Dan Lee
08-21-2008, 07:22 AM
Chúa Nhật 21 Thường Niên Năm A
Ðọc Tin Mừng Mt 16,13-20
13 Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philipphê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" 14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ." 15 Ðức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" 16 Ông Simon Phêrô thưa: "Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống." 17 Ðức Giêsu nói với ông: "Này anh Simon con ông Giona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." 20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Ðấng Kitô.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
"Thầy là Ðức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16)
Hôm đó là ngày 13 tháng 5, 1981 vào lúc 5 giờ chiều thứ tư như thường lệ, Ðức Giáo Hoàng xuất hiện trước công chúng tại quảng trường thánh Phêrô. Xe hơi của Ðức Giáo Hoàng chở ngài đi một vòng xung quanh quảng trường để vẫy tay chào đám đông dân chúng. Ngài xuất hiện rất thoải mái. Một nữ tu người Ba Lan thốt lên "Giáo Hoàng trông trẻ biết chừng nào!", khi xe đi qua trước mặt bà. Xe còn đi vòng trở lại hai lần nữa. Thình lình xảy ra tiếng súng nổ, Ðức Giáo Hoàng trong trang phục áo dài trắng, ngã người ra chạm vào viên quan thị vệ.
Ðức ông bí thư Ðức Giáo Hoàng là Thành Cát Tư Vinh (Stanislao Dziwisz), hỏi ngài bị thương ở đâu, thì được trả lời "ở bụng". Ðức ông còn hỏi "có đau không?" ngài trả lời "đau".
Ngay khi tài xế của Ðức Giáo Hoàng nhận ra ngài bị trúng đạn, anh đã lái xe về phía xe cấp cứu gần nhất ở cổng Ð gần Vatican. Vì xe cấp cứu này không có bình ôxy, nên Ðức Giáo Hoàng được chở tiếp đến xe cấp cứu thứ hai.
Ðức ông bí thư nhớ lại: "Ðức Giáo Hoàng đã không hề nhìn chúng tôi. Ngài luôn nhắc đi nhắc lại lời ngỏ cùng Ðức Mẹ: "Ôi Maria! Mẹ của con! Ôii Maria! Mẹ của con!" Mắt ngài luôn nhắm. Ngài tỏ ra rất đau đớn. Ngài không hề thốt ra một lời thất vọng và tức giận nào; chỉ có những lời cầu nguyện uyên thâm như bình thường, để át đi sự đau đớn ghê gớm. Về sau, Ðức Giáo Hoàng nói với tôi rằng ngài vẫn tỉnh táo cho đến khi chúng tôi tới bệnh viện. Chỉ khi đến đó ngài mới bất tỉnh. Suốt thời gian trên xe, ngài vẫn tin rằng vết thương của mình không hề nguy hiểm đến tính mạng."
Sau này, Ðức Gioan Phaolô II đã tâm sự với nhà báo người Pháp là Anrê Phương Sơn (Frossard) rằng: "Trong chớp mắt, tôi đã ngã xuống quảng trường đền thờ thánh Phêrô. Tôi có linh cảm rất rõ rằng tôi vẫn sống và điều chắc chắn này luôn luôn ở bên tôi ngay cả trong khoảnh khắc tồi tệ nhất."
Chuyến đi tới bệnh viện Giang Minh (Gemelli) mất 8 phúc. Với huyết áp đang tụt xuống và nhịp tim dường như yếu hẳn đi, Ðức Giáo Hoàng được đưa vào căn phòng cấp cứu ở tầng 7, rồi được chuyển sang phòng mổ. Ðức ông bí thư tháp tùng Ðức Giáo Hoàng đã lo liệu để ngài nhận lãnh bí tích cuối cùng ngay trước khi mổ.
