Dan Lee
09-04-2008, 10:57 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (50)
501. Chúa Giêsu vẫn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế
Chúa Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài chấm dứt sự hiện diện với chúng ta hay là vĩnh viễn xa lìa chúng ta.
Chúa Giêsu không bao giờ để chúng mình mồ côi đâu!
Khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện của Ngài mà thôi: Ngài không còn ở lại với chúng ta bằng chính thân xác Phục Sinh vinh hiển của Ngài, nhưng Ngài vẫn ở lại qua cách thế hiện diện mới với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
502. Những cách hiện diện của Chúa Giêsu sau khi Ngài về trời:
- hiện diện trong Bí tích Thánh Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).
- Hiện diện trong Giáo Hội: “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,16).
- hiện diện trong Cộng đoàn: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20).
- hiện diện trong những hành vi bác ái: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,``40).
- hiện diện trong những người nghèo khổ, cô đơn, thất thế, bé mọn, …
503. Ở tù với Chúa Giêsu
Dưới đây là lời tuyên bố của một tù nhân, đăng trong tạp chí Notre Cité, số 239, tháng 1 năm 1973.
Tôi vừa ở tù ra.
Tôi đã ở tù tám năm. Thật không có gì là vẻ vang. Thế nhưng ở tù ra, tôi có cảm tưởng là tôi đã lớn hẳn.
Tám năm bị cầm tù đã giúp tôi khám phá ra một con người kỳ diệu, một con người đã đổi hẳn cuộc sống của tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô.
Ta có thể gặp Ngài bất cứ nơi nào có khốn khổ, bất cứ nơi nào người ta đang đau khổ.
Chính trong tù ngục, nơi hai ngày mới được ăn một lần, mà tôi đã gặp Ngài. Ngài đã chờ tôi ở đó, trong cảnh cô đơn, đói lạnh. Vâng, chính trong hoàn cảnh nầy mà tôi đã gặp được Chúa Giêsu Kitô.
Chính lúc ta không còn gì nữa, không thể làm gì nữa, là lúc Ngài làm được mọi sự. Chỉ cần nhìn lên thập giá của Ngài để hiểu. (x. Tìm hiểu đạo Chúa Kitô)
504. Đấng quyền năng đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta
Chúa Giêsu đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta.
Khi thuyền đời chúng ta chòng chành nguy hiểm, sắp bị gió bão đánh chìm, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để đánh thức Chúa Giêsu dậy. Ngài sẽ ngăm đe gió bão và ra lệnh cho sóng biển – sóng buồn phiền, sóng đau khổ, sóng bất công, sóng thất vọng - phải im để chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội chúng ta được bằng an.
505. Cứu đời hiện nay bằng cách gì?
Trong khi thánh Phanxicô Khó Khăn im lặng đi qua các phố, giảng mầu nhiệm Thánh Giá bằng gương sáng, thì vị tông đồ thiếu hy sinh, mặc dầu có mượn những bài diễn văn hùng hồn về Núi Sọ của Bossuet, cũng bằng vô bổ.
Thế gian đã được củng cố bằng tinh thần lạc thú, đến nỗi muốn triệt hạ thành trì của nó, những lý lẽ thông thường, cả đến những hiện tượng hùng vĩ, cũng không lay chuyển nổi: phải có đau khổ tái diễn bằng xả kỷ hy sinh của môn đệ Chúa mới làm được việc đó. (x. Hồn Tông Đồ)
506. Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, có thể tự mình chữa khỏi…
Cách đây vài năm, tôi (Dale Carnegie) có đi nghỉ mát bằng xe môtô qua Texas và New Mexico cùng với bác sĩ Gobler, một bác sĩ y khoa của tuyến xe lửa Santa Fe. Ông đúng hơn là bác sĩ chủ chốt của hiệp hội Santa Fe.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về những ảnh hưởng của lo lắng. Ông nói:
- “Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, thật ra, họ có thể tự chữa khỏi cho mình nếu như họ tháo bỏ những lo sợ vây quanh. Ông đừng nghĩ là họ giả vờ bệnh. Họ có bệnh thật sự, thậm chí rất trầm trọng. Tôi hay gọi đó là sự căng thẳng quá mức, loét bao tử, rối lạon nhịp đập tim, mất ngủ, nhức đầu, tê liệt.
Những triệu chứng nầy là có thật bởi tôi từng bị loét bao tử trong mười hai năm liền. Sợ hãi gây ra lo lắng. Lo lắng làm bạn căng thẳng, ảnh hưởng đến thần kinh màng bụng, làm thay đổi dung dịch từ bình thường sang bất thường. Triệu chứng sau cùng là bị loét.” (x. Giảm Bớt Lo Âu)
507. Làm thế nào để duy trì mãi được ý chí?
Muốn thành công trong bất cứ việc gì, chúng ta phải có ý chí để quyết làm cho được việc đó.
Nhưng ý chí không phải có một lần là đủ. Ý chí là ngọn lửa. Ngọn lửa sẽ tàn rụi nếu không được nuôi dưỡng.
Để nuôi dưỡng ý chí và để duy trì lâu dài ý chí, ông William Bennett khuyên chúng ta phương pháp dễ dàng sau đây: mỗi ngày, chúng ta hãy làm cho được hai điều mà chúng ta không muốn, không thích.
Đó là cách đốt ngọn lửa ý chí bùng lên mỗi ngày và duy trì mãi được ý chí.
508. “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
John Wooden là huấn luyn viên bóng rổ ở đại học, thành công nhất trong mọi thời đại. Đội UCLA của ông đã mười lần vô địch quốc gia trong khoảng mười hai năm.
Wooden đã biết được tầm quan trọng trong việc huấn luyện và triết lý sống từ một câu nói riêng lẻ cảm nhận được từ người cha khi Wooden là một cậu bé: “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
Trong khi những huấn luyện viên khác cố gắng kiểm soát cầu thủ của họ hướng tới những giải đấu quan trọng trong tương lai thì Wooden luôn tập trung vào ngày hôm nay: những bài luyện tập tại UCLA hoàn toàn quan trọng như bất kì giải vô địch nào.
Trong triết lý của Wooden, không có lý do nào để không nổ lực ngay hôm nay, ngày tự hào nhất trong đời bạn. Không có lý do nào mà bạn không chơi cật lực trong quá trình luyện tập giống như khi bạn đang thi đấu. Ông ta muốn mỗi cầu thủ khi đi ngủ mỗi tối, đều phải nhớ rằng: “Hôm nay, tôi đã làm được điều tôi thấy hài lòng nhất.” (x. 97 Cách Thăng Tiến Trên Đường Đời)
509. Hãy tận dụng “những mẩu thừa của thời gian”!
Bạn nên nhớ, những người thành đạt ở trên thế giới nầy là những người thông minh trong sử dụng “những mẩu thừa của thời gian.”
Thomas Edison lúc còn là một báo vụ viên, tiền lương ít ỏi đáng thương, công việc hằng ngày là gõ ma-níp. Nhưng ông không bao giờ coi thường “Những mẩu thời gian thừa”. Ông suy nghĩ, vạch kế hoạch. Giữa các khoảng thời gian phát tín hiệu xong, ông làm thí nghiệm. Và Edison đã làm được một số việc.
Sản phẩm phụ của việc gõ ma-níp của Edison là những phát minh phong phú. Những phát minh nầy của ông không những làm cho bản thân ông có thu nhập cao, mà còn đóng góp trí tuệ, tạo ra những phát minh mới của nhân loại về nghành điện và điện tử. (x. Thái Độ Quyết Địn Tất Cả)
510. Đừng bao giờ khinh thường những việc nhỏ!
Việc bỏ mặc những việc nhỏ nhặt, bất luận bạn đang làm gì, có thể trở thành một thảm hoạ.
Edison đã đánh mất bằng sáng chế của mình chỉ vì bất cẩn đặt sai một số thập phân trong con toán.
Chắc bạn còn nhớ rõ những lời của Benjamin Franklin đã nói chứ: “Vì muốn một chiếc móng mà thua cuộc đôi giày; vì muốn một đôi giày mà thua cuộc một con ngựa; vì muốn một con ngựa mà thua cuộc người cưỡi ngựa; vì muốn người cưỡi ngựa mà thua cả trận đấu.” (x. Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp)
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
501. Chúa Giêsu vẫn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế
Chúa Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài chấm dứt sự hiện diện với chúng ta hay là vĩnh viễn xa lìa chúng ta.
