Dan Lee
08-11-2008, 03:33 PM
Ý Chúa
Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, Chúa Giêsu sai các môn đệ xuống thuyền đi qua bên kia bờ hồ còn Ngài một mình trên núi cầu nguyện (Mat 14,22-33)
Chuyến hải hành này các môn đệ phải chống chọi với gió to, sóng lớn, đêm đen. Trong số các ông nhiều người dù dầy dạn kinh nghiệm đi biển, chèo đêm các ông vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, sợ đến rùng mình khi Chúa ở bên kia sườn đồi. Lo sợ mà vẫn tiến tới dù đi trong gian nan, nghi nan, mù mờ. Vì không muốn trái lệnh truyền. Thầy dặn chèo sang bờ bên kia. Các ông làm theo. Sang để làm gì các ông chưa biết. Làm theo ý Chúa và các ông một mình chống chọi với mọi thử thách, gian nan. Làm theo ý Chúa đâu tránh khỏi gian nan, thử thách và ngay cả cô đơn.
Sống thật
Phúc Âm tuần trước thuật truyện Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều. Tuần trước ý Chúa là giúp đám đông ổn định trật tự lắng nghe lời Chúa giảng. Ý Chúa là tích cực làm việc tông đồ, bác ái. Chúa nói với các Tông đồ ‘các con hãy cho họ ăn đi’ khi các ông xin Chúa giải tán dân chúng để họ đi vào làng mạc mua bánh ăn và ngủ qua đêm.
Tuần trước ý Chúa là các tông đồ hãy phân phát bánh cho dân chúng. Tuần này ý Chúa được trải rộng ra đến các công việc hết sức bình thường, các công việc thường nhật chúng ta làm mà đôi khi coi thường, không cho đó chính là ý Chúa. Các tông đồ hôm nay làm theo ý Chúa. Các ông làm gì? Thưa chèo thuyền qua bên kia bờ hồ. Chèo thuyền mà gọi là ý Chúa. Đúng vậy. Chúa bảo các ông các con ‘hãy chèo thuyền qua bờ bên kia trước’.
Trừ những trường hợp có ơn gọi đặc biệt. Một cách bình thường sống theo ý Chúa chính là sống thật với lòng mình, hoàn thành tốt đẹp những việc thường làm trong cuộc sống. Các tông đồ làm theo ý Chúa khi Ngài nói với các ông rõ ràng ‘hãy chèo thuyền qua bờ bên kia trước’. Ý Chúa trong trường hợp này chính là làm công việc hết sức bình thường. Mục đích của việc làm theo ý Chúa là
‘để thiên hạ nhìn thấy việc các con làm mà họ ngợi khen Cha các con là Đấng ngự trên trời.’ Mat 5:16.
Sáng Danh Chúa
Như thế bất cứ việc gì làm sáng Danh Chúa Cha đều là làm theo ý Chúa. Dù việc đó là chèo thuyền, phát bánh, thu lượm bánh vụn thiên hạ quẳng dưới sân, hay ngồi lắng nghe Lời Chúa. Tất cả mọi công việc làm sáng Danh Chúa chính là làm theo ý Chúa. Hiểu như thế hoàn thành công việc hàng ngày, dù làm với mục đích kiếm cơm bánh nhưng việc đó thể hiện tâm tình của một Kitô hữu, làm sáng Danh Chúa chính là làm theo ý Chúa.
Sức Mạnh Chúa
Đâu là điều khác biệt làm theo ý Chúa và theo ý thế gian. Cả hai cùng gặp khó khăn, thử thách, chông gai, hy sinh và nguy hiểm.
Làm theo ý Chúa gặp gian nan kêu cầu Chúa đến cứu. Làm theo ý thế gian khi gặp khó khăn kêu cứu thế gian đến cứu. Điểm khác biệt Chúa cứu luôn thành công. Thế gian cứu khi thành công, khi thất bại vì sức mạnh trần thế có giới hạn. Hơn nữa sức mạnh thế gian chỉ cứu được những gì bên ngoài, thuộc về thân xác; không cứu được những gì linh thiêng, tâm linh, phần hồn. Thiên Chúa cứu được tất cả mọi trường hợp, cả xác lẫn hồn vì sức mạnh Chúa vô hạn vì là sức mạnh của Thần Lực, sức mạnh Thần Linh.
Trong Kinh thánh gió to và nước lũ là những hình ảnh rất gần với tai ương, xáo trộn, tàn phá và huỷ diệt. Hình ảnh rõ ràng nhất là trận lụt Đại Hồng Thuỷ và chuyện Chúa đưa dân Ngài vượt qua Biển Đỏ ráo chân, trong khi quân binh của Pharaô lại bị nước chôn vùi đáy biển.
http://www.vietcatholic.net/pics/out_to_sea.jpg
Hành trình theo Chúa của các Kitô hữu cũng tương tự như chuyến hải hành của các tông đồ xưa. Nhiều lần trong đời chúng ta cũng có cùng cảm giác như các tông đồ. Chúng ta cảm thấy Chúa rất xa, kêu cứu ngày đêm vẫn không thấy bóng Ngài. Chúng ta cũng trải qua những sóng gió trong đời, cũng bao phen bầm dập bởi bão táp. Cô đơn trong đêm trường, lạc lõng giữa ý Chúa, ý riêng. Cũng một mình mò mẫm, cố gắng bước đi nhưng lòng luôn tự hỏi, ngờ vực không biết đúng đường hay đang xuống vực thẳm.
Thực tế cuộc sống cho thấy bão táp, vất vả, bệnh tật và tai ương trong đời chính là sức mạnh đối kháng mỗi Kitô hữu đều phải trải qua. Ngoài những khó khăn và tai vạ trong cuộc sống còn biết bao lần bị cám dỗ, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Cám dỗ dường như pha trộn, lẫn lộn trong cuộc sống, trong những khó khăn vất vả, bệnh tật và tai nạn trong cuộc sống. Chính những chướng ngại này đôi khi làm chúng ta nản lòng cậy trông vào Chúa. Có lúc chán nản lung lay đến độ tìm những lời giải thích, tiên đoán nghe hợp tai nơi tài trí con người và ngay cả tin vào sức mạnh của của cải, vật chất.
Học nơi tông đồ
Trong khi hoảng sợ các tông đồ thấy Chúa đi trên mặt biển đến các ông sợ hãi cho là ma. Chúa lên tiếng ‘cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ’.
Phêrô xin đi trên nước đến với Chúa. Được phép ông vững tâm nhảy tòm xuống nước bước đi. Ngọn sóng bủa đến bao vây, che mắt không nhìn thấy Chúa ông lo ngại và suýt chìm. Lần thứ hai ông lên tiếng xin cứu. Đức Kitô đưa tay cứu và ông đã lên thuyền bình an. Chúa cho biết ông chìm vì kém lòng tin. Dù kém lòng tin ông không bỏ Chúa, không lìa xa Chúa luôn trung thành bước theo trong nguy nan, gian khổ. Chúa là nơi duy nhất ông đặt lòng cậy trông.
Lm Vũ đình Tường
Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, Chúa Giêsu sai các môn đệ xuống thuyền đi qua bên kia bờ hồ còn Ngài một mình trên núi cầu nguyện (Mat 14,22-33)
Chuyến hải hành này các môn đệ phải chống chọi với gió to, sóng lớn, đêm đen. Trong số các ông nhiều người dù dầy dạn kinh nghiệm đi biển, chèo đêm các ông vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, sợ đến rùng mình khi Chúa ở bên kia sườn đồi. Lo sợ mà vẫn tiến tới dù đi trong gian nan, nghi nan, mù mờ. Vì không muốn trái lệnh truyền. Thầy dặn chèo sang bờ bên kia. Các ông làm theo. Sang để làm gì các ông chưa biết. Làm theo ý Chúa và các ông một mình chống chọi với mọi thử thách, gian nan. Làm theo ý Chúa đâu tránh khỏi gian nan, thử thách và ngay cả cô đơn.
Sống thật
Phúc Âm tuần trước thuật truyện Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều. Tuần trước ý Chúa là giúp đám đông ổn định trật tự lắng nghe lời Chúa giảng. Ý Chúa là tích cực làm việc tông đồ, bác ái. Chúa nói với các Tông đồ ‘các con hãy cho họ ăn đi’ khi các ông xin Chúa giải tán dân chúng để họ đi vào làng mạc mua bánh ăn và ngủ qua đêm.
Tuần trước ý Chúa là các tông đồ hãy phân phát bánh cho dân chúng. Tuần này ý Chúa được trải rộng ra đến các công việc hết sức bình thường, các công việc thường nhật chúng ta làm mà đôi khi coi thường, không cho đó chính là ý Chúa. Các tông đồ hôm nay làm theo ý Chúa. Các ông làm gì? Thưa chèo thuyền qua bên kia bờ hồ. Chèo thuyền mà gọi là ý Chúa. Đúng vậy. Chúa bảo các ông các con ‘hãy chèo thuyền qua bờ bên kia trước’.
Trừ những trường hợp có ơn gọi đặc biệt. Một cách bình thường sống theo ý Chúa chính là sống thật với lòng mình, hoàn thành tốt đẹp những việc thường làm trong cuộc sống. Các tông đồ làm theo ý Chúa khi Ngài nói với các ông rõ ràng ‘hãy chèo thuyền qua bờ bên kia trước’. Ý Chúa trong trường hợp này chính là làm công việc hết sức bình thường. Mục đích của việc làm theo ý Chúa là
‘để thiên hạ nhìn thấy việc các con làm mà họ ngợi khen Cha các con là Đấng ngự trên trời.’ Mat 5:16.
