Dan Lee
08-24-2008, 03:55 PM
NHẬN BIẾT & TUYÊN XƯNG DANH CHÚA ( Mt. 16:13-23 )
Là người Kitô Hữu, chúng ta nhận biết có một Thiên Chúa là Cha, là Con và là Thánh Thần. Ngài hằng yêu thương, săn sóc và quan phòng mọi sự tốt đẹp cho con người. Và chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ấy khi làm dấu thánh giá trên mình, sống niềm tin nơi Chúa.
Là người Việt Nam máu đỏ da vàng, chúng ta nhận biết mình có một quệ hương Việt Nam dấu yêu và sẵn sàng biểu lộ căn tính Việt Nam ấy qua việc nói ngôn ngữ VN, ăn những món đậm đà chất VN, duy trì và phát triển nét văn hoá truyền thống VN nơi xứ người. Là người theo Chúa đặc biệt trong Nhóm Mười Hai, với ba năm gắn bó cùng Thầy Chí Thánh trên từng cây số, ắt hẳn Phêrô đã nhận biết Chúa Giêsu là ai nên đã mạnh dạnh tuyên xưng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” trước mặt anh em mình. Nhận biết một vấn đề và biểu lộ tri thức ấy bằng tư tưởng, lời nói và hành động, thường là một tiến trình quen thuộc. Biết Chúa và tuyên xưng danh Chúa ra bên ngoài, luôn là thái độ của niềm tin.
A. Nhận biết và tuyên xưng Ðức Kitô là Con Thiên Chúa:
1. Nathanael, một con người đang khao khát tìm chân lý, một hôm được bạn mình là Philipphê nói về ông Giêsu người làng Nazareth. Nathanael ngạc nhiên hỏi bạn: “Ở Nazareth nào có cái gì hay?”. Philipphê đã khích ông: “Cứ đến mà xem”. Và Nathanael đến cùng Chúa Giêsu, ông bất ngờ được Chúa đánh giá cao: “Ðây thật là người Israel, lòng dạ ông không có gì gian dối”. Nathanael sau đó đã ở lại với Chúa, nhận biết Chúa rõ ràng và tuyên xưng Chúa rất mạnh dạn: “Lạy Thầy, Thầy thật là Con Thiên Chúa, là vua Israel” ( Ga.1:45-51 ).
2. Chúa Giêsu vào trong hội đường Caphanaum, có người bị qủy nhập đã sợ hãi thét lên: “Hỡi ông Giêsu Nazareth, ông đến để tiêu diệt chúng tôi ư? Tôi biết ông là ai: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa !” ( Lc.4:34 ). Ngài dùng lời quát mắng trục xuất qủy ra khỏi người ấy, có lúc qủy phải sấp mình dưới chân Người mà kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa” ( Mc.3:11 ).
3. Nơi đồi Calvê, trong những giây phút sau cùng hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã kêu lớn tiếng rồi tắt thở. Bổng màn trong đền thờ xé ra làm đôi. Viên đại đội trưởng chứng kiến từ đầu đến cuối việc Ngài tắt thở, ông đã phải thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” ( Mc.15:39 ).
4. Và hôm nay, trong bài Phúc Âm, trên đường đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, sau khi đã nghe biết dư luận nghĩ gì về mình, Chúa cũng trắc nghiệm hỏi thử các Tông Ðồ: “Các con bảo Thầy là ai?”. Phêrô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” ( Mt.16:16 ).
Nhìn chung các sự kiện trên, ta có thể chung kết một nhận định rằng: sau khi các đương sự đã sống, đã chứng kiến… các việc lạ tỏ tường về Chúa Giêsu, họ đều nhận được một ánh sáng tâm hồn từ trời toả xuống ( như Saolô xưa trên đường đến Damas ) để rồi họ bày tỏ ra lời tuyên xưng vào danh Con Thiên Chúa.
B. Nhận biết và tuyên xưng Chúa trong cuộc đời.
1. Ngược dòng thời gian đi theo Chúa Giêsu, Phêrô đã trực tiếp thấy Chúa làm nhiều phép lạ: chữa lành bệnh tật cho tha nhân, ban cho ông mẻ lưới lạ lùng, hoá bánh và cá ra nhiều nuôi hàng ngàn dân chúng …Dù nhận thức quyền năng phi thường của Chúa, nhưng con người Phêrô đôi lúc vẫn mắc phải nhiều khuyết điểm:
† kém tin nơi Chúa khi đi trên mặt biển.
† cứng tin vào sứ vụ của Chúa khi cản ngăn Thầy không phải chịu đau khổ, bắt bớ, sỉ nhục…
† yếu tin và thiếu cậy trông ở Chúa khi chối Thầy 3 lần trong sân đền thờ.
Tuy nhiên, trong ánh sáng Thần Linh hướng dẫn, Phêrô đã thắng vượt những yếu đuối ấy, để nhận biết Thầy Giêsu là một Thiên Chúa có uy quyền, một Ðấng Messia đã đến trong thế gian và ông đã hăng hái tuyên xưng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
2. Giakêu trong trình thuật Lc.19:1-10 là một viên thủ lãnh quan thuế đầy tai tiếng bất chính. Biết mình giàu có, từng nhúng tay vào những việc xấu xa, nhưng trong lòng Giakêu vẫn nuôi dưỡng một thiện cảm thán phục về Chúa Giêsu. Ông khao khát muốn tìm về nguồn chân thiện mỹ, nên tìm mọi phương thế để gặp được Chúa. Muốn thế, Giakêu phải vượt qua:
† những giới hạn thấp bé để trèo lên cho được đứng chỗ cao trên cây sung.
† lòng ích kỷ gian tham vốn đã gây nhiều thiệt hại cho người khác.
Trực diện được Chúa, nhận biết lòng yêu thương của Chúa, Giakêu đã không ngại tuyên xưng đoan hứa: “Thưa Ngài, tôi xin bố thí phân nửa tài sản tôi có cho người nghèo khó, và nếu có gây thiệt hại cho ai, tôi xin đền gấp bốn”.
3. Verônica vốn là một phụ nữ nhát sợ trước thế lực sự dữ. Trên đường Chúa Giêsu vác thập giá, bà thấy rõ dung nhan Chúa: đầy bụi đường lấm lem, đất cánh dính vào dơ bẩn do những lần té ngã dưới thập giá, máu me tùm lum khô cứng trên khuôn mặt khả kính… Nhận biết Chúa đang đau khổ vì loài người phản bội, Verônica đã vượt qua:
† lực lương quân dữ đông đảo đang đe doạ bao quanh
† tính nhút nhát bình thường cố hữu.
Bà đến gần Chúa Giêsu trao khăn cho Người lọt mặt. Bà tuyên xưng lòng tin vững mạnh nơi Chúa khi can đảm lau từng hạt bụi, giọt máu, vết nhơ… trên Nhan Thánh Ngài.
Lòng tin nẩy sinh từ sự nhận thức thâm sâu.
Hạt giống đức Tin nẩy mầm mạnh mẽ trên những mảnh đất tốt tươi, sống động tình Chúa, tình con người.
C. Sống nhận biết và tuyên xưng Danh Chúa.
Theo một thống kê đáng tin cậy từ trong Giáo Hôi Công Giáo gần đây cho biết: Âu Châu xưa kia vốn là một lục địa khai sinh nền văn minh Kitô Giáo, thì nay họ đang dần dần xa lià, thờ ơ, khô khan với niềm tin Công Giáo trong đời sống họ. Ðang khi đó, giới trẻ Mỹ Châu và Úc Châu đã một thời chạy theo nền văn hoá sự chết, sống hưởng thụ khoái lạc... thì nay họ có vẻ như muốn tìm về cội nguồn niềm tin và đạo lý Kitô Giáo nhiều hơn.
Hiện tượng ấy, cũng là một yếu tố giúp ÐGH Benedict XVI quyết định chọn Âu Châu ( thành phố Madrid, Tây Ban Nha ) là nơi sẽ tổ chức Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới XXII năm 2011 tương lai. Ðức Giáo Hoàng muốn giúp Âu Châu biết tái khám phá căn tính Kitô Giáo của mình, củng cố lòng tin thuở ban đầu đã có.
Lạy Chúa! Chúa cũng đặt câu hỏi với mỗi người chúng con: “Các con nói Thầy là ai?”
Vâng, lạy Chúa! Bằng nhận thức sống đạo, bằng lòng tin sâu thẳm,
chúng con có thể tuyên xưng rằng:
Chúa là Chúa của con,
Chúa là Ðấng Cứu Ðộ con, là Ðấng ngày đêm con hằng cậy trông.Amen.
LM Dominic Trần Văn Điều, SDD
Là người Kitô Hữu, chúng ta nhận biết có một Thiên Chúa là Cha, là Con và là Thánh Thần. Ngài hằng yêu thương, săn sóc và quan phòng mọi sự tốt đẹp cho con người. Và chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ấy khi làm dấu thánh giá trên mình, sống niềm tin nơi Chúa.
Là người Việt Nam máu đỏ da vàng, chúng ta nhận biết mình có một quệ hương Việt Nam dấu yêu và sẵn sàng biểu lộ căn tính Việt Nam ấy qua việc nói ngôn ngữ VN, ăn những món đậm đà chất VN, duy trì và phát triển nét văn hoá truyền thống VN nơi xứ người. Là người theo Chúa đặc biệt trong Nhóm Mười Hai, với ba năm gắn bó cùng Thầy Chí Thánh trên từng cây số, ắt hẳn Phêrô đã nhận biết Chúa Giêsu là ai nên đã mạnh dạnh tuyên xưng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” trước mặt anh em mình. Nhận biết một vấn đề và biểu lộ tri thức ấy bằng tư tưởng, lời nói và hành động, thường là một tiến trình quen thuộc. Biết Chúa và tuyên xưng danh Chúa ra bên ngoài, luôn là thái độ của niềm tin.
A. Nhận biết và tuyên xưng Ðức Kitô là Con Thiên Chúa:
1. Nathanael, một con người đang khao khát tìm chân lý, một hôm được bạn mình là Philipphê nói về ông Giêsu người làng Nazareth. Nathanael ngạc nhiên hỏi bạn: “Ở Nazareth nào có cái gì hay?”. Philipphê đã khích ông: “Cứ đến mà xem”. Và Nathanael đến cùng Chúa Giêsu, ông bất ngờ được Chúa đánh giá cao: “Ðây thật là người Israel, lòng dạ ông không có gì gian dối”. Nathanael sau đó đã ở lại với Chúa, nhận biết Chúa rõ ràng và tuyên xưng Chúa rất mạnh dạn: “Lạy Thầy, Thầy thật là Con Thiên Chúa, là vua Israel” ( Ga.1:45-51 ).
2. Chúa Giêsu vào trong hội đường Caphanaum, có người bị qủy nhập đã sợ hãi thét lên: “Hỡi ông Giêsu Nazareth, ông đến để tiêu diệt chúng tôi ư? Tôi biết ông là ai: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa !” ( Lc.4:34 ). Ngài dùng lời quát mắng trục xuất qủy ra khỏi người ấy, có lúc qủy phải sấp mình dưới chân Người mà kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa” ( Mc.3:11 ).
3. Nơi đồi Calvê, trong những giây phút sau cùng hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã kêu lớn tiếng rồi tắt thở. Bổng màn trong đền thờ xé ra làm đôi. Viên đại đội trưởng chứng kiến từ đầu đến cuối việc Ngài tắt thở, ông đã phải thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” ( Mc.15:39 ).
4. Và hôm nay, trong bài Phúc Âm, trên đường đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, sau khi đã nghe biết dư luận nghĩ gì về mình, Chúa cũng trắc nghiệm hỏi thử các Tông Ðồ: “Các con bảo Thầy là ai?”. Phêrô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” ( Mt.16:16 ).
Nhìn chung các sự kiện trên, ta có thể chung kết một nhận định rằng: sau khi các đương sự đã sống, đã chứng kiến… các việc lạ tỏ tường về Chúa Giêsu, họ đều nhận được một ánh sáng tâm hồn từ trời toả xuống ( như Saolô xưa trên đường đến Damas ) để rồi họ bày tỏ ra lời tuyên xưng vào danh Con Thiên Chúa.
B. Nhận biết và tuyên xưng Chúa trong cuộc đời.
1. Ngược dòng thời gian đi theo Chúa Giêsu, Phêrô đã trực tiếp thấy Chúa làm nhiều phép lạ: chữa lành bệnh tật cho tha nhân, ban cho ông mẻ lưới lạ lùng, hoá bánh và cá ra nhiều nuôi hàng ngàn dân chúng …Dù nhận thức quyền năng phi thường của Chúa, nhưng con người Phêrô đôi lúc vẫn mắc phải nhiều khuyết điểm:
† kém tin nơi Chúa khi đi trên mặt biển.
† cứng tin vào sứ vụ của Chúa khi cản ngăn Thầy không phải chịu đau khổ, bắt bớ, sỉ nhục…
† yếu tin và thiếu cậy trông ở Chúa khi chối Thầy 3 lần trong sân đền thờ.
Tuy nhiên, trong ánh sáng Thần Linh hướng dẫn, Phêrô đã thắng vượt những yếu đuối ấy, để nhận biết Thầy Giêsu là một Thiên Chúa có uy quyền, một Ðấng Messia đã đến trong thế gian và ông đã hăng hái tuyên xưng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
2. Giakêu trong trình thuật Lc.19:1-10 là một viên thủ lãnh quan thuế đầy tai tiếng bất chính. Biết mình giàu có, từng nhúng tay vào những việc xấu xa, nhưng trong lòng Giakêu vẫn nuôi dưỡng một thiện cảm thán phục về Chúa Giêsu. Ông khao khát muốn tìm về nguồn chân thiện mỹ, nên tìm mọi phương thế để gặp được Chúa. Muốn thế, Giakêu phải vượt qua:
† những giới hạn thấp bé để trèo lên cho được đứng chỗ cao trên cây sung.
† lòng ích kỷ gian tham vốn đã gây nhiều thiệt hại cho người khác.
Trực diện được Chúa, nhận biết lòng yêu thương của Chúa, Giakêu đã không ngại tuyên xưng đoan hứa: “Thưa Ngài, tôi xin bố thí phân nửa tài sản tôi có cho người nghèo khó, và nếu có gây thiệt hại cho ai, tôi xin đền gấp bốn”.
3. Verônica vốn là một phụ nữ nhát sợ trước thế lực sự dữ. Trên đường Chúa Giêsu vác thập giá, bà thấy rõ dung nhan Chúa: đầy bụi đường lấm lem, đất cánh dính vào dơ bẩn do những lần té ngã dưới thập giá, máu me tùm lum khô cứng trên khuôn mặt khả kính… Nhận biết Chúa đang đau khổ vì loài người phản bội, Verônica đã vượt qua:
† lực lương quân dữ đông đảo đang đe doạ bao quanh
† tính nhút nhát bình thường cố hữu.
Bà đến gần Chúa Giêsu trao khăn cho Người lọt mặt. Bà tuyên xưng lòng tin vững mạnh nơi Chúa khi can đảm lau từng hạt bụi, giọt máu, vết nhơ… trên Nhan Thánh Ngài.
Lòng tin nẩy sinh từ sự nhận thức thâm sâu.
Hạt giống đức Tin nẩy mầm mạnh mẽ trên những mảnh đất tốt tươi, sống động tình Chúa, tình con người.
C. Sống nhận biết và tuyên xưng Danh Chúa.
Theo một thống kê đáng tin cậy từ trong Giáo Hôi Công Giáo gần đây cho biết: Âu Châu xưa kia vốn là một lục địa khai sinh nền văn minh Kitô Giáo, thì nay họ đang dần dần xa lià, thờ ơ, khô khan với niềm tin Công Giáo trong đời sống họ. Ðang khi đó, giới trẻ Mỹ Châu và Úc Châu đã một thời chạy theo nền văn hoá sự chết, sống hưởng thụ khoái lạc... thì nay họ có vẻ như muốn tìm về cội nguồn niềm tin và đạo lý Kitô Giáo nhiều hơn.
Hiện tượng ấy, cũng là một yếu tố giúp ÐGH Benedict XVI quyết định chọn Âu Châu ( thành phố Madrid, Tây Ban Nha ) là nơi sẽ tổ chức Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới XXII năm 2011 tương lai. Ðức Giáo Hoàng muốn giúp Âu Châu biết tái khám phá căn tính Kitô Giáo của mình, củng cố lòng tin thuở ban đầu đã có.
Lạy Chúa! Chúa cũng đặt câu hỏi với mỗi người chúng con: “Các con nói Thầy là ai?”
Vâng, lạy Chúa! Bằng nhận thức sống đạo, bằng lòng tin sâu thẳm,
chúng con có thể tuyên xưng rằng:
Chúa là Chúa của con,
Chúa là Ðấng Cứu Ðộ con, là Ðấng ngày đêm con hằng cậy trông.Amen.
LM Dominic Trần Văn Điều, SDD