Dan Lee
09-14-2008, 09:33 PM
Maria Mẹ Đồng Công Lao Khổ
(Trích dịch bài giảng của Đ.T. Cha Gioan Phaolô II tại Los Angeles, ngày 15 - 9 - 1987)
http://www.dongcong.net/CacNgayLe/MeDongCong02-D.jpg
"Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà" (Lc 2:35)
1. Hôm nay Giáo Hội suy ngắm về những đau thương của Mẹ Maria, người Mẹ đứng dưới chân Thánh giá của Con Mẹ. Lễ kính hôm nay kiện toàn lễ hôm qua "Tôn vinh Thánh giá." Chúa Kitô đã nói: "Khi nào Ta được cất cao lên, Ta sẽ lôi kéo mọi người đến cùng Ta" (Jn 12:32). Những lời này ứng nghiệm khi Chúa bị treo trên Thánh giá.
Giáo Hội luôn sống mầu nhiệm này. Giáo Hội cảm thông rất sâu xa những đau thương của Mẹ trên đồi Gôngôta. Cuộc hấp hối của Chúa Con, khi Ngài bị treo trên Thánh giá hiến dâng toàn thể thế giới cho Chúa Cha, đã nối kết với sự hấp hối trong lòng của người Mẹ tại Canvê. Phúc Âm hôm nay nhắc cho chúng ta rằng: Chúa Con sau khi sinh ra được 40 ngày đã được Mẹ và Thánh Cả dâng hiến trong Đền Thờ, và tiên tri Simêon đã báo trước cuộc hấp hối của người mẹ khi ông nói: "Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà."
Mầu nhiệm Tuân phục đối với Chúa Cha được diễn tả qua cuộc hấp hối của Chúa Con: "Người đã hạ mình tuân phục cho đến chết và chết trên Thập giá" (Phil 2:8) như đã ghi trong bài đọc Lễ Tôn vinh Thánh giá hôm qua. Hôm nay chúng ta đọc trong thơ gửi gíao đoàn Do Thái: "Người đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu khẩn lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết" (Heb 5:7). Những lời này đã được áp dụng đặc biệt vào cuộc hấp hối của Chúa Kitô trong vườn Cây Dầu khi Chúa cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi Con" (Mt 26:39-42). Tác giả thơ Do Thái đã ghi thêm rằng "Chúa Kitô đã được nhận lời vì lòng thành kính của Người." Thật vậy, Người đã được nhận lời. Người đã nói trước "không theo ý Con mà theo ý Cha" (Mt 26:39). Và sự việc đã xảy ra như vậy.
Cuộc hấp hối của Chúa Kitô đã và vẫn là mầu nhiệm Tuân phục đối với Chúa Cha. Tại vườn Cây Dầu. Trên đồi Canvê. Thánh thơ còn tiếp "Mặc dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã học tuân phục qua những đau khổ Ngài chịu" (Heb 5:8). Điểm này bao gồm sự tuân phục của Chúa Kitô cho đến chết - một sự hy sinh tuyệt hảo của việc cứu chuộc. "Và Ngài đã trở nên nguồn ơn cứu độ muôn đời cho tất cả những ai thần phục Ngài" (Heb 5:9).
Cuộc lữ hành Đức Tin của Mẹ Maria
2. Khi chúng ta cử hành Lễ Mẹ Đau thương trong năm Thánh Mẫu này, chúng ta nhớ lại giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về sự hiện diện của Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Chúng ta hãy nhắc lại mấy lời sau đây: "Đức Trinh Nữ đã vững tiến trong cuộc lữ hành Đức Tin, và trung thành hiệp nhất với Con Mẹ cho tới khi đứng dưới chân Thánh Giá, theo đúng chương trình của Thiên Chúa" (LG 58).
Cuộc lữ hành Đức Tin của Mẹ Maria! Chính tại chân Thánh Giá mà cuộc lữ hành Đức Tin này, khởi đầu ngày Truyền Tin, đã đi tới đỉnh cao chót. Ở đây có sự hiệp nhất hai cuộc hấp hối của Chúa Con và của Trái Tim Mẹ. "Mẹ đã cùng chịu đau khổ với con của Mẹ... Mẹ đã ưng thuận hiến tế Con như của lễ do chính lòng Mẹ sinh ra" (LG 58). Đồng thời cuộc hấp hối của Trái Tim Mẹ cũng làm trọn lời tiên tri Simêon: "Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà." Chắc chắn lời tiên báo đó diễn tả "chương trình Thiên Chúa" mà Mẹ đã được tiền định đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô.
Sự đồng khổ và Đức Tin của Mẹ
http://www.dongcong.net/CacNgayLe/MeDongCong-D.jpg
3. Phụng vụ hôm nay dùng bài thơ rất xưa làm bài Ca Tiếp liên khởi đầu bằng hai chữ Latinh "Stabat Mater":
- Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua
đang đứng bên cây thập giá, tâm hồn Bà đang rên xiết,
nơi Con Người đã bị treo lên.
Đang sầu khổ và đau buồn...
Tác giải bài thơ này đã cố gắng trình bày sự "Đồng Khổ" của Mẹ khi đứng dưới chân Thánh giá. Tác giả đã được soi sáng bởi những lời trong Kinh Thánh về những đau thương của Mẹ, mặc dầu ít và giản lược, cũng gây nên xúc động sâu xa.
Bài ca "Ngợi Khen" (Magnificat) của Mẹ cũng rất hợp thời đối với buổi lễ hôm nay: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa... Vì Chúa đã nhìn đến phận hèn tôi tớ Chúa... Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại... Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia... Như Chúa đã phán hứa với tổ phụ ta, cho Abraham và dòng dõi ông đến muôn đời" (Lc 1:46-55).
Không lẽ chúng ta không nhận những lời đó, những lời đã phản ảnh lòng hăng hái và niềm vui của người mẹ trẻ, lại không rung động khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá? Và không làm cho Trái Tim Mẹ cảm thấy hấp hối với Con Mẹ? Thông thường, đối với chúng ta là không thể có được. Nhưng trong sự đầy tràn chân lý thần linh, những lời ca "Ngợi Khen" lúc này thật có ý nghĩa nhờ ánh sáng Mầu Nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, từ Thánh giá tới cuộc Phục sinh.
Chính trong Mầu nhiệm vượt qua này mà "những sự trọng đại" Thiên Chúa toàn năng đã làm cho Mẹ, được thể hiện đầy đủ, không những cho Mẹ mà còn cho tất cả chúng ta và toàn thể nhân loại. Chính từ chân Thánh giá mà lời Chúa hứa cho Abraham và dòng dõi ông, dân Chúa thời Cựu Ước được thực hiện. Cũng từ chân Thánh giá mà tình thương đổ tràn trên nhân loại từ đời này sang đời kia bởi Đấng mà Danh Người là thánh.
Thật vậy, từ chân Thsnh giá, "sự thấp hèn tôi tới Chúa" - người mà "Thiên Chúa đoái nhìn (x. Lc 1:48) - đạt tới sự sung mãn đồng thời với sự khiêm nhượng tuyệt đối của Con Thiên Chúa. Nhưng từ chính điểm đó mà việc "muôn dân sẽ khen tôi có phúc" bắt đầu. Từ chân Thánh giá - theo lời tiên tri Isaia trong bài đọc I - Trinh nữ thành Nagiaret được hoàn toàn "bao phủ bằng áo choàng cứu rỗi" (x. Is 61:10): người nữ mà ngày Truyền Tin, Tổng Thần đã chào là "Đấng Đầy Ơn Phúc" (Lc 1:28); người nữ được cứu chuộc cách hoàn hảo nhất; người nữ được thụ thai vô nhiễm nguyên tội nhờ thấy trước công nghiệp của Con mình. Đó là giá cứu chuộc của Thánh giá. Đó là nhờ Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô.
Mầu nhiệm đau khổ của nhân loại
4. Anh chị em thân mến tại Los Angeles và miền Nam California: thật là một niềm vui cho tôi được cử hành phụng vụ hôm nay với anh chị em. California là biểu hiệu của hy vọng và đất hứa của hàng triệu người đang tiếp tục đến đây để tìm nơi cư ngụ cho chính họ và gia đình họ. Ngày nay dân California đảm nhận một trách vụ lớn trong việc hình thành văn hóa của Hiệp Chủng Quốc, có ảnh hưởng sâu xa tới các nước trên thế giới. Tiểu bang của anh chị em cũng đứng đầu trong việc nghiên cứu và kỹ thuật để thăng tiến đời sống con người vượt trên những giới hạn làm trở ngại sự tự do và tiến bộ của nhân loại.
Hơn nữa, giữa những phúc lộc mà anh chị em được hưởng trong tiểu bang xinh đẹp và thịnh vượng này, tôi biết rằng sự nhắc tới việc Mẹ Maria là một người Mẹ đau thương cũng đánh động tâm hồn anh chị em. Vì tất cả chúng ta, bằng cách nào đó, đều có cảm nghiệm đau khổ trong đời sống. Tiến bộ về kinh tế, khoa học hay xã hội cũng không thể cất khỏi chúng ta vết thương tội lỗi và sự chết. Ngược lại, tiến bộ tạo nên những tình trạng mới cho việc xấu cũng như việc tốt. Thí dụ kỹ thuật tăng thêm điều chúng ta có thể làm, nhưng không có thể dạy chúng ta điều tốt để làm. Nó tăng thêm nhiều điều cho chúng ta lựa chọn, nhưng chính chúng ta phải chọn giữa các xấu và cái tốt. Ngoài đau khổ tinh thần, những đau khổ thể xác và xúc cảm cũng là thành phần của đời sống nhân loại. Phúc Âm chắc chắn không bao giờ chống lại tiến bộ của con người hay chống lại việc cổ võ hạnh phúc trần gian của chúng ta, nhưng Mầu nhiệm Vượt qua không cho phép chúng ta trách khỏi sự đau khổ của nhân loại.
5. Sứ điệp của Chúa Con chịu treo trên Thập giá và của Mẹ Ngài đứng dưới chân Thập giá là những mầu nhiệm của đau khổ, của tình yêu và của Ơn Cứu chuộc liên kết rất mật thiết với nhau. Trong khi không còn tình nghĩa với Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta không thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi - "tại sao?" của đau khổ. Đồi Canvê dạy chúng ta rằng lời giải đáp chỉ có thể tìm thấy "nhờ sự tuân phục" ghi trong Thơ gửi giáo đoàn Do Thái. Không phải tuân phục một chúa độc ác hay bất công do chúng ta tạo ra, nhưng tuân phục Thiên Chúa là Đấng "đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người" (Jn 3:16). Chúa Kitô đã cầu nguyện: "Không theo ý Con, nhưng theo ý Cha... Xin cho ý Cha được thực hiện" (Mt 26:39, 42). Và Mẹ Maria đã bắt đầu cuộc lữ hành Đức tin bằng những lời "Tôi là nữ tỳ Chúa. Tôi xin vâng như lời Ngài truyền" (Lc 1:38).
Nhìn ngắm sự đau thương của Chúa Con và Mẹ Ngài trong ánh sáng Thánh Kinh, chúng ta không thể đồng hóa sự tuân phục của các Ngài với định mệnh thuyết hay thụ động tính. Thật vậy, Phúc Âm chống lại thụ động tính trong vấn đề đau khổ (Salvifