Dan Lee
08-24-2008, 03:58 PM
SUY NIỆM KINH THÁNH (Isaia 22, 15-23)
Sebna là người ngoại bang đã chiếm quyền tể tướng triều đình ở Jerusalem. Isaia báo trước rằng Thiên Chúa sắp thẳng tay quăng ông đi, sắp túm chặt lấy ông (câu 17) tống ông khỏi chức vụ, đuổi khỏi địa vị (câu 19). Isaia cũng báo trước Chúa sẽ thay thế Sebna bằng tôi trung của Chúa:
“Ngày ấy Ta sẽ gọi tôi tớ Ta là En-gia-kim (câu 20). Quyền bính của ngươi Ta sẽ trao vào tay nó (câu 21). Chìa khóa nhà Đavid Ta sẽ đặt trên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được. Nó đóng lại thì không ai mở được (câu 22).”
Đọc đoạn này chúng ta thấy khi vì tội lỗi của dân mà Chúa trao quyền hành trị nước vào tay ngoại bang, thì việc ấy cũng chỉ là tạm thời. Sau đó Chúa sẽ đuổi họ khỏi địa vị và trao quyền bính lại cho người khác để hành xử theo ý Chúa.
Đặc biệt câu 22 được hiểu trước tiên về Đức Kitô như đã chép trong sách Khải huyền: “Đây lời của Đấng chân thật, Đấng giữ chìa khóa David, người mở ra thì không ai đóng lại được. Người đóng lại thì không ai mở được”. (Kh 3,7) và Hội thánh tung hô Chúa Kitô trong Thánh ca Tin mừng kinh chiều ngày 20 tháng 12 trước lễ Giáng sinh: Lạy Đức Kitô, Ngài nắm giữ chìa khóa David và phủ việt nhà Israel, Ngài mở, nào có ai đóng được, Ngài đóng thì ai có thể mở ra được”. Nhưng lời ấy cũng nói về quyền hành của Thánh Phêrô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa nước trời, dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.” (Mt 16,19). Phêrô đại diện Chúa ở trần gian, được Chúa trao chìa khóa nước trời, trao quyền tháo gỡ và cầm buộc như quyền của Chúa.
Kinh thánh nói tiếp: “En-gia-kim sẽ là cha đối với dân cư ở Jerusalem và với nhà Juda” (câu 21). En-gia-kim là vua, nhưng Kinh thánh đặc biệt nhắc đến tư cách là cha, để nói lên sự nhân từ quan tâm đến hạnh phúc của dân như cha đối với con, chứ không cứng nhắc như vua đối với dân.
Đấy cũng là hình ảnh của đoàn dân Chúa ngày nay dưới quyền điều khiển vô hình của Chúa Kitô và quyền điều khiển hữu hình của Phêrô và các Đấng nối quyền Người trong Giáo hội. Cách đối xử nhân từ như cha với con vẫn là đặc tính của Giáo hội Chúa. Và chúng ta hãnh diện vì là thành phần của Giáo hội ấy.
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
Sebna là người ngoại bang đã chiếm quyền tể tướng triều đình ở Jerusalem. Isaia báo trước rằng Thiên Chúa sắp thẳng tay quăng ông đi, sắp túm chặt lấy ông (câu 17) tống ông khỏi chức vụ, đuổi khỏi địa vị (câu 19). Isaia cũng báo trước Chúa sẽ thay thế Sebna bằng tôi trung của Chúa:
“Ngày ấy Ta sẽ gọi tôi tớ Ta là En-gia-kim (câu 20). Quyền bính của ngươi Ta sẽ trao vào tay nó (câu 21). Chìa khóa nhà Đavid Ta sẽ đặt trên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được. Nó đóng lại thì không ai mở được (câu 22).”
Đọc đoạn này chúng ta thấy khi vì tội lỗi của dân mà Chúa trao quyền hành trị nước vào tay ngoại bang, thì việc ấy cũng chỉ là tạm thời. Sau đó Chúa sẽ đuổi họ khỏi địa vị và trao quyền bính lại cho người khác để hành xử theo ý Chúa.
Đặc biệt câu 22 được hiểu trước tiên về Đức Kitô như đã chép trong sách Khải huyền: “Đây lời của Đấng chân thật, Đấng giữ chìa khóa David, người mở ra thì không ai đóng lại được. Người đóng lại thì không ai mở được”. (Kh 3,7) và Hội thánh tung hô Chúa Kitô trong Thánh ca Tin mừng kinh chiều ngày 20 tháng 12 trước lễ Giáng sinh: Lạy Đức Kitô, Ngài nắm giữ chìa khóa David và phủ việt nhà Israel, Ngài mở, nào có ai đóng được, Ngài đóng thì ai có thể mở ra được”. Nhưng lời ấy cũng nói về quyền hành của Thánh Phêrô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa nước trời, dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.” (Mt 16,19). Phêrô đại diện Chúa ở trần gian, được Chúa trao chìa khóa nước trời, trao quyền tháo gỡ và cầm buộc như quyền của Chúa.
Kinh thánh nói tiếp: “En-gia-kim sẽ là cha đối với dân cư ở Jerusalem và với nhà Juda” (câu 21). En-gia-kim là vua, nhưng Kinh thánh đặc biệt nhắc đến tư cách là cha, để nói lên sự nhân từ quan tâm đến hạnh phúc của dân như cha đối với con, chứ không cứng nhắc như vua đối với dân.
Đấy cũng là hình ảnh của đoàn dân Chúa ngày nay dưới quyền điều khiển vô hình của Chúa Kitô và quyền điều khiển hữu hình của Phêrô và các Đấng nối quyền Người trong Giáo hội. Cách đối xử nhân từ như cha với con vẫn là đặc tính của Giáo hội Chúa. Và chúng ta hãnh diện vì là thành phần của Giáo hội ấy.
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD