Dan Lee
08-28-2008, 11:00 AM
Suy niệm Chúa Nhật XXII thường niên - Năm A
"VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA"
Dự phần vào tình yêu đang đưa mọi người tới hiệp nhất
Hôm đó kỹ sư Lê có chương trình đi coi các xưởng máy của xí nghiệp anh làm để báo cáo. Chương trình ấy bị chậm trễ chỉ vì người lái xe của anh say rượu. Hãy nghe anh Lê kể lại cho biết thảm cảnh nào đã xảy ra cho người tài xế của anh và anh đã đối xử ra sao.
"Tôi nói với Ðịnh, người tài xế của tôi: "Giờ này xe phải bon bon trên đường rồi mới phải! Tại sao có sự chậm trễ như vậy?"
Ðịnh chẳng nói gì để đáp lại vì anh say rượu. Ðến sở để làm việc mà bê tha như vậy quả là một lỗi trắng trợn! Nhưng hình như Ðịnh có ý biện minh: "Thưa kỹ sư, đã xảy ra sự việc trầm trọng cho gia đình tôi!"
Tôi dẫn Ðịnh vào tiệm ăn sáng để nghe cắt nghĩa rõ hơn. Ðịnh mếu máo nói khiến khách ở tiệm ăn trố mắt nhìn: "Ðêm qua vợ tôi bỏ tôi!"
Cho dầu người tài xế của tôi cắt nghĩa thế nào đi nữa anh cũng không thể nào biện minh được hành vi say rượu của anh. Nhưng tôi thầm nghĩ tôi cần tỏ ra thông cảm đối với người tài xế đang trải qua một thảm cảnh lớn trong đời anh. Vậy tôi đã cho anh một việc nơi văn phòng thay vì lái xe, để tôi có thể theo dõi và hy vọng giúp đỡ anh.
Những ngày kế tiếp cho thấy Ðịnh không đạt được tiến bộ như mọi nhân viên trong sở đều thấy rõ. Tuy là một người tốt bụng, Ðịnh đã không làm chủ được mình. Vợ anh bỏ anh cùng với đứa con cũng chỉ vì anh thiếu trưởng thành. Có khi vợ anh chỉ có ý để anh nghĩ lại mà đảm nhận lấy trách nhiệm. Nhưng những ngày qua đã không thấy có hiệu quả tích cực.
Tháng đó tôi cùng với các bạn trong nhóm chia sẻ Lời Chúa tâm đắc về Lời Chúa dạy là: "?Nếu hai ba người hiệp nhất để cầu xin điều gì thì Cha trên trời sẽ ban cho điều đó." Tôi đã yêu cầu các bạn cùng tôi xin Chúa cho gia đình của Ðịnh được sum họp trở lại. Khi tôi đọc lại Lời Chúa thì được thôi thúc để biết yêu thương nồng nhiệt hơn hầu tham dự vào tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa. Khi ấy tôi thấy việc tôi lắng nghe và khuyên bảo Ðịnh chưa đủ. Tôi đã mạnh bạo và nhiệt thành đến thẳng cửa tiệm nơi người vợ của anh đang làm việc. Nàng đỏ mặt khi nghe tôi tự giới thiệu và tôi cũng lấy làm ngại ngùng. Nàng ngỡ ngàng thấy tôi chiếu cố hỏi han và thật không ngờ về mối quan tâm của tôi đối với vấn đề đang là gánh nặng trên vai nàng. Nàng nói trắng ra rằng nàng vẫn còn yêu chồng nhưng muốn chồng đảm nhiệm lấy trách nhiệm gia trưởng. Ðiều đó cho thấy nàng đã phải khổ tâm suy nghĩ nhiều trước khi quyết định bỏ chồng. Tôi tiếp tục lắng nghe và để ý về điều nàng tiết lộ khi nói "dĩ nhiên có người bảo tôi là đã vấp phải một sai lầm lớn khi bỏ chồng" và nàng còn nói "nếu cần tôi sẽ trở về với anh ấy."
Vậy tôi lấy làm mừng khi nghe nàng nói điều đó. Ðó chưa phải là kết quả đạt được nhưng đã có ánh sáng hy vọng về một cuộc hòa giải. Tôi đã làm điều tôi phải làm. Hai vợ chồng Ðịnh có sum họp trở lại hay không là việc Chúa làm với sự cộng tác của hai đương sự. Riêng về phần tôi, tôi được hiểu hơn về Lời Chúa dạy rằng "Nếu hai ba người hiệp nhất để cầu xin điều gì, Cha trên trời sẽ ban cho điều đó." Tôi được hạnh phúc vì được dự phần vào tình yêu đang đưa mọi người hiệp nhất lại ở nơi Thiên Chúa thay vì chỉ cầu xin trên môi miệng mà thôi.
Bước theo Ðức Giêsu
Câu chuyện vừa kể có thể gợi ý để giúp hiểu thứ thập giá mà người thời nay phải vác. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay không chỉ khuyến cáo ta chịu khó vác thập giá mình. Ðiều Ðức Giêsu yêu cầu là ta phải muốn theo Người trước đã. Ðiều kiện Người nêu là phải biết từ bỏ chính mình rồi phải vác thập giá mình. Không phải chỉ theo Chúa vác thập giá, nhưng chính mình phải vác thập giá mình mà theo Chúa. Cũng không phải là tìm vác một cây thập giá nặng ký đề có thể hiên ngang về sự hào hùng của mình: như vậy là chưa từ bỏ chính mình! Phải nhận lấy cây thập giá Chúa giao với lòng yêu mến như chính Chúa Giêsu đã tự nguyện nhận lấy cây thập giá Chúa Cha giao cho Người vác.
Bài Tin Mừng hôm nay gồm lần loan báo đầu tiên về cuộc thương khó Ðức Giêsu sẽ chịu tại Giêrusalem. Nó gắn liền với đoạn Tin Mừng Mt 16,13-20 cho thấy Ðức Giêsu là ai và Phêrô là ai trong tương quan với Người. Ðức Giêsu là vị Cứu Tinh, tức Ðức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống (Mt 16,16). Còn Phêrô là nền trên đó chính Người xây dựng Giáo Hội Người (c.18). Người là Con Thiên Chúa Hằng Sống được xức dầu với sứ mạng cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ (Mt 1,21). Giáo Hội gồm những tội nhân được Ðức Giêsu cứu khỏi tội. Người cứu họ bằng cách tự nguyện vác lấy thập giá Chúa Cha giao cho Người vác, với hết tình con thảo. Mọi tội nhân để thuộc về Giáo Hội, cũng đều phải tự nguyện bước theo Ðức Giêsu là đón nhận lấy cây thập giá được giao trong hoàn cảnh sống của mình. Phêrô là người đầu tiên sẽ nhận lấy thập giá Chúa giao cho ông vác, trong nước mắt. Ông sẽ khóc thảm thiết (Mt 26,75) khi nhận lấy thân phận yếu hèn của mình vì đã chối Thầy mình ba lần. Ông sẽ khóc để từ bỏ chính mình, tức là từ bỏ cái tôi tội lỗi, để mặc lấy con người mới là bước theo Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng Sống.
Nhưng Phêrô còn được giao chìa khóa Nước Trời liên quan đến việc cầm buộc và tháo cởi nhằm việc hiệp thông với Giáo Hội mà Ðức Kitô sẽ thiết lập trên Phêrô. Phêrô sẽ có kinh nghiệm thâm sâu về hiệp thông và trung tín với Ðức Giêsu, Ðấng thiết lập nên Giáo Hội và luôn đứng đầu để điều khiển Giáo Hội qua trung gian Phêrô và những người kế vị Phêrô. Oâng sẽ sám hối để từ bỏ chính mình (x. Mt 26,75) nhờ đó ông sẽ biết đường giúp các tội nhân đau đớn trong lòng về các tội của họ: "Anh em hãy sám hối và mỗi người hãy chịu phép Rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô để được tha tội." (Cv 2,38), và ta biết "hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo" (Cv 2,41).
Như vậy là khá rõ thế nào là trở nên môn đệ của Ðức Giêsu. Bài Tin Mừng hôm nay loại bỏ mọi lệch lạc về Ðức Giêsu với tư cách là vị Cứu Tinh Mêsia. Câu 21 tuyên bố một cách rõ nét rằng cuộc sống trần thế của Ðức Giêsu sẽ gặp phải đau khổ và tử hình theo kế hoạch của Cha ("Người phải đi Giêrusalem"). Nội dung của lời tiên báo về cuộc thương khósẽ được ứng nghiệm và được mô tả trong Tin Mừng Mt 26-28. Phêrô mặc dầu đã đại diện nhóm Mười Hai tuyên xưng Ðức Giêsu là vị Cứu Tinh nhưng ở câu 22 ông từ khước đau khổ và chết chóc gắn liền với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa mà Ðức Kitô đến để thực hiện. Phêrô được đưa trở về đàng sau Ðức Giêsu là vị trí của người môn đệ, thay vì ở vị trí của Satan là kẻ cám dỗ thường lấy tư tưởng của loài người thay thế tư tưởng của Thiên Chúa (c.23).
Chính ở vị trí đàng sau Ðức Giêsu mà người môn đệ học biết từ bỏ chính mình hầu vác thập giá mình mà theo Người (c.24). Câu 25-26 yêu cầu người môn đệ Ðức Giêsu trở về với kinh nghiệm thiêng liêng của mình. Chỉ khi nào người môn đệ biết buông mình để Thiên Chúa dẫn đưa vào kế hoạch yêu thương do Ðức Giêsu lãnh đạo, khi ấy người đó mới được tự do, bình an và hạnh phúc.
Con đường đưa tới Tự do, Bình an, Hạnh phúc
Câu chuyện gợi ý ở trên cho thấy con đường đưa các nhân vật liên hệ tới tự do, bình an và hạnh phúc. Mọi người trong câu chuyện đều phải từ bỏ chính mình để bước theo Ðức Giêsu. Anh Lê, kỹ sư đã từ bỏ mình để kiên nhẫn đối thoại với người tài xế của anh. Anh cũng từ bỏ mình để đến tiếp xúc với vợ của người tài xế hầu khơi dậy nơi nàng lòng ước ao trở về với chồng. Nàng nêu điều kiện chính đáng là chồng phải lãnh lấy trách nhiệm trong gia đình, phải làm cho gia đình nên tổ ấm để con cái lớn lên trong đó. Như vậy là nàng đã sẵn sàng từ bỏ mình, vác lấy thập giá được giao cho nàng. Chỉ còn chờ Ðịnh là người tài xế của anh Lê, tỏ thiện chí hầu đạt được tự do, bình an và hạnh phúc, theo con đường từ bỏ chính Ðức Giêsu đã đi.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn tâm đắc gì về câu chuyện gợi ý sau bài Tin Mừng hôm nay: Anh kỹ sư Lê tỏ ra kiên nhẫn với người tài xế? Anh thật đáng khen vì biết tìm cách khuyến khích nàng trở về với chồng? Bạn có ý kiến khác?
2. Bạn hiểu thế nào khi nghe nói: "Môn đệ là người không chỉ theo Chúa vác thập giá, nhưng vác thập giá mình mà theo Chúa>"? "Phải nhận lấy thập giá Chúa giao thay vì tạo nên thập giá riêng cho mình"? "Chính vì Phêrô đã sám hối nên ông biết cách giúp ba ngàn người sám hối và chịu phép Rửa ngày lễ Ngũ Tuần"? Bạn có ý kiến khác?
Lm Augustine S.J
"VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA"
Dự phần vào tình yêu đang đưa mọi người tới hiệp nhất
Hôm đó kỹ sư Lê có chương trình đi coi các xưởng máy của xí nghiệp anh làm để báo cáo. Chương trình ấy bị chậm trễ chỉ vì người lái xe của anh say rượu. Hãy nghe anh Lê kể lại cho biết thảm cảnh nào đã xảy ra cho người tài xế của anh và anh đã đối xử ra sao.
"Tôi nói với Ðịnh, người tài xế của tôi: "Giờ này xe phải bon bon trên đường rồi mới phải! Tại sao có sự chậm trễ như vậy?"
Ðịnh chẳng nói gì để đáp lại vì anh say rượu. Ðến sở để làm việc mà bê tha như vậy quả là một lỗi trắng trợn! Nhưng hình như Ðịnh có ý biện minh: "Thưa kỹ sư, đã xảy ra sự việc trầm trọng cho gia đình tôi!"
Tôi dẫn Ðịnh vào tiệm ăn sáng để nghe cắt nghĩa rõ hơn. Ðịnh mếu máo nói khiến khách ở tiệm ăn trố mắt nhìn: "Ðêm qua vợ tôi bỏ tôi!"
Cho dầu người tài xế của tôi cắt nghĩa thế nào đi nữa anh cũng không thể nào biện minh được hành vi say rượu của anh. Nhưng tôi thầm nghĩ tôi cần tỏ ra thông cảm đối với người tài xế đang trải qua một thảm cảnh lớn trong đời anh. Vậy tôi đã cho anh một việc nơi văn phòng thay vì lái xe, để tôi có thể theo dõi và hy vọng giúp đỡ anh.
Những ngày kế tiếp cho thấy Ðịnh không đạt được tiến bộ như mọi nhân viên trong sở đều thấy rõ. Tuy là một người tốt bụng, Ðịnh đã không làm chủ được mình. Vợ anh bỏ anh cùng với đứa con cũng chỉ vì anh thiếu trưởng thành. Có khi vợ anh chỉ có ý để anh nghĩ lại mà đảm nhận lấy trách nhiệm. Nhưng những ngày qua đã không thấy có hiệu quả tích cực.
Tháng đó tôi cùng với các bạn trong nhóm chia sẻ Lời Chúa tâm đắc về Lời Chúa dạy là: "?Nếu hai ba người hiệp nhất để cầu xin điều gì thì Cha trên trời sẽ ban cho điều đó." Tôi đã yêu cầu các bạn cùng tôi xin Chúa cho gia đình của Ðịnh được sum họp trở lại. Khi tôi đọc lại Lời Chúa thì được thôi thúc để biết yêu thương nồng nhiệt hơn hầu tham dự vào tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa. Khi ấy tôi thấy việc tôi lắng nghe và khuyên bảo Ðịnh chưa đủ. Tôi đã mạnh bạo và nhiệt thành đến thẳng cửa tiệm nơi người vợ của anh đang làm việc. Nàng đỏ mặt khi nghe tôi tự giới thiệu và tôi cũng lấy làm ngại ngùng. Nàng ngỡ ngàng thấy tôi chiếu cố hỏi han và thật không ngờ về mối quan tâm của tôi đối với vấn đề đang là gánh nặng trên vai nàng. Nàng nói trắng ra rằng nàng vẫn còn yêu chồng nhưng muốn chồng đảm nhiệm lấy trách nhiệm gia trưởng. Ðiều đó cho thấy nàng đã phải khổ tâm suy nghĩ nhiều trước khi quyết định bỏ chồng. Tôi tiếp tục lắng nghe và để ý về điều nàng tiết lộ khi nói "dĩ nhiên có người bảo tôi là đã vấp phải một sai lầm lớn khi bỏ chồng" và nàng còn nói "nếu cần tôi sẽ trở về với anh ấy."
Vậy tôi lấy làm mừng khi nghe nàng nói điều đó. Ðó chưa phải là kết quả đạt được nhưng đã có ánh sáng hy vọng về một cuộc hòa giải. Tôi đã làm điều tôi phải làm. Hai vợ chồng Ðịnh có sum họp trở lại hay không là việc Chúa làm với sự cộng tác của hai đương sự. Riêng về phần tôi, tôi được hiểu hơn về Lời Chúa dạy rằng "Nếu hai ba người hiệp nhất để cầu xin điều gì, Cha trên trời sẽ ban cho điều đó." Tôi được hạnh phúc vì được dự phần vào tình yêu đang đưa mọi người hiệp nhất lại ở nơi Thiên Chúa thay vì chỉ cầu xin trên môi miệng mà thôi.
Bước theo Ðức Giêsu
Câu chuyện vừa kể có thể gợi ý để giúp hiểu thứ thập giá mà người thời nay phải vác. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay không chỉ khuyến cáo ta chịu khó vác thập giá mình. Ðiều Ðức Giêsu yêu cầu là ta phải muốn theo Người trước đã. Ðiều kiện Người nêu là phải biết từ bỏ chính mình rồi phải vác thập giá mình. Không phải chỉ theo Chúa vác thập giá, nhưng chính mình phải vác thập giá mình mà theo Chúa. Cũng không phải là tìm vác một cây thập giá nặng ký đề có thể hiên ngang về sự hào hùng của mình: như vậy là chưa từ bỏ chính mình! Phải nhận lấy cây thập giá Chúa giao với lòng yêu mến như chính Chúa Giêsu đã tự nguyện nhận lấy cây thập giá Chúa Cha giao cho Người vác.
Bài Tin Mừng hôm nay gồm lần loan báo đầu tiên về cuộc thương khó Ðức Giêsu sẽ chịu tại Giêrusalem. Nó gắn liền với đoạn Tin Mừng Mt 16,13-20 cho thấy Ðức Giêsu là ai và Phêrô là ai trong tương quan với Người. Ðức Giêsu là vị Cứu Tinh, tức Ðức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống (Mt 16,16). Còn Phêrô là nền trên đó chính Người xây dựng Giáo Hội Người (c.18). Người là Con Thiên Chúa Hằng Sống được xức dầu với sứ mạng cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ (Mt 1,21). Giáo Hội gồm những tội nhân được Ðức Giêsu cứu khỏi tội. Người cứu họ bằng cách tự nguyện vác lấy thập giá Chúa Cha giao cho Người vác, với hết tình con thảo. Mọi tội nhân để thuộc về Giáo Hội, cũng đều phải tự nguyện bước theo Ðức Giêsu là đón nhận lấy cây thập giá được giao trong hoàn cảnh sống của mình. Phêrô là người đầu tiên sẽ nhận lấy thập giá Chúa giao cho ông vác, trong nước mắt. Ông sẽ khóc thảm thiết (Mt 26,75) khi nhận lấy thân phận yếu hèn của mình vì đã chối Thầy mình ba lần. Ông sẽ khóc để từ bỏ chính mình, tức là từ bỏ cái tôi tội lỗi, để mặc lấy con người mới là bước theo Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng Sống.
Nhưng Phêrô còn được giao chìa khóa Nước Trời liên quan đến việc cầm buộc và tháo cởi nhằm việc hiệp thông với Giáo Hội mà Ðức Kitô sẽ thiết lập trên Phêrô. Phêrô sẽ có kinh nghiệm thâm sâu về hiệp thông và trung tín với Ðức Giêsu, Ðấng thiết lập nên Giáo Hội và luôn đứng đầu để điều khiển Giáo Hội qua trung gian Phêrô và những người kế vị Phêrô. Oâng sẽ sám hối để từ bỏ chính mình (x. Mt 26,75) nhờ đó ông sẽ biết đường giúp các tội nhân đau đớn trong lòng về các tội của họ: "Anh em hãy sám hối và mỗi người hãy chịu phép Rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô để được tha tội." (Cv 2,38), và ta biết "hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo" (Cv 2,41).
Như vậy là khá rõ thế nào là trở nên môn đệ của Ðức Giêsu. Bài Tin Mừng hôm nay loại bỏ mọi lệch lạc về Ðức Giêsu với tư cách là vị Cứu Tinh Mêsia. Câu 21 tuyên bố một cách rõ nét rằng cuộc sống trần thế của Ðức Giêsu sẽ gặp phải đau khổ và tử hình theo kế hoạch của Cha ("Người phải đi Giêrusalem"). Nội dung của lời tiên báo về cuộc thương khósẽ được ứng nghiệm và được mô tả trong Tin Mừng Mt 26-28. Phêrô mặc dầu đã đại diện nhóm Mười Hai tuyên xưng Ðức Giêsu là vị Cứu Tinh nhưng ở câu 22 ông từ khước đau khổ và chết chóc gắn liền với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa mà Ðức Kitô đến để thực hiện. Phêrô được đưa trở về đàng sau Ðức Giêsu là vị trí của người môn đệ, thay vì ở vị trí của Satan là kẻ cám dỗ thường lấy tư tưởng của loài người thay thế tư tưởng của Thiên Chúa (c.23).
Chính ở vị trí đàng sau Ðức Giêsu mà người môn đệ học biết từ bỏ chính mình hầu vác thập giá mình mà theo Người (c.24). Câu 25-26 yêu cầu người môn đệ Ðức Giêsu trở về với kinh nghiệm thiêng liêng của mình. Chỉ khi nào người môn đệ biết buông mình để Thiên Chúa dẫn đưa vào kế hoạch yêu thương do Ðức Giêsu lãnh đạo, khi ấy người đó mới được tự do, bình an và hạnh phúc.
Con đường đưa tới Tự do, Bình an, Hạnh phúc
Câu chuyện gợi ý ở trên cho thấy con đường đưa các nhân vật liên hệ tới tự do, bình an và hạnh phúc. Mọi người trong câu chuyện đều phải từ bỏ chính mình để bước theo Ðức Giêsu. Anh Lê, kỹ sư đã từ bỏ mình để kiên nhẫn đối thoại với người tài xế của anh. Anh cũng từ bỏ mình để đến tiếp xúc với vợ của người tài xế hầu khơi dậy nơi nàng lòng ước ao trở về với chồng. Nàng nêu điều kiện chính đáng là chồng phải lãnh lấy trách nhiệm trong gia đình, phải làm cho gia đình nên tổ ấm để con cái lớn lên trong đó. Như vậy là nàng đã sẵn sàng từ bỏ mình, vác lấy thập giá được giao cho nàng. Chỉ còn chờ Ðịnh là người tài xế của anh Lê, tỏ thiện chí hầu đạt được tự do, bình an và hạnh phúc, theo con đường từ bỏ chính Ðức Giêsu đã đi.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn tâm đắc gì về câu chuyện gợi ý sau bài Tin Mừng hôm nay: Anh kỹ sư Lê tỏ ra kiên nhẫn với người tài xế? Anh thật đáng khen vì biết tìm cách khuyến khích nàng trở về với chồng? Bạn có ý kiến khác?
2. Bạn hiểu thế nào khi nghe nói: "Môn đệ là người không chỉ theo Chúa vác thập giá, nhưng vác thập giá mình mà theo Chúa>"? "Phải nhận lấy thập giá Chúa giao thay vì tạo nên thập giá riêng cho mình"? "Chính vì Phêrô đã sám hối nên ông biết cách giúp ba ngàn người sám hối và chịu phép Rửa ngày lễ Ngũ Tuần"? Bạn có ý kiến khác?
Lm Augustine S.J