trọng nầy cho người con trai: “Sau khi cha chết, con hãy tìm cách trả số nợ cho người đó.”
Cha qua đời lâu rồi mà người con không tìm cách trả số nợ đó. Ai nhắc thì anh ta trả lời như sau:
- “Nếu cha tôi lên thiên đàng, thì cần gì tôi phải trả. Nếu cha tôi xuống hoả ngục, thì tôi trả cũng vô ích. Nếu cha tôi ở trong lửa luyện ngục, thế nào cha tôi cũng ra khỏi đó mà lên thiên đàng.”
467. Cầm trí và chú ý khi làm việc
Có người khi làm việc thì cầm trí và chú ý lâu giờ. Điều nầy đáng khen, nhưng không phải là cần thiết tuyệt đối cho sự thành công trong khi làm việc.
Nếu vì thời giờ hạn hẹp, nếu vì hoàn cảnh hạn chế, nếu vì sức khoẻ và bệnh tật không cho phép, bạn hãy cầm trí và chú ý làm việc một chút, rồi nghỉ. Rồi khi nghe khoẻ, bạn hãy tiếp tục làm việc.
Nếu bạn kiên trì làm việc theo cách nầy, bạn cũng đạt được thành công.
Nhiều người sức khoẻ yếu kếm, hay đau bệnh, nhưng nhờ làm việc kiểu nầy mà trở thành những người đáng phục như Pascal, Spencer, Poincaré.
468. Có người quan sát con chim khi thức dậy mà biết sống một ngày thanh thản
Đây là một kỹ nghệ gia giàu có, nhưng ông ta sống đời quá căng thẳng: sáng thức dậy, ăn sáng vội vàng như ăn cướp, rồi hấp tấp làm việc suốt ngày.
Một sáng kia, ông quan sát một con chim đang ngủ trên cây. Đầu nó rút dưới cánh, lông xù ra. Lúc nó thức dậy, nó rút mỏ khỏi cánh, nhìn dáo dác xung quanh, duỗi dài một chân ra, đồng thời xòe một bên cánh che cho chiếc chân đang duỗi ra. Hết chân bên nầy, nó duỗi đến chân bên kia, động tác cũng như thế. Rồi nó lại rúc đầu vào rỉa lông. Sau đó, nó nhìn xung quanh, rồi lại xòe cánh và chân một lần nữa, rồi cất tiếng hót rất trong trẻo như ca mừng một ngày mới. Sau đó, nó nhảy xuống hồ, uống một hơi nước lạnh rồi bay đi kiếm mồi.
Thấy cảnh tượng con chim hạnh phúc nầy, ông kỹ nghệ gia nầy bắt chước sự thanh thản của nó.
Từ đó, ông không còn căng thẳng, hấp tấp nữa. Ông ca, ông hát. Ông bình tĩnh. Và ông lại càng làm được nhiều việc hơn nữa. (x. Tư tưởng tích cực)
469. Phải xây đời mình cho chắn chắn
Không gì phủ phàng bằng cuộc đời của mình: thế nào sóng gió của biển đời – sóng gió ác cảm, sóng gió ghen tỵ, sóng gió bất công, sóng gió hận thù, sóng gió thất bại - thế nào cũng đánh phủ đầu con thuyền đời của chúng ta.
Bởi vậy, chúng ta phải xây đời mình cho thật chắc chắn, xây trên những nền tảng vững chắc của sự bình tĩnh, vui vẻ, đại độ, thanh cao, can đảm và cương quyết.
Kim Tự Tháp đứng vững vì được xây trên nền đá vững chắc. Người ta không thể nào xây Kim Tự Tháp trên đất cát bùn lầy. Mà nếu tìm cách xây được, thì Kim Tự Tháp nầy sẽ bị lún sâu và sụp đổ.
Vì thế, đại thi hào Goethe rất có lý khi đòi buộc cuộc đời chúng ta phải giống như một Kim Tự Thấp, nghĩa là phải có nền tảng chắc chắn.
470. Khoa vạn năng, làm gì cũng thành công, là đức kiên tâm
Nghe đồn thầy nầy danh tiếng, có người đến xin học cho được khoa vạn năng, khoa làm gì cũng được.
Thầy nầy làm thợ rèn. Thầy nhận người đến xin học khoa vạn năng. Thầy nói phải nhiều năm mới học được. Người nầy bằng lòng, mấy năm cũng được, miễn là học được khoa vạn năng. Thầy nói ngày nào cũng thụt ống bễ.
Sau hơn mười năm, thấy người học trò nầy cứ kiên trì thụt ống bễ, thầy liền nói: “Con đã học được khoa vạn năng rồi, đó là đức kiên tâm.”
LM Nguyễn Vinh Gioang
461. “Ở Ars, cha không có việc gì để làm đâu.”
Tân linh mục Gioan Maria Vianê được “vớt” để làm linh mục vì bề trên xét là kém về mặt học hành. Vì thế, bề trên được cố vấn góp ý hãy đưa cha Vianê đến một giáo xứ nhỏ và hẻo lánh.
Giáo xứ Ars được chọn: một giáo xứ nhỏ bé, tồi tàn, xa hút, không có cha quản xứ, không mấy ai biết đến.
Có người nói với linh mục tân quản xứ Ars khi ngài đi nhậm chức (đi một mình, đi bộ, không ai đưa đi, đi mà không biết giáo xứ Ars ở đâu, phải vừa đi vừa hỏi): “Ở Ars, cha không có việc gì để làm đâu.” Cha Vianê trả lời lại một câu rất khó hiểu: “Thế là tôi có mọi chuyện phải làm.”
Ngay ngày đầu tiên đến giáo xứ Ars, cha Vianê làm ngay “mọi chuyện phải làm” như sau: dậy lúc hai giờ sáng, vào nhà thờ gặp Chúa Giêsu Thánh Thể nơi Nhà Tạm. Đọc kinh Thần Vụ trước Nhà Tạm Thánh Thể. Nguyện gẫm. Dọn mình dâng Thánh Lễ.
Sau Thánh Lễ, cha Vianê cầu nguyện tại nhà thờ cho tới trưa: quỳ gối trên nền nhà, không tựa vào đâu hết, tay lần hạt, mắt chăm chú nhìn lên Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm.
Đời sống yêu mến và tôn thờ Thánh thể của cha Vianê, trong một thời gian vắn, lôi kéo nhiều tâm hồn đến với giáo xứ nghèo nàn của ngài. Thế là nhà thờ đầy ắp các tín hữư khắp nơi tuôn đến. Vô vàn hối nhân chen chúc trước toà giải tội, nơi mà thường mỗi ngày, cha Vianê ngồi từ 15 đến 18 tiếng đồng hồ.
“Phép lạ” Ars do đâu?
Do sức mạnh của Chúa Giêsu Thánh Thể từ Nhà Tạm Nhà Thờ Ars toả ra và lôi cuốn.
Do đời sống của một linh mục quản xứ nghèo nàn, được đánh giá là “không có tài giỏi gì”, chỉ có tài giỏi một điều, là: say mê Chúa Giêsu Thánh Thể.
462. “Thiên Chúa còn là Tình Yêu.”
Ngày kia, hoàng tử Ả Rập Abd-ed-Kader cùng với một vị quan nước Pháp, đi thăm hải cảng Marseille.
Khi thấy trên đường có một linh mục đang đem Mình Thánh Chúa đến cho một bệnh nhân, vị quan nước Pháp nầy liền cung kính cất mũ và quỳ gối ngay trên đường để thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đi ngang qua.
Vị quan nầy đứng lên khi linh mục đã đi qua rồi. Ông trả lời cho vị hoàng tử Ả Rập đang hết sức thắc mắc về cử chỉ lạ lùng nầy: “Tôi thờ lạy Chúa mà linh mục đem đi cho bệnh nhân.”
