Dan Lee
09-14-2008, 09:28 PM
Đường Thập Giá
LỄ MẸ ĐỒNG CÔNG
Ga 19, 25-27
Do Thái, dân ngoại cũng như Hồi giáo đều xem Môisê như nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại nhất trước Công nguyên, nhưng ít người thấy được tầm quan trọng của mẹ ông.
Sách Xuất Hành kể lại rằng, sau khi sinh đứa con thứ hai là Môisê, mẹ ông đã giấu con mình được ba tháng, sau đó vì thấy không giấu mãi được, bà liền làm một cái thúng, đặt đứa bé vào đó và thả trôi nơi dòng sông Nil. Bà biết rằng công chúa con vua Ai Cập sẽ đến tắm ở đó và như vậy sẽ đem đứa bé về nuôi. Truyện kể tiếp rằng, chính bà được thuê về để cho đứa bé bú mớm.
Ngày nay các chuyên gia tâm lý nói với chúng ta rằng, ngay từ tuổi thơ một đứa bé đã tiếp thu đủ những điều cần biết để phân biệt phải trái, và nhất là ý thức về bản thân cũng như những gì nó có thể làm trong cả cuộc sống của nó. Chân tướng một con trẻ đã được hình thành cách nào đó ngay từ tuổi thơ, vì thế người Việt Nam ý thức được điều đó nên nói rằng “dạy con từ thuở còn thơ”.
Vua Ai Cập không ngờ rằng, con người sẽ làm rung ngai vàng và đế quốc của ông đã được rèn luyện ngay trên chính gối mẹ mình. Thật thế, ảnh hưởng của bà đối với cậu con hẳn phải lớn hơn cả những gì cậu sẽ học được nơi mẹ nuôi và nền giáo dục trong triều đình Ai Cập. Là Đấng Cứu Tinh, được báo trước qua hình tượng Môisê, Chúa Giêsu cũng được cưu mang trong lòng Thân Mẫu, Ngài học được những bài học vỡ lòng lúc còn ngồi trên gối của Thân Mẫu và lớn lên theo mong ước của Thân Mẫu.
Hôm qua Giáo Hội đã tôn vinh Thập giá của Chúa Giêsu, hôm nay Giáo Hội lại tưởng nhớ Đức Mẹ với tước hiệu Mẹ Sầu Bi. Đặt hai ngày lễ lại gần nhau, bởi vì Giáo Hội nhận ra rằng Thập giá của Chúa Giêsu gắn liền với sự đau khổ của Mẹ Maria. Đó là điều hiển nhiên, vì có nỗi đau khổ nào của người con mà lại không xé nát tâm hồn người mẹ.
Con đường Thập giá Chúa Giêsu cũng chính là con đường Thập giá của Mẹ Maria. Trước khi bước vào con đường Thập giá ấy, hẳn Chúa Giêsu cũng đã học được con đường Thập giá ấy ngay chính nơi cuộc sống của Mẹ Ngài. Ngài đã lớn lên trên từng chặng đường Thập giá của Mẹ. Mỗi chặng đường trong cuộc sống của Ngài đều tương xứng với sự thương khó của Mẹ Maria, để cuối cùng dưới chân Thập giá Mẹ cũng nên một với chính cái chết của Ngài.
Tưởng nhớ lại những chặng đường đau khổ của Mẹ, chúng ta được mời gọi chạy đến với Mẹ, với tất cả tâm tình con thảo mến yêu phó thác. Mẹ là Mẹ chúng ta, Mẹ đã kết hợp với Con Mẹ trên từng chặng đường Thập giá, ngày nay Mẹ cũng cảm thông với từng nỗi khổ đau của mỗi người chúng ta.
Chúa Giêsu đã học những bài học vỡ lòng về lẽ khôn ngoan của Thập giá khi còn ngồi trên gối Mẹ. Ngày nay khi tưởng nhớ nỗi khổ đau của Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi đón nhận những bài học của Mẹ. Suốt cuộc đời Mẹ đã bước trên con đường Thập giá với tâm tình tin yêu, ta hãy để cho Mẹ dìu dắt ta tiến bước trên con đường của Thập giá ấy.
Tin Mừng
LỄ MẸ ĐỒNG CÔNG
Ga 19, 25-27
Do Thái, dân ngoại cũng như Hồi giáo đều xem Môisê như nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại nhất trước Công nguyên, nhưng ít người thấy được tầm quan trọng của mẹ ông.
Sách Xuất Hành kể lại rằng, sau khi sinh đứa con thứ hai là Môisê, mẹ ông đã giấu con mình được ba tháng, sau đó vì thấy không giấu mãi được, bà liền làm một cái thúng, đặt đứa bé vào đó và thả trôi nơi dòng sông Nil. Bà biết rằng công chúa con vua Ai Cập sẽ đến tắm ở đó và như vậy sẽ đem đứa bé về nuôi. Truyện kể tiếp rằng, chính bà được thuê về để cho đứa bé bú mớm.
Ngày nay các chuyên gia tâm lý nói với chúng ta rằng, ngay từ tuổi thơ một đứa bé đã tiếp thu đủ những điều cần biết để phân biệt phải trái, và nhất là ý thức về bản thân cũng như những gì nó có thể làm trong cả cuộc sống của nó. Chân tướng một con trẻ đã được hình thành cách nào đó ngay từ tuổi thơ, vì thế người Việt Nam ý thức được điều đó nên nói rằng “dạy con từ thuở còn thơ”.
Vua Ai Cập không ngờ rằng, con người sẽ làm rung ngai vàng và đế quốc của ông đã được rèn luyện ngay trên chính gối mẹ mình. Thật thế, ảnh hưởng của bà đối với cậu con hẳn phải lớn hơn cả những gì cậu sẽ học được nơi mẹ nuôi và nền giáo dục trong triều đình Ai Cập. Là Đấng Cứu Tinh, được báo trước qua hình tượng Môisê, Chúa Giêsu cũng được cưu mang trong lòng Thân Mẫu, Ngài học được những bài học vỡ lòng lúc còn ngồi trên gối của Thân Mẫu và lớn lên theo mong ước của Thân Mẫu.
Hôm qua Giáo Hội đã tôn vinh Thập giá của Chúa Giêsu, hôm nay Giáo Hội lại tưởng nhớ Đức Mẹ với tước hiệu Mẹ Sầu Bi. Đặt hai ngày lễ lại gần nhau, bởi vì Giáo Hội nhận ra rằng Thập giá của Chúa Giêsu gắn liền với sự đau khổ của Mẹ Maria. Đó là điều hiển nhiên, vì có nỗi đau khổ nào của người con mà lại không xé nát tâm hồn người mẹ.
Con đường Thập giá Chúa Giêsu cũng chính là con đường Thập giá của Mẹ Maria. Trước khi bước vào con đường Thập giá ấy, hẳn Chúa Giêsu cũng đã học được con đường Thập giá ấy ngay chính nơi cuộc sống của Mẹ Ngài. Ngài đã lớn lên trên từng chặng đường Thập giá của Mẹ. Mỗi chặng đường trong cuộc sống của Ngài đều tương xứng với sự thương khó của Mẹ Maria, để cuối cùng dưới chân Thập giá Mẹ cũng nên một với chính cái chết của Ngài.
Tưởng nhớ lại những chặng đường đau khổ của Mẹ, chúng ta được mời gọi chạy đến với Mẹ, với tất cả tâm tình con thảo mến yêu phó thác. Mẹ là Mẹ chúng ta, Mẹ đã kết hợp với Con Mẹ trên từng chặng đường Thập giá, ngày nay Mẹ cũng cảm thông với từng nỗi khổ đau của mỗi người chúng ta.
Chúa Giêsu đã học những bài học vỡ lòng về lẽ khôn ngoan của Thập giá khi còn ngồi trên gối Mẹ. Ngày nay khi tưởng nhớ nỗi khổ đau của Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi đón nhận những bài học của Mẹ. Suốt cuộc đời Mẹ đã bước trên con đường Thập giá với tâm tình tin yêu, ta hãy để cho Mẹ dìu dắt ta tiến bước trên con đường của Thập giá ấy.
Tin Mừng