Sáng Danh Chúa
Như thế bất cứ việc gì làm sáng Danh Chúa Cha đều là làm theo ý Chúa. Dù việc đó là chèo thuyền, phát bánh, thu lượm bánh vụn thiên hạ quẳng dưới sân, hay ngồi lắng nghe Lời Chúa. Tất cả mọi công việc làm sáng Danh Chúa chính là làm theo ý Chúa. Hiểu như thế hoàn thành công việc hàng ngày, dù làm với mục đích kiếm cơm bánh nhưng việc đó thể hiện tâm tình của một Kitô hữu, làm sáng Danh Chúa chính là làm theo ý Chúa.
Sức Mạnh Chúa
Đâu là điều khác biệt làm theo ý Chúa và theo ý thế gian. Cả hai cùng gặp khó khăn, thử thách, chông gai, hy sinh và nguy hiểm.
Làm theo ý Chúa gặp gian nan kêu cầu Chúa đến cứu. Làm theo ý thế gian khi gặp khó khăn kêu cứu thế gian đến cứu. Điểm khác biệt Chúa cứu luôn thành công. Thế gian cứu khi thành công, khi thất bại vì sức mạnh trần thế có giới hạn. Hơn nữa sức mạnh thế gian chỉ cứu được những gì bên ngoài, thuộc về thân xác; không cứu được những gì linh thiêng, tâm linh, phần hồn. Thiên Chúa cứu được tất cả mọi trường hợp, cả xác lẫn hồn vì sức mạnh Chúa vô hạn vì là sức mạnh của Thần Lực, sức mạnh Thần Linh.
Trong Kinh thánh gió to và nước lũ là những hình ảnh rất gần với tai ương, xáo trộn, tàn phá và huỷ diệt. Hình ảnh rõ ràng nhất là trận lụt Đại Hồng Thuỷ và chuyện Chúa đưa dân Ngài vượt qua Biển Đỏ ráo chân, trong khi quân binh của Pharaô lại bị nước chôn vùi đáy biển.
http://www.vietcatholic.net/pics/out_to_sea.jpg
Hành trình theo Chúa của các Kitô hữu cũng tương tự như chuyến hải hành của các tông đồ xưa. Nhiều lần trong đời chúng ta cũng có cùng cảm giác như các tông đồ. Chúng ta cảm thấy Chúa rất xa, kêu cứu ngày đêm vẫn không thấy bóng Ngài. Chúng ta cũng trải qua những sóng gió trong đời, cũng bao phen bầm dập bởi bão táp. Cô đơn trong đêm trường, lạc lõng giữa ý Chúa, ý riêng. Cũng một mình mò mẫm, cố gắng bước đi nhưng lòng luôn tự hỏi, ngờ vực không biết đúng đường hay đang xuống vực thẳm.
Thực tế cuộc sống cho thấy bão táp, vất vả, bệnh tật và tai ương trong đời chính là sức mạnh đối kháng mỗi Kitô hữu đều phải trải qua. Ngoài những khó khăn và tai vạ trong cuộc sống còn biết bao lần bị cám dỗ, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Cám dỗ dường như pha trộn, lẫn lộn trong cuộc sống, trong những khó khăn vất vả, bệnh tật và tai nạn trong cuộc sống. Chính những chướng ngại này đôi khi làm chúng ta nản lòng cậy trông vào Chúa. Có lúc chán nản lung lay đến độ tìm những lời giải thích, tiên đoán nghe hợp tai nơi tài trí con người và ngay cả tin vào sức mạnh của của cải, vật chất.
Học nơi tông đồ
Trong khi hoảng sợ các tông đồ thấy Chúa đi trên mặt biển đến các ông sợ hãi cho là ma. Chúa lên tiếng ‘cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ’.
Phêrô xin đi trên nước đến với Chúa. Được phép ông vững tâm nhảy tòm xuống nước bước đi. Ngọn sóng bủa đến bao vây, che mắt không nhìn thấy Chúa ông lo ngại và suýt chìm. Lần thứ hai ông lên tiếng xin cứu. Đức Kitô đưa tay cứu và ông đã lên thuyền bình an. Chúa cho biết ông chìm vì kém lòng tin. Dù kém lòng tin ông không bỏ Chúa, không lìa xa Chúa luôn trung thành bước theo trong nguy nan, gian khổ. Chúa là nơi duy nhất ông đặt lòng cậy trông.
Lm Vũ đình Tường