Vị hoàng tử Ả Rập liền đưa ra nhận xét ngay:
- “Sao lại có chuyện như vậy được? Ông tin Chúa Trời là Đấng cao cả, mà lại làm cho mình ra tầm thường, đến ở nhà người nghèo khó sao? Người Hồi giáo chúng tôi ý thức rằng Thiên Chúa là Đấng rất cao cả.”
Vị quan nước Pháp trả lời một cách xác tín:
- “Thiên Chúa tuy rất cao cả, nhưng Ngài còn là Tình Yêu.”
463. Các Thánh đều tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể
Các ngài, những lúc được ở bên Chúa Giêsu Thánh Thể, đều cho là quá ít, quá ngắn ngủi.
Các ngài đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để thờ phượng, chúc tụng, ngợi khen, cầu nguyện, như Mađalêna dưới chân Chúa, nhìn ngắm Chúa Giêsu vô tận, yêu mến Chúa Giêsu vô vàn.
Thánh Foucauld, trong vùng sâu hút của sa mạc Sahara, thức những đêm dài để thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể.
Thánh Gérard Majella, vì luật nhà dòng nên phải thôi chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, khi ra về, cứ ngoái lui, ngoái lui nhìn Nhà Tạm.
Nữ tu Marie Eustelle, biệt danh là “Thiên Thần của Phép Thánh Thể”, khi nào có đôi chút thời giờ rảnh, vào nhà thờ viếng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Nữ tu Aimée de Jésus, thuộc Dòng Kín Paris, thổ lộ: “Khi nào có thể được, tôi đều làm các việc thiêng liêng trước Mình Thánh Chúa.”
464. Dọn mình rước Chúa Giêsu Thánh Thể
Linh hồn Thánh Thể không chỉ chuẩn bị một chút trước khi lên rc Chúa. Chuẩn bị như thế, ít được ơn ích.
Cần phải dọn mình xa thật sốt sắng như các thánh, khi đó, ta mới được hưởng những hiệu quả tuyệt diệu của Chúa Giêsu Thánh Thể ban.
Thánh Phanxicô Salêsiô thú nhận: “Nếu bây giờ thiên thần đặt tay trên vai tôi và hỏi tôi đang làm gì, tôi trả lời ngay là tôi đang dọn mình làm lễ.”
Ai hỏi đang làm gì, linh mục hãy trả lời ngay: “Tôi đang dọn mình dâng Thánh Lễ.”
Ai hỏi đang làm gì, giáo dân hãy trả lời ngay: “Tôi đang dọn mình rước Chúa Giêsu Thánh Thể.”
465. Gương một nữ tu sống đời Thánh Thể
Mẹ bề trên Gertrude chú trọng tất cả đời sống bên trong của mình vào Chúa Giêsu Thánh Thể.
Bà viết: “ Bây giờ tôi sống đời Thánh Thể, một đời sống thật sống động, do Chúa Giêsu luôn luôn làm cho tôi trở nên trọn lành, còn tôi thì hoàn toàn kết chặt với Chúa, biến tan trong Chúa bằng tình yêu… Như thế là tôi luôn sống trong sự cầu nguyện, luôn sống trước mặt Chúa. Đạt đến đời sống nầy cũng khá dễ dàng. Đó chính là sự thánh thiện.”
466. Đừng tin vào ai hết, ngay cả con cái thân yêu của mình!
Trước khi chết, một người cha trối điều quan trọng nầy cho người con trai: “Sau khi cha chết, con hãy tìm cách trả số nợ cho người đó.”
Cha qua đời lâu rồi mà người con không tìm cách trả số nợ đó. Ai nhắc thì anh ta trả lời như sau:
- “Nếu cha tôi lên thiên đàng, thì cần gì tôi phải trả. Nếu cha tôi xuống hoả ngục, thì tôi trả cũng vô ích. Nếu cha tôi ở trong lửa luyện ngục, thế nào cha tôi cũng ra khỏi đó mà lên thiên đàng.”
467. Cầm trí và chú ý khi làm việc
Có người khi làm việc thì cầm trí và chú ý lâu giờ. Điều nầy đáng khen, nhưng không phải là cần thiết tuyệt đối cho sự thành công trong khi làm việc.