Chúa Giêsu không bao giờ để chúng mình mồ côi đâu!
Khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện của Ngài mà thôi: Ngài không còn ở lại với chúng ta bằng chính thân xác Phục Sinh vinh hiển của Ngài, nhưng Ngài vẫn ở lại qua cách thế hiện diện mới với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
502. Những cách hiện diện của Chúa Giêsu sau khi Ngài về trời:
- hiện diện trong Bí tích Thánh Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).
- Hiện diện trong Giáo Hội: “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,16).
- hiện diện trong Cộng đoàn: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20).
- hiện diện trong những hành vi bác ái: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,``40).
- hiện diện trong những người nghèo khổ, cô đơn, thất thế, bé mọn, …
503. Ở tù với Chúa Giêsu
Dưới đây là lời tuyên bố của một tù nhân, đăng trong tạp chí Notre Cité, số 239, tháng 1 năm 1973.
Tôi vừa ở tù ra.
Tôi đã ở tù tám năm. Thật không có gì là vẻ vang. Thế nhưng ở tù ra, tôi có cảm tưởng là tôi đã lớn hẳn.
Tám năm bị cầm tù đã giúp tôi khám phá ra một con người kỳ diệu, một con người đã đổi hẳn cuộc sống của tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô.
Ta có thể gặp Ngài bất cứ nơi nào có khốn khổ, bất cứ nơi nào người ta đang đau khổ.
Chính trong tù ngục, nơi hai ngày mới được ăn một lần, mà tôi đã gặp Ngài. Ngài đã chờ tôi ở đó, trong cảnh cô đơn, đói lạnh. Vâng, chính trong hoàn cảnh nầy mà tôi đã gặp được Chúa Giêsu Kitô.
Chính lúc ta không còn gì nữa, không thể làm gì nữa, là lúc Ngài làm được mọi sự. Chỉ cần nhìn lên thập giá của Ngài để hiểu. (x. Tìm hiểu đạo Chúa Kitô)
504. Đấng quyền năng đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta
Chúa Giêsu đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta.
Khi thuyền đời chúng ta chòng chành nguy hiểm, sắp bị gió bão đánh chìm, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để đánh thức Chúa Giêsu dậy. Ngài sẽ ngăm đe gió bão và ra lệnh cho sóng biển – sóng buồn phiền, sóng đau khổ, sóng bất công, sóng thất vọng - phải im để chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội chúng ta được bằng an.
505. Cứu đời hiện nay bằng cách gì?
Trong khi thánh Phanxicô Khó Khăn im lặng đi qua các phố, giảng mầu nhiệm Thánh Giá bằng gương sáng, thì vị tông đồ thiếu hy sinh, mặc dầu có mượn những bài diễn văn hùng hồn về Núi Sọ của Bossuet, cũng bằng vô bổ.
Thế gian đã được củng cố bằng tinh thần lạc thú, đến nỗi muốn triệt hạ thành trì của nó, những lý lẽ thông thường, cả đến những hiện tượng hùng vĩ, cũng không lay chuyển nổi: phải có đau khổ tái diễn bằng xả kỷ hy sinh của môn đệ Chúa mới làm được việc đó. (x. Hồn Tông Đồ)
506. Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, có thể tự mình chữa khỏi…
Cách đây vài năm, tôi (Dale Carnegie) có đi nghỉ mát bằng xe môtô qua Texas và New Mexico cùng với bác sĩ Gobler, một bác sĩ y khoa của tuyến xe lửa Santa Fe. Ông đúng hơn là bác sĩ chủ chốt của hiệp hội Santa Fe.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về những ảnh hưởng của lo lắng. Ông nói:
- “Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, thật ra, họ có thể tự chữa khỏi cho mình nếu như họ tháo bỏ những lo sợ vây quanh. Ông đừng nghĩ là họ giả vờ bệnh. Họ có bệnh thật sự, thậm chí rất trầm trọng. Tôi hay gọi đó là sự căng thẳng quá mức, loét bao tử, rối lạon nhịp đập tim, mất ngủ, nhức đầu, tê liệt.
Những triệu chứng nầy là có thật bởi tôi từng bị loét bao tử trong mười hai năm liền. Sợ hãi gây ra lo lắng. Lo lắng làm bạn căng thẳng, ảnh hưởng đến thần kinh màng bụng, làm thay đổi dung dịch từ bình thường sang bất thường. Triệu chứng sau cùng là bị loét.” (x. Giảm Bớt Lo Âu)
507. Làm thế nào để duy trì mãi được ý chí?
Muốn thành công trong bất cứ việc gì, chúng ta phải có ý chí để quyết làm cho được việc đó.
Nhưng ý chí không phải có một lần là đủ. Ý chí là ngọn lửa. Ngọn lửa sẽ tàn rụi nếu không được nuôi dưỡng.
Để nuôi dưỡng ý chí và để duy trì lâu dài ý chí, ông William Bennett khuyên chúng ta phương pháp dễ dàng sau đây: mỗi ngày, chúng ta hãy làm cho được hai điều mà chúng ta không muốn, không thích.
Đó là cách đốt ngọn lửa ý chí bùng lên mỗi ngày và duy trì mãi được ý chí.
508. “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
John Wooden là huấn luyn viên bóng rổ ở đại học, thành công nhất trong mọi thời đại. Đội UCLA của ông đã mười lần vô địch quốc gia trong khoảng mười hai năm.
Wooden đã biết được tầm quan trọng trong việc huấn luyện và triết lý sống từ một câu nói riêng lẻ cảm nhận được từ người cha khi Wooden là một cậu bé: “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
Trong khi những huấn luyện viên khác cố gắng kiểm soát cầu thủ của họ hướng tới những giải đấu quan trọng trong tương lai thì Wooden luôn tập trung vào ngày hôm nay: những bài luyện tập tại UCLA hoàn toàn quan trọng như bất kì giải vô địch nào.
Trong triết lý của Wooden, không có lý do nào để không nổ lực ngay hôm nay, ngày tự hào nhất trong đời bạn. Không có lý do nào mà bạn không chơi cật lực trong quá trình luyện tập giống như khi bạn đang thi đấu. Ông ta muốn mỗi cầu thủ khi đi ngủ mỗi tối, đều phải nhớ rằng: “Hôm nay, tôi đã làm được điều tôi thấy hài lòng nhất.” (x. 97 Cách Thăng Tiến Trên Đường Đời)
509. Hãy tận dụng “những mẩu thừa của thời gian”!
Bạn nên nhớ, những người thành đạt ở trên thế giới nầy là những người thông minh trong sử dụng “những mẩu thừa của thời gian.”
Thomas Edison lúc còn là một báo vụ viên, tiền lương ít ỏi đáng thương, công việc hằng ngày là gõ ma-níp. Nhưng ông không bao giờ coi thường “Những mẩu thời gian thừa”. Ông suy nghĩ, vạch kế hoạch. Giữa các khoảng thời gian phát tín hiệu xong, ông làm thí nghiệm. Và Edison đã làm được một số việc.
Sản phẩm phụ của việc gõ ma-níp của Edison là những phát minh phong phú. Những phát minh nầy của ông không những làm cho bản thân ông có thu nhập cao, mà còn đóng góp trí tuệ, tạo ra những phát minh mới của nhân loại về nghành điện và điện tử. (x. Thái Độ Quyết Địn Tất Cả)
510. Đừng bao giờ khinh thường những việc nhỏ!
Việc bỏ mặc những việc nhỏ nhặt, bất luận bạn đang làm gì, có thể trở thành một thảm hoạ.
Edison đã đánh mất bằng sáng chế của mình chỉ vì bất cẩn đặt sai một số thập phân trong con toán.
Chắc bạn còn nhớ rõ những lời của Benjamin Franklin đã nói chứ: “Vì muốn một chiếc móng mà thua cuộc đôi giày; vì muốn một đôi giày mà thua cuộc một con ngựa; vì muốn một con ngựa mà thua cuộc người cưỡi ngựa; vì muốn người cưỡi ngựa mà thua cả trận đấu.” (x. Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp)
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang