Dan Lee
08-22-2008, 08:30 PM
Suy niệm Chúa Nhật XXI thường niên - Năm A
"Con THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG"
Trong những giờ chầu Thánh Thể, ta vẫn hát: “Này con là Đá...”, để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Lời hát như vang vọng tiếp nối một truyền thống thật xa lên đến giờ phút ở Xêđarê Philipphê khi Chúa Giêsu lập Giáo Hội với một nhóm nhỏ còn lang thang dong ruổi hành trình rao giảng Nước Trời, chưa hình thành một cơ cấu chặt chẽ và ổn định.
Không biết mỗi lần hát chúng ta có đủ lắng sâu để chiêm ngấm biến cố lạ lùng khi Chúa Giêsu quyết định đặt một con người mỏng manh đến thế để làm đầu Giáo Hội và làm đá tảng để Ngài xây dựng Giáo Hội của Ngài trên đó. Ngay chính khi vào giờ đó Phêrô cũng chưa mường tượng ra được Giáo Hội mà ông được trao phó cho trách nhiệm thánh thiêng và cao quý ngần ấy sẽ như thế nào và sẽ thành hình ra sao?
1. Một quyết định dựa trên mạc khải
Ở một địa điểm xa với những sinh hoạt chính trị và tôn giáo, Đức Giêsu đã muốn cho các môn đệ của mình có dịp đào sâu mối tương quan thân tình và sâu đậm với Ngài để rồi đến một lúc nào đó khi ân sủng đã đầy tràn, đã tác động nơi những con người mỏng dòn và nhỏ bé này thì Ngài đặt ra cho họ một câu hỏi trở nên căn bản cho mọi thời: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”
Đức Giêsu là ai đối với các môn đệ quả thật là hệ trọng vì nó xác định mối tương quan thật sự giữa họ và Thầy mình. Điều nầy đã trở nên cốt thiết đến nỗi nó sẽ chi phối toàn thể cung cách sống và hoạt động của họ.
Nếu người ta không gặp và biết Đức Giêsu là ai. Thực sự là ai thì mọi nỗ lực xây dựng đều không có nền móng vững chắc. Chỉ cần một khủng hoảng, một biến động nào đó của hoàn cảnh đủ làm sụp đổ toàn bộ những kiến tạo vừa mới được thiết lập. Người ta có thể theo Chúa Giêsu một khoảng thời gian nào dó để rồi sẽ hối tiếc vì mình đã lầm tưởng và không thể đáp trả trước một đòi hỏi cho là quá lớn của một Đấng, mà mình chưa coi là số một của đời mình. Chúng ta thường thấy Chúa Giêsu nói câu này: “Lòng tin của con đã cứu chữa con” Ngài luôn muốn nối một cây cầu gặp gỡ với những ai lãnh nhận ơn lành của Ngài. Như vậy Ngài không chỉ bằng lòng với việc họ đã nhận được điều nầy điều nọ mà Ngài phải là ai đối với họ.
"Đức Giêsu thực sự là ai? "
Câu trả lời chính xác vẫn không nằm trong tầm tay của ta mà chỉ có ân sủng mới cho ta lời giải đáp trọn vẹn. Lời tuyên tín của Phêrô không phải là thành quả của việc tổng kết các lời nói việc làm của Đức Giêsu dẫn Phêrô đến chỗ khám phá ra chân tính của Đức Giêsu mà là một tác động thần linh đã soi tỏ cho Phêrô biết.
"Anh thật có phúc vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy mà là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 16,17)
Bởi vì những gì thuộc về máu thịt, trí tuệ cùng lắm chỉ là một tiên tri hay tệ hơn chỉ là một vĩ nhân dù đó là vĩ nhãn số một của nhân loại. Nhưng hơn thế nữa: “Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Để nghiệm được điều đó, đón nhận được mầu nhiệm ấy, không chỉ cần khiêm tốn của trí tuệ mà cần nhận được mặc khải từ nơi Thiên Chúa.
