Dan Lee
08-12-2008, 10:44 AM
Suy niệm Chúa Nhật XX thường niên - Năm A
NHỮNG CON CHÓ NHỎ
Tôi thường giảng: Thiên Chúa là Cha giầu lòng thương xót. Ai xin thì sẽ được, ai tìm sẽ thấy, ai gõ sẽ mở cho. Tôi vẫn cầu xin: xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Khi đi làm mục vụ, gặp những người rủi ro, tôi nguyện cầu: xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen…có lần xin được, nhưng không phải tất cả.
Có lần, một dì phước dẫn tôi đến một gia đình rất nghèo , cô con gái là lao động chính, sau thời gian bán quán cà phê, nay bị mắc bệnh lao, bác sĩ chê. Sau khi xức dầu, cho rước lễ, tôi xin cả gia đình đọc kinh Lòng Thương xót, cầu xin Chúa cho chị được khỏi để nuôi gia đình… và ra về, nhưng vừa bước ra tới cửa, mọi người nhốn nháo cả lên, cô đã chết. tôi cứ thắc mắc: bệnh lao bây giờ chữa được, hơn nữa nhà nước còn chữa miễn phí, tại sao cô chết. Những người trong gia đình không hài lòng với Chúa, thậm chí có người kêu lên: Ông Trời không có mắt.
Về đến nhà, bà phước cho tôi biết cô mắc bệnh sida. Tôi thở phào, vì biết thiên hạ chẳng hiểu gì. Sau khi chôn cất xong, tôi đưa cả gia đình xét nghiệm máu, may mắn không ai bị lây. bấy giờ tôi mới giải thích cho gia đình. Mọi người thấy rõ Chúa cứu họ.
Bài phúc âm hôm nay thuật lại việc một phụ nữ Canaan, nay thuộc miền Nam Liban. Sở dĩ Matthêu nói rõ gốc gác, để lưu ý về hố sây ngăn cách giữa Do thái và dân ngoại và như thế, bà bị liệt vào số “kẻ ngoại”, những kẻ “dơ”, mà dân “có đạo” Hippri coi khinh như “con chó”. Hơn thế nữa, dân này còn bị lời thề giữ mối thù truyền kiếp do cha ông những người Do thái chính thống buộc phải tránh xa hơn các dân tộc khác.
Đúng là quá bí và quá thương nên bà này mới đến gặp Chúa để xin sỏ. Chúa Giêsu im lặng nhưng trước lời lẽ bầu cử của các môn đệ là người Do Thái, Người dùng lại những từ mà dân tộc này đã dùng để nói lên lý do từ chối trong im lặng.
Không thất vọng vì sự từ chối đi kèm những từ kỳ thị, dù không chịu đấm để ăn xôi với lý luận, nếu theo ưu tiên thì sau ưu tiên một đến ưu tiên hai, nếu tính theo diện thì sau diện được quan tâm đến diện cứu giúp.
Chúa Giêsu đã khen bà vì: Bà đã khiêm tốn nhận thức rằng bà không phải là dân được ưu tiên trong chương trình cứu độ. Lòng tin của bà quá lớn khi tin rằng ơn cứu độ không phải chỉ dành cho thiểu số mà cho mọi người nhưng trong việc phân phát phải tính theo thứ tự.
Hôm nay, đọc bài Phúc âm này trong suy gẫm tôi nhận ra: đức tin mạnh của ba Canaan đã giúp Chúa nhẩy qua rào cản hận thù lâu đời. Có lẽ cũng là cảm hứng cho thánh Phaolô khi tranh luận: Dân ngoại trở lại không cần phải qua đạo Do Thái nhưng Đức tin vào Chúa Giêsu đủ sức cứu độ.