Ca mổ kéo dài 5 giờ 20 phút. Ðức Giáo Hoàng đã mất 60 phần trăm lượng máu trong cơ thể và máu chảy vào trong. Ðức ông bí thư nói rằng: "Những tia hy vọng đã lớn dần lên trong suốt ca mổ. Ban đầu vô cùng nặng nề nhưng sau thấy rõ ràng không một bộ phận quan trọng nào bên trong cơ thể bị tổn thương nên Ðức Giáo Hoàng kể như đã được cứu sống." Ngài đã bị thương ở vùng bụng, cùi tay bên phải và ngón tay trỏ ở bàn tay trái.
Viên đạn 9mm có sức công phá rất lớn, song nó đã đi theo một quĩ đạo khác thường mà không gây nên sự hủy hoại nghiêm trọng nào đối với cơ thể của Ðức Giáo Hoàng.
"Anh thật là người có phúc" (Mt 16,17)
Ðức ông bí thư nhận xét: "Nếu viên đạn trúng vào động mạch chủ thì cái chết sẽ xảy ra trong nháy mắt. Nếu nó không chạm vào xương sống hoặc bất cứ một cơ quan quan trọng nào..., điều đó hoàn toàn là một phép lạ phi thường." Ðức Giáo Hoàng và các bác sĩ của ngài đã công nhận điều đó.
Sau này Ðức Giáo Hoàng nói rằng: "Một người nổ súng và một người khác lại hướng dẫn quỹ đạo đường đạn."
Một ban thầy thuốc riêng được chỉ định cho ca mổ để cắt bỏ đoạn ruột dài chừng 5 tấc rưỡi. Ban thầy thuốc ấy gồm ba bác sĩ phẫu thuật, một chuyên viên gây mê (là người đã làm gẫy một cái răng của Ðức Giáo Hoàng khi luồn ống thở qua miệng) và một chuyên gia về tim cùng với đội ngũ thầy thuốc của Vatican. Cần phải tẩy sạch hoàn toàn khoang bụng dưới, cầm máu động mạch, khâu kín đầu ruột già ở một vài chỗ và kiểm tra hệ thống thải tạm thời - ở hậu môn nhân tạo.
Sau đó Ðức Giáo Hoàng được chăm sóc chu đáo giữa sự chờ đợi về tin tức khắp nơi trên thế giới liên quan tới sức khỏe của Ðức Giáo Hoàng.
Tới nay mưu đồ sát hại Ðức Gioan Phaolô II vẫn còn là một trong những bí mật lớn nhất của thế kỷ.
Tại quảng trường đền thờ thánh Phêrô buổi chiều ngày 13 tháng 5, đúng 5 giờ 17 phút, một người Thổ Nhĩ Kỳ là A?(Mehmet Ali Agca) đã dùng khẩu súng tự động kiểu Browning bắn vài phát đạn mà hai trong số đó đã trúng Ðức Giáo Hoàng khi ấy chỉ cách người bắn không xa hơn 20 bước chân. Tức khắc Acca bị một nữ tu túm lấy tay và bị đám đông vây chặt.
Acca nhận tội khi mới bị bắt, rằng y hoạt động một mình. Acca đã bị kết án tù chung thân vào ngày 22 tháng 7, 1981. Thế rồi vào tháng 5, 1982, phạm nhân lại tiết lộ thêm một số những người đã dính líu tới vụ mưu sát, gồm ba nhân viên sứ quán Bungari tại Rôma và bốn người Thổ Nhĩ Kỳ, là những kẻ đồng phạm với y. Thế là vụ mưu sát Ðức Giáo Hoàng đã trở nên một trong những bí mất lớn nhất thế kỷ, tới nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Riêng với chính nạn nhân là Ðức Gioan Phaolô II, câu chuyện xem ra lại khá đơn giản.
"Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16,18)
Tháng giêng năm 1980, người đứng đầu cơ quan tình báo Pháp đã gởi một bức điện cho Ðức Giáo Hoàng về âm mưu của cộng sản liên quan tới sự sống còn của ngài. Ông Ðình Mã Ðằng (Alexandre De Marenches) đã tiết lộ: "Tôi đã được báo trước rằng thông tin này quan trọng bởi vì (trong phạm vi Tây Âu) nó rất đáng tin cậy. Nhưng vị giám đốc cơ quan tình báo Pháp đã viết trong hồi ký: "Giáo Hoàng đã trả lời rằng số mệnh của ông nằm trong tay Chúa."
Thế rồi sau khi xảy ra vụ mưu sát, một người thân tín với Ðức Gioan Phaolô II, đã hỏi ngài tại sao không cho phép mở phiên toà về Acca và những kẻ đồng mưu với y, thì Ðức Giáo Hoàng đã trả lời rằng: "Ðiều đó không làm cho tôi quan tâm, bởi vì đó là quỷ Satăng thực hiện công việc này. Và quỷ Satăng có thể bày đặt âm mưu theo hàng ngàn cách, nhưng không một cách nào trong đó khiến tôi phải bận tâm."
Ðúng ra, Ðức Giáo Hoàng chỉ quan tâm về con người của Acca. Ngài đã tới thăm anh ở phòng giam tại một nhà tù ở Rôma. Ðức Gioan Phaolô II đã trò chuyện với Acca bằng tiếng Italia trong vòng 20 phút. Về cuối cuộc thăm viếng, A?đã quỳ xuống hôn tay Ðức Giáo Hoàng.
Câu chuyện vừa kể cho thấy hình ảnh sống động của vị kế nghiệp thứ 263 của thánh Phêrô, người đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16,16). Ðức Giêsu xác nhận lời tuyên tín ấy do ơn mạc khải của chính Thiên Chúa, không do loài người (c.17). Hơn nữa, Ðức Giêsu còn gọi Simon bằng danh xưng là Ðá Tảng (tức Kêpha trong tiếng Hipri) trên đó chính Ngài sẽ xây Hội Thánh của Ngài và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Chính Ðức Giêsu sẽ quy tụ các môn đệ lại để làm nên Giáo Hội nhưng Ngài qui tụ họ lại trên Phêrô với lời tuyên tín nhờ ơn mạc khải làm đá tảng. Tác vụ đứng đầu các tông đồ được giao cho Phêrô để ông phục vụ đức tin của toàn Giáo Hội.
Hội Thánh sẽ đứng vững trước sự tấn công của Satăng; hơn nữa, Hội Thánh còn có sức mạnh giải thoát người ta khỏi nanh vuốt Satăng.
Trong câu chuyện vừa kể trên ta thấy rõ Ðấng kế vị thánh Phêrô làm đầu Hội Thánh quả thật đã tỏ ra hết sức vững tin về quyền lực được ban cho ngài để coi thường âm mưu đen tối của kẻ là cha sự dối trá.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Trong câu chuyện kể trên bạn được đánh động nhất do chi tiết nào trong những chi tiết sau đây: Ðức Giáo Hoàng luôn nhắc đi nhắc lại lời ngỏ cùng Ðức Mẹ "Ơi Maria, Mẹ của con!" ? Ngài không hề thốt ra một lời thất vọng và tức giận nào? Một người nổ súng và một người khác lại hướng dẫn quỹ đạo của đường đạn? Số mạng của tôi nằm trong tay Chúa? Quỷ Satăng có thể bày đặt âm mưu theo hàng ngàn cách, nhưng không một cách nào trong đó khiến tôi phải bận tâm? Ðức Giáo Hoàng chỉ quan tâm về con người của kẻ mưu sát ngài là Acca? Ngài đã đến tận nhà tù để thăm Acca và được Acca quỳ xuống hôn tay ngài?
2. Qua bài Tin Mừng hôm nay bạn thấy được điều gì nổi bật về Giáo Hội: Giáo Hội do chính Chúa Giêsu thiết lập trên lời tuyên tín của tông đồ Phêrô mà Ngài đặt làm đầu Giáo Hội? Lời tuyên tín ấy do chính Thiên Chúa Cha mạc khải? Bạn có ý kiến khác?
Linh Mục Augustine, SJ
Ðọc Tin Mừng Mt 16,13-20
13 Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philipphê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" 14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ." 15 Ðức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" 16 Ông Simon Phêrô thưa: "Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống." 17 Ðức Giêsu nói với ông: "Này anh Simon con ông Giona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." 20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Ðấng Kitô.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
"Thầy là Ðức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16)
Hôm đó là ngày 13 tháng 5, 1981 vào lúc 5 giờ chiều thứ tư như thường lệ, Ðức Giáo Hoàng xuất hiện trước công chúng tại quảng trường thánh Phêrô. Xe hơi của Ðức Giáo Hoàng chở ngài đi một vòng xung quanh quảng trường để vẫy tay chào đám đông dân chúng. Ngài xuất hiện rất thoải mái. Một nữ tu người Ba Lan thốt lên "Giáo Hoàng trông trẻ biết chừng nào!", khi xe đi qua trước mặt bà. Xe còn đi vòng trở lại hai lần nữa. Thình lình xảy ra tiếng súng nổ, Ðức Giáo Hoàng trong trang phục áo dài trắng, ngã người ra chạm vào viên quan thị vệ.
Ðức ông bí thư Ðức Giáo Hoàng là Thành Cát Tư Vinh (Stanislao Dziwisz), hỏi ngài bị thương ở đâu, thì được trả lời "ở bụng". Ðức ông còn hỏi "có đau không?" ngài trả lời "đau".
Ngay khi tài xế của Ðức Giáo Hoàng nhận ra ngài bị trúng đạn, anh đã lái xe về phía xe cấp cứu gần nhất ở cổng Ð gần Vatican. Vì xe cấp cứu này không có bình ôxy, nên Ðức Giáo Hoàng được chở tiếp đến xe cấp cứu thứ hai.
Ðức ông bí thư nhớ lại: "Ðức Giáo Hoàng đã không hề nhìn chúng tôi. Ngài luôn nhắc đi nhắc lại lời ngỏ cùng Ðức Mẹ: "Ôi Maria! Mẹ của con! Ôii Maria! Mẹ của con!" Mắt ngài luôn nhắm. Ngài tỏ ra rất đau đớn. Ngài không hề thốt ra một lời thất vọng và tức giận nào; chỉ có những lời cầu nguyện uyên thâm như bình thường, để át đi sự đau đớn ghê gớm. Về sau, Ðức Giáo Hoàng nói với tôi rằng ngài vẫn tỉnh táo cho đến khi chúng tôi tới bệnh viện. Chỉ khi đến đó ngài mới bất tỉnh. Suốt thời gian trên xe, ngài vẫn tin rằng vết thương của mình không hề nguy hiểm đến tính mạng."
Sau này, Ðức Gioan Phaolô II đã tâm sự với nhà báo người Pháp là Anrê Phương Sơn (Frossard) rằng: "Trong chớp mắt, tôi đã ngã xuống quảng trường đền thờ thánh Phêrô. Tôi có linh cảm rất rõ rằng tôi vẫn sống và điều chắc chắn này luôn luôn ở bên tôi ngay cả trong khoảnh khắc tồi tệ nhất."
Chuyến đi tới bệnh viện Giang Minh (Gemelli) mất 8 phúc. Với huyết áp đang tụt xuống và nhịp tim dường như yếu hẳn đi, Ðức Giáo Hoàng được đưa vào căn phòng cấp cứu ở tầng 7, rồi được chuyển sang phòng mổ. Ðức ông bí thư tháp tùng Ðức Giáo Hoàng đã lo liệu để ngài nhận lãnh bí tích cuối cùng ngay trước khi mổ.
Ca mổ kéo dài 5 giờ 20 phút. Ðức Giáo Hoàng đã mất 60 phần trăm lượng máu trong cơ thể và máu chảy vào trong. Ðức ông bí thư nói rằng: "Những tia hy vọng đã lớn dần lên trong suốt ca mổ. Ban đầu vô cùng nặng nề nhưng sau thấy rõ ràng không một bộ phận quan trọng nào bên trong cơ thể bị tổn thương nên Ðức Giáo Hoàng kể như đã được cứu sống." Ngài đã bị thương ở vùng bụng, cùi tay bên phải và ngón tay trỏ ở bàn tay trái.
Viên đạn 9mm có sức công phá rất lớn, song nó đã đi theo một quĩ đạo khác thường mà không gây nên sự hủy hoại nghiêm trọng nào đối với cơ thể của Ðức Giáo Hoàng.
"Anh thật là người có phúc" (Mt 16,17)
Ðức ông bí thư nhận xét: "Nếu viên đạn trúng vào động mạch chủ thì cái chết sẽ xảy ra trong nháy mắt. Nếu nó không chạm vào xương sống hoặc bất cứ một cơ quan quan trọng nào..., điều đó hoàn toàn là một phép lạ phi thường." Ðức Giáo Hoàng và các bác sĩ của ngài đã công nhận điều đó.
Sau này Ðức Giáo Hoàng nói rằng: "Một người nổ súng và một người khác lại hướng dẫn quỹ đạo đường đạn."
Một ban thầy thuốc riêng được chỉ định cho ca mổ để cắt bỏ đoạn ruột dài chừng 5 tấc rưỡi. Ban thầy thuốc ấy gồm ba bác sĩ phẫu thuật, một chuyên viên gây mê (là người đã làm gẫy một cái răng của Ðức Giáo Hoàng khi luồn ống thở qua miệng) và một chuyên gia về tim cùng với đội ngũ thầy thuốc của Vatican. Cần phải tẩy sạch hoàn toàn khoang bụng dưới, cầm máu động mạch, khâu kín đầu ruột già ở một vài chỗ và kiểm tra hệ thống thải tạm thời - ở hậu môn nhân tạo.
Sau đó Ðức Giáo Hoàng được chăm sóc chu đáo giữa sự chờ đợi về tin tức khắp nơi trên thế giới liên quan tới sức khỏe của Ðức Giáo Hoàng.
Tới nay mưu đồ sát hại Ðức Gioan Phaolô II vẫn còn là một trong những bí mật lớn nhất của thế kỷ.
Tại quảng trường đền thờ thánh Phêrô buổi chiều ngày 13 tháng 5, đúng 5 giờ 17 phút, một người Thổ Nhĩ Kỳ là A?(Mehmet Ali Agca) đã dùng khẩu súng tự động kiểu Browning bắn vài phát đạn mà hai trong số đó đã trúng Ðức Giáo Hoàng khi ấy chỉ cách người bắn không xa hơn 20 bước chân. Tức khắc Acca bị một nữ tu túm lấy tay và bị đám đông vây chặt.
Acca nhận tội khi mới bị bắt, rằng y hoạt động một mình. Acca đã bị kết án tù chung thân vào ngày 22 tháng 7, 1981. Thế rồi vào tháng 5, 1982, phạm nhân lại tiết lộ thêm một số những người đã dính líu tới vụ mưu sát, gồm ba nhân viên sứ quán Bungari tại Rôma và bốn người Thổ Nhĩ Kỳ, là những kẻ đồng phạm với y. Thế là vụ mưu sát Ðức Giáo Hoàng đã trở nên một trong những bí mất lớn nhất thế kỷ, tới nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Riêng với chính nạn nhân là Ðức Gioan Phaolô II, câu chuyện xem ra lại khá đơn giản.
"Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16,18)
Tháng giêng năm 1980, người đứng đầu cơ quan tình báo Pháp đã gởi một bức điện cho Ðức Giáo Hoàng về âm mưu của cộng sản liên quan tới sự sống còn của ngài. Ông Ðình Mã Ðằng (Alexandre De Marenches) đã tiết lộ: "Tôi đã được báo trước rằng thông tin này quan trọng bởi vì (trong phạm vi Tây Âu) nó rất đáng tin cậy. Nhưng vị giám đốc cơ quan tình báo Pháp đã viết trong hồi ký: "Giáo Hoàng đã trả lời rằng số mệnh của ông nằm trong tay Chúa."
Thế rồi sau khi xảy ra vụ mưu sát, một người thân tín với Ðức Gioan Phaolô II, đã hỏi ngài tại sao không cho phép mở phiên toà về Acca và những kẻ đồng mưu với y, thì Ðức Giáo Hoàng đã trả lời rằng: "Ðiều đó không làm cho tôi quan tâm, bởi vì đó là quỷ Satăng thực hiện công việc này. Và quỷ Satăng có thể bày đặt âm mưu theo hàng ngàn cách, nhưng không một cách nào trong đó khiến tôi phải bận tâm."
Ðúng ra, Ðức Giáo Hoàng chỉ quan tâm về con người của Acca. Ngài đã tới thăm anh ở phòng giam tại một nhà tù ở Rôma. Ðức Gioan Phaolô II đã trò chuyện với Acca bằng tiếng Italia trong vòng 20 phút. Về cuối cuộc thăm viếng, A?đã quỳ xuống hôn tay Ðức Giáo Hoàng.
Câu chuyện vừa kể cho thấy hình ảnh sống động của vị kế nghiệp thứ 263 của thánh Phêrô, người đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16,16). Ðức Giêsu xác nhận lời tuyên tín ấy do ơn mạc khải của chính Thiên Chúa, không do loài người (c.17). Hơn nữa, Ðức Giêsu còn gọi Simon bằng danh xưng là Ðá Tảng (tức Kêpha trong tiếng Hipri) trên đó chính Ngài sẽ xây Hội Thánh của Ngài và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Chính Ðức Giêsu sẽ quy tụ các môn đệ lại để làm nên Giáo Hội nhưng Ngài qui tụ họ lại trên Phêrô với lời tuyên tín nhờ ơn mạc khải làm đá tảng. Tác vụ đứng đầu các tông đồ được giao cho Phêrô để ông phục vụ đức tin của toàn Giáo Hội.
Hội Thánh sẽ đứng vững trước sự tấn công của Satăng; hơn nữa, Hội Thánh còn có sức mạnh giải thoát người ta khỏi nanh vuốt Satăng.
Trong câu chuyện vừa kể trên ta thấy rõ Ðấng kế vị thánh Phêrô làm đầu Hội Thánh quả thật đã tỏ ra hết sức vững tin về quyền lực được ban cho ngài để coi thường âm mưu đen tối của kẻ là cha sự dối trá.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Trong câu chuyện kể trên bạn được đánh động nhất do chi tiết nào trong những chi tiết sau đây: Ðức Giáo Hoàng luôn nhắc đi nhắc lại lời ngỏ cùng Ðức Mẹ "Ơi Maria, Mẹ của con!" ? Ngài không hề thốt ra một lời thất vọng và tức giận nào? Một người nổ súng và một người khác lại hướng dẫn quỹ đạo của đường đạn? Số mạng của tôi nằm trong tay Chúa? Quỷ Satăng có thể bày đặt âm mưu theo hàng ngàn cách, nhưng không một cách nào trong đó khiến tôi phải bận tâm? Ðức Giáo Hoàng chỉ quan tâm về con người của kẻ mưu sát ngài là Acca? Ngài đã đến tận nhà tù để thăm Acca và được Acca quỳ xuống hôn tay ngài?
2. Qua bài Tin Mừng hôm nay bạn thấy được điều gì nổi bật về Giáo Hội: Giáo Hội do chính Chúa Giêsu thiết lập trên lời tuyên tín của tông đồ Phêrô mà Ngài đặt làm đầu Giáo Hội? Lời tuyên tín ấy do chính Thiên Chúa Cha mạc khải? Bạn có ý kiến khác?
Linh Mục Augustine, SJ