Dan Lee
08-28-2008, 10:49 PM
NHỮNG CUỘC CHIẾN NỘI TÂM
Một câu chuyện vui được kể lại rằng, trong một lớp học kia, có một em bé trai rất là ngỗ nghịch. Một hôm trong lúc em bé đó đang đùa giỡn trong lớp, cô giáo đành phải phạt em. Cô giáo bắt em bé trai này quỳ trước tượng chịu nạn trong vòng mấy phút. Sau khi phạt xong, tính tình em bé này hoàn toàn khác hẳn. Em rất hiền lành và dễ thương, không còn bướng bỉnh và nghịch ngợm như trước nữa. Cô giáo thắc mắc mới hỏi em bé lý do tại sao em lại thay đổi tính tình nhanh như vậy: “Có phải em quỳ đau đầu gối lắm không?” “Dạ thưa không,” em bé trả lời. “Có phải em quỳ một mình thật buồn và cô đơn không?” “Dạ thưa không” em bé vẫn khẳng định như vậy. Cô giáo càng ngạc nhiên hơn nữa, không hiểu lý do tại sao em lại thay đổi tính tình như vậy. Cô giáo nói nhỏ vào tai em bé: “Em hãy nói cho cô nghe lý do tại sao em lại thay đổi mau chóng như vậy được không?” Em bé thật đơn sơ trả lời: “Thưa cô, bởi vì khi em quỳ dưới tượng chịu nạn, em nhìn thấy Chúa chết thật đau thương và trên đầu Chúa có khắc chữ “IN-RI” (người miền trung, chữ “In-ri” có nghĩa là giống như vậy), cho nên em rất sợ cũng bị đóng đinh giống như Chúa. Vì thế, em phải sống ngoan ngoãn hơn.”
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, trong thế giới ngày nay, có biết bao nhiêu người, thậm chí kể cả chúng ta nữa, rất sợ trở nên giống Chúa Kitô. Hầu hết, ai ai trong chúng ta cũng muốn được hưởng vinh quang với Chúa Giêsu Phục Sinh, nhưng lại không dám theo Ngài qua con đường đau khổ và tử nạn. Dường như con người trong xã hội ngày hôm nay thích trốn tránh Thiên Chúa y như ngày xưa ông Adong và bà Eva sau khi ăn qủa trái cấm đã lấy lá chê thân và đã lẩn trốn Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta cũng có tâm trạng giống như người con hoang đàng; chúng ta ưa thích được sống trong tự do và phóng khoáng. Nhưng chúng ta đã lầm, bởi vì càng xa Chúa bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy tâm hồn cô đơn, lạnh lẽo, và trống rỗng bấy nhiêu.
Bài đọc một hôm nay, tiên tri Giêrêmia cũng đã cảm nghiệm được điều đó. Ông đã có một cuộc nội chiến thật hết sức mãnh liệt ở trong lòng: giữa con người của thần khí và con người của xác thịt. Ông đã chia sẻ những cảm nghiệm thật đau thương và hết sức phủ phàng của ông khi làm sứ vụ tiên tri cho Chúa. Ông đành phải thốt lên: “Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa” (Gr. 20: 9a). Trong khi con người xác thịt yếu đuối của Giêrêmia thốt lên như vậy, thì cùng lúc đó, thần khí của Chúa Thánh Thần thúc giục ông một cách thật là mãnh liệt, đã giúp ông đủ can đảm để nói rằng “…thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa” (Gr. 20: 9b).
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, nhiều lần trong đời, chúng ta cũng đã có cảm nghiệm như em bé trong câu chuyện, như người con hoang đàng, và như tiên tri Giêrêmia trong bài đọc một hôm nay. Mỗi ngày, chúng ta phải chiến đấu với cuộc chiến nội tâm trong con người của chúng ta thật là quyết liệt; giữa con người của thần khí và con người của xác thịt; giữa cái thiện và cái ác ... Ước gì con người của thần khí trong chúng ta sẽ thắng trận; và chúng ta thưa lên với Chúa từ trong thẳm sâu nhất của lòng chúng ta rằng: “Lạy Chúa, Ngài đã khuyến dụ con, và con đã để cho Ngài khuyến dụ. Ngài mạnh hơn con và Ngài đã thắng” (Gr 20:7).
LM Bartholomeo Phạm Hữu Đạt, SDD.
Một câu chuyện vui được kể lại rằng, trong một lớp học kia, có một em bé trai rất là ngỗ nghịch. Một hôm trong lúc em bé đó đang đùa giỡn trong lớp, cô giáo đành phải phạt em. Cô giáo bắt em bé trai này quỳ trước tượng chịu nạn trong vòng mấy phút. Sau khi phạt xong, tính tình em bé này hoàn toàn khác hẳn. Em rất hiền lành và dễ thương, không còn bướng bỉnh và nghịch ngợm như trước nữa. Cô giáo thắc mắc mới hỏi em bé lý do tại sao em lại thay đổi tính tình nhanh như vậy: “Có phải em quỳ đau đầu gối lắm không?” “Dạ thưa không,” em bé trả lời. “Có phải em quỳ một mình thật buồn và cô đơn không?” “Dạ thưa không” em bé vẫn khẳng định như vậy. Cô giáo càng ngạc nhiên hơn nữa, không hiểu lý do tại sao em lại thay đổi tính tình như vậy. Cô giáo nói nhỏ vào tai em bé: “Em hãy nói cho cô nghe lý do tại sao em lại thay đổi mau chóng như vậy được không?” Em bé thật đơn sơ trả lời: “Thưa cô, bởi vì khi em quỳ dưới tượng chịu nạn, em nhìn thấy Chúa chết thật đau thương và trên đầu Chúa có khắc chữ “IN-RI” (người miền trung, chữ “In-ri” có nghĩa là giống như vậy), cho nên em rất sợ cũng bị đóng đinh giống như Chúa. Vì thế, em phải sống ngoan ngoãn hơn.”
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, trong thế giới ngày nay, có biết bao nhiêu người, thậm chí kể cả chúng ta nữa, rất sợ trở nên giống Chúa Kitô. Hầu hết, ai ai trong chúng ta cũng muốn được hưởng vinh quang với Chúa Giêsu Phục Sinh, nhưng lại không dám theo Ngài qua con đường đau khổ và tử nạn. Dường như con người trong xã hội ngày hôm nay thích trốn tránh Thiên Chúa y như ngày xưa ông Adong và bà Eva sau khi ăn qủa trái cấm đã lấy lá chê thân và đã lẩn trốn Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta cũng có tâm trạng giống như người con hoang đàng; chúng ta ưa thích được sống trong tự do và phóng khoáng. Nhưng chúng ta đã lầm, bởi vì càng xa Chúa bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy tâm hồn cô đơn, lạnh lẽo, và trống rỗng bấy nhiêu.
Bài đọc một hôm nay, tiên tri Giêrêmia cũng đã cảm nghiệm được điều đó. Ông đã có một cuộc nội chiến thật hết sức mãnh liệt ở trong lòng: giữa con người của thần khí và con người của xác thịt. Ông đã chia sẻ những cảm nghiệm thật đau thương và hết sức phủ phàng của ông khi làm sứ vụ tiên tri cho Chúa. Ông đành phải thốt lên: “Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa” (Gr. 20: 9a). Trong khi con người xác thịt yếu đuối của Giêrêmia thốt lên như vậy, thì cùng lúc đó, thần khí của Chúa Thánh Thần thúc giục ông một cách thật là mãnh liệt, đã giúp ông đủ can đảm để nói rằng “…thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa” (Gr. 20: 9b).
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, nhiều lần trong đời, chúng ta cũng đã có cảm nghiệm như em bé trong câu chuyện, như người con hoang đàng, và như tiên tri Giêrêmia trong bài đọc một hôm nay. Mỗi ngày, chúng ta phải chiến đấu với cuộc chiến nội tâm trong con người của chúng ta thật là quyết liệt; giữa con người của thần khí và con người của xác thịt; giữa cái thiện và cái ác ... Ước gì con người của thần khí trong chúng ta sẽ thắng trận; và chúng ta thưa lên với Chúa từ trong thẳm sâu nhất của lòng chúng ta rằng: “Lạy Chúa, Ngài đã khuyến dụ con, và con đã để cho Ngài khuyến dụ. Ngài mạnh hơn con và Ngài đã thắng” (Gr 20:7).
LM Bartholomeo Phạm Hữu Đạt, SDD.