Dan Lee
08-06-2008, 06:32 PM
Khu vườn đất mẹ.
Trong mùa nghỉ hè, dù leo núi, xuốn biển tắm, đi dạo ngoài đồng ruộng, trồng cây thu dọn vườn…đâu đâu ta cũng đặt chân trên nền đất, tay đụng chạm với đất, và con người chúng ta luôn luôn cần đất trong đời sống mình.
Đất được hiểu là người mẹ của con người. Vì thế chúng ta vẫn thường nói: Đất Mẹ. Trong Kinh Thánh và trong các truyện thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới cũng hiểu như vậy.
Thánh Phanxicô thánh Assisi đã ca ngợi gọi đất là „Mẹ“. Vì từ đất nảy sinh bông hoa tươi đẹp, cây cỏ xanh tốt, trái chín thơm ngon.
Vào thời Thượng cổ, người ta cho rằng đất là một trong bốn yếu tố căn bản làm nên trụ vũ thế giới. Chúng ta vẫn thường nói: Từ trong lòng đất! Điều này muốn nói sự sống nảy sinh từ đó mà ra, và đồng thời cũng còn muốn diễn tả dấu chỉ hình ảnh của đất trong mơ ước. Đất là hình ảnh nói về sự phong phú mầu mỡ, về tình mẹ, về sự sinh sản, về phát triển lớn lên và nuôi sống.
„Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm“ ( St 1,1-2)
Kinh Thánh mở đầu bằng những lời như thế trong tường thuật về sự sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa: Vùng khô ráo là đất nổi lên ( St 1,10) và từ đó nẩy sinh sự sống ( St 1,24). Đất là khu vườn cho sự sống, hành tinh của con người, nguyên liệu cho sự sống.
Đất không chỉ là nôi mầm nguyên liệu cho con người, nhưng đất còn là nhịp cầu gạch nối với trời nữa. Con người thuộc về cả hai đầu mối cực đó. Thánh Phaolô đã có suy tư: „Con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.“ ( 1cor 15,45-49.)
Con người được tạo thành từ đất ( St 2,7) như Kinh Thánh qủa quyết. Như vậy con người là thành phần thuộc về đất. Ngày sau cùng của đời sống trên trần gian, trong lễ nghi an táng, Giáo Hội nói lời tiễn biệt: Từ bụi đất con đã được tạo thành và bây giờ con trở về với bụi đất!
Nhưng không phải chỉ con người gắn liền với đất, mà đất cũng gắn liền với con người cùng lệ thuộc con người. Những tin tức cùng hình ảnh về sự phá hủy thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường đất sinh sống càng ngày nhiều, càng rõ về điều này. Đang có những nỗ lực sửa chữa những vùng đất bị phá hủy ô nhiễm cho có sức sinh sống cho trở lại mầu mỡ phì nhiêu, cùng những cung cách việc sử dụng đất sao cho không bị phá hủy tính chất thiên nhiên của đất.
Tội nguyên tổ của Ông Bà Adong Evà không chỉ gây ra sự rối loạn mối quan hệ tình cha con với Thiên Chúa, là Đấng dựng nên con người. Nhưng còn mang đến hậu qủa làm cho khu vườn sự sống là đất đai thiên nhiên cũng bị trở nên rối loạn cho cuộc sống.“ Với con người, Chúa phán: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó";,nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. „ ( St 3,17)
Truyện thần thoại xứ Hylạp thuật kể lại sử tích của người không lồ Antaios, là con trai của người mẹ đất Gaia. Antaios là một người chiến đấu có sức khoẻ cường tráng, hùng dũng như một con gấu. Mỗi khi anh ta mệt nhọc mất nhiều sức, anh ta chỉ cần nằm ngủ trên nền đất, là có lại sức khoẻ mới như trước ngay.
Nếu con người chúng ta nhận biết mình là người con sinh ra từ đất, và cần đất cho sự sống, chúng ta có bổn phận trách nhiệm trong tương quan liên đới với người mẹ nền đất của mình: gìn giữ chất mầu mỡ sự sống của khu vườn đất sự sống trời cao tạo dựng.
Năm 1855 thổ dân da đỏ bên Mỹ châu đã gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ bức thư nói về mối ưu tư lo lắng của họ trước tình trạng đất đai của họ ngày càng bị lấn chiếm phá hủy. Trong đó có đoạn: „Đất là người mẹ của chúng tôi. Những gì đụng chạm tới người mẹ Đất, cũng đụng chạm tới nhữn g người con của Đất mẹ…. Đất không thuộc về con người, nhưng con người thuộc về đất… Đất không còn là anh em của con người, nhưng là địch thù, khi con người xâm chiếm đất, họ sẽ tiếp tục bước qua lằn ranh đi tới nữa. Sự đói khát của con người sẽ thắt buộc đất nhỏ hẹp lại, và sau cùng sẽ để lại những gì không khác hơn là sa mạc hoang vu.“
Con người là con Thiên Chúa được tạo dựng từ đất. Họ là con của Đất mẹ. Họ sống cần có đất mẹ. Đất mang lại cho họ hoa trái sự sinh sống cùng niềm vui hạnh phúc. Vì thế, trách nhiệm bổn phận của con người là đóng góp xây dựng gìn giữ môi trường khu vườn đất sự sống cho hôm nay và ngày mai.
Chúc mùa Hè nghỉ ngơi lấy nhiều sức khoẻ và niềm vui từ khu vườn đất mẹ!
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Trong mùa nghỉ hè, dù leo núi, xuốn biển tắm, đi dạo ngoài đồng ruộng, trồng cây thu dọn vườn…đâu đâu ta cũng đặt chân trên nền đất, tay đụng chạm với đất, và con người chúng ta luôn luôn cần đất trong đời sống mình.
Đất được hiểu là người mẹ của con người. Vì thế chúng ta vẫn thường nói: Đất Mẹ. Trong Kinh Thánh và trong các truyện thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới cũng hiểu như vậy.
Thánh Phanxicô thánh Assisi đã ca ngợi gọi đất là „Mẹ“. Vì từ đất nảy sinh bông hoa tươi đẹp, cây cỏ xanh tốt, trái chín thơm ngon.
Vào thời Thượng cổ, người ta cho rằng đất là một trong bốn yếu tố căn bản làm nên trụ vũ thế giới. Chúng ta vẫn thường nói: Từ trong lòng đất! Điều này muốn nói sự sống nảy sinh từ đó mà ra, và đồng thời cũng còn muốn diễn tả dấu chỉ hình ảnh của đất trong mơ ước. Đất là hình ảnh nói về sự phong phú mầu mỡ, về tình mẹ, về sự sinh sản, về phát triển lớn lên và nuôi sống.
„Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm“ ( St 1,1-2)
Kinh Thánh mở đầu bằng những lời như thế trong tường thuật về sự sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa: Vùng khô ráo là đất nổi lên ( St 1,10) và từ đó nẩy sinh sự sống ( St 1,24). Đất là khu vườn cho sự sống, hành tinh của con người, nguyên liệu cho sự sống.
Đất không chỉ là nôi mầm nguyên liệu cho con người, nhưng đất còn là nhịp cầu gạch nối với trời nữa. Con người thuộc về cả hai đầu mối cực đó. Thánh Phaolô đã có suy tư: „Con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.“ ( 1cor 15,45-49.)
Con người được tạo thành từ đất ( St 2,7) như Kinh Thánh qủa quyết. Như vậy con người là thành phần thuộc về đất. Ngày sau cùng của đời sống trên trần gian, trong lễ nghi an táng, Giáo Hội nói lời tiễn biệt: Từ bụi đất con đã được tạo thành và bây giờ con trở về với bụi đất!
Nhưng không phải chỉ con người gắn liền với đất, mà đất cũng gắn liền với con người cùng lệ thuộc con người. Những tin tức cùng hình ảnh về sự phá hủy thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường đất sinh sống càng ngày nhiều, càng rõ về điều này. Đang có những nỗ lực sửa chữa những vùng đất bị phá hủy ô nhiễm cho có sức sinh sống cho trở lại mầu mỡ phì nhiêu, cùng những cung cách việc sử dụng đất sao cho không bị phá hủy tính chất thiên nhiên của đất.
Tội nguyên tổ của Ông Bà Adong Evà không chỉ gây ra sự rối loạn mối quan hệ tình cha con với Thiên Chúa, là Đấng dựng nên con người. Nhưng còn mang đến hậu qủa làm cho khu vườn sự sống là đất đai thiên nhiên cũng bị trở nên rối loạn cho cuộc sống.“ Với con người, Chúa phán: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó";,nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. „ ( St 3,17)
Truyện thần thoại xứ Hylạp thuật kể lại sử tích của người không lồ Antaios, là con trai của người mẹ đất Gaia. Antaios là một người chiến đấu có sức khoẻ cường tráng, hùng dũng như một con gấu. Mỗi khi anh ta mệt nhọc mất nhiều sức, anh ta chỉ cần nằm ngủ trên nền đất, là có lại sức khoẻ mới như trước ngay.
Nếu con người chúng ta nhận biết mình là người con sinh ra từ đất, và cần đất cho sự sống, chúng ta có bổn phận trách nhiệm trong tương quan liên đới với người mẹ nền đất của mình: gìn giữ chất mầu mỡ sự sống của khu vườn đất sự sống trời cao tạo dựng.
Năm 1855 thổ dân da đỏ bên Mỹ châu đã gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ bức thư nói về mối ưu tư lo lắng của họ trước tình trạng đất đai của họ ngày càng bị lấn chiếm phá hủy. Trong đó có đoạn: „Đất là người mẹ của chúng tôi. Những gì đụng chạm tới người mẹ Đất, cũng đụng chạm tới nhữn g người con của Đất mẹ…. Đất không thuộc về con người, nhưng con người thuộc về đất… Đất không còn là anh em của con người, nhưng là địch thù, khi con người xâm chiếm đất, họ sẽ tiếp tục bước qua lằn ranh đi tới nữa. Sự đói khát của con người sẽ thắt buộc đất nhỏ hẹp lại, và sau cùng sẽ để lại những gì không khác hơn là sa mạc hoang vu.“
Con người là con Thiên Chúa được tạo dựng từ đất. Họ là con của Đất mẹ. Họ sống cần có đất mẹ. Đất mang lại cho họ hoa trái sự sinh sống cùng niềm vui hạnh phúc. Vì thế, trách nhiệm bổn phận của con người là đóng góp xây dựng gìn giữ môi trường khu vườn đất sự sống cho hôm nay và ngày mai.
Chúc mùa Hè nghỉ ngơi lấy nhiều sức khoẻ và niềm vui từ khu vườn đất mẹ!
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long