Dan Lee
08-28-2008, 11:12 AM
Suy niệm Chúa Nhật XXII thường niên - Năm A
SẼ CHẾT VÀ CHẾT CÁCH NÀO
Các môn đệ vừa nhận ra chân lý Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế, thì chính Chúa lại can đảm tiên báo Ngài sẽ thất bại, chịu đau khổ, chịu chết và sẽ sống lại. Có ai trong loài người biết và nói trước mình sẽ chết và chết cách nào. Thế mà Chúa Giêsu đã làm như thế. Công cuộc thụ nạn của Chúa gồm ba giai đoạn:
1/ Trước hết Ngài phải chịu mọi cực hình về tinh thần và thể xác. Chúng ta thử tưởng tượng mình đứng mũi chịu sào, chịu một hình phạt nào đó thí dụ: chịu ngồi tù thay cho một người con chẳng hạn, chúng ta nghĩ sao? Huống chi đây, Chúa Giêsu chịu hình phạt thay cho tất cả mọi người. Mọi người từ khi sinh ra thuở khai thiên lập địa, đến tận thế, tội lỗi của họ đều đổ lên đầu Chúa Kitô. Đó là điều đã làm Chúa lo sợ và toát mồ hôi máu ra. Đó gọi là đau khổ trên mọi đau khổ. Về tinh thần thì Ngài bị mọi người ruồng bỏ, các bậc bô lão, các vị thượng tế, toà án tối cao là Sanhedrin lúc ấy tuyên án tử hình. Các môn đệ bỏ trốn. Chúng ta nghĩ sao về một Đấng tạo dựng nên con người, đầy uy quyền, đầy yêu thương, mà giờ đây bị chính người nhà mình phản bội kết án. Còn gì đau khổ hơn, khi tình yêu phản bội tình yêu. Cho nên, có lúc Chúa Giêsu cảm thấy hình như Thiên Chúa Cha bỏ Ngài, xét trên phạm vi nhân loại (Mt 27, 46). Chúng ta biết là Chúa Giêsu đã tiên báo cái chết của Ngài ba lần rõ rệt : Lần thứ nhất (Mt 16, 21-23 ; Mc 8, 31-33 ; Lc 9, 22) là sau lời tuyên xưng đức tin của Phêrô ở Cêsarê Philippê; lần thứ hai, Chúa tiên báo sau khi biến hình trên núi Tabor (Mt 17, 21 ; Mc 9, 29 ; Lc 9, 43-45); lần thứ ba, Chúa nói: “Này chúng ta lên Giêrusalem, Con Người sẽ bị nộp vào tay các thượng tế và luật sĩ, sẽ bị nộp cho lương dân. Họ sỉ vả đánh đập và đóng đinh Ngài. Ngày thứ ba, sẽ sống lại” (Mt 18, 31-34).
2/ Cách Chúa chết. Ít là hai lần Chúa Kitô đã nói trước từng nét Ngài sẽ chết cách nào “Như Maisen xưa treo con rắng đồng trên rừng thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để những ai tin vài Ngài, sẽ không chết nhưng sẽ được sống đời đời” (Gio 3, 14)… Đó là lời Chúa phán với Nicôđêmô.
Dịp cưỡi lừa vào thành Giêrusalem, Chúa tuyên bố với dân chúng “Khi Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo tất cả lên với Ta” (Gio 12, 32). Thánh Gioan đã ghi lại câu đó và chú thích thêm : “Ngài nói thế để chỉ Ngài sẽ chết cách nào” (c. 33). Dân chúng hiểu rằng “chết bị treo” là chết khổ hình thập giá theo luật La mã.
3/ Sống lại ngày thứ ba. Kiểu nói sau ba ngày là kiểu nói xa xưa nơi Do thái . Vì thế đừng hiểu sít sao là phải đúng ba ngày với đủ 72 tiếng đồng hồ. Con số 3 để chỉ một sự toàn thiện hoàn hảo mà thôi. Chúa Giêsu chết vào chiều thứ sáu, qua ngày đêm thứ bảy và rạng sáng Chúa nhật là Phục sinh. Như vậy, thời gian chỉ khoảng 36 tiếng đồng hồ vắn vỏi.
Việc Chúa Giêsu đã tiên báo định mệnh của Ngài quá đột ngột, khiến cho các môn đệ xúc động, không còn nghĩ đến biến cố phục sinh nữa. Sự phục sinh đối với họ quá khó hiểu vì xưa rầy họ chưa thấy một vị lãnh tụ nào chết mà sống lại được !!! Vì thế mà Phêrô có thể lúc đó vẫn chưa rõ chương trình của Thiên Chúa, nên đã can ngăn Chúa. Phêrô can ngăn là vì lòng yêu thương Thầy mình tuyệt đỉnh thôi, vì không ai muốn kẻ mình yêu bị đau khổ. Phêrô đã có một tấm lòng ấy. Nhưng Chúa đã nói : “Cút đi, Satan!” (c.33). Nói như thế không phải lên án Phêrô là Satan đâu, nhưng là ám chỉ Satan đã mượn Phêrô để cám dỗ như xưa nơi vườn địa đàng, satan từng mượn hình con rắn (stk 3,1t). Hoặc là Chúa khiển trách Phêrô vì Phêrô còn nuôi những hy vọng phàm tục do ma quỉ xúi dục. Tuy nhiên, biết đâu đây cũng là dịp cho Phêrô đứng vững hơn trong đức tin, vì sau khi khỏi bệnh, người ta biết cẩn giữ gìn hơn. Và cũng vì thế mà sau này Phêrô được dự vào những biến cố quan trọng trong đời của Chúa, và được Chúa trao cho chức vụ chăm sóc đoàn chiên mà sách Sứ đồ công vụ đã mô tả quyền thủ lãnh của Ngài.
Kể ra Phêrô và kể cả Chúa Giêsu cũng vẫn cứ phải vượt qua đau khổ. Chúng ta là ai?
MANNA
SẼ CHẾT VÀ CHẾT CÁCH NÀO
Các môn đệ vừa nhận ra chân lý Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế, thì chính Chúa lại can đảm tiên báo Ngài sẽ thất bại, chịu đau khổ, chịu chết và sẽ sống lại. Có ai trong loài người biết và nói trước mình sẽ chết và chết cách nào. Thế mà Chúa Giêsu đã làm như thế. Công cuộc thụ nạn của Chúa gồm ba giai đoạn:
1/ Trước hết Ngài phải chịu mọi cực hình về tinh thần và thể xác. Chúng ta thử tưởng tượng mình đứng mũi chịu sào, chịu một hình phạt nào đó thí dụ: chịu ngồi tù thay cho một người con chẳng hạn, chúng ta nghĩ sao? Huống chi đây, Chúa Giêsu chịu hình phạt thay cho tất cả mọi người. Mọi người từ khi sinh ra thuở khai thiên lập địa, đến tận thế, tội lỗi của họ đều đổ lên đầu Chúa Kitô. Đó là điều đã làm Chúa lo sợ và toát mồ hôi máu ra. Đó gọi là đau khổ trên mọi đau khổ. Về tinh thần thì Ngài bị mọi người ruồng bỏ, các bậc bô lão, các vị thượng tế, toà án tối cao là Sanhedrin lúc ấy tuyên án tử hình. Các môn đệ bỏ trốn. Chúng ta nghĩ sao về một Đấng tạo dựng nên con người, đầy uy quyền, đầy yêu thương, mà giờ đây bị chính người nhà mình phản bội kết án. Còn gì đau khổ hơn, khi tình yêu phản bội tình yêu. Cho nên, có lúc Chúa Giêsu cảm thấy hình như Thiên Chúa Cha bỏ Ngài, xét trên phạm vi nhân loại (Mt 27, 46). Chúng ta biết là Chúa Giêsu đã tiên báo cái chết của Ngài ba lần rõ rệt : Lần thứ nhất (Mt 16, 21-23 ; Mc 8, 31-33 ; Lc 9, 22) là sau lời tuyên xưng đức tin của Phêrô ở Cêsarê Philippê; lần thứ hai, Chúa tiên báo sau khi biến hình trên núi Tabor (Mt 17, 21 ; Mc 9, 29 ; Lc 9, 43-45); lần thứ ba, Chúa nói: “Này chúng ta lên Giêrusalem, Con Người sẽ bị nộp vào tay các thượng tế và luật sĩ, sẽ bị nộp cho lương dân. Họ sỉ vả đánh đập và đóng đinh Ngài. Ngày thứ ba, sẽ sống lại” (Mt 18, 31-34).
2/ Cách Chúa chết. Ít là hai lần Chúa Kitô đã nói trước từng nét Ngài sẽ chết cách nào “Như Maisen xưa treo con rắng đồng trên rừng thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để những ai tin vài Ngài, sẽ không chết nhưng sẽ được sống đời đời” (Gio 3, 14)… Đó là lời Chúa phán với Nicôđêmô.
Dịp cưỡi lừa vào thành Giêrusalem, Chúa tuyên bố với dân chúng “Khi Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo tất cả lên với Ta” (Gio 12, 32). Thánh Gioan đã ghi lại câu đó và chú thích thêm : “Ngài nói thế để chỉ Ngài sẽ chết cách nào” (c. 33). Dân chúng hiểu rằng “chết bị treo” là chết khổ hình thập giá theo luật La mã.
3/ Sống lại ngày thứ ba. Kiểu nói sau ba ngày là kiểu nói xa xưa nơi Do thái . Vì thế đừng hiểu sít sao là phải đúng ba ngày với đủ 72 tiếng đồng hồ. Con số 3 để chỉ một sự toàn thiện hoàn hảo mà thôi. Chúa Giêsu chết vào chiều thứ sáu, qua ngày đêm thứ bảy và rạng sáng Chúa nhật là Phục sinh. Như vậy, thời gian chỉ khoảng 36 tiếng đồng hồ vắn vỏi.
Việc Chúa Giêsu đã tiên báo định mệnh của Ngài quá đột ngột, khiến cho các môn đệ xúc động, không còn nghĩ đến biến cố phục sinh nữa. Sự phục sinh đối với họ quá khó hiểu vì xưa rầy họ chưa thấy một vị lãnh tụ nào chết mà sống lại được !!! Vì thế mà Phêrô có thể lúc đó vẫn chưa rõ chương trình của Thiên Chúa, nên đã can ngăn Chúa. Phêrô can ngăn là vì lòng yêu thương Thầy mình tuyệt đỉnh thôi, vì không ai muốn kẻ mình yêu bị đau khổ. Phêrô đã có một tấm lòng ấy. Nhưng Chúa đã nói : “Cút đi, Satan!” (c.33). Nói như thế không phải lên án Phêrô là Satan đâu, nhưng là ám chỉ Satan đã mượn Phêrô để cám dỗ như xưa nơi vườn địa đàng, satan từng mượn hình con rắn (stk 3,1t). Hoặc là Chúa khiển trách Phêrô vì Phêrô còn nuôi những hy vọng phàm tục do ma quỉ xúi dục. Tuy nhiên, biết đâu đây cũng là dịp cho Phêrô đứng vững hơn trong đức tin, vì sau khi khỏi bệnh, người ta biết cẩn giữ gìn hơn. Và cũng vì thế mà sau này Phêrô được dự vào những biến cố quan trọng trong đời của Chúa, và được Chúa trao cho chức vụ chăm sóc đoàn chiên mà sách Sứ đồ công vụ đã mô tả quyền thủ lãnh của Ngài.
Kể ra Phêrô và kể cả Chúa Giêsu cũng vẫn cứ phải vượt qua đau khổ. Chúng ta là ai?
MANNA