Lời tuyên tín của Phêrô tỏ cho thấy ông được Chúa Cha mặc khải cho mầu nhiệm cơ bản của Nước Trời và là dấu sự chọïn lựa của Thiên Chúa. Đức Giêsu biết rằng đã đến lúc Ngài có thể khởi đầu việc đặt nền móng xây dựng một tòa nhà kiên cố liên quan đến toàn bộ chiều dài của lịch sử? “Trên táng đá nàyThầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” Một quyết định thật bất ngờ nhưng lai dựa trên ý định của Cha nơi mặc khải cua Ngài.
2. Hội thánh trên tảng đá sống
Khi thoáng nhìn một con thuyền nhỏ bé lênh đênh trên biển cả bao la, ta chợt có ý tưởng nghi ngại: một con thuyền như vậy liệu có thể vượt đại dương đầy sóng gió hãi hùng, đầy bão tố hiểm nguy để về đến bến bình yên không.
Cũng như vậy, tự nhiên ta sẽ nghĩ về Phêrô: ông cũng chỉ là một con người với vô vàn khuyết điểm, yếu đuối mà ta đã thấu rõ chất người của ông lúc ông sợ hãi can ngăn Chúa Giêsu lên Giêrusalem, khi ông nhát đảm chối bỏ Thầy trong dinh thượng tế. Thế mà ông lại được chọn để làm nền cho Giáo Hội và mọi quyền lực âm phủ không lay chuyển nổi.
Sự an toàn không ở nơi tảng đá sống đó mà ở nơi lời tác tạo của Đức Giêsu, lời bảo đảm cho công trình của Ngài. Chỉ có lời của Đức Giêsu làm nền tảng thực sự cho Giáo Hội vừa được chính thức thiết lập.
Phêrô - người và những đấng kế vị mãi là những viên đá sống động nên không thiếu những yếu hèn và khuyết điểm. Nhưng Thiên Chúa thì mạnh mẽ và trung tín với lời hứa của Ngài. Nhờ đó chúng ta sẽ không nao núng, hay thất vọng trước những yếu kém nào đó của những con người trong Giáo Hội. Chính Chúa sẽ thi thố quyền năng, giữ gìn và bảo vệ công trình tay Ngài dựng nên.
3. Cộng tác với ân sủng và khiêm tốn đón nhận
Chúa Giêsu đã không khen Phêrô có công trong lời tuyên tín chuẩn mực của ông. Tất cả đều là ơn nhưng không của Thiên Chúa, nhưng Phêrô diễm phúc vì đã để cho mặc khải của Thiên Chúa được tự do hành động trong con người của mình. Mặc khải đã đến trong tâm hồn, trí tuệ và lời nói của Phêrô đã bật ra thành lời tuyên xưng. Ông đã không cản trở tác động của ơn thánh mà cộng tác để làm lộ ra mặc khải Thiên Chúa ông đã nhận được nơi bản thân. Điều nầy có vẻ là một thái độ thụ động, nhưng thật ra đây cũng là một thái độ cần thiết đòi hỏi nỗ lực đón nhận và tự do ưng thuận. Thiên Chúa luôn để cho ta được tự do đáp trả điều Ngài muốn làm nơi ta, vì thế sẵn sàng mở cửa cho ơn thánh cũng là một thái độ cộng tác với ơn của Thiên Chúa. Ngài muốn dùng ta như trung gian ân huệ Thiên Chúa.
4. Câu hỏi dành cho mỗi người: “Đức Giêsu là ai đối với bạn?"
Câu hỏi ấy vẫn mãi vang lên trong Hội Thánh và giữa nhân loại. Không biết Đức Giêsu và không biết Ngài là ai đối với mình thì mọi chức vụ đều vô nghĩa. Người ta không thể phục vụ mà lại không biết rõ người sai gởi mình. Chính trong mối tương quan với đức Giêsu mà sau ngày Phục Sinh Đức Giêsu lại tiếp tục hỏi Phêrô về lòng yêu mến. Có biết đức Giêsu và yêu mến Ngài người ta mới có thể sống tận cùng sự phục vụ và yêu mến tha nhân.
Để biết Đức Giêsu, người ta sẽ phải tìm kiếm Ngài, hiểu biết Ngài và nhất là gặp gỡ Ngài. Nhờ những giờ phút gần gũi, những khoảnh khắc lắng nghe Lời Ngài, những thời gian sống cho Ngài, người ta sẽ có được một kinh nghiệm, một tương quan cá vị, và điều này sẽ giúp tăng tiến mối quan hệ với đức Giêsu.
"Đức Giêsu ai đối với tôi? "
Câu hỏi ấy dành cho chính tôi - Tôi sẽ trả lời thế nào? Không thể lấy lại những gì tôi đã nghe người khác nói về Ngài. Còn bản thân thì chưa biết Ngài như một em bé học giáo lý đã phải khóc thốt nên rằng "Sao ai cũng nói về một người tên là Giêsu, nhưng con chẳng biết ông là ai? Con chưa bao giờ gặp ông ấy!”
Tệ hơn nữa có khi ta vẫn cứ tuyên xưng: Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống mà thực sự ta chẳng hề tin, chẳng hề hiểu và chẳng hề sống lòng tin của mình.
Có lẽ chính chúng ta sẽ phải đi tại hành trình khám phá Đức Giêsu: nhìn lại những sợi dây nối kết chúng ta với đức Giêsu hơn là bằng lòng với những gì người khác nói cho ta về Ngài.
Lời Chúc phúc cho Phêrô hôm nay cũng sẽ là Lời chúc phúc cho tất cả những ai nhận thực Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, để rồi thể hiện rõ nét trong đời sống mình tuyên xưng mà chúng ta vẫn đọc trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô Con một Thiên Chúa ...”
Góp Nhặt
"Con THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG"
Trong những giờ chầu Thánh Thể, ta vẫn hát: “Này con là Đá...”, để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Lời hát như vang vọng tiếp nối một truyền thống thật xa lên đến giờ phút ở Xêđarê Philipphê khi Chúa Giêsu lập Giáo Hội với một nhóm nhỏ còn lang thang dong ruổi hành trình rao giảng Nước Trời, chưa hình thành một cơ cấu chặt chẽ và ổn định.
Không biết mỗi lần hát chúng ta có đủ lắng sâu để chiêm ngấm biến cố lạ lùng khi Chúa Giêsu quyết định đặt một con người mỏng manh đến thế để làm đầu Giáo Hội và làm đá tảng để Ngài xây dựng Giáo Hội của Ngài trên đó. Ngay chính khi vào giờ đó Phêrô cũng chưa mường tượng ra được Giáo Hội mà ông được trao phó cho trách nhiệm thánh thiêng và cao quý ngần ấy sẽ như thế nào và sẽ thành hình ra sao?
1. Một quyết định dựa trên mạc khải
Ở một địa điểm xa với những sinh hoạt chính trị và tôn giáo, Đức Giêsu đã muốn cho các môn đệ của mình có dịp đào sâu mối tương quan thân tình và sâu đậm với Ngài để rồi đến một lúc nào đó khi ân sủng đã đầy tràn, đã tác động nơi những con người mỏng dòn và nhỏ bé này thì Ngài đặt ra cho họ một câu hỏi trở nên căn bản cho mọi thời: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”
Đức Giêsu là ai đối với các môn đệ quả thật là hệ trọng vì nó xác định mối tương quan thật sự giữa họ và Thầy mình. Điều nầy đã trở nên cốt thiết đến nỗi nó sẽ chi phối toàn thể cung cách sống và hoạt động của họ.
Nếu người ta không gặp và biết Đức Giêsu là ai. Thực sự là ai thì mọi nỗ lực xây dựng đều không có nền móng vững chắc. Chỉ cần một khủng hoảng, một biến động nào đó của hoàn cảnh đủ làm sụp đổ toàn bộ những kiến tạo vừa mới được thiết lập. Người ta có thể theo Chúa Giêsu một khoảng thời gian nào dó để rồi sẽ hối tiếc vì mình đã lầm tưởng và không thể đáp trả trước một đòi hỏi cho là quá lớn của một Đấng, mà mình chưa coi là số một của đời mình. Chúng ta thường thấy Chúa Giêsu nói câu này: “Lòng tin của con đã cứu chữa con” Ngài luôn muốn nối một cây cầu gặp gỡ với những ai lãnh nhận ơn lành của Ngài. Như vậy Ngài không chỉ bằng lòng với việc họ đã nhận được điều nầy điều nọ mà Ngài phải là ai đối với họ.
"Đức Giêsu thực sự là ai? "
Câu trả lời chính xác vẫn không nằm trong tầm tay của ta mà chỉ có ân sủng mới cho ta lời giải đáp trọn vẹn. Lời tuyên tín của Phêrô không phải là thành quả của việc tổng kết các lời nói việc làm của Đức Giêsu dẫn Phêrô đến chỗ khám phá ra chân tính của Đức Giêsu mà là một tác động thần linh đã soi tỏ cho Phêrô biết.
"Anh thật có phúc vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy mà là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 16,17)
Bởi vì những gì thuộc về máu thịt, trí tuệ cùng lắm chỉ là một tiên tri hay tệ hơn chỉ là một vĩ nhân dù đó là vĩ nhãn số một của nhân loại. Nhưng hơn thế nữa: “Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Để nghiệm được điều đó, đón nhận được mầu nhiệm ấy, không chỉ cần khiêm tốn của trí tuệ mà cần nhận được mặc khải từ nơi Thiên Chúa.
Lời tuyên tín của Phêrô tỏ cho thấy ông được Chúa Cha mặc khải cho mầu nhiệm cơ bản của Nước Trời và là dấu sự chọïn lựa của Thiên Chúa. Đức Giêsu biết rằng đã đến lúc Ngài có thể khởi đầu việc đặt nền móng xây dựng một tòa nhà kiên cố liên quan đến toàn bộ chiều dài của lịch sử? “Trên táng đá nàyThầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” Một quyết định thật bất ngờ nhưng lai dựa trên ý định của Cha nơi mặc khải cua Ngài.
2. Hội thánh trên tảng đá sống
Khi thoáng nhìn một con thuyền nhỏ bé lênh đênh trên biển cả bao la, ta chợt có ý tưởng nghi ngại: một con thuyền như vậy liệu có thể vượt đại dương đầy sóng gió hãi hùng, đầy bão tố hiểm nguy để về đến bến bình yên không.
Cũng như vậy, tự nhiên ta sẽ nghĩ về Phêrô: ông cũng chỉ là một con người với vô vàn khuyết điểm, yếu đuối mà ta đã thấu rõ chất người của ông lúc ông sợ hãi can ngăn Chúa Giêsu lên Giêrusalem, khi ông nhát đảm chối bỏ Thầy trong dinh thượng tế. Thế mà ông lại được chọn để làm nền cho Giáo Hội và mọi quyền lực âm phủ không lay chuyển nổi.
Sự an toàn không ở nơi tảng đá sống đó mà ở nơi lời tác tạo của Đức Giêsu, lời bảo đảm cho công trình của Ngài. Chỉ có lời của Đức Giêsu làm nền tảng thực sự cho Giáo Hội vừa được chính thức thiết lập.
Phêrô - người và những đấng kế vị mãi là những viên đá sống động nên không thiếu những yếu hèn và khuyết điểm. Nhưng Thiên Chúa thì mạnh mẽ và trung tín với lời hứa của Ngài. Nhờ đó chúng ta sẽ không nao núng, hay thất vọng trước những yếu kém nào đó của những con người trong Giáo Hội. Chính Chúa sẽ thi thố quyền năng, giữ gìn và bảo vệ công trình tay Ngài dựng nên.
3. Cộng tác với ân sủng và khiêm tốn đón nhận
Chúa Giêsu đã không khen Phêrô có công trong lời tuyên tín chuẩn mực của ông. Tất cả đều là ơn nhưng không của Thiên Chúa, nhưng Phêrô diễm phúc vì đã để cho mặc khải của Thiên Chúa được tự do hành động trong con người của mình. Mặc khải đã đến trong tâm hồn, trí tuệ và lời nói của Phêrô đã bật ra thành lời tuyên xưng. Ông đã không cản trở tác động của ơn thánh mà cộng tác để làm lộ ra mặc khải Thiên Chúa ông đã nhận được nơi bản thân. Điều nầy có vẻ là một thái độ thụ động, nhưng thật ra đây cũng là một thái độ cần thiết đòi hỏi nỗ lực đón nhận và tự do ưng thuận. Thiên Chúa luôn để cho ta được tự do đáp trả điều Ngài muốn làm nơi ta, vì thế sẵn sàng mở cửa cho ơn thánh cũng là một thái độ cộng tác với ơn của Thiên Chúa. Ngài muốn dùng ta như trung gian ân huệ Thiên Chúa.
4. Câu hỏi dành cho mỗi người: “Đức Giêsu là ai đối với bạn?"
Câu hỏi ấy vẫn mãi vang lên trong Hội Thánh và giữa nhân loại. Không biết Đức Giêsu và không biết Ngài là ai đối với mình thì mọi chức vụ đều vô nghĩa. Người ta không thể phục vụ mà lại không biết rõ người sai gởi mình. Chính trong mối tương quan với đức Giêsu mà sau ngày Phục Sinh Đức Giêsu lại tiếp tục hỏi Phêrô về lòng yêu mến. Có biết đức Giêsu và yêu mến Ngài người ta mới có thể sống tận cùng sự phục vụ và yêu mến tha nhân.
Để biết Đức Giêsu, người ta sẽ phải tìm kiếm Ngài, hiểu biết Ngài và nhất là gặp gỡ Ngài. Nhờ những giờ phút gần gũi, những khoảnh khắc lắng nghe Lời Ngài, những thời gian sống cho Ngài, người ta sẽ có được một kinh nghiệm, một tương quan cá vị, và điều này sẽ giúp tăng tiến mối quan hệ với đức Giêsu.
"Đức Giêsu ai đối với tôi? "
Câu hỏi ấy dành cho chính tôi - Tôi sẽ trả lời thế nào? Không thể lấy lại những gì tôi đã nghe người khác nói về Ngài. Còn bản thân thì chưa biết Ngài như một em bé học giáo lý đã phải khóc thốt nên rằng "Sao ai cũng nói về một người tên là Giêsu, nhưng con chẳng biết ông là ai? Con chưa bao giờ gặp ông ấy!”
Tệ hơn nữa có khi ta vẫn cứ tuyên xưng: Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống mà thực sự ta chẳng hề tin, chẳng hề hiểu và chẳng hề sống lòng tin của mình.
Có lẽ chính chúng ta sẽ phải đi tại hành trình khám phá Đức Giêsu: nhìn lại những sợi dây nối kết chúng ta với đức Giêsu hơn là bằng lòng với những gì người khác nói cho ta về Ngài.
Lời Chúc phúc cho Phêrô hôm nay cũng sẽ là Lời chúc phúc cho tất cả những ai nhận thực Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, để rồi thể hiện rõ nét trong đời sống mình tuyên xưng mà chúng ta vẫn đọc trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô Con một Thiên Chúa ...”
Góp Nhặt