Dan Lee
09-12-2008, 03:18 PM
LÀM THẾ ĐỂ CHO QUA MẮT TỤC! (*)
TÌNH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU
CHÚA NHẬT XXIV TN (Năm A) : SUY TÔN THÁNH GIÁ
Ga 3, 13 – 17
“Đế quốc Đại Tần”, bộ phim Trung Quốc đang được chiếu trên nhiều kênh truyền hình Việt-Nam, cho thấy sự quật khởi của một nước Tần từ chỗ là một nước man di mọi rợ thời bấy giờ, thường xuyên bị các nước lớn là Ngụy, Sở, Tề, Tấn coi khinh và xâm phạm. Nói đến Tần là nói đến nghèo đói, bạc nhược,nhưng đầy dẫy tranh chấp tương tàn để tranh giành địa vị lợi lộc,vốn chẳng to tát gì. Chỉ khi Tần Mục Công lên ngôi, cho khắc hai chữ “quốc sỉ” nhắc ông và mọi người dân nước Tần ghi nhớ đại nhục của dân tộc và tuyệt đối tin dùng Vệ Ưởng thực hiện pháp trị hết sức nghiêm nhặt, mở mang kinh tế, thưởng phạt công minh, nhờ vậy mà chẳng bao lâu, nước Tần xưng bá trở thành nước lớn [Sau này Lý Tư tiếp tục phát huy tối đa chính sách của ông dưới thời Tần Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng), thu phục lục quốc , thống nhất mọi miền và xưng đế]. Sỉ hảo hoàn toàn khác với ý thức cái nhục để vươn cao. Sỉ hảo còn sai ở chỗ mặc cảm tự ti trong những cái không đáng xấu hổ hoặc là còn đáng trân trọng.
Đi kèm tâm lý “sùng ngoại” là “mặc cảm nhược tiểu”: trong khi miệng tự bốc mình lên tận mây xanh vì một vài thành tích nhỏ nhoi, lạm dụng những từ ngữ để cố đánh bóng, mạ vàng sự non nớt vụng về, tụt hậu của mình, vì vậy mà không bao giờ thấy đựơc cái xấu, cái yếu của mình để sửa chữa, chấn hưng, thì mắt luôn sáng rỡ trước bất cứ hàng hoá nào mang nhãn mác ngoại. Cha ông ta vẫn nói : “xấu [mới] hay làm tốt, dốt [mới] hay nói chữ”! Nhưng rất khó để thiên hạ đánh giá cao hoặc tôn trọng mình, khi từ Bắc chí Nam nơi đâu cũng rầm rộ “festival” tốn kém bạc tỷ, mà cứ phải đem con dân đi làm tôi mọi cho xứ người (báo chí gần đây đưa tin, hình về những người dân đủ lứa tuổi sang Campuchia để…chăn bò!), với danh nghĩa “xuất khẩu lao động” ( lại thêm một mỹ từ!). Làm sao che đậy được việc những người ngoại quốc sang tận đất nước nầy, ung dung như những chủ nô, ngồi nhìn hàng chục, hàng trăm cô gái trẻ xếp hàng lần lượt trình diễn trước mắt, để cho họ tha hồ nhìn ngắm,sờ mó, nắn nót và chọn lựa chẳng khác nào đi mua một món hàng tốt với giá rẻ mạt! “Mặc cảm nhược tiểu” còn là hàng chục ngàn hecta đất đai nông nghiệp loại một bị tịch thu (trong mỹ từ thì đó là “đền bù giải toả”), để thoả mãn thú tiêu khiển của những tư bản nước ngoài và một nhúm “qúy tộc” trong nước. Người dân của giai cấp bần cố, ngày nay chẳng những vẫn còn rất bần hàn, mà còn thấy lòng như bị chà xát muốn mặn khi phải giương mắt bất lực và xót xa nhìn những trọc phú ăn chơi đú đỡn trên chính đất nước xã hội chủ nghĩa nầy, thỉnh thoảng bố thí một món tiền “làm công tác từ thiện” không là gì so với những hợp đồng có được từ các sân golf, trong khi thế giới lấy ngày 29.04 làm “World No Golf Day” (Ngày Thế Giới Không Có Sân và Trò Chơi Golf) . Làm thế sao che được ngay cả mắt tục. Khi người ta không biết giữ thể diện, không hiểu cái nhục dân tộc - quốc sỉ - , thì chẳng còn gì để nói! Đạo đức suy đồi đến mức những vụ hiếp dâm ở đủ lứa tuổi, giết người vô cùng dã man, tự tử, buôn bán phụ nữ và trẻ em, ma túy, phá thai, … đầy dẫy trên trang tin các nhật báo, mà những kẻ thủ ác mặt không chút biến sắc, hồn không mảy may hối hận. Làm sao khác được khi những người như Anh Hùng Lao Động và Người Phụ Nữ Ấn Tượng Châu Á, giám đốc nông trừơng Sông Hậu Trần-Ngọc-Sương bị khởi tố vì không dấu nỗi cái đuôi tham ô (Tuổi Trẻ số 10.09.2008). khác làm sao được khi trẻ em, học sinh, người dân cứ phải nghe nhìn những đìều dối trá, những bằng chứng giả, người giả việc giả, được công khai trước mắt mọi người, thách thức chút niềm tin còn lại nơi thiện căn con người. Khác thế nào được khi thống kê của Google,Yahoo đều cho thấy Việt-Nam dẫn đầu khối quốc gia và Hà Nội dẫn đầu khối thành phố trên thế giới về một chuyện chẳng đáng hãnh diện một chút nào: truy cập s x !
Khi Đức hồng y Sarto đắc cử giáo hoàng, người ta mau chóng đem thân mẫu Người đến gặp. Khi thân mẫu Đức giáo hoàng Piô X đến Roma, các mệnh phụ phu nhân đã dùng gấm vóc lụa là và những trang sức qúy báu nhất để trang điểm cho Bà Cụ, để xứng với địa vị và danh dự cao qúy vô song nầy. Người đẹp vì lụa. Nhưng khi nghe báo và tiến ra đón người mẹ mà Người vô cùng yêu kính nhớ nhung, thì Đức Piô X đã lùi lại và nói :” Đây không phải là mẹ ta”. Hiểu ý người con trai, thân mẫu Đức Piô X đã khóc và cho xe quay về chỗ cũ, trút bỏ mọi xiêm y trang sức, mặc lại y phục dân quê với đôi guốc gỗ và đi bộ tới Vatican. Bấy giờ Đức giáo hoàng Piô X ôm chầm thân mẫu và hai mẹ con khóc vì mừng vui,nhớ thương. Đức Thánh Cha Piô X nói :” Đây mới mẹ Ta”. Đức Thánh Cha Piô X (và cả thân mẫu Người ) không muốn làm thế để che mắt tục về cái gốc nhà quê nghèo khó của mình!
Nhưng hành xử của nhiều Kitô-hữu đối với Thánh Giá thì chẳng khác chút nào! Với nhiều người, Thánh Giá như một món nợ bị gán, như món hàng khuyến mãi bị ép nhận khi rửa tội, bỏ thì thương, vương thì nặng! Nếu chỉ là một biểu tượng, thì cũng không đến nỗi nào: nhận xong, sẽ cất đi, dấu biệt. Nhưng Thánh Giá bắt phải thể hiện không chỉ bằng những cử chỉ ghi dấu và tuyên xưng Ba Ngôi, mà bằng cả cuộc đời theo như những gì mà Chúa Giêsu đã trải qua trong hành trình Khổ Nạn: chịu đau khổ để nên giống Chúa Kitô và sống tinh thần Thập Giá trong mọi chi tiết cuộc đời, trong tương quan với Chúa, với Giáo Hội, với tha nhân và với bản thân. Giá như chúng ta cũng nỗi tiếng như các vận động viên, để có thể công khai làm dấu Thánh Giá trước mặt mọi người! Khi không thể chối bỏ nó trong thực tế cuộc sống, ngừơi ta chỉ còn cách đánh bóng, dát vàng, nạm đá qúy nó về cả hình thức lẫn tinh thần. Chiếc Ảnh Chuộc Tội xù xì thô ráp bằng gỗ hoặc bằng kim loại ngày xưa cha ông hãnh diện đeo lủng lẳng ở cỏ như vật bất ly thân,thì ngày nay được thay bằng chất liệu vàng, bạch kim, chí ít cũng bằng bạc. Những thứ nầy dễ kích thích bọn trộm cướp và sẽ rất nguy hiểm khi bị giựt,cắt. Do đó, khi mục đích trang điểm cũng không còn (dám), thì Thánh Giá lại bị đem cất và chỉ được lấy ra dùng những dịp lễ lạy, cưới xin, tiệc tùng lớn. Nhưng quan trọng nhất là người ta muốn làm ngơ, tránh né phải sống tinh thấn Thánh Giá, một tinh thần chẳng hứa hẹn điều gì hay ho, lợi lộc, vui thú, mà chỉ có hy sinh, mất mát, chay tịnh, và thua thiệt. Khẩu hiệu “In hoc signo vinces” (Cứ dấu nầy ngươi sẽ chiến thắng) mà Vua Constantinô I nhìn thấy và truyền quân lính mang vào, nhờ đó mà thắng trận, thì với Kitô-hữu, nhận lấy Thánh Giá - cứ dấu hiệu nầy - là chấp nhận bị ganh ghét, thù địch, lăng mạ, bách hại như đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thánh Giá luôn đồng nghĩa với thiệt thòi. Nhưng Thánh Giá cũng đồng nghĩa với dũng cảm, hiên ngang và vị tha, chiến thắng bản thân. Trong Nho giáo thì đó là đạo của bậc thánh nhân. Và khi đau khổ, hy sinh, khiêm nhường vâng phục, vị tha, được thực hiện theo và vì ý nghĩa Thánh Giá Chúa Kitô, thì đó là con đường nên thánh. “Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc. Tâm trung thường thủ tự kiên kim” (Bên ngoài không cần được như ngọc đẹp, cốt trong lòng còn giữ được như vàng cứng)[Mẹ Mốc]*
Lạy Chúa Giêsu, điều đáng buồn là người ta nói quá hay về Thánh Giá. Hầu như tất cả đều say sưa, xuất thần, khi nói về Thánh Giá: hình ảnh, ngôn từ đều như dệt gấm thêu hoa, khiến người nghe cháy bỏng ước ao ôm chầm ngay Thánh Giá được tô vẻ hoa lá cành và tiểu thuyết hoá. Dĩ nhiên là “mộng vàng tan mây” khi chạm vào Thánh Giá thực, khi làm theo thực tế Thánh Giá. Chúa Kitô đã toát mồ hôi máu khi nghĩ tới Thập tự giá. Hàng ngàn cha ông Việt-Nam chấp nhận đủ mọi nhục hình, quyết không “quá khóa” [bước qua hình thập giá], tức là chối bỏ niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, niềm tin vào Thánh Giá, vào chiến thắng đau khổ tạm thời ở thế gian để được vào thiên đàng. Thánh Giá của Kitô hữu ngày nay - vì không thể khác được – là những cây Thánh Giá treo trên cao, trên vách nhà thờ, chót vót trên những tháp chuông, “ngất cao ở trên thế gian nầy” (lời trong bài ca suy tôn Thứ Sáu Tuần Thánh) đuợc nhắc lại (như một kỷ niệm buồn ), được tôn vinh vào các dịp lễ. Xin hãy ở yên đó, xin đừng bắt mang vác trong cuộc đời, xin đừng xáo trộn và lật tung những tham sân si của con người. Tội nghiệp Thánh Giá! Tội nghiệp Thượng Trí Cao Vời chỉ có thể nghĩ ra và làm được bấy nhiêu thôi! Sản nghiệp Hội Thánh, gia nghiệp Kitô-hữu. khởi nguồn và cứu cánh quả thực chỉ có bằng ấy mà thôi!
Đẹp quá cách làm và cách thể hiện niềm tin Thánh Giá sau đây :
Điều cuối cùng mà Fratis Gultom và Domina Simanungkalit làm trước khi gửi cậu con trai và ba cô con gái của họ tới trường mỗi sáng, là vẽ dấu Thánh Giá trên trán các con của họ. Gultom chia sẽ :”Chúng tôi đã có truyền thống nầy từ 10 năm qua, với mục đích là làm cho thấm nhập tinh thần đạo đức trong gia đình chúng tôi”. Dấu Thánh Giá trên trán mỗi sáng, nhắc nhở con cái ở đâu, làm gì, cũng phải xứng đáng là Kitô-hữu. Đó còn là gửi gắm, phó thác con cái cho Chúa Quan Phòng. (UCAN 14.07.2008)
CVK Nguyễn-Thế-Bài TÌNH CA CHO NGỪƠI ĐƯỢC YÊU 119
* (Mẹ Mốc,Nguyễn Khuyến)
Giuse Nguyễn Thế Bài
TÌNH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU
CHÚA NHẬT XXIV TN (Năm A) : SUY TÔN THÁNH GIÁ
Ga 3, 13 – 17
“Đế quốc Đại Tần”, bộ phim Trung Quốc đang được chiếu trên nhiều kênh truyền hình Việt-Nam, cho thấy sự quật khởi của một nước Tần từ chỗ là một nước man di mọi rợ thời bấy giờ, thường xuyên bị các nước lớn là Ngụy, Sở, Tề, Tấn coi khinh và xâm phạm. Nói đến Tần là nói đến nghèo đói, bạc nhược,nhưng đầy dẫy tranh chấp tương tàn để tranh giành địa vị lợi lộc,vốn chẳng to tát gì. Chỉ khi Tần Mục Công lên ngôi, cho khắc hai chữ “quốc sỉ” nhắc ông và mọi người dân nước Tần ghi nhớ đại nhục của dân tộc và tuyệt đối tin dùng Vệ Ưởng thực hiện pháp trị hết sức nghiêm nhặt, mở mang kinh tế, thưởng phạt công minh, nhờ vậy mà chẳng bao lâu, nước Tần xưng bá trở thành nước lớn [Sau này Lý Tư tiếp tục phát huy tối đa chính sách của ông dưới thời Tần Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng), thu phục lục quốc , thống nhất mọi miền và xưng đế]. Sỉ hảo hoàn toàn khác với ý thức cái nhục để vươn cao. Sỉ hảo còn sai ở chỗ mặc cảm tự ti trong những cái không đáng xấu hổ hoặc là còn đáng trân trọng.
Đi kèm tâm lý “sùng ngoại” là “mặc cảm nhược tiểu”: trong khi miệng tự bốc mình lên tận mây xanh vì một vài thành tích nhỏ nhoi, lạm dụng những từ ngữ để cố đánh bóng, mạ vàng sự non nớt vụng về, tụt hậu của mình, vì vậy mà không bao giờ thấy đựơc cái xấu, cái yếu của mình để sửa chữa, chấn hưng, thì mắt luôn sáng rỡ trước bất cứ hàng hoá nào mang nhãn mác ngoại. Cha ông ta vẫn nói : “xấu [mới] hay làm tốt, dốt [mới] hay nói chữ”! Nhưng rất khó để thiên hạ đánh giá cao hoặc tôn trọng mình, khi từ Bắc chí Nam nơi đâu cũng rầm rộ “festival” tốn kém bạc tỷ, mà cứ phải đem con dân đi làm tôi mọi cho xứ người (báo chí gần đây đưa tin, hình về những người dân đủ lứa tuổi sang Campuchia để…chăn bò!), với danh nghĩa “xuất khẩu lao động” ( lại thêm một mỹ từ!). Làm sao che đậy được việc những người ngoại quốc sang tận đất nước nầy, ung dung như những chủ nô, ngồi nhìn hàng chục, hàng trăm cô gái trẻ xếp hàng lần lượt trình diễn trước mắt, để cho họ tha hồ nhìn ngắm,sờ mó, nắn nót và chọn lựa chẳng khác nào đi mua một món hàng tốt với giá rẻ mạt! “Mặc cảm nhược tiểu” còn là hàng chục ngàn hecta đất đai nông nghiệp loại một bị tịch thu (trong mỹ từ thì đó là “đền bù giải toả”), để thoả mãn thú tiêu khiển của những tư bản nước ngoài và một nhúm “qúy tộc” trong nước. Người dân của giai cấp bần cố, ngày nay chẳng những vẫn còn rất bần hàn, mà còn thấy lòng như bị chà xát muốn mặn khi phải giương mắt bất lực và xót xa nhìn những trọc phú ăn chơi đú đỡn trên chính đất nước xã hội chủ nghĩa nầy, thỉnh thoảng bố thí một món tiền “làm công tác từ thiện” không là gì so với những hợp đồng có được từ các sân golf, trong khi thế giới lấy ngày 29.04 làm “World No Golf Day” (Ngày Thế Giới Không Có Sân và Trò Chơi Golf) . Làm thế sao che được ngay cả mắt tục. Khi người ta không biết giữ thể diện, không hiểu cái nhục dân tộc - quốc sỉ - , thì chẳng còn gì để nói! Đạo đức suy đồi đến mức những vụ hiếp dâm ở đủ lứa tuổi, giết người vô cùng dã man, tự tử, buôn bán phụ nữ và trẻ em, ma túy, phá thai, … đầy dẫy trên trang tin các nhật báo, mà những kẻ thủ ác mặt không chút biến sắc, hồn không mảy may hối hận. Làm sao khác được khi những người như Anh Hùng Lao Động và Người Phụ Nữ Ấn Tượng Châu Á, giám đốc nông trừơng Sông Hậu Trần-Ngọc-Sương bị khởi tố vì không dấu nỗi cái đuôi tham ô (Tuổi Trẻ số 10.09.2008). khác làm sao được khi trẻ em, học sinh, người dân cứ phải nghe nhìn những đìều dối trá, những bằng chứng giả, người giả việc giả, được công khai trước mắt mọi người, thách thức chút niềm tin còn lại nơi thiện căn con người. Khác thế nào được khi thống kê của Google,Yahoo đều cho thấy Việt-Nam dẫn đầu khối quốc gia và Hà Nội dẫn đầu khối thành phố trên thế giới về một chuyện chẳng đáng hãnh diện một chút nào: truy cập s x !
Khi Đức hồng y Sarto đắc cử giáo hoàng, người ta mau chóng đem thân mẫu Người đến gặp. Khi thân mẫu Đức giáo hoàng Piô X đến Roma, các mệnh phụ phu nhân đã dùng gấm vóc lụa là và những trang sức qúy báu nhất để trang điểm cho Bà Cụ, để xứng với địa vị và danh dự cao qúy vô song nầy. Người đẹp vì lụa. Nhưng khi nghe báo và tiến ra đón người mẹ mà Người vô cùng yêu kính nhớ nhung, thì Đức Piô X đã lùi lại và nói :” Đây không phải là mẹ ta”. Hiểu ý người con trai, thân mẫu Đức Piô X đã khóc và cho xe quay về chỗ cũ, trút bỏ mọi xiêm y trang sức, mặc lại y phục dân quê với đôi guốc gỗ và đi bộ tới Vatican. Bấy giờ Đức giáo hoàng Piô X ôm chầm thân mẫu và hai mẹ con khóc vì mừng vui,nhớ thương. Đức Thánh Cha Piô X nói :” Đây mới mẹ Ta”. Đức Thánh Cha Piô X (và cả thân mẫu Người ) không muốn làm thế để che mắt tục về cái gốc nhà quê nghèo khó của mình!
Nhưng hành xử của nhiều Kitô-hữu đối với Thánh Giá thì chẳng khác chút nào! Với nhiều người, Thánh Giá như một món nợ bị gán, như món hàng khuyến mãi bị ép nhận khi rửa tội, bỏ thì thương, vương thì nặng! Nếu chỉ là một biểu tượng, thì cũng không đến nỗi nào: nhận xong, sẽ cất đi, dấu biệt. Nhưng Thánh Giá bắt phải thể hiện không chỉ bằng những cử chỉ ghi dấu và tuyên xưng Ba Ngôi, mà bằng cả cuộc đời theo như những gì mà Chúa Giêsu đã trải qua trong hành trình Khổ Nạn: chịu đau khổ để nên giống Chúa Kitô và sống tinh thần Thập Giá trong mọi chi tiết cuộc đời, trong tương quan với Chúa, với Giáo Hội, với tha nhân và với bản thân. Giá như chúng ta cũng nỗi tiếng như các vận động viên, để có thể công khai làm dấu Thánh Giá trước mặt mọi người! Khi không thể chối bỏ nó trong thực tế cuộc sống, ngừơi ta chỉ còn cách đánh bóng, dát vàng, nạm đá qúy nó về cả hình thức lẫn tinh thần. Chiếc Ảnh Chuộc Tội xù xì thô ráp bằng gỗ hoặc bằng kim loại ngày xưa cha ông hãnh diện đeo lủng lẳng ở cỏ như vật bất ly thân,thì ngày nay được thay bằng chất liệu vàng, bạch kim, chí ít cũng bằng bạc. Những thứ nầy dễ kích thích bọn trộm cướp và sẽ rất nguy hiểm khi bị giựt,cắt. Do đó, khi mục đích trang điểm cũng không còn (dám), thì Thánh Giá lại bị đem cất và chỉ được lấy ra dùng những dịp lễ lạy, cưới xin, tiệc tùng lớn. Nhưng quan trọng nhất là người ta muốn làm ngơ, tránh né phải sống tinh thấn Thánh Giá, một tinh thần chẳng hứa hẹn điều gì hay ho, lợi lộc, vui thú, mà chỉ có hy sinh, mất mát, chay tịnh, và thua thiệt. Khẩu hiệu “In hoc signo vinces” (Cứ dấu nầy ngươi sẽ chiến thắng) mà Vua Constantinô I nhìn thấy và truyền quân lính mang vào, nhờ đó mà thắng trận, thì với Kitô-hữu, nhận lấy Thánh Giá - cứ dấu hiệu nầy - là chấp nhận bị ganh ghét, thù địch, lăng mạ, bách hại như đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thánh Giá luôn đồng nghĩa với thiệt thòi. Nhưng Thánh Giá cũng đồng nghĩa với dũng cảm, hiên ngang và vị tha, chiến thắng bản thân. Trong Nho giáo thì đó là đạo của bậc thánh nhân. Và khi đau khổ, hy sinh, khiêm nhường vâng phục, vị tha, được thực hiện theo và vì ý nghĩa Thánh Giá Chúa Kitô, thì đó là con đường nên thánh. “Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc. Tâm trung thường thủ tự kiên kim” (Bên ngoài không cần được như ngọc đẹp, cốt trong lòng còn giữ được như vàng cứng)[Mẹ Mốc]*
Lạy Chúa Giêsu, điều đáng buồn là người ta nói quá hay về Thánh Giá. Hầu như tất cả đều say sưa, xuất thần, khi nói về Thánh Giá: hình ảnh, ngôn từ đều như dệt gấm thêu hoa, khiến người nghe cháy bỏng ước ao ôm chầm ngay Thánh Giá được tô vẻ hoa lá cành và tiểu thuyết hoá. Dĩ nhiên là “mộng vàng tan mây” khi chạm vào Thánh Giá thực, khi làm theo thực tế Thánh Giá. Chúa Kitô đã toát mồ hôi máu khi nghĩ tới Thập tự giá. Hàng ngàn cha ông Việt-Nam chấp nhận đủ mọi nhục hình, quyết không “quá khóa” [bước qua hình thập giá], tức là chối bỏ niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, niềm tin vào Thánh Giá, vào chiến thắng đau khổ tạm thời ở thế gian để được vào thiên đàng. Thánh Giá của Kitô hữu ngày nay - vì không thể khác được – là những cây Thánh Giá treo trên cao, trên vách nhà thờ, chót vót trên những tháp chuông, “ngất cao ở trên thế gian nầy” (lời trong bài ca suy tôn Thứ Sáu Tuần Thánh) đuợc nhắc lại (như một kỷ niệm buồn ), được tôn vinh vào các dịp lễ. Xin hãy ở yên đó, xin đừng bắt mang vác trong cuộc đời, xin đừng xáo trộn và lật tung những tham sân si của con người. Tội nghiệp Thánh Giá! Tội nghiệp Thượng Trí Cao Vời chỉ có thể nghĩ ra và làm được bấy nhiêu thôi! Sản nghiệp Hội Thánh, gia nghiệp Kitô-hữu. khởi nguồn và cứu cánh quả thực chỉ có bằng ấy mà thôi!
Đẹp quá cách làm và cách thể hiện niềm tin Thánh Giá sau đây :
Điều cuối cùng mà Fratis Gultom và Domina Simanungkalit làm trước khi gửi cậu con trai và ba cô con gái của họ tới trường mỗi sáng, là vẽ dấu Thánh Giá trên trán các con của họ. Gultom chia sẽ :”Chúng tôi đã có truyền thống nầy từ 10 năm qua, với mục đích là làm cho thấm nhập tinh thần đạo đức trong gia đình chúng tôi”. Dấu Thánh Giá trên trán mỗi sáng, nhắc nhở con cái ở đâu, làm gì, cũng phải xứng đáng là Kitô-hữu. Đó còn là gửi gắm, phó thác con cái cho Chúa Quan Phòng. (UCAN 14.07.2008)
CVK Nguyễn-Thế-Bài TÌNH CA CHO NGỪƠI ĐƯỢC YÊU 119
* (Mẹ Mốc,Nguyễn Khuyến)
Giuse Nguyễn Thế Bài