Nếu vì thời giờ hạn hẹp, nếu vì hoàn cảnh hạn chế, nếu vì sức khoẻ và bệnh tật không cho phép, bạn hãy cầm trí và chú ý làm việc một chút, rồi nghỉ. Rồi khi nghe khoẻ, bạn hãy tiếp tục làm việc.
Nếu bạn kiên trì làm việc theo cách nầy, bạn cũng đạt được thành công.
Nhiều người sức khoẻ yếu kếm, hay đau bệnh, nhưng nhờ làm việc kiểu nầy mà trở thành những người đáng phục như Pascal, Spencer, Poincaré.
468. Có người quan sát con chim khi thức dậy mà biết sống một ngày thanh thản
Đây là một kỹ nghệ gia giàu có, nhưng ông ta sống đời quá căng thẳng: sáng thức dậy, ăn sáng vội vàng như ăn cướp, rồi hấp tấp làm việc suốt ngày.
Một sáng kia, ông quan sát một con chim đang ngủ trên cây. Đầu nó rút dưới cánh, lông xù ra. Lúc nó thức dậy, nó rút mỏ khỏi cánh, nhìn dáo dác xung quanh, duỗi dài một chân ra, đồng thời xòe một bên cánh che cho chiếc chân đang duỗi ra. Hết chân bên nầy, nó duỗi đến chân bên kia, động tác cũng như thế. Rồi nó lại rúc đầu vào rỉa lông. Sau đó, nó nhìn xung quanh, rồi lại xòe cánh và chân một lần nữa, rồi cất tiếng hót rất trong trẻo như ca mừng một ngày mới. Sau đó, nó nhảy xuống hồ, uống một hơi nước lạnh rồi bay đi kiếm mồi.
Thấy cảnh tượng con chim hạnh phúc nầy, ông kỹ nghệ gia nầy bắt chước sự thanh thản của nó.
Từ đó, ông không còn căng thẳng, hấp tấp nữa. Ông ca, ông hát. Ông bình tĩnh. Và ông lại càng làm được nhiều việc hơn nữa. (x. Tư tưởng tích cực)
469. Phải xây đời mình cho chắn chắn
Không gì phủ phàng bằng cuộc đời của mình: thế nào sóng gió của biển đời – sóng gió ác cảm, sóng gió ghen tỵ, sóng gió bất công, sóng gió hận thù, sóng gió thất bại - thế nào cũng đánh phủ đầu con thuyền đời của chúng ta.
Bởi vậy, chúng ta phải xây đời mình cho thật chắc chắn, xây trên những nền tảng vững chắc của sự bình tĩnh, vui vẻ, đại độ, thanh cao, can đảm và cương quyết.
Kim Tự Tháp đứng vững vì được xây trên nền đá vững chắc. Người ta không thể nào xây Kim Tự Tháp trên đất cát bùn lầy. Mà nếu tìm cách xây được, thì Kim Tự Tháp nầy sẽ bị lún sâu và sụp đổ.
Vì thế, đại thi hào Goethe rất có lý khi đòi buộc cuộc đời chúng ta phải giống như một Kim Tự Thấp, nghĩa là phải có nền tảng chắc chắn.
470. Khoa vạn năng, làm gì cũng thành công, là đức kiên tâm
Nghe đồn thầy nầy danh tiếng, có người đến xin học cho được khoa vạn năng, khoa làm gì cũng được.
Thầy nầy làm thợ rèn. Thầy nhận người đến xin học khoa vạn năng. Thầy nói phải nhiều năm mới học được. Người nầy bằng lòng, mấy năm cũng được, miễn là học được khoa vạn năng. Thầy nói ngày nào cũng thụt ống bễ.
Sau hơn mười năm, thấy người học trò nầy cứ kiên trì thụt ống bễ, thầy liền nói: “Con đã học được khoa vạn năng rồi, đó là đức kiên tâm.”
LM Nguyễn Vinh Gioang