Dan Lee
09-09-2008, 03:00 PM
Chúa Nhật XXIV thường niên - Năm A
DƯỚi BÓNG THÁNH GIÁ
Đời người là một chuyến đi, một chuyến đi từ bỏ như cỡ Abraham, chuyến đi lo lắng của ba đạo sĩ, chuyến đi chán nản lo âu của môn đệ Emaus. Đời người là một cuộc ra đi: đi từ ngày này sang ngày khác, tự bình minh tới hoàng hôn, đi từ khát vọng sang ước mơ. Có khi đi ngược lại , ngược dòng nước đục về xoáy nguồn. Mời anh chị em hôm nay, hãy đi về cùng một nguồn là núi Sọ. Nơi ấy có một cây thánh giá tỏa bóng phủ đời người chúng ta. Nơi cây thánh giá Núi Sọ này, bóng thánh giá đã rợp phủ trên những ai?
1/ Những người qua đường nghếch mắt nhìn trời, thấy một Con Người treo lơ lửng đầu không chạm trời, chân chưa tới đất. Và họ nói ông này dám bảo cứ phá đền thờ, rồi nội trong ba ngày sẽ làm lại như cũ. Vậy nay hãy tự xứu mình đi coi “(Mt 27, 39). Hình như có những lần chúng ta cũng đứng trơ gan cùng tuế nguyệt như thế, để thách thức Chúa, phải không? Có lần chúng ta đã cố tình phạm tội và thách thức xem Chúa có phạt nổi chúng ta không. Có những lần chúng ta đứng trước một Samaritanô mà lòng đầy ganh tị, đứng trước Lazarô mà chỉ muốn ông ta khuất mặt mình, đứng trước người phung cùi mà lòng chúng ta không dậy lên được chút tinh thương nào cả. Đứng trước nỗi đau thường của hàng xóm chúng ta còn mở cờ trong bụng và còn cầu mong cho họ mạt rệp cảnh bèo bọt đất bùn đen. Chúng ta nhớ lại lời thánh Giacôbê: “Thiên Chúa phán xét sẽ nghiêm khắc đối với những người không biết xót thương” (Gia 2, 13). Mối thứ năm “Ai thương xót người..”
2/ Một loại thứ hai, dưới bóng thánh giá là trưởng tế và luật sĩ. Họ là những người chuyên biệt về lề luật và cắt nghĩa lề luật và cả kinh thánh nữa, nghĩa là họ phải lo cho vinh danh Thiên Chúa, nhưng dưới cây thánh giấ, họ đã không làm. Đã không làm lại còn nói “Nếu ông là Vua dân Israel, thì hãy xuống khỏi thập giá đi, rồi chúng tôi sẽ tin” (Mt 27, 42). Nói thế nhưng không thế. Chắc chắn các luật sĩ này đã từng biết đến bốn loại phép lạ của Chúa Giêsu đã làm trên thiên nhiên, bệnh nhân… trên kẻ chết…Dò còn hơn là một vị vua nữa chứ, vì Ngài tạo dựng và điều khiển vũ trụ và con người. Thế mà họ đòi Chúa xuống khỏi thập giá thì họ mới tin. Mà thật ra Chúa Giêsu đã phục sinh nghĩa là đã xuống khỏi thập giá đó nhưng họ có tin không? Họ chỉ có tin một ông Giêsu nằm sau tảng đá lạnh và đó là tờ khai tử cho một nắm xương khô xanh mộ. Có thể chúng ta đã từng được Chúa trao cho viên ngọc, và kho tàng nhưng chúng ta đã sơ hở, để mất trộm đi, chúng ta đã vứt hòn ngọc đi. Lòng chúng ta trở thành thứ Giêrusalem cũ cần được Chúa bện giây thừng…
3/ Dưới chân thánh giá còn một loại thứ ba, đó là những người thi hành án lệnh. Đã đành họ phải thi hành lệnh trên ban xuống, nhưng đâu có buộc họ phải nhúng dấm chua, phải khích bác, phải lấy lưỡi đòng đâm thâu qua. Cuộc đời chúng ta cũng có những cái quá mức, trượt quá bổn phận như cỡ Phaolô khi còn là Saolê biệt phái. Ở đời bất cứ cái gì ở ngoại vị trí của mình đều có hại cho toàn thể. Một bánh xe không còn nằm vào trúng vị trí của chiếc máy cầy thì thử hỏi máy đó có chạy được nữa không? Chúng ta cần xét lại vị trí của một người gia trưởng, một người nội tướng hôm nay trong lãnh vực tự nhiên, siêu nhiên.
4/ Dưới bóng thánh giá, còn có một lớp người trộm dữ ở bên tả Chúa Giêsu. Ông nói khích Chúa rằng: ”Nếu Ông là vị cứu tinh, thì hãy tự cứu lấy mình và tôi nữa” (Lc 23, 39). Đó, ông này là một người tội lỗi, mở miệng ra cầu nguyện là chỉ xin cho mình thôi còn người bên cạnh thì sao? Trong lúc gian nan đau khổ thập tử nhất sinh trên thập giá, mà người này còn coi thường đến khinh miệt Chúa. Như đổ dầu vào lửa. Chúng ta có bao giờ thêm gánh nặng cho con lừa ư? Có bao giờ chúng ta đã cưa cây gỗ và còn cưa thêm cả mạt cưa chăng? Chúng ta có cá mè một lứa a dua trong lời nói việc làm?
5/ Chỉ khi nào chúng ta biết khiêm hạ đặt mình năn nỉ như người trộm lành bên hữu Chúa, thì mới đón nhận được lời: “Hôm nay, ngươi sẽ được hưởng thiên đàng với Ta” (Lc 23, 43). Vâng thánh giá đã gai góc, đã nặng nề, và su si nhiều dấu đinh rồi. Chúa dạy chúng ta “Hãy tha thứ” (Mc 18, 35) chứ không bảo ghét nhau. Dưới bóng thánh giá xin hãy xóa nhoà, hãy thứ tha.
Manna
DƯỚi BÓNG THÁNH GIÁ
Đời người là một chuyến đi, một chuyến đi từ bỏ như cỡ Abraham, chuyến đi lo lắng của ba đạo sĩ, chuyến đi chán nản lo âu của môn đệ Emaus. Đời người là một cuộc ra đi: đi từ ngày này sang ngày khác, tự bình minh tới hoàng hôn, đi từ khát vọng sang ước mơ. Có khi đi ngược lại , ngược dòng nước đục về xoáy nguồn. Mời anh chị em hôm nay, hãy đi về cùng một nguồn là núi Sọ. Nơi ấy có một cây thánh giá tỏa bóng phủ đời người chúng ta. Nơi cây thánh giá Núi Sọ này, bóng thánh giá đã rợp phủ trên những ai?
1/ Những người qua đường nghếch mắt nhìn trời, thấy một Con Người treo lơ lửng đầu không chạm trời, chân chưa tới đất. Và họ nói ông này dám bảo cứ phá đền thờ, rồi nội trong ba ngày sẽ làm lại như cũ. Vậy nay hãy tự xứu mình đi coi “(Mt 27, 39). Hình như có những lần chúng ta cũng đứng trơ gan cùng tuế nguyệt như thế, để thách thức Chúa, phải không? Có lần chúng ta đã cố tình phạm tội và thách thức xem Chúa có phạt nổi chúng ta không. Có những lần chúng ta đứng trước một Samaritanô mà lòng đầy ganh tị, đứng trước Lazarô mà chỉ muốn ông ta khuất mặt mình, đứng trước người phung cùi mà lòng chúng ta không dậy lên được chút tinh thương nào cả. Đứng trước nỗi đau thường của hàng xóm chúng ta còn mở cờ trong bụng và còn cầu mong cho họ mạt rệp cảnh bèo bọt đất bùn đen. Chúng ta nhớ lại lời thánh Giacôbê: “Thiên Chúa phán xét sẽ nghiêm khắc đối với những người không biết xót thương” (Gia 2, 13). Mối thứ năm “Ai thương xót người..”
2/ Một loại thứ hai, dưới bóng thánh giá là trưởng tế và luật sĩ. Họ là những người chuyên biệt về lề luật và cắt nghĩa lề luật và cả kinh thánh nữa, nghĩa là họ phải lo cho vinh danh Thiên Chúa, nhưng dưới cây thánh giấ, họ đã không làm. Đã không làm lại còn nói “Nếu ông là Vua dân Israel, thì hãy xuống khỏi thập giá đi, rồi chúng tôi sẽ tin” (Mt 27, 42). Nói thế nhưng không thế. Chắc chắn các luật sĩ này đã từng biết đến bốn loại phép lạ của Chúa Giêsu đã làm trên thiên nhiên, bệnh nhân… trên kẻ chết…Dò còn hơn là một vị vua nữa chứ, vì Ngài tạo dựng và điều khiển vũ trụ và con người. Thế mà họ đòi Chúa xuống khỏi thập giá thì họ mới tin. Mà thật ra Chúa Giêsu đã phục sinh nghĩa là đã xuống khỏi thập giá đó nhưng họ có tin không? Họ chỉ có tin một ông Giêsu nằm sau tảng đá lạnh và đó là tờ khai tử cho một nắm xương khô xanh mộ. Có thể chúng ta đã từng được Chúa trao cho viên ngọc, và kho tàng nhưng chúng ta đã sơ hở, để mất trộm đi, chúng ta đã vứt hòn ngọc đi. Lòng chúng ta trở thành thứ Giêrusalem cũ cần được Chúa bện giây thừng…
3/ Dưới chân thánh giá còn một loại thứ ba, đó là những người thi hành án lệnh. Đã đành họ phải thi hành lệnh trên ban xuống, nhưng đâu có buộc họ phải nhúng dấm chua, phải khích bác, phải lấy lưỡi đòng đâm thâu qua. Cuộc đời chúng ta cũng có những cái quá mức, trượt quá bổn phận như cỡ Phaolô khi còn là Saolê biệt phái. Ở đời bất cứ cái gì ở ngoại vị trí của mình đều có hại cho toàn thể. Một bánh xe không còn nằm vào trúng vị trí của chiếc máy cầy thì thử hỏi máy đó có chạy được nữa không? Chúng ta cần xét lại vị trí của một người gia trưởng, một người nội tướng hôm nay trong lãnh vực tự nhiên, siêu nhiên.
4/ Dưới bóng thánh giá, còn có một lớp người trộm dữ ở bên tả Chúa Giêsu. Ông nói khích Chúa rằng: ”Nếu Ông là vị cứu tinh, thì hãy tự cứu lấy mình và tôi nữa” (Lc 23, 39). Đó, ông này là một người tội lỗi, mở miệng ra cầu nguyện là chỉ xin cho mình thôi còn người bên cạnh thì sao? Trong lúc gian nan đau khổ thập tử nhất sinh trên thập giá, mà người này còn coi thường đến khinh miệt Chúa. Như đổ dầu vào lửa. Chúng ta có bao giờ thêm gánh nặng cho con lừa ư? Có bao giờ chúng ta đã cưa cây gỗ và còn cưa thêm cả mạt cưa chăng? Chúng ta có cá mè một lứa a dua trong lời nói việc làm?
5/ Chỉ khi nào chúng ta biết khiêm hạ đặt mình năn nỉ như người trộm lành bên hữu Chúa, thì mới đón nhận được lời: “Hôm nay, ngươi sẽ được hưởng thiên đàng với Ta” (Lc 23, 43). Vâng thánh giá đã gai góc, đã nặng nề, và su si nhiều dấu đinh rồi. Chúa dạy chúng ta “Hãy tha thứ” (Mc 18, 35) chứ không bảo ghét nhau. Dưới bóng thánh giá xin hãy xóa nhoà, hãy thứ tha.
Manna