Dan Lee
09-04-2008, 08:13 PM
Suy niệm Chúa Nhật XXIII thường niên - Năm A
CÁCH THỨC SỬA LỖI
Con người còn sống là còn lầm lỡ. Còn lầm lỗi còn cần được sửa. Thứ tha là bệnh của trời, lỗi lầm là bệnh con người chúng ta. Là con người được sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa, được kêu gọi nên thánh như Thiên Chúa (Mt 5, 48), con người có một định mệnh cao cả là hạnh phúc trường sinh. Do đó muốn đạt mục đích ấy, con người phải biết sửa sai con đường mình đi về trời. Chúa sinh ra mỗi người một vẻ, mỗi người một đức tính là để chúng ta tha thứ chỉ bảo giúp đỡ lẫn nhau. Sửa chữa lẫn nhau, là một trong những cách giáo dục khó khăn nhất phải làm. Nếu một bác tài xế phải luôn tay sửa lại bánh lái thì con người chúng ta trên đường về trời, cũng phải làm như thế. Chính Chúa đã hiểu rõ con người chúng ta yếu đuối và cần sửa chữa. Chúa đưa một định luật rất tâm lý:
1/ Đối thoại cá nhân riêng tư trong tình huynh đệ âm thầm (c.15).
2/ Nếu không nghe hãy mời thêm một vài anh em khác cộng tác vì dù sao hai ba người cũng dễ nể và khôn khéo hơn một người (c.16).
3/ Đưa ra cộng đoàn (c.17) giáo hội địa phương hay giáo hội nói chung.
4/ Kể như người ngoại (c. 17).
Nói tóm lại việc sửa sai anh em, phải nhắm để họ nên tốt hơn, để họ được ơn cứu rỗi, vì chính Chúa không muốn cho một tội nhân phải hư mất (Ex 18, 23), vì Chúa xuống thế mục đích chính là đi tìm tội nhân thống hối (Lc 5, 32).
Cho nên việc sửa sai phải nhắm hướng tốt, đó là giúp đỡ anh em sống đạo hơn, tốt hơn, thánh hơn, chứ đừng tệ hại hơn. Chúng ta nhớ lấy cách thức sửa sai, mà Chúa đã đề ra trong bài kinh thánh hôm nay. Nếu chúng ta không lưu ý đi đúng tâm lý như thế chúng ta sẽ thất bại, vì tình trạng càng trở nên bi đát hơn nữa.
1/ Là bậc cha mẹ, chúng ta hay có khuynh hướng độc quyền. và đó là một trong những yếu điểm nhất của người đàn ông là uy quyền sức mạnh. Chúng ta hay có lối sửa sai bằng cách chặt bỏ như cắt tỉa cành cây. Một ung nhọt mà chúng ta chỉ nặn mủ đi thôi, không khỏi được mà phải giải quyết tận gốc rễ.
2/ Khi sửa sai người khác, chúng ta dễ mắc phải lầm lỗi mày là chúng ta đóng vai trò quan án phán xét nặng nề. Tội đáng nhẹ nhưng lại phóng đại ra làm tổn thương tự ái người được sửa sai. Thay vì họ sửa lỗi, thì họ lại rút lui về mình mà căm hờn phản đối mạnh hơn. Đôi khi chúng ta mắc phải lầm lỗi nữa là mỗi lần sửa sai người đó, chúng ta hay nhắc lại một mạch những tội lỗi trong quá khứ của họ làm họ mặc cảm suốt đời. Ngoài ra cách sửa lỗi bằng kiểu đổ tội thêm cho họ thì càng làm họ xa cách. Một người trên mà chỉ đổ tội cho người dưới, thì đó là thiếu trách nhiệm và chẳng làm nên chuyện gì.
3/ Về cách sửa sai anh em, Dale Carnegie cho chúng ta mấy nguyên tắc :
- Trước hết nên khen họ vài lời.
- Lấy ý mà làm cho họ hiểu và thấy lỗi của họ. Phân biệt lợi hại.
- Trước khi chỉ trích, phải tự thú nhận lỗi của mình. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
- Đừng ra lệnh. Hãy đặt câu hỏi để ám thị họ.
- Giữ thể diện cho họ.
- Khích lệ họ, dù họ tấn tới chút ít cũng khen thành thật.
- Làm sao họ thấy thích thú trong việc sửa lỗi.
4/ Về phía người được sửa đổi, hãy nhớ đó là một dịp ơn Chúa đến với mình. Đó là một lần Thiên Chúa quan phòng gửi tiên tri của Ngài đến với chúng ta. Nếu chúng ta từ chối, là từ chối chính Thiên Chúa. Chúng ta nên biết ai phản đối ai chê trách chúng ta mà chê phải đó là bậc thầy chúng ta không phải trả tiền. Nếu như chúng ta không chịu sửa sai thì đến tay Thiên Chúa Ngài sẽ làm mạnh. Chúng ta chọn lối nào?