Tôi chợt nhớ một câu chuyện: Hôm đó, tội cùng với một toán người nhận công tác : nghiệm thu ngói từ những chiếc ghe chở mướn chuyển lên bờ. Đến nơi, ngới nguyên được xếp ngay hàng lối, chỉ cần đếm một hàng rồi làm một bài toán nhân là ký tên vào biên bản mà không ai chối cãi. Nhưng đây là ghe chở mướn, muốn biết ghe đã chở được bao nhiêu ngói và còn lại nhiều hay ít để mướn chở tiếp. Chủ ghe than : Chúng em đi chuyến này lỗ, anh ạ! Đấy anh xem, đống ngói vỡ này tới cả thiên. Tôi ngạc nhiên, có nhiêu đâu mà tính cả ngàn viên. Không chịu, họ thách nhóm nghiêm thu đếm. Đứng trước sự thách đố, chúng tôi lúng túng và suy tính: Làm sao biết được đống vụn đó là bao nhiêu viên.
May quá, một anh bạn mà hằng ngày khi lao động, bọn tôi vẫn gọi anh là “con chó nhỏ” vì không những phải làm thêm phần chỉ tiêu của anh mà còn giúp anh sống băng sự chia sẻ phần riêng của mình. Mọi lần anh im lặng và vô tư nhưng lần này tự nhiên anh lên tiếng: Anh à, nhóm mình ngồi xuống đếm chấu. Một viên ngói có hai chấu, lấy tổng số chia hai. Tôi vỗ tay: đúng rồi, chơi luôn. Nhưng khi bắt đầu đếm, chủ ghe thú nhận: vỡ chừng hơn trăm viên, nhưng bọn này ném xuống sông cho ghe nhẹ. Xin anh thông cảm. Từ đó bọn chúng tôi không coi thường anh nữa.
Câu chuyện này làm tôi ý thức: bên cạnh tôi, nhà tôi luôn có những “con chó nhỏ”, lúc bình thường, chúng lẽo đẽo bám theo tôi gây nên nhiều bực bội. Tính tự cao tự đại khiến tôi khinh họ ra mặt hoặc có khi lên mặt, tôi coi mình hơn họ. Nhưng những “con chó nhỏ” nhiều khi giúp tôi nhảy qua những hàng rào cản bè phái, ngu dốt nếu tôi biết đón nhận sự phong phú từ nơi họ.
Lm. Antôn Nguyễn Đình Khuyến
NHỮNG CON CHÓ NHỎ
Tôi thường giảng: Thiên Chúa là Cha giầu lòng thương xót. Ai xin thì sẽ được, ai tìm sẽ thấy, ai gõ sẽ mở cho. Tôi vẫn cầu xin: xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Khi đi làm mục vụ, gặp những người rủi ro, tôi nguyện cầu: xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen…có lần xin được, nhưng không phải tất cả.
Có lần, một dì phước dẫn tôi đến một gia đình rất nghèo , cô con gái là lao động chính, sau thời gian bán quán cà phê, nay bị mắc bệnh lao, bác sĩ chê. Sau khi xức dầu, cho rước lễ, tôi xin cả gia đình đọc kinh Lòng Thương xót, cầu xin Chúa cho chị được khỏi để nuôi gia đình… và ra về, nhưng vừa bước ra tới cửa, mọi người nhốn nháo cả lên, cô đã chết. tôi cứ thắc mắc: bệnh lao bây giờ chữa được, hơn nữa nhà nước còn chữa miễn phí, tại sao cô chết. Những người trong gia đình không hài lòng với Chúa, thậm chí có người kêu lên: Ông Trời không có mắt.
Về đến nhà, bà phước cho tôi biết cô mắc bệnh sida. Tôi thở phào, vì biết thiên hạ chẳng hiểu gì. Sau khi chôn cất xong, tôi đưa cả gia đình xét nghiệm máu, may mắn không ai bị lây. bấy giờ tôi mới giải thích cho gia đình. Mọi người thấy rõ Chúa cứu họ.
Bài phúc âm hôm nay thuật lại việc một phụ nữ Canaan, nay thuộc miền Nam Liban. Sở dĩ Matthêu nói rõ gốc gác, để lưu ý về hố sây ngăn cách giữa Do thái và dân ngoại và như thế, bà bị liệt vào số “kẻ ngoại”, những kẻ “dơ”, mà dân “có đạo” Hippri coi khinh như “con chó”. Hơn thế nữa, dân này còn bị lời thề giữ mối thù truyền kiếp do cha ông những người Do thái chính thống buộc phải tránh xa hơn các dân tộc khác.
Đúng là quá bí và quá thương nên bà này mới đến gặp Chúa để xin sỏ. Chúa Giêsu im lặng nhưng trước lời lẽ bầu cử của các môn đệ là người Do Thái, Người dùng lại những từ mà dân tộc này đã dùng để nói lên lý do từ chối trong im lặng.
Không thất vọng vì sự từ chối đi kèm những từ kỳ thị, dù không chịu đấm để ăn xôi với lý luận, nếu theo ưu tiên thì sau ưu tiên một đến ưu tiên hai, nếu tính theo diện thì sau diện được quan tâm đến diện cứu giúp.
Chúa Giêsu đã khen bà vì: Bà đã khiêm tốn nhận thức rằng bà không phải là dân được ưu tiên trong chương trình cứu độ. Lòng tin của bà quá lớn khi tin rằng ơn cứu độ không phải chỉ dành cho thiểu số mà cho mọi người nhưng trong việc phân phát phải tính theo thứ tự.
Hôm nay, đọc bài Phúc âm này trong suy gẫm tôi nhận ra: đức tin mạnh của ba Canaan đã giúp Chúa nhẩy qua rào cản hận thù lâu đời. Có lẽ cũng là cảm hứng cho thánh Phaolô khi tranh luận: Dân ngoại trở lại không cần phải qua đạo Do Thái nhưng Đức tin vào Chúa Giêsu đủ sức cứu độ.
Tôi chợt nhớ một câu chuyện: Hôm đó, tội cùng với một toán người nhận công tác : nghiệm thu ngói từ những chiếc ghe chở mướn chuyển lên bờ. Đến nơi, ngới nguyên được xếp ngay hàng lối, chỉ cần đếm một hàng rồi làm một bài toán nhân là ký tên vào biên bản mà không ai chối cãi. Nhưng đây là ghe chở mướn, muốn biết ghe đã chở được bao nhiêu ngói và còn lại nhiều hay ít để mướn chở tiếp. Chủ ghe than : Chúng em đi chuyến này lỗ, anh ạ! Đấy anh xem, đống ngói vỡ này tới cả thiên. Tôi ngạc nhiên, có nhiêu đâu mà tính cả ngàn viên. Không chịu, họ thách nhóm nghiêm thu đếm. Đứng trước sự thách đố, chúng tôi lúng túng và suy tính: Làm sao biết được đống vụn đó là bao nhiêu viên.
May quá, một anh bạn mà hằng ngày khi lao động, bọn tôi vẫn gọi anh là “con chó nhỏ” vì không những phải làm thêm phần chỉ tiêu của anh mà còn giúp anh sống băng sự chia sẻ phần riêng của mình. Mọi lần anh im lặng và vô tư nhưng lần này tự nhiên anh lên tiếng: Anh à, nhóm mình ngồi xuống đếm chấu. Một viên ngói có hai chấu, lấy tổng số chia hai. Tôi vỗ tay: đúng rồi, chơi luôn. Nhưng khi bắt đầu đếm, chủ ghe thú nhận: vỡ chừng hơn trăm viên, nhưng bọn này ném xuống sông cho ghe nhẹ. Xin anh thông cảm. Từ đó bọn chúng tôi không coi thường anh nữa.
Câu chuyện này làm tôi ý thức: bên cạnh tôi, nhà tôi luôn có những “con chó nhỏ”, lúc bình thường, chúng lẽo đẽo bám theo tôi gây nên nhiều bực bội. Tính tự cao tự đại khiến tôi khinh họ ra mặt hoặc có khi lên mặt, tôi coi mình hơn họ. Nhưng những “con chó nhỏ” nhiều khi giúp tôi nhảy qua những hàng rào cản bè phái, ngu dốt nếu tôi biết đón nhận sự phong phú từ nơi họ.
Lm. Antôn Nguyễn Đình Khuyến