Dan Lee
09-03-2008, 09:15 PM
NHỚ NEW ORLEANS
http://www.nhachua.com/images/nho_new_orleans.jpg
1.
Tháng 8, tôi lại nhớ về New Orleans. Như mỗi năm, đến tháng 7, tôi nhớ về Sài Gòn. Những thành phố của kỷ niệm, của hồi ức, của niềm vui và nỗi buồn. Đó là những phần không thể tách rời, mỗi khi tôi ngoảnh mặt nhìn lại. Tháng 7, ở Sài Gòn là những cơn mưa chiều bất chợt, đến rồi đi như những đam mê thời trẻ tuổi. Tháng 8, ở New Orleans là những trận gió làm rát mặt người nhạc công cong mình trên chiếc kèn đồng, thở ra những điệu Blues buồn bã, là những trận bão làm ẩm ướt thành phố nhiệt đới với những cư dân chỉ thực sự sống khi được nhảy múa trên những mặt đường nóng bỏng. Giữa lớp sương mù lãng đãng của những hình ảnh khi ẩn khi hiện trong tiềm thức của một người không còn trẻ (vốn chỉ còn chỗ để chứa quá khứ), những cột đèn cổ kính của New Orleans, những chiếc xe bus đầy ắp người lượn qua lượn lại, là âm vang thật rõ nét của giọng hát khàn khàn, thứ khàn khàn pha trộn của rượu và thuốc lá, những nốt nhạc quằn quại rên rỉ gợi đến những bãi đánh cá nhớp nhúa, những đường phố nghèo nàn bụi bặm, những thân xác ướt đẫm mồ hôi quấn chặt lấy nhau, thứ khàn khàn đến từ một bài hát mà những năm 60s không ai không một lần nghe qua, và không ai nghe qua rồi mà không say mê. Đó là một trong những bài hát lừng danh nhất thế kỷ 20 : the House of the Rising Sun, một làn điệu dân ca cải biên ra đời từ thế kỷ 17, phổ biến rộng rãi ở vùng New Orleans. Năm 1962, Bob Dylan, ca nhạc sĩ dân ca lừng danh của âm nhạc Mỹ ghi âm bài này trong Album đầu tiên của mình, nhưng phải đợi đến năm 1964, khi ca sĩ nhạc rock lừng danh Eric Burden cùng với ban nhạc người Anh The Animals thu bài nhạc vào dĩa thì The House of the Rising Sun, Căn nhà Mặt Trời Mọc (và thành phố huyền thoại New Orleans) mới thực sự có mặt trên khắp các nẻo đường thế giới.
There is a house in New Orleans
They call the Rising Sun.
It’s been the ruin of many poor boys
And God I know I’m one...
(Ở New Orleans,
Có một căn nhà,
Tên là Mặt Trời Mọc
Ở nơi đó, rất nhiều cuộc đời những gã trai nghèo đã thối rữa
Và Trời ơi, tôi biết trong số đó có mình...
Như bất cứ một sự kiện văn hóa nổi bật dính liền với tên tuổi của một thành phố, Căn Nhà Mặt Trời Mọc cũng mang theo theo nó nhiều huyền thoại. Có giả thuyết cho rằng căn nhà này có địa chỉ như sau : 826-830 St. Louis St – New Orleans. Đó là địa chỉ của một nhà chứa (brothel), tên bà chủ nhà là Madame Marianne Le Soleil Levant (Le Soleil Levant – tiếng Pháp – có nghĩa là Mặt Trời Mọc _ Rising Sun –tiếng Anh). Nhà chứa của Tú bà Mặt Trời Mọc mở từ năm 1862. Đến năm 1874 thì phải đóng cửa vì lối xóm than phiền. Theo một giả thuyết khác, The House of the Rising Sun là tên một nhà tù vùng New Orleans, được xây dựng để giam giữ những người da đen cùng khổ. Hình ảnh nhà tù được thể hiện trong phần điệp khúc của bài hát :
Well, I got one foot on the platform
The other foot on the train
I'm goin' back to New Orleans
To wear that ball and chain
(Một chân dưới sân ga,
Chân kia tôi đã bước lên tàu
Tôi sẽ quay trở lại New Orleans
Để tiếp tục mang xiềng xích của tù tội trên người).
Dù mang bất cứ huyền thoại nào, bài hát cũng đã dính liền với New Orleans.
2.
Ba năm trước, khi cơn bão Katrina hoành hành New Orleans, một người bạn bên Pháp gởi tặng tôi một tập hình những cảnh tan hoang nhất của thành phố với phần nhạc làm nền là bài The House of the Rising Sun. Âm thanh bài hát đã như thúc giục tôi “ quay trở lại New Orleans “. Tất nhiên, điều đó không thể xẩy ra được vì lúc ấy, người ta lo chạy ra khỏi New Orleans còn chưa xong, huống gì nói đến chuyện lao đầu vào vùng gió bão chỉ để tìm chút cảm giác lãng mạn của một thời thanh xuân. Những năm sau đó, như một thứ ám ảnh khó lòng xóa bỏ, cứ đến tháng 8, tôi không thể không nghĩ đến chuyện làm thêm một chuyến hành hương về vùng đất nay không còn được như xưa, như cái dạo tôi say mê thả bước chân trên từng góc phố vương vất hơi nóng từ cơ thể những cô gái ngực trần, những người da đen say rượu và không khí đêm nhiệt đới như muốn nhận chìm khách lãng du vào cái ngập ngụa của tội lỗi, dù biết rằng sau đó sẽ là sự trĩu nặng của thống hối rã rời. Không được đến tận nơi để ngồi xuống một góc của Café Du Monde nhấm nháp ly cà phê thơm phức và ngắm người qua kẻ lại thì tôi tìm mọi cách (tưởng tượng) khác để tìm về New Orleans cho đỡ nhớ. Cái cảm giác nhớ nhung một thành phố nó quay quắt không khác gì khi người ta nhớ nhà. Những con đường, những góc phố, những quán xá tưởng như vô tri vô giác nhưng chỉ khi xa rồi, người ta mới nhận ra chúng cũng có một tâm hồn như người, cũng sôi nổi, cũng đam mê, cũng háo hức, cũng mong đợi người đi xa trở về với lòng chung thủy không lay chuyển. Nếu không thế, kỷ niệm của những kẻ yêu nhau sẽ rất nghèo nàn và đơn điệu.
Tháng 8 năm ngoái, trong lúc để trí tưởng lang thang khắp nẻo tìm một chút hơi hướm của New Orleans, tôi đã gặp được một bài thơ của Linh Vũ, có những câu êm ái vuốt ve nỗi nhớ của tôi, để rồi bài viết “ New Orleans : Gởi thêm một chút tình buồn ” có mặt :
...........
Tiếng kèn đồng điệu Blues buồn như khóc
Khúc nhạc Jazz, Ôi Memphis cõi u trầm
New Orleans hoa đèn nay trong biển nước
Thị trấn Waveland em vĩnh biệt bạn bè
Con đường cũ mười năm tình quấn quít
Cơn lũ qua em làm kẻ không nhà
Tiếng kèn đồng điệu Blues buồn ai oán
Tiễn người đi phận bạc một kiếp người
Mai gió sớm có đêm nào ghé lại
Thổi Blues xanh phố cảng một nốt buồn
(Điệu Blues buồn – Linh Vũ)
Năm nay, cũng trong buổi tối thẫn thờ với nỗi nhớ New Orleans, một bất ngờ thú vị khác đến với tôi. Bài thơ viết từ năm 1999 của Phan xuân Sinh, tức 6 năm trước khi có trận bão Katrina tai ác, về thành phố này như có ma thuật đem tôi đứng trên những con đường quen thuộc :
những tay nhạc Jazz trong phòng
những chiếc ngực trần trên phố
đêm Bourbon, vội vàng tiếng thở
những người con gái sống về đêm
giữa New Orleans, đứng dựa cột đèn
môi em cuộn vòng từng hơi thuốc
người đến, người đi, giữa khuya hiu hắt
mà sao em vẫn đứng đợi ai ?
nghe như em, bật tiếng thở dài
người con gái da đen topless
giọt mồ hôi trên sàn. Thấm mệt
………………………………….
ta. khách lạ lạc xứ người
mang hồn phương đông, văn vật
cố nuốt trôi miếng cơm đắng họng
nhìn em, ta thẹn với lòng đau
ta với em, một thứ như nhau
tìm miếng ăn, tủi hờn ngập mặt
ruột gan bời bời như dao cắt
ôm cái đau của kẻ cùng đường
chào em, người con gái da đen
ly cà phê Du Monde đủ ấm
chào New Orleans, những người bạn
phương bắc ta về cái rét mùa đông
(Chào New Orleans- Phan xuân Sinh- 1999)
3.
The city that care forgot. Đó là bí danh của New Orleans. Năm ngoái, trong “ New Orleans : gởi thêm một chút tình buồn “, tôi đã mượn lời Mark Twain, nhà văn trứ danh người Mỹ giải thích về cái bí danh nhằm ám chỉ phong cách tự nhiên, thậm chí “ buông thả “ của phần lớn cư dân New Orleans. Cái bí danh độc đáo ấy, còn là tên một Album nhạc mới phát hành hồi tháng 6 năm 2008 của một nhạc sĩ gốc gác New Orleans, người mà mỗi một nốt nhạc chảy ra từ đầu ngón tay của ông, dù trên mặt phím dương cầm hay guitar, đều mang theo những âm hưởng rõ nét nhất về New Orleans, thứ âm hưởng uyên bác và giàu tính dân gian, tiêu biểu cho một nền văn hóa đặc thù New Orleans : Ca Nhạc sĩ 67 tuổi Mac Rebennack, thường được biết đến với cái tên Dr. John. Trong Album “ City That Care Forgot “, tâm thức người nhạc sĩ đi chậm rãi từ nỗi buồn trước những đổ nát hoang tàn của thành phố sau cơn hồng thủy, rồi dần dần nỗi buồn ấy biến thành cơn phẫn nộ, mà ông muốn gọi đích danh là “ nổi điên “ trước sự lãnh đạm thờ ơ của những kẻ có chức quyền đã để mặc cho thành phố nồng nặc thêm sự thối rữa. Tuy tập Album này mới chỉ được Dr. John giới thiệu một số bài trong chuyến ghé thăm New Orleans mới đây, nhưng người ta vẫn có thể nhận thấy dấu ấn sâu xa của trận bão xảy ra 3 năm trước đây với sáng tác âm nhạc của ông.
Tâm hồn người nghệ sĩ vốn nhạy cảm và dễ bị thương tổn. Nhờ vậy, họ bắt gặp và ghi lại được những cảm xúc qua các phương tiện nghệ thuật để cùng đưa người đọc, người nghe vào cùng tần số rung động với họ. Trong nỗi nhớ New Orleans, tôi đã được hưởng thứ hạnh phúc ấy, thứ hạnh phúc chỉ có thi ca và âm nhạc mới đem lại được. Xin cám ơn những thi sĩ, những nhạc sĩ. Trong lúc chờ cơ hội cho lần quay trở lại New Orleans, tôi tạm bằng lòng với những gì mình cảm được, thay vì sờ được.
Âu cũng là một cách tập cho mình dễ dãi hơn với cuộc sống.
T.Vấn
Mùa bão 2008
http://www.nhachua.com/images/nho_new_orleans.jpg
1.
Tháng 8, tôi lại nhớ về New Orleans. Như mỗi năm, đến tháng 7, tôi nhớ về Sài Gòn. Những thành phố của kỷ niệm, của hồi ức, của niềm vui và nỗi buồn. Đó là những phần không thể tách rời, mỗi khi tôi ngoảnh mặt nhìn lại. Tháng 7, ở Sài Gòn là những cơn mưa chiều bất chợt, đến rồi đi như những đam mê thời trẻ tuổi. Tháng 8, ở New Orleans là những trận gió làm rát mặt người nhạc công cong mình trên chiếc kèn đồng, thở ra những điệu Blues buồn bã, là những trận bão làm ẩm ướt thành phố nhiệt đới với những cư dân chỉ thực sự sống khi được nhảy múa trên những mặt đường nóng bỏng. Giữa lớp sương mù lãng đãng của những hình ảnh khi ẩn khi hiện trong tiềm thức của một người không còn trẻ (vốn chỉ còn chỗ để chứa quá khứ), những cột đèn cổ kính của New Orleans, những chiếc xe bus đầy ắp người lượn qua lượn lại, là âm vang thật rõ nét của giọng hát khàn khàn, thứ khàn khàn pha trộn của rượu và thuốc lá, những nốt nhạc quằn quại rên rỉ gợi đến những bãi đánh cá nhớp nhúa, những đường phố nghèo nàn bụi bặm, những thân xác ướt đẫm mồ hôi quấn chặt lấy nhau, thứ khàn khàn đến từ một bài hát mà những năm 60s không ai không một lần nghe qua, và không ai nghe qua rồi mà không say mê. Đó là một trong những bài hát lừng danh nhất thế kỷ 20 : the House of the Rising Sun, một làn điệu dân ca cải biên ra đời từ thế kỷ 17, phổ biến rộng rãi ở vùng New Orleans. Năm 1962, Bob Dylan, ca nhạc sĩ dân ca lừng danh của âm nhạc Mỹ ghi âm bài này trong Album đầu tiên của mình, nhưng phải đợi đến năm 1964, khi ca sĩ nhạc rock lừng danh Eric Burden cùng với ban nhạc người Anh The Animals thu bài nhạc vào dĩa thì The House of the Rising Sun, Căn nhà Mặt Trời Mọc (và thành phố huyền thoại New Orleans) mới thực sự có mặt trên khắp các nẻo đường thế giới.
There is a house in New Orleans
They call the Rising Sun.
It’s been the ruin of many poor boys
And God I know I’m one...
(Ở New Orleans,
Có một căn nhà,
Tên là Mặt Trời Mọc
Ở nơi đó, rất nhiều cuộc đời những gã trai nghèo đã thối rữa
Và Trời ơi, tôi biết trong số đó có mình...
Như bất cứ một sự kiện văn hóa nổi bật dính liền với tên tuổi của một thành phố, Căn Nhà Mặt Trời Mọc cũng mang theo theo nó nhiều huyền thoại. Có giả thuyết cho rằng căn nhà này có địa chỉ như sau : 826-830 St. Louis St – New Orleans. Đó là địa chỉ của một nhà chứa (brothel), tên bà chủ nhà là Madame Marianne Le Soleil Levant (Le Soleil Levant – tiếng Pháp – có nghĩa là Mặt Trời Mọc _ Rising Sun –tiếng Anh). Nhà chứa của Tú bà Mặt Trời Mọc mở từ năm 1862. Đến năm 1874 thì phải đóng cửa vì lối xóm than phiền. Theo một giả thuyết khác, The House of the Rising Sun là tên một nhà tù vùng New Orleans, được xây dựng để giam giữ những người da đen cùng khổ. Hình ảnh nhà tù được thể hiện trong phần điệp khúc của bài hát :
Well, I got one foot on the platform
The other foot on the train
I'm goin' back to New Orleans
To wear that ball and chain
(Một chân dưới sân ga,
Chân kia tôi đã bước lên tàu
Tôi sẽ quay trở lại New Orleans
Để tiếp tục mang xiềng xích của tù tội trên người).
Dù mang bất cứ huyền thoại nào, bài hát cũng đã dính liền với New Orleans.
2.
Ba năm trước, khi cơn bão Katrina hoành hành New Orleans, một người bạn bên Pháp gởi tặng tôi một tập hình những cảnh tan hoang nhất của thành phố với phần nhạc làm nền là bài The House of the Rising Sun. Âm thanh bài hát đã như thúc giục tôi “ quay trở lại New Orleans “. Tất nhiên, điều đó không thể xẩy ra được vì lúc ấy, người ta lo chạy ra khỏi New Orleans còn chưa xong, huống gì nói đến chuyện lao đầu vào vùng gió bão chỉ để tìm chút cảm giác lãng mạn của một thời thanh xuân. Những năm sau đó, như một thứ ám ảnh khó lòng xóa bỏ, cứ đến tháng 8, tôi không thể không nghĩ đến chuyện làm thêm một chuyến hành hương về vùng đất nay không còn được như xưa, như cái dạo tôi say mê thả bước chân trên từng góc phố vương vất hơi nóng từ cơ thể những cô gái ngực trần, những người da đen say rượu và không khí đêm nhiệt đới như muốn nhận chìm khách lãng du vào cái ngập ngụa của tội lỗi, dù biết rằng sau đó sẽ là sự trĩu nặng của thống hối rã rời. Không được đến tận nơi để ngồi xuống một góc của Café Du Monde nhấm nháp ly cà phê thơm phức và ngắm người qua kẻ lại thì tôi tìm mọi cách (tưởng tượng) khác để tìm về New Orleans cho đỡ nhớ. Cái cảm giác nhớ nhung một thành phố nó quay quắt không khác gì khi người ta nhớ nhà. Những con đường, những góc phố, những quán xá tưởng như vô tri vô giác nhưng chỉ khi xa rồi, người ta mới nhận ra chúng cũng có một tâm hồn như người, cũng sôi nổi, cũng đam mê, cũng háo hức, cũng mong đợi người đi xa trở về với lòng chung thủy không lay chuyển. Nếu không thế, kỷ niệm của những kẻ yêu nhau sẽ rất nghèo nàn và đơn điệu.
Tháng 8 năm ngoái, trong lúc để trí tưởng lang thang khắp nẻo tìm một chút hơi hướm của New Orleans, tôi đã gặp được một bài thơ của Linh Vũ, có những câu êm ái vuốt ve nỗi nhớ của tôi, để rồi bài viết “ New Orleans : Gởi thêm một chút tình buồn ” có mặt :
...........
Tiếng kèn đồng điệu Blues buồn như khóc
Khúc nhạc Jazz, Ôi Memphis cõi u trầm
New Orleans hoa đèn nay trong biển nước
Thị trấn Waveland em vĩnh biệt bạn bè
Con đường cũ mười năm tình quấn quít
Cơn lũ qua em làm kẻ không nhà
Tiếng kèn đồng điệu Blues buồn ai oán
Tiễn người đi phận bạc một kiếp người
Mai gió sớm có đêm nào ghé lại
Thổi Blues xanh phố cảng một nốt buồn
(Điệu Blues buồn – Linh Vũ)
Năm nay, cũng trong buổi tối thẫn thờ với nỗi nhớ New Orleans, một bất ngờ thú vị khác đến với tôi. Bài thơ viết từ năm 1999 của Phan xuân Sinh, tức 6 năm trước khi có trận bão Katrina tai ác, về thành phố này như có ma thuật đem tôi đứng trên những con đường quen thuộc :
những tay nhạc Jazz trong phòng
những chiếc ngực trần trên phố
đêm Bourbon, vội vàng tiếng thở
những người con gái sống về đêm
giữa New Orleans, đứng dựa cột đèn
môi em cuộn vòng từng hơi thuốc
người đến, người đi, giữa khuya hiu hắt
mà sao em vẫn đứng đợi ai ?
nghe như em, bật tiếng thở dài
người con gái da đen topless
giọt mồ hôi trên sàn. Thấm mệt
………………………………….
ta. khách lạ lạc xứ người
mang hồn phương đông, văn vật
cố nuốt trôi miếng cơm đắng họng
nhìn em, ta thẹn với lòng đau
ta với em, một thứ như nhau
tìm miếng ăn, tủi hờn ngập mặt
ruột gan bời bời như dao cắt
ôm cái đau của kẻ cùng đường
chào em, người con gái da đen
ly cà phê Du Monde đủ ấm
chào New Orleans, những người bạn
phương bắc ta về cái rét mùa đông
(Chào New Orleans- Phan xuân Sinh- 1999)
3.
The city that care forgot. Đó là bí danh của New Orleans. Năm ngoái, trong “ New Orleans : gởi thêm một chút tình buồn “, tôi đã mượn lời Mark Twain, nhà văn trứ danh người Mỹ giải thích về cái bí danh nhằm ám chỉ phong cách tự nhiên, thậm chí “ buông thả “ của phần lớn cư dân New Orleans. Cái bí danh độc đáo ấy, còn là tên một Album nhạc mới phát hành hồi tháng 6 năm 2008 của một nhạc sĩ gốc gác New Orleans, người mà mỗi một nốt nhạc chảy ra từ đầu ngón tay của ông, dù trên mặt phím dương cầm hay guitar, đều mang theo những âm hưởng rõ nét nhất về New Orleans, thứ âm hưởng uyên bác và giàu tính dân gian, tiêu biểu cho một nền văn hóa đặc thù New Orleans : Ca Nhạc sĩ 67 tuổi Mac Rebennack, thường được biết đến với cái tên Dr. John. Trong Album “ City That Care Forgot “, tâm thức người nhạc sĩ đi chậm rãi từ nỗi buồn trước những đổ nát hoang tàn của thành phố sau cơn hồng thủy, rồi dần dần nỗi buồn ấy biến thành cơn phẫn nộ, mà ông muốn gọi đích danh là “ nổi điên “ trước sự lãnh đạm thờ ơ của những kẻ có chức quyền đã để mặc cho thành phố nồng nặc thêm sự thối rữa. Tuy tập Album này mới chỉ được Dr. John giới thiệu một số bài trong chuyến ghé thăm New Orleans mới đây, nhưng người ta vẫn có thể nhận thấy dấu ấn sâu xa của trận bão xảy ra 3 năm trước đây với sáng tác âm nhạc của ông.
Tâm hồn người nghệ sĩ vốn nhạy cảm và dễ bị thương tổn. Nhờ vậy, họ bắt gặp và ghi lại được những cảm xúc qua các phương tiện nghệ thuật để cùng đưa người đọc, người nghe vào cùng tần số rung động với họ. Trong nỗi nhớ New Orleans, tôi đã được hưởng thứ hạnh phúc ấy, thứ hạnh phúc chỉ có thi ca và âm nhạc mới đem lại được. Xin cám ơn những thi sĩ, những nhạc sĩ. Trong lúc chờ cơ hội cho lần quay trở lại New Orleans, tôi tạm bằng lòng với những gì mình cảm được, thay vì sờ được.
Âu cũng là một cách tập cho mình dễ dãi hơn với cuộc sống.
T.Vấn
Mùa bão 2008