Manna
CÁCH THỨC SỬA LỖI
Con người còn sống là còn lầm lỡ. Còn lầm lỗi còn cần được sửa. Thứ tha là bệnh của trời, lỗi lầm là bệnh con người chúng ta. Là con người được sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa, được kêu gọi nên thánh như Thiên Chúa (Mt 5, 48), con người có một định mệnh cao cả là hạnh phúc trường sinh. Do đó muốn đạt mục đích ấy, con người phải biết sửa sai con đường mình đi về trời. Chúa sinh ra mỗi người một vẻ, mỗi người một đức tính là để chúng ta tha thứ chỉ bảo giúp đỡ lẫn nhau. Sửa chữa lẫn nhau, là một trong những cách giáo dục khó khăn nhất phải làm. Nếu một bác tài xế phải luôn tay sửa lại bánh lái thì con người chúng ta trên đường về trời, cũng phải làm như thế. Chính Chúa đã hiểu rõ con người chúng ta yếu đuối và cần sửa chữa. Chúa đưa một định luật rất tâm lý:
1/ Đối thoại cá nhân riêng tư trong tình huynh đệ âm thầm (c.15).
2/ Nếu không nghe hãy mời thêm một vài anh em khác cộng tác vì dù sao hai ba người cũng dễ nể và khôn khéo hơn một người (c.16).
3/ Đưa ra cộng đoàn (c.17) giáo hội địa phương hay giáo hội nói chung.
4/ Kể như người ngoại (c. 17).
Nói tóm lại việc sửa sai anh em, phải nhắm để họ nên tốt hơn, để họ được ơn cứu rỗi, vì chính Chúa không muốn cho một tội nhân phải hư mất (Ex 18, 23), vì Chúa xuống thế mục đích chính là đi tìm tội nhân thống hối (Lc 5, 32).
Cho nên việc sửa sai phải nhắm hướng tốt, đó là giúp đỡ anh em sống đạo hơn, tốt hơn, thánh hơn, chứ đừng tệ hại hơn. Chúng ta nhớ lấy cách thức sửa sai, mà Chúa đã đề ra trong bài kinh thánh hôm nay. Nếu chúng ta không lưu ý đi đúng tâm lý như thế chúng ta sẽ thất bại, vì tình trạng càng trở nên bi đát hơn nữa.
1/ Là bậc cha mẹ, chúng ta hay có khuynh hướng độc quyền. và đó là một trong những yếu điểm nhất của người đàn ông là uy quyền sức mạnh. Chúng ta hay có lối sửa sai bằng cách chặt bỏ như cắt tỉa cành cây. Một ung nhọt mà chúng ta chỉ nặn mủ đi thôi, không khỏi được mà phải giải quyết tận gốc rễ.
2/ Khi sửa sai người khác, chúng ta dễ mắc phải lầm lỗi mày là chúng ta đóng vai trò quan án phán xét nặng nề. Tội đáng nhẹ nhưng lại phóng đại ra làm tổn thương tự ái người được sửa sai. Thay vì họ sửa lỗi, thì họ lại rút lui về mình mà căm hờn phản đối mạnh hơn. Đôi khi chúng ta mắc phải lầm lỗi nữa là mỗi lần sửa sai người đó, chúng ta hay nhắc lại một mạch những tội lỗi trong quá khứ của họ làm họ mặc cảm suốt đời. Ngoài ra cách sửa lỗi bằng kiểu đổ tội thêm cho họ thì càng làm họ xa cách. Một người trên mà chỉ đổ tội cho người dưới, thì đó là thiếu trách nhiệm và chẳng làm nên chuyện gì.
3/ Về cách sửa sai anh em, Dale Carnegie cho chúng ta mấy nguyên tắc :
- Trước hết nên khen họ vài lời.
- Lấy ý mà làm cho họ hiểu và thấy lỗi của họ. Phân biệt lợi hại.
- Trước khi chỉ trích, phải tự thú nhận lỗi của mình. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
- Đừng ra lệnh. Hãy đặt câu hỏi để ám thị họ.
- Giữ thể diện cho họ.
- Khích lệ họ, dù họ tấn tới chút ít cũng khen thành thật.
- Làm sao họ thấy thích thú trong việc sửa lỗi.
4/ Về phía người được sửa đổi, hãy nhớ đó là một dịp ơn Chúa đến với mình. Đó là một lần Thiên Chúa quan phòng gửi tiên tri của Ngài đến với chúng ta. Nếu chúng ta từ chối, là từ chối chính Thiên Chúa. Chúng ta nên biết ai phản đối ai chê trách chúng ta mà chê phải đó là bậc thầy chúng ta không phải trả tiền. Nếu như chúng ta không chịu sửa sai thì đến tay Thiên Chúa Ngài sẽ làm mạnh. Chúng ta chọn lối nào?
Manna