Dan Lee
08-06-2008, 06:03 PM
Năm thánh Phaolô: Sinh Lực Mới cho Công giáo Tiến Hành.
"Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc dân ngoại. Với tư cách tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
http://www.vietcatholic.net/pics/80805StPaul.jpg
"Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa, được chọn làm tông đồ của Đức Giêsu Kitô kính gửi dân thánh tại Êphêsô, là những người tin vào Đức Giêsu Kitô. (Ephêsô 1: 1)"
Không quá lời để nói rằng Phaolô thay đổi lịch sử đạo Công giáo. Đạo không còn bị hạn chế nơi người Do Thái nhưng mở rộng cho mọi người, trong đó có chúng ta. Khi rao giảng, ngài không ngần ngại gọi dân các thành nghe lời Chúa -qua ngài- như Êphêsô, Colossê là dân thánh, vì họ tin vào Đức Kitô. Dân thánh không chỉ dành cho Do Thái -vẫn tự hào là con cái Abraham, dân được tuyển chọn- nhưng dân thánh là những người tin vào Chúa Kitô phục sinh.
Nơi thế kỷ đầu, giáo xứ, cộng đoàn là giáo hội địa phương, là một Êphêsô hoặc Corinthô. Gia đình là giáo hội tại gia (Tông Đồ Công Vụ 2: 42 - 47). Trong gia đình, mọi người cử hành những sinh hoạt Công giáo nền tảng. Sáng, tối đọc kinh dâng ngày, tạ ơn Chúa. Bữa ăn chung cảm tạ Chúa đã cho sức sống và tình yêu thương.
Theo thời gian, khung sườn nối kết giáo hội tại gia và giáo hội địa phương, tức là nối kết giữa gia đình và giáo xứ là các đoàn thể. Lúc đầu họ là những người đi theo cùng rao giảng với các tông đồ từng giai đoạn "Trong nhóm đó, có mấy người đã chịu tin theo và nhập đoàn với ông Phaolô và ông Xi-la; một số rất đông những người Hy lạp tôn thờ Thiên Chúa và không ít phụ nữ quý phái cũng làm như vậy" (Tông đồ công vụ 17: 4).
Những nhóm người này là nguồn khai sáng cho Công giáo tiến hành của chúng ta bây giờ. Có thể nói, đoàn thể Công giáo tiến hành với nhân sự và hoạt động dồi dào, là một gia đình trung nối kết gia đình nhỏ -giáo hội tại gia- với gia đình lớn là giáo xứ -giáo hội địa phương. Giáo hội nâng đỡ và khuyến khích đoàn thể Công giáo tiến hành, và nói rằng đây là phương tiện tốt giúp chúng ta nên thánh (Xc. Sắc lệnh Tông Đồ Giáo dân). Thông thường, mỗi đoàn thể Công giáo tiến hành có hướng đi và mục tiêu riêng. Đoàn Liên minh thánh tâm dành cho các ông, hội các bà mẹ Công giáo với các bà, dòng ba Đa Minh mong ước sống tinh thần truyền giáo và chiêm niệm của cha thánh Đa Minh. Thiếu nhi thánh thể, qua sinh hoạt và điều lệ, không những thánh hoá bản thân mà còn môi trường sống.
Thế nhưng điều đáng tiếc là nhiều thủ bản của các đoàn thể chưa cập nhật hoá. Dĩ nhiên tinh thần và ý hướng của vị sáng lập cần giữ nguyên, nhưng phương cách thông đạt nên thích ứng cho hợp thời đại. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân tại sao đoàn thể Công giáo tiến hành tại Au mỹ không còn sinh hoạt mạnh mẽ nữa.
Nhìn chung, hình như thủ bản và sinh hoạt của các đoàn thể giống nhau. Vì cùng mong muốn thánh hoá bản thân, truyền giáo, qua cầu nguyện và bác ái, nên đoàn thể nào cũng có chương trình tương tự. Vì vậy có người tham gia luôn một lúc bốn, năm đoàn thể khác nhau, chỉ với hy vọng khi qua đời, nhiều người, nhiều đoàn thể tiễn đưa.
Tiêu cực.
Ngược lại, một vài người ngần ngại tham gia đoàn thể Công giáo tiến hành vì cho rằng cùng với ơn lành, dễ gặp điều dữ. Đã không ít người phàn nàn "Từ khi nhà tôi vào hội, chuyện gì trong nhà xứ, bà ấy cũng biết. Về nhà, kể đi, kể lại cho cả nhà nghe. Như vậy phải chăng là nói hành, nói tỏi?" Lại có bà than thở "May vài cái áo dài, giá rẻ rề mà không dám mặc, sợ bị chê đỏm dáng." Chắc hẳn bà đã nghe lời chê bai dành cho đoàn viên khác, nên không dám mặc.
Người khác nhận xét "Nguyệt liễm thì đã đành, sao còn phải đóng cho truyền giáo này, xây nhà thờ kia. Lắm thứ thế?" Dĩ nhiên thu túi là do lòng tự nguyện, nhưng thấy người chung quanh góp phần vào nâng đỡ ơn thiên triệu, giúp quỹ bác ái tại Việt Nam, mua chén lễ, áo lễ cho nhà xứ. . mà cứ phớt lờ đi thì khó coi quá. Khổ nỗi gia đình không có nhiều nguồn thu nhập; thân nhân họ hàng từ Việt Nam cứ viết thư sang nhắc khéo, biết xoay sở ra sao? Có nhiều vị vừa đến cửa nhà thăm con, chưa kịp chào hỏi, đã mang ra vài tập vé số nhờ con cháu mua giùm, vì nhà thờ đang gây quỹ, và mỗi đoàn thể phải tiêu thụ một ít!
Đấy là chưa kể đến "ăn cơm nhà, đi vác ngà voi" bị vạ miệng. Trong các phiên họp, nếu thành thật phát biểu ý kiến thì thế nào cũng có bất đồng, hoặc chẳng may quá lời thì thành to tiếng. Khổ nỗi, tự ái của mình và của người khác cao bằng trời. Ở nhà quen tính quát mắng, đi họp thành ra cãi nhau, thở vắn than dài, chê trách, giận hờn. Ơn lành chưa thấy đâu, mất bình an trong lòng thì đã rõ. Chẳng may, người phối ngẫu không đồng ý, thì chiến tranh xẩy ra không những ở nhà thờ mà còn ở nhà ở nữa.
Thực tế, một vài người quá sốt sắng với giáo xứ đến độ không còn nhiều thời giờ cho gia đình, cho vợ, cho chồng và con cái, nhất là với con cái đang tuổi "teen" là tuổi cần cha mẹ chăm sóc đặc biệt. Sinh hoạt đoàn thể thành phương tiện tránh việc quan đi ở chùa như người xưa thường nói. Nhà thờ trở thành lý do chính thức và chính đáng tránh bổn phận gia đình. Dĩ nhiên, như mọi trường hợp khác, cần lưu ý đến đối thoại hai chiều. Có khi người phối ngẫu, thường là các ông, không muốn vợ sinh hoạt vì lý do nào đó, than trách rằng, người vợ không chu toàn bổn phận, trong khi mình thì việc nhà thờ cũng lười và việc nhà cũng trốn.
Vài ba người được bầu cử vào chức vụ lãnh đạo hội đoàn trở thành mục tiêu cho người khác ngắm "bắn". Có học thức một chút thì rất dễ bị coi là kênh kiệu. Còn không có chức vụ cao hồi ở Việt Nam, thì bị chê là chỉ dám "vác mặc" trong nhà thờ chứ ở ngoài xã hội thì ai thèm nhờ. Có bà chủ tịch hội các bà mẹ Công giáo bị phu quân bêu rếu mọi chỗ, "Bây giờ làm lớn rồi, không thèm nghe lời 'thằng này' nữa. Mà hễ ông cha nói thì le te làm mọi việc!" Vị linh mục bỗng dưng bị "lạc đạn." Nếu gia đình không yên, thì có nên sinh hoạt đoàn thể hoặc nhà thờ không nhỉ? Đâu là ưu tiên?
Tệ hơn nữa, có vị quá nhiệt thành với đoàn thể, muốn hướng dẫn đoàn thể theo sáng kiến riêng. Đáng tiếc là sáng kiến của mình không giống với sáng kiến của cha xứ thành ra có những bất mãn, lời ong tiếng ve. Giáo xứ trở thành bãi chiến trường giữa cha xứ với ban chấp hành, giữa hội đồng mục vụ và đoàn thể.
Phản ứng trước những vấn nạn
Nhìn kinh nghiệm đó, một vài cha xứ phản ứng rất tiêu cực. Có vị thẳng thừng dẹp gần hết đoàn thể, chỉ để lại dăm ba đoàn "dễ bảo." Vị khác thành lập đoàn mới, tên mới nhằm phục vụ chương trình nào đó. Có vị tiếp tục hướng dẫn đoàn thể nhưng rất thờ ơ. Nhiều vị thực ra cũng không biết rõ vai trò của mình thế nào với các sinh hoạt đoàn thể. Linh hướng, linh giám thì ai cũng biết, nhưng phải chăng chỉ đến để ban phép lành? Để nói vài lời yên ủi, khích lệ? Để ngồi nghe thảo luận chuyện nội bộ? Để đóng vai trò làm hoà khi có cãi nhau? Nếu ban lãnh đạo "dễ thương" thì tình cha con thắm thiết, chẳng may cha con không thuận thảo, thì khổ và tạo ra gương mù cho mọi người.
Chữa lành cơn bệnh văn hoá trầm kha?
Không sai khi nói rằng các tiêu cực trên mang tính cách văn hoá. Chẳng phải riêng Công giáo Tiến hành mang chứng bệnh này. Hình như sinh hoạt đoàn thể nào dù đời hay đạo, đều đối diện với chúng. Cho nên có người đau lòng nói, đó là căn bệnh của người Á châu nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Vậy phải chăng Au Mỹ không vướng phải những tiêu cực này hay có mà ít không đáng kể?
Đã là người thì không ai tránh khỏi tham sân si, ghen tương, kiêu ngạo và ích kỷ. Cho nên người Au Mỹ hay Phi châu hay Á châu cũng cùng số phận. Tuy nhiên, Au Mỹ và Á châu quan niệm về gia đình khác nhau rất nhiều.
Á châu và người Việt không giới hạn gia đình mình nơi cha mẹ và con cái. Đại gia đình có thể bao gồm ông bà, dâu rể, cô dì chú bác và bạn bè của mình, và đôi khi cả bạn bè của ông bà, dâu rể, cô dì chú bác. Đó là sức mạnh và cũng là yếu điểm. Khi buồn, vui, chúng ta thường kể cho "người nhà" nghe. Nhưng "người nhà" không chỉ vài ba người mà thường là vài ba chục người. Vài ba chục người cộng với bằng hữu dễ trở nên đám đông. Do đó, khi phê bình ai thì lời phê bình này dễ bay xa và rộng đến nhiều người lắm. Đấy là chưa kể tam sao thất bản, sau vài ngày, đã biến thành câu truyện khác, có khi rất độc địa và chua cay.
Người Au Mỹ cũng mang những tiêu cực tương tự. Cũng chê bai, dèm pha. Nhưng gia đình của họ nhỏ hơn nhiều, nghĩa là họ kể cho chồng/vợ nghe. Nhiều gia đình lại có thói quen không cho con cái biết chuyện cha mẹ. Do đó, hiện tượng tiêu cực cũng bị giới hạn. Nếu chúng ta "lọt" vào vòng trong gia đình của họ hoặc thực sự được họ coi như gia đình, thì thấy những phê bình này mãnh liệt không kém gì của chúng ta đâu!
Tích cực. Đoàn thể công giáo tiến hành cần mang tinh thần Phaolô.
Thực tế cho thấy các đoàn thể Công giáo tiến hành đã và đang là những nhà truyền giáo hữu hiệu nhất. Họ không chỉ thánh hoá bản thân và gia đình, nhưng còn là những Phaolô của mọi sắc dân, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Nói cách khác đi, nếu sống theo tinh thần Phaolô, thì đoàn thể công giáo tiến hành sẽ là sức mạnh chữa lành căn bệnh văn hoá tiêu cực này.
Công giáo tiến hành cùng Phaolô chia sẻ chung một mục đích là thánh hoá bản thân, thánh hoá gia đình và thánh hoá xã hội. Trung tâm điểm của thánh hoá là Chúa Giêsu. Phaolô viết "Tin mừng tôi loan báo cho anh em không phải do loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dậy cho tôi Tin mừng ấy, nhưng chính là Đức Giêsu Kitô đã mặc khải (Ga-lát 1: 12).
Để đạt đến và hiểu cũng như sống mặc khải từ Đức Kitô, Phaolô sau khi ngã ngựa trên đường Damascus, đã ẩn thân ba năm bên Ả rập (Ga-lát 1: 17). Tuy lúc còn nhỏ, đã được huấn luyện nghiêm ngặt như một Pharisêu, tức là người tự hào thông hiểu luật Chúa (TĐCV 22: 3-4), nhưng Phaolô hiểu rằng như vậy chưa đủ. Ngài dành thời giờ tìm hiểu thêm về Chúa Giêsu. Ngài nói rằng nhờ Thần khí mà chúng ta trở nên con Thiên Chúa "Quả vậy, ai được Thần khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa.. Thần khí làm cho anh em trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên 'Ap-ba' nghĩa là Cha ơi." (Roma 8: 14). Riêng về điểm này thì hình như đoàn thể công giáo tiến hành chưa cùng song hành với Phaolô. Đa số chưa chính thức có chương trình học hỏi thánh kinh. Nếu có thì do sáng kiến cá nhân hơn là chương trình chung cho cả đoàn trên lãnh vực toàn quốc.
Bên cạnh học hỏi thánh kinh, cần lưu tâm đến giáo lý. Nhìn chung, nơi nhiều người Việt Nam, sách giáo lý vỡ lòng dành cho các em xưng tọi lần đầu phổ thông hơn sách giáo lý Công giáo. Các câu hỏi, đáp vẫn dễ nhớ hơn chương mục cần nghiên cứu. Hình như sách giáo lý quá khô khan? Hay tại chúng ta không thực tâm muốn dành thời giờ học hỏi và nghiên cứu thêm? Hay sách quá mắc tiền? Tại sách không có người dậy? Tại giáo hội chưa khuyến khích giáo dân cho đủ, chưa trình bầy rõ tầm quan trọng của sách? Tại các vị điều hành đoàn chưa áp dụng cho đúng lời giáo huấn của giáo hội? Lời của Phaolô vẫn còn đang vang vọng: "Làm sao họ tin Đấng họ không nghe biết? Làm sao họ nghe nếu không có ai rao giảng...Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô" (Roma 10: 14-17)
Trên thực tế, nhiều nhà thờ không có lớp giáo lý cho người lớn. Có lớp thánh kinh nhưng rất ít nơi dậy giáo lý. Ai cũng biết, giáo lý dựa trên thánh kinh và giải thích thánh kinh. Không có giáo lý, chúng ta khó hiểu rõ thánh kinh. Khi nghiên cứu giáo lý, chúng ta còn học hỏi thêm về Ba ngôi Thiên Chúa, các bí tích, Đức Mẹ, các thánh và Giáo hội..
Phải nhìn nhận, hiểu biết của chúng ta về Chúa Ba ngôi, Đức Mẹ, các thánh và bí tích bị giới hạn trong các buổi học giáo lý khi còn nhỏ. Lớn lên, đa số không có cơ hội học hỏi thêm. Nhiều vị tự hào rằng những gì mình học thuở xưa quá đủ; nên khi nói chuyẹn với người khác thì cho rằng mình đã biết hết! Nếu quan niệm như vậy thì Giáo hội chẳng cần đến các bộ sách giáo lý mới, và Phaolô cũng chẳng cần ẩn thân ba năm nghiền ngẫm thêm làm gì. Cho nên, lúc cần tranh luận và tìm hiểu đạo, thì đưa tiêu chuẩn "phúc cho ai không thấy mà tin" làm câu trả lời những khi không giải thích nổi. Một vài gia đình mua sách giáo lý Công giáo, nhưng đa số sách bị đóng bụi hoặc chỉ dùng để tham khảo hơn là học tập.
Dĩ nhiên, đức tin của chúng ta không thay đổi, nhưng cách diễn tả đức tin khác biệt tuỳ theo từng thời đại. Nếu chúng ta vững mạnh trong hiểu biết giáo lý và thánh kinh, thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể sống vững mạnh và thanh thản.
Bên cạnh lớp học thánh kinh và giáo lý là các buổi thuyết trình. Nơi nhà thờ, bài giảng, giải thích thánh kinh và cắt nghĩa giáo lý không đủ. Thời gian cho bài giảng khoảng chừng mười phút, làm sao có thể giúp người nghe nắm rõ vấn đề? Thuyết trình giúp chúng ta việc này. Người thuyết trình thường đào sâu một chủ đề sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, nhờ vậy người nghe dễ hiểu trọn vẹn vấn đề và dễ nhìn toàn bộ bức tranh. Thuyết trình mang nhiều mầu sắc khác nhau: có thể tập trung vào đề tài thánh kinh hoặc một vấn đề thời sự luân lý. Có thể là một khám phá mới về liên hệ giữa đức tin và khoa học, hoặc đức tin và nhu cầu sống của con người. Ngày nay, xã hội xuất hiện rất nhiều vấn nạn không chỉ liên quan đến luân lý mà còn đến khuôn mẫu sống. Các đề tài như đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính, phá thai, buôn súng, trợ tử, thế nào là cuộc chiến chính đáng.. đang là những vấn đề nóng bỏng và quan trọng hiện nay.
Đôi khi chúng ta cho rằng một năm đi cấm phòng là đã đủ. Các buổi cấm phòng như vậy rất quan trọng cho đời sống tâm linh. Sau thời gian dài vất vả với các sinh hoạt, tâm hồn và thể xác cần nghỉ ngơi. Trong khi tĩnh tâm, chúng ta có dịp suy nghĩ về việc đã làm và thống hối những lỗi lầm. Tuy nhiên, tĩnh tâm là cơ hội bồi bổ tâm hồn; còn đi dự thuyết trình là bồi bổ sự hiểu biết. Nếu chúng ta hàng năm đi nghỉ hè để bồi bổ thân xác, thì tâm hồn và trí khôn cũng cần như vậy.
Cổ nhân thường nói "vô tri, bất mộ," không biết thì không yêu mến. Không biết nhiều về Chúa thì cũng khó mộ mến Chúa tương xứng. Mộ mến không dựa trên bằng cấp và thông thái nhưng trên sự hiểu biết về Chúa. Chúng ta không thể để đức tin và hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa lẫn lộn với mê tín, dị đoan. Chúng ta cần dùng sức mạnh của thánh kinh và giáo lý chữa trị những thói xấu dù là văn hoá hay truyền thống.
Nếu ban giảng huấn hoặc cha linh hướng cùng đưa ra một chương trình huấn luyện nhân bản dựa trên thánh kinh và giáo lý, thì môi trường đoàn thể công giáo tiến hành là nơi tốt nhất để sửa lại các khuyết điểm, các tiêu cực văn hoá. Tại sao? Một trong những mục đích của công trình cứu chuộc nơi Chúa Giêsu là sửa sai văn hoá Do Thái đương thời. Phaolô cũng đã hướng dẫn và sửa sai dân thành A-then giúp họ thoát khỏi sự mù tối văn hoá (TĐCV 17: 22-23). Giáo xứ có những hạt giống tốt, men bột giúp sửa sai tiêu cực văn hoá thì cả giáo xứ và xã hội sẽ dậy men. Hội viên Công giáo tiến hành, sau khi được huấn luyện nghiêm chỉnh và đầy đủ, sẽ là men bột và hạt giống tốt, làm nền tảng cho giáo xứ, cho xã hội.
Song song với các học hỏi mang tính cách tri thức, chúng ta tiếp tục kết hợp với Chúa qua biểu dương đức tin. Lần hạt Mân côi, kinh cầu chịu nạn, ngắm đàng thánh giá, kinh cầu Đức Bà.. chúng ta đọc rất sùng kính và tin tưởng. Nơi nhiều đoàn thể, nếu hội họp mà không lần hạt Mân côi thì chưa đủ. Chúng ta đã làm theo lời khuyên nhủ của Phaolô cho 1 Ti-mô-thê 2: 1- 2 "Tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khấn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh."
Dĩ nhiên, cho cân bằng đời sống, chúng ta nên phát triển thêm những gì còn yếu kém và gìn giữ những gì đã phát triển, hầu tinh thần, tôn chỉ và mục đích của các đoàn thể công giáo tiến hành cân bằng hơn.
Hoạt động
Phaolô không chỉ suy niệm mà còn rao giảng những gì đã suy niệm. Ngài không ngừng nghỉ bôn ba nhiều nơi, nhiều chỗ thiết lập cộng đoàn. Hoạt động của ngài đi song đôi với hiểu biết và suy niệm về Chúa. Trước khi bị bắt và chịu tử đạo, ngài đã thực hiện ba cuộc hành trình dài và thiết lập nhiều giáo đoàn. Tại mỗi giáo đoàn, ngài uỷ nhiệm người lãnh đạo giáo đoàn các bổn phận khác nhau. Ngài giảng trong hội đường (TĐCV 13: 13-40; 14: 1-2); trên đường phố (TĐCV 16: 17); trong thành phố (TĐCV 16:4); ở bờ sông (TĐCV 16: 13-15). Khi không đến được chỗ này thì sang chỗ khác tiếp tục rao giảng (TĐCV 16: 6-10). Có khi ngài làm phép lạ như chữa người bại chân (TĐCV 14: 8), cho người chết sống lại (TĐCV 20: 7 - 12); có khi bàn cãi với người chưa hiểu biết (TĐCV 16: 19)…
Theo tinh thần đó, nhiều đoàn thể công giáo tiến hành đã cố gắng sống và hoạt động theo ơn đặc sủng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, về phương diện hoạt động, hình như rõ nét hơn cả là đoàn Thiếu nhi thánh thể có sinh hoạt riêng cho và với tuổi trẻ; còn các đoàn thể khác thì tương tự như nhau qua mục vụ thăm viếng bệnh nhân, người có tuổi, cô nhi, quả phụ, cầu nguyện, rước thánh thể, xưng tội thường xuyên, phục tùng hàng giáo phẩm..Đương nhiên, mỗi hội đoàn có một khung cảnh hoạt động khác nhau, nhưng đa số đoàn thể chưa tạo ra nét đặc sủng của mình như Phaolô khác biệt với các tông đồ "Là tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
Chương trình và kế hoạch
Đã đành, tham dự vào đoàn thể là điều đáng quý lắm rồi! Tuy nhiên đến lúc các vị linh hướng và tổng linh hướng, các vị lãnh đạo và những người có trách nhiệm nên cùng nhau ngồi lại để định hướng cho ơn đặc sủng của đoàn mình như Phaolô cách đây 2000 năm. Sự "đột phá" của Phaolô thực sự tạo hướng đi mới cho Giáo hội. Lời Chúa không còn bị giới hạn nơi hội đường và nơi người Do Thái. Quay nhìn lại, chúng ta thấy, mục đích mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người, mà các tông đồ và Phaolô nhắm đến, giống nhau; nhưng hoạt động, chương trình và kế hoạch giữa Phaolô và các tông đồ thì khác nhau nhiều. Đoàn thể công giáo tiến hành đã đến lúc cần đứng lên như Phaolô, nhằm vào đối tượng chuyên biệt theo ơn đặc sủng của mỗi đoàn.
Ngày nay, theo đà văn minh cơ khí và chuyên môn hoá, khoa học tập trung vào một đối tượng chuyên biệt. Mẫu siêu nhân "trên thông thiên văn, dưới thạo địa lý" đã lỗi thời. Người ta không nhờ vả các thầy lang chẩn bệnh chung chung, nhưng tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Đau tim tìm bác sĩ tim, đau chân tìm bác sĩ chân. Bác sĩ gia đình thì lo tổng quát và giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.
Tương tự, chương trình và kế hoạch tôn giáo cũng cần chuyên biệt, hướng đến đối tượng đang bị bỏ quên. Giúp đỡ người nghèo đói, thăm viếng người đau yếu là nhu cầu cấp bách. Cấp bách không kém là hoàn cảnh những cặp vợ chồng vì hoàn cảnh phải bỏ nhau. Không ai muốn li dị. Đừng coi họ như tội nhân khi họ tái hôn ngoài đạo. Những người lỡ phá thai, mang bệnh AIDS, đang cố gắng cai hút sách cần được lưu tâm, không chỉ về tâm lý mà còn về tôn giáo; người tật nguyền cần được yêu thương hơn nữa. Song song, cần chú tâm đến người trong tù, di dân, thất nghiệp.. Đến với họ.
Các vị lãnh đạo công giáo tiến hành, bao gồm linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân nên ngồi lại trong tinh thần Phaolô, duyệt xét xem đối tượng nào thích hợp với ơn đặc sủng của phong trào mình đang hướng dẫn, chú tâm chuyên biệt đến đối tượng đó. Nên có chương trình, kế hoạch dài và ngắn hạn. Sau khi xem xét khả năng nhân sự, vật dụng, nên giới hạn vào một số kế hoạch cụ thể và có thể thực thi.
Có lẽ chúng ta cũng nên tránh các vấn đề thời thượng. Nói cách khác, không nên cùng tập trung vào một đối tượng dù đối tượng này đang được báo chí, truyền thanh nhắc nhở, mà lãng quên mục vụ của mình. Chúng ta làm việc không để nổi tiếng nhưng nhằm đến nhu cầu của giáo hội và tha nhân.
Cộng tác với đoàn thể và xứ đạo
Khi canh tân tinh thần và hoạt động, nên lưu ý điểm quan trọng là sự cộng tác chung với giáo xứ và với những vị có trách nhiệm. Đôi khi một vài đoàn thể quá hăng say với viễn ảnh mới, trở nên quá khích, không muốn cùng đồng hành với giáo xứ và với cha xứ. Thay vì làsức mạnh của giáo xứ, đoàn thể đó trở thành vết thương của cộng đoàn. Gặp những trường hợp khác biệt giữa cha xứ, hội đồng mục vụ và ban chấp hành đoàn thể, câu giải đáp có khi đã nằm trong thánh kinh và sách giáo lý. Đọc kỹ và nghiền ngẫm cho kỹ, người ta sẽ dễ thấy ai đi đúng đường, ai đi trật hướng. Phaolô nói rằng "Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì" (1 Corinthô 13: 1-13). Cho nên lại một lần nữa, khi học hỏi thánh kinh và giáo lý Công giáo, mọi người -bao gồm cả giáo xứ và đoàn thể- đều nhận được lợi ích.
Phaolô, sinh lực mới
Năm thánh Phaolô, tinh thần truyền giáo cho dân ngoại của Phaolô phải là sinh lực mới của đoàn thể. Tại sao nơi lớp học, thầy giáo soạn giáo án hằng năm, hàng tháng, đôi khi hàng tuần cho kịp trào lưu mới, còn chúng ta, rao truyền lời Chúa, thì không có thời giờ và khả năng soạn chương trình huấn luyện cập nhật hoá cho đoàn thể? Thực là điều khó hiểu. Nhưng ngay cả khi nếu chính mình không soạn được vì lý do nào đó, còn có nhiều vị đủ khả năng và kinh nghiệm, sẵn lòng giúp. Ai cũng biết, các bài diễn văn quan trọng về đức tin và luân lý của Đức giáo hoàng, cũng không phải hoàn toàn do ngài soạn và viết. Ngài có chuyên viên từng lãnh vực. Giáo hội chúng ta không thiếu chuyên viên.
Có lẽ nơi đây, cần nhìn đến các sách dậy giáo lý của chương trình CCD nơi giáo xứ Hoa kỳ. Dễ dàng và chi tiết đến độ bất cứ một người trưởng thành có trình độ trung bình đều có thể đứng lớp. Các tác giả trình bầy rõ ràng và chi tiết. Chỉ cần sau một vài buổi huấn luyện, thầy-cô giáo đủ khả năng truyền đạt kiến thức đến học trò. Các buổi huấn luyện hàng tuần hoặc hàng tháng cho đoàn thể, sẽ dễ dàng hơn vì đoàn viên là người lớn, có thiện chí muốn học, muốn sống lời Chúa để truyền giáo.
Hãy chỉ đừng mừng năm thánh qua các thánh lễ dù long trọng và có nhiều người tham dự. Hãy đem tinh thần Phaolô đến với đoàn thể của mình và tha nhân.
L.M. Anthony Đào quang Chính
"Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc dân ngoại. Với tư cách tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
http://www.vietcatholic.net/pics/80805StPaul.jpg
"Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa, được chọn làm tông đồ của Đức Giêsu Kitô kính gửi dân thánh tại Êphêsô, là những người tin vào Đức Giêsu Kitô. (Ephêsô 1: 1)"
Không quá lời để nói rằng Phaolô thay đổi lịch sử đạo Công giáo. Đạo không còn bị hạn chế nơi người Do Thái nhưng mở rộng cho mọi người, trong đó có chúng ta. Khi rao giảng, ngài không ngần ngại gọi dân các thành nghe lời Chúa -qua ngài- như Êphêsô, Colossê là dân thánh, vì họ tin vào Đức Kitô. Dân thánh không chỉ dành cho Do Thái -vẫn tự hào là con cái Abraham, dân được tuyển chọn- nhưng dân thánh là những người tin vào Chúa Kitô phục sinh.
Nơi thế kỷ đầu, giáo xứ, cộng đoàn là giáo hội địa phương, là một Êphêsô hoặc Corinthô. Gia đình là giáo hội tại gia (Tông Đồ Công Vụ 2: 42 - 47). Trong gia đình, mọi người cử hành những sinh hoạt Công giáo nền tảng. Sáng, tối đọc kinh dâng ngày, tạ ơn Chúa. Bữa ăn chung cảm tạ Chúa đã cho sức sống và tình yêu thương.
Theo thời gian, khung sườn nối kết giáo hội tại gia và giáo hội địa phương, tức là nối kết giữa gia đình và giáo xứ là các đoàn thể. Lúc đầu họ là những người đi theo cùng rao giảng với các tông đồ từng giai đoạn "Trong nhóm đó, có mấy người đã chịu tin theo và nhập đoàn với ông Phaolô và ông Xi-la; một số rất đông những người Hy lạp tôn thờ Thiên Chúa và không ít phụ nữ quý phái cũng làm như vậy" (Tông đồ công vụ 17: 4).
Những nhóm người này là nguồn khai sáng cho Công giáo tiến hành của chúng ta bây giờ. Có thể nói, đoàn thể Công giáo tiến hành với nhân sự và hoạt động dồi dào, là một gia đình trung nối kết gia đình nhỏ -giáo hội tại gia- với gia đình lớn là giáo xứ -giáo hội địa phương. Giáo hội nâng đỡ và khuyến khích đoàn thể Công giáo tiến hành, và nói rằng đây là phương tiện tốt giúp chúng ta nên thánh (Xc. Sắc lệnh Tông Đồ Giáo dân). Thông thường, mỗi đoàn thể Công giáo tiến hành có hướng đi và mục tiêu riêng. Đoàn Liên minh thánh tâm dành cho các ông, hội các bà mẹ Công giáo với các bà, dòng ba Đa Minh mong ước sống tinh thần truyền giáo và chiêm niệm của cha thánh Đa Minh. Thiếu nhi thánh thể, qua sinh hoạt và điều lệ, không những thánh hoá bản thân mà còn môi trường sống.
Thế nhưng điều đáng tiếc là nhiều thủ bản của các đoàn thể chưa cập nhật hoá. Dĩ nhiên tinh thần và ý hướng của vị sáng lập cần giữ nguyên, nhưng phương cách thông đạt nên thích ứng cho hợp thời đại. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân tại sao đoàn thể Công giáo tiến hành tại Au mỹ không còn sinh hoạt mạnh mẽ nữa.
Nhìn chung, hình như thủ bản và sinh hoạt của các đoàn thể giống nhau. Vì cùng mong muốn thánh hoá bản thân, truyền giáo, qua cầu nguyện và bác ái, nên đoàn thể nào cũng có chương trình tương tự. Vì vậy có người tham gia luôn một lúc bốn, năm đoàn thể khác nhau, chỉ với hy vọng khi qua đời, nhiều người, nhiều đoàn thể tiễn đưa.
Tiêu cực.
Ngược lại, một vài người ngần ngại tham gia đoàn thể Công giáo tiến hành vì cho rằng cùng với ơn lành, dễ gặp điều dữ. Đã không ít người phàn nàn "Từ khi nhà tôi vào hội, chuyện gì trong nhà xứ, bà ấy cũng biết. Về nhà, kể đi, kể lại cho cả nhà nghe. Như vậy phải chăng là nói hành, nói tỏi?" Lại có bà than thở "May vài cái áo dài, giá rẻ rề mà không dám mặc, sợ bị chê đỏm dáng." Chắc hẳn bà đã nghe lời chê bai dành cho đoàn viên khác, nên không dám mặc.
Người khác nhận xét "Nguyệt liễm thì đã đành, sao còn phải đóng cho truyền giáo này, xây nhà thờ kia. Lắm thứ thế?" Dĩ nhiên thu túi là do lòng tự nguyện, nhưng thấy người chung quanh góp phần vào nâng đỡ ơn thiên triệu, giúp quỹ bác ái tại Việt Nam, mua chén lễ, áo lễ cho nhà xứ. . mà cứ phớt lờ đi thì khó coi quá. Khổ nỗi gia đình không có nhiều nguồn thu nhập; thân nhân họ hàng từ Việt Nam cứ viết thư sang nhắc khéo, biết xoay sở ra sao? Có nhiều vị vừa đến cửa nhà thăm con, chưa kịp chào hỏi, đã mang ra vài tập vé số nhờ con cháu mua giùm, vì nhà thờ đang gây quỹ, và mỗi đoàn thể phải tiêu thụ một ít!
Đấy là chưa kể đến "ăn cơm nhà, đi vác ngà voi" bị vạ miệng. Trong các phiên họp, nếu thành thật phát biểu ý kiến thì thế nào cũng có bất đồng, hoặc chẳng may quá lời thì thành to tiếng. Khổ nỗi, tự ái của mình và của người khác cao bằng trời. Ở nhà quen tính quát mắng, đi họp thành ra cãi nhau, thở vắn than dài, chê trách, giận hờn. Ơn lành chưa thấy đâu, mất bình an trong lòng thì đã rõ. Chẳng may, người phối ngẫu không đồng ý, thì chiến tranh xẩy ra không những ở nhà thờ mà còn ở nhà ở nữa.
Thực tế, một vài người quá sốt sắng với giáo xứ đến độ không còn nhiều thời giờ cho gia đình, cho vợ, cho chồng và con cái, nhất là với con cái đang tuổi "teen" là tuổi cần cha mẹ chăm sóc đặc biệt. Sinh hoạt đoàn thể thành phương tiện tránh việc quan đi ở chùa như người xưa thường nói. Nhà thờ trở thành lý do chính thức và chính đáng tránh bổn phận gia đình. Dĩ nhiên, như mọi trường hợp khác, cần lưu ý đến đối thoại hai chiều. Có khi người phối ngẫu, thường là các ông, không muốn vợ sinh hoạt vì lý do nào đó, than trách rằng, người vợ không chu toàn bổn phận, trong khi mình thì việc nhà thờ cũng lười và việc nhà cũng trốn.
Vài ba người được bầu cử vào chức vụ lãnh đạo hội đoàn trở thành mục tiêu cho người khác ngắm "bắn". Có học thức một chút thì rất dễ bị coi là kênh kiệu. Còn không có chức vụ cao hồi ở Việt Nam, thì bị chê là chỉ dám "vác mặc" trong nhà thờ chứ ở ngoài xã hội thì ai thèm nhờ. Có bà chủ tịch hội các bà mẹ Công giáo bị phu quân bêu rếu mọi chỗ, "Bây giờ làm lớn rồi, không thèm nghe lời 'thằng này' nữa. Mà hễ ông cha nói thì le te làm mọi việc!" Vị linh mục bỗng dưng bị "lạc đạn." Nếu gia đình không yên, thì có nên sinh hoạt đoàn thể hoặc nhà thờ không nhỉ? Đâu là ưu tiên?
Tệ hơn nữa, có vị quá nhiệt thành với đoàn thể, muốn hướng dẫn đoàn thể theo sáng kiến riêng. Đáng tiếc là sáng kiến của mình không giống với sáng kiến của cha xứ thành ra có những bất mãn, lời ong tiếng ve. Giáo xứ trở thành bãi chiến trường giữa cha xứ với ban chấp hành, giữa hội đồng mục vụ và đoàn thể.
Phản ứng trước những vấn nạn
Nhìn kinh nghiệm đó, một vài cha xứ phản ứng rất tiêu cực. Có vị thẳng thừng dẹp gần hết đoàn thể, chỉ để lại dăm ba đoàn "dễ bảo." Vị khác thành lập đoàn mới, tên mới nhằm phục vụ chương trình nào đó. Có vị tiếp tục hướng dẫn đoàn thể nhưng rất thờ ơ. Nhiều vị thực ra cũng không biết rõ vai trò của mình thế nào với các sinh hoạt đoàn thể. Linh hướng, linh giám thì ai cũng biết, nhưng phải chăng chỉ đến để ban phép lành? Để nói vài lời yên ủi, khích lệ? Để ngồi nghe thảo luận chuyện nội bộ? Để đóng vai trò làm hoà khi có cãi nhau? Nếu ban lãnh đạo "dễ thương" thì tình cha con thắm thiết, chẳng may cha con không thuận thảo, thì khổ và tạo ra gương mù cho mọi người.
Chữa lành cơn bệnh văn hoá trầm kha?
Không sai khi nói rằng các tiêu cực trên mang tính cách văn hoá. Chẳng phải riêng Công giáo Tiến hành mang chứng bệnh này. Hình như sinh hoạt đoàn thể nào dù đời hay đạo, đều đối diện với chúng. Cho nên có người đau lòng nói, đó là căn bệnh của người Á châu nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Vậy phải chăng Au Mỹ không vướng phải những tiêu cực này hay có mà ít không đáng kể?
Đã là người thì không ai tránh khỏi tham sân si, ghen tương, kiêu ngạo và ích kỷ. Cho nên người Au Mỹ hay Phi châu hay Á châu cũng cùng số phận. Tuy nhiên, Au Mỹ và Á châu quan niệm về gia đình khác nhau rất nhiều.
Á châu và người Việt không giới hạn gia đình mình nơi cha mẹ và con cái. Đại gia đình có thể bao gồm ông bà, dâu rể, cô dì chú bác và bạn bè của mình, và đôi khi cả bạn bè của ông bà, dâu rể, cô dì chú bác. Đó là sức mạnh và cũng là yếu điểm. Khi buồn, vui, chúng ta thường kể cho "người nhà" nghe. Nhưng "người nhà" không chỉ vài ba người mà thường là vài ba chục người. Vài ba chục người cộng với bằng hữu dễ trở nên đám đông. Do đó, khi phê bình ai thì lời phê bình này dễ bay xa và rộng đến nhiều người lắm. Đấy là chưa kể tam sao thất bản, sau vài ngày, đã biến thành câu truyện khác, có khi rất độc địa và chua cay.
Người Au Mỹ cũng mang những tiêu cực tương tự. Cũng chê bai, dèm pha. Nhưng gia đình của họ nhỏ hơn nhiều, nghĩa là họ kể cho chồng/vợ nghe. Nhiều gia đình lại có thói quen không cho con cái biết chuyện cha mẹ. Do đó, hiện tượng tiêu cực cũng bị giới hạn. Nếu chúng ta "lọt" vào vòng trong gia đình của họ hoặc thực sự được họ coi như gia đình, thì thấy những phê bình này mãnh liệt không kém gì của chúng ta đâu!
Tích cực. Đoàn thể công giáo tiến hành cần mang tinh thần Phaolô.
Thực tế cho thấy các đoàn thể Công giáo tiến hành đã và đang là những nhà truyền giáo hữu hiệu nhất. Họ không chỉ thánh hoá bản thân và gia đình, nhưng còn là những Phaolô của mọi sắc dân, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Nói cách khác đi, nếu sống theo tinh thần Phaolô, thì đoàn thể công giáo tiến hành sẽ là sức mạnh chữa lành căn bệnh văn hoá tiêu cực này.
Công giáo tiến hành cùng Phaolô chia sẻ chung một mục đích là thánh hoá bản thân, thánh hoá gia đình và thánh hoá xã hội. Trung tâm điểm của thánh hoá là Chúa Giêsu. Phaolô viết "Tin mừng tôi loan báo cho anh em không phải do loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dậy cho tôi Tin mừng ấy, nhưng chính là Đức Giêsu Kitô đã mặc khải (Ga-lát 1: 12).
Để đạt đến và hiểu cũng như sống mặc khải từ Đức Kitô, Phaolô sau khi ngã ngựa trên đường Damascus, đã ẩn thân ba năm bên Ả rập (Ga-lát 1: 17). Tuy lúc còn nhỏ, đã được huấn luyện nghiêm ngặt như một Pharisêu, tức là người tự hào thông hiểu luật Chúa (TĐCV 22: 3-4), nhưng Phaolô hiểu rằng như vậy chưa đủ. Ngài dành thời giờ tìm hiểu thêm về Chúa Giêsu. Ngài nói rằng nhờ Thần khí mà chúng ta trở nên con Thiên Chúa "Quả vậy, ai được Thần khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa.. Thần khí làm cho anh em trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên 'Ap-ba' nghĩa là Cha ơi." (Roma 8: 14). Riêng về điểm này thì hình như đoàn thể công giáo tiến hành chưa cùng song hành với Phaolô. Đa số chưa chính thức có chương trình học hỏi thánh kinh. Nếu có thì do sáng kiến cá nhân hơn là chương trình chung cho cả đoàn trên lãnh vực toàn quốc.
Bên cạnh học hỏi thánh kinh, cần lưu tâm đến giáo lý. Nhìn chung, nơi nhiều người Việt Nam, sách giáo lý vỡ lòng dành cho các em xưng tọi lần đầu phổ thông hơn sách giáo lý Công giáo. Các câu hỏi, đáp vẫn dễ nhớ hơn chương mục cần nghiên cứu. Hình như sách giáo lý quá khô khan? Hay tại chúng ta không thực tâm muốn dành thời giờ học hỏi và nghiên cứu thêm? Hay sách quá mắc tiền? Tại sách không có người dậy? Tại giáo hội chưa khuyến khích giáo dân cho đủ, chưa trình bầy rõ tầm quan trọng của sách? Tại các vị điều hành đoàn chưa áp dụng cho đúng lời giáo huấn của giáo hội? Lời của Phaolô vẫn còn đang vang vọng: "Làm sao họ tin Đấng họ không nghe biết? Làm sao họ nghe nếu không có ai rao giảng...Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô" (Roma 10: 14-17)
Trên thực tế, nhiều nhà thờ không có lớp giáo lý cho người lớn. Có lớp thánh kinh nhưng rất ít nơi dậy giáo lý. Ai cũng biết, giáo lý dựa trên thánh kinh và giải thích thánh kinh. Không có giáo lý, chúng ta khó hiểu rõ thánh kinh. Khi nghiên cứu giáo lý, chúng ta còn học hỏi thêm về Ba ngôi Thiên Chúa, các bí tích, Đức Mẹ, các thánh và Giáo hội..
Phải nhìn nhận, hiểu biết của chúng ta về Chúa Ba ngôi, Đức Mẹ, các thánh và bí tích bị giới hạn trong các buổi học giáo lý khi còn nhỏ. Lớn lên, đa số không có cơ hội học hỏi thêm. Nhiều vị tự hào rằng những gì mình học thuở xưa quá đủ; nên khi nói chuyẹn với người khác thì cho rằng mình đã biết hết! Nếu quan niệm như vậy thì Giáo hội chẳng cần đến các bộ sách giáo lý mới, và Phaolô cũng chẳng cần ẩn thân ba năm nghiền ngẫm thêm làm gì. Cho nên, lúc cần tranh luận và tìm hiểu đạo, thì đưa tiêu chuẩn "phúc cho ai không thấy mà tin" làm câu trả lời những khi không giải thích nổi. Một vài gia đình mua sách giáo lý Công giáo, nhưng đa số sách bị đóng bụi hoặc chỉ dùng để tham khảo hơn là học tập.
Dĩ nhiên, đức tin của chúng ta không thay đổi, nhưng cách diễn tả đức tin khác biệt tuỳ theo từng thời đại. Nếu chúng ta vững mạnh trong hiểu biết giáo lý và thánh kinh, thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể sống vững mạnh và thanh thản.
Bên cạnh lớp học thánh kinh và giáo lý là các buổi thuyết trình. Nơi nhà thờ, bài giảng, giải thích thánh kinh và cắt nghĩa giáo lý không đủ. Thời gian cho bài giảng khoảng chừng mười phút, làm sao có thể giúp người nghe nắm rõ vấn đề? Thuyết trình giúp chúng ta việc này. Người thuyết trình thường đào sâu một chủ đề sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, nhờ vậy người nghe dễ hiểu trọn vẹn vấn đề và dễ nhìn toàn bộ bức tranh. Thuyết trình mang nhiều mầu sắc khác nhau: có thể tập trung vào đề tài thánh kinh hoặc một vấn đề thời sự luân lý. Có thể là một khám phá mới về liên hệ giữa đức tin và khoa học, hoặc đức tin và nhu cầu sống của con người. Ngày nay, xã hội xuất hiện rất nhiều vấn nạn không chỉ liên quan đến luân lý mà còn đến khuôn mẫu sống. Các đề tài như đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính, phá thai, buôn súng, trợ tử, thế nào là cuộc chiến chính đáng.. đang là những vấn đề nóng bỏng và quan trọng hiện nay.
Đôi khi chúng ta cho rằng một năm đi cấm phòng là đã đủ. Các buổi cấm phòng như vậy rất quan trọng cho đời sống tâm linh. Sau thời gian dài vất vả với các sinh hoạt, tâm hồn và thể xác cần nghỉ ngơi. Trong khi tĩnh tâm, chúng ta có dịp suy nghĩ về việc đã làm và thống hối những lỗi lầm. Tuy nhiên, tĩnh tâm là cơ hội bồi bổ tâm hồn; còn đi dự thuyết trình là bồi bổ sự hiểu biết. Nếu chúng ta hàng năm đi nghỉ hè để bồi bổ thân xác, thì tâm hồn và trí khôn cũng cần như vậy.
Cổ nhân thường nói "vô tri, bất mộ," không biết thì không yêu mến. Không biết nhiều về Chúa thì cũng khó mộ mến Chúa tương xứng. Mộ mến không dựa trên bằng cấp và thông thái nhưng trên sự hiểu biết về Chúa. Chúng ta không thể để đức tin và hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa lẫn lộn với mê tín, dị đoan. Chúng ta cần dùng sức mạnh của thánh kinh và giáo lý chữa trị những thói xấu dù là văn hoá hay truyền thống.
Nếu ban giảng huấn hoặc cha linh hướng cùng đưa ra một chương trình huấn luyện nhân bản dựa trên thánh kinh và giáo lý, thì môi trường đoàn thể công giáo tiến hành là nơi tốt nhất để sửa lại các khuyết điểm, các tiêu cực văn hoá. Tại sao? Một trong những mục đích của công trình cứu chuộc nơi Chúa Giêsu là sửa sai văn hoá Do Thái đương thời. Phaolô cũng đã hướng dẫn và sửa sai dân thành A-then giúp họ thoát khỏi sự mù tối văn hoá (TĐCV 17: 22-23). Giáo xứ có những hạt giống tốt, men bột giúp sửa sai tiêu cực văn hoá thì cả giáo xứ và xã hội sẽ dậy men. Hội viên Công giáo tiến hành, sau khi được huấn luyện nghiêm chỉnh và đầy đủ, sẽ là men bột và hạt giống tốt, làm nền tảng cho giáo xứ, cho xã hội.
Song song với các học hỏi mang tính cách tri thức, chúng ta tiếp tục kết hợp với Chúa qua biểu dương đức tin. Lần hạt Mân côi, kinh cầu chịu nạn, ngắm đàng thánh giá, kinh cầu Đức Bà.. chúng ta đọc rất sùng kính và tin tưởng. Nơi nhiều đoàn thể, nếu hội họp mà không lần hạt Mân côi thì chưa đủ. Chúng ta đã làm theo lời khuyên nhủ của Phaolô cho 1 Ti-mô-thê 2: 1- 2 "Tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khấn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh."
Dĩ nhiên, cho cân bằng đời sống, chúng ta nên phát triển thêm những gì còn yếu kém và gìn giữ những gì đã phát triển, hầu tinh thần, tôn chỉ và mục đích của các đoàn thể công giáo tiến hành cân bằng hơn.
Hoạt động
Phaolô không chỉ suy niệm mà còn rao giảng những gì đã suy niệm. Ngài không ngừng nghỉ bôn ba nhiều nơi, nhiều chỗ thiết lập cộng đoàn. Hoạt động của ngài đi song đôi với hiểu biết và suy niệm về Chúa. Trước khi bị bắt và chịu tử đạo, ngài đã thực hiện ba cuộc hành trình dài và thiết lập nhiều giáo đoàn. Tại mỗi giáo đoàn, ngài uỷ nhiệm người lãnh đạo giáo đoàn các bổn phận khác nhau. Ngài giảng trong hội đường (TĐCV 13: 13-40; 14: 1-2); trên đường phố (TĐCV 16: 17); trong thành phố (TĐCV 16:4); ở bờ sông (TĐCV 16: 13-15). Khi không đến được chỗ này thì sang chỗ khác tiếp tục rao giảng (TĐCV 16: 6-10). Có khi ngài làm phép lạ như chữa người bại chân (TĐCV 14: 8), cho người chết sống lại (TĐCV 20: 7 - 12); có khi bàn cãi với người chưa hiểu biết (TĐCV 16: 19)…
Theo tinh thần đó, nhiều đoàn thể công giáo tiến hành đã cố gắng sống và hoạt động theo ơn đặc sủng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, về phương diện hoạt động, hình như rõ nét hơn cả là đoàn Thiếu nhi thánh thể có sinh hoạt riêng cho và với tuổi trẻ; còn các đoàn thể khác thì tương tự như nhau qua mục vụ thăm viếng bệnh nhân, người có tuổi, cô nhi, quả phụ, cầu nguyện, rước thánh thể, xưng tội thường xuyên, phục tùng hàng giáo phẩm..Đương nhiên, mỗi hội đoàn có một khung cảnh hoạt động khác nhau, nhưng đa số đoàn thể chưa tạo ra nét đặc sủng của mình như Phaolô khác biệt với các tông đồ "Là tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
Chương trình và kế hoạch
Đã đành, tham dự vào đoàn thể là điều đáng quý lắm rồi! Tuy nhiên đến lúc các vị linh hướng và tổng linh hướng, các vị lãnh đạo và những người có trách nhiệm nên cùng nhau ngồi lại để định hướng cho ơn đặc sủng của đoàn mình như Phaolô cách đây 2000 năm. Sự "đột phá" của Phaolô thực sự tạo hướng đi mới cho Giáo hội. Lời Chúa không còn bị giới hạn nơi hội đường và nơi người Do Thái. Quay nhìn lại, chúng ta thấy, mục đích mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người, mà các tông đồ và Phaolô nhắm đến, giống nhau; nhưng hoạt động, chương trình và kế hoạch giữa Phaolô và các tông đồ thì khác nhau nhiều. Đoàn thể công giáo tiến hành đã đến lúc cần đứng lên như Phaolô, nhằm vào đối tượng chuyên biệt theo ơn đặc sủng của mỗi đoàn.
Ngày nay, theo đà văn minh cơ khí và chuyên môn hoá, khoa học tập trung vào một đối tượng chuyên biệt. Mẫu siêu nhân "trên thông thiên văn, dưới thạo địa lý" đã lỗi thời. Người ta không nhờ vả các thầy lang chẩn bệnh chung chung, nhưng tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Đau tim tìm bác sĩ tim, đau chân tìm bác sĩ chân. Bác sĩ gia đình thì lo tổng quát và giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.
Tương tự, chương trình và kế hoạch tôn giáo cũng cần chuyên biệt, hướng đến đối tượng đang bị bỏ quên. Giúp đỡ người nghèo đói, thăm viếng người đau yếu là nhu cầu cấp bách. Cấp bách không kém là hoàn cảnh những cặp vợ chồng vì hoàn cảnh phải bỏ nhau. Không ai muốn li dị. Đừng coi họ như tội nhân khi họ tái hôn ngoài đạo. Những người lỡ phá thai, mang bệnh AIDS, đang cố gắng cai hút sách cần được lưu tâm, không chỉ về tâm lý mà còn về tôn giáo; người tật nguyền cần được yêu thương hơn nữa. Song song, cần chú tâm đến người trong tù, di dân, thất nghiệp.. Đến với họ.
Các vị lãnh đạo công giáo tiến hành, bao gồm linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân nên ngồi lại trong tinh thần Phaolô, duyệt xét xem đối tượng nào thích hợp với ơn đặc sủng của phong trào mình đang hướng dẫn, chú tâm chuyên biệt đến đối tượng đó. Nên có chương trình, kế hoạch dài và ngắn hạn. Sau khi xem xét khả năng nhân sự, vật dụng, nên giới hạn vào một số kế hoạch cụ thể và có thể thực thi.
Có lẽ chúng ta cũng nên tránh các vấn đề thời thượng. Nói cách khác, không nên cùng tập trung vào một đối tượng dù đối tượng này đang được báo chí, truyền thanh nhắc nhở, mà lãng quên mục vụ của mình. Chúng ta làm việc không để nổi tiếng nhưng nhằm đến nhu cầu của giáo hội và tha nhân.
Cộng tác với đoàn thể và xứ đạo
Khi canh tân tinh thần và hoạt động, nên lưu ý điểm quan trọng là sự cộng tác chung với giáo xứ và với những vị có trách nhiệm. Đôi khi một vài đoàn thể quá hăng say với viễn ảnh mới, trở nên quá khích, không muốn cùng đồng hành với giáo xứ và với cha xứ. Thay vì làsức mạnh của giáo xứ, đoàn thể đó trở thành vết thương của cộng đoàn. Gặp những trường hợp khác biệt giữa cha xứ, hội đồng mục vụ và ban chấp hành đoàn thể, câu giải đáp có khi đã nằm trong thánh kinh và sách giáo lý. Đọc kỹ và nghiền ngẫm cho kỹ, người ta sẽ dễ thấy ai đi đúng đường, ai đi trật hướng. Phaolô nói rằng "Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì" (1 Corinthô 13: 1-13). Cho nên lại một lần nữa, khi học hỏi thánh kinh và giáo lý Công giáo, mọi người -bao gồm cả giáo xứ và đoàn thể- đều nhận được lợi ích.
Phaolô, sinh lực mới
Năm thánh Phaolô, tinh thần truyền giáo cho dân ngoại của Phaolô phải là sinh lực mới của đoàn thể. Tại sao nơi lớp học, thầy giáo soạn giáo án hằng năm, hàng tháng, đôi khi hàng tuần cho kịp trào lưu mới, còn chúng ta, rao truyền lời Chúa, thì không có thời giờ và khả năng soạn chương trình huấn luyện cập nhật hoá cho đoàn thể? Thực là điều khó hiểu. Nhưng ngay cả khi nếu chính mình không soạn được vì lý do nào đó, còn có nhiều vị đủ khả năng và kinh nghiệm, sẵn lòng giúp. Ai cũng biết, các bài diễn văn quan trọng về đức tin và luân lý của Đức giáo hoàng, cũng không phải hoàn toàn do ngài soạn và viết. Ngài có chuyên viên từng lãnh vực. Giáo hội chúng ta không thiếu chuyên viên.
Có lẽ nơi đây, cần nhìn đến các sách dậy giáo lý của chương trình CCD nơi giáo xứ Hoa kỳ. Dễ dàng và chi tiết đến độ bất cứ một người trưởng thành có trình độ trung bình đều có thể đứng lớp. Các tác giả trình bầy rõ ràng và chi tiết. Chỉ cần sau một vài buổi huấn luyện, thầy-cô giáo đủ khả năng truyền đạt kiến thức đến học trò. Các buổi huấn luyện hàng tuần hoặc hàng tháng cho đoàn thể, sẽ dễ dàng hơn vì đoàn viên là người lớn, có thiện chí muốn học, muốn sống lời Chúa để truyền giáo.
Hãy chỉ đừng mừng năm thánh qua các thánh lễ dù long trọng và có nhiều người tham dự. Hãy đem tinh thần Phaolô đến với đoàn thể của mình và tha nhân.
L.M. Anthony Đào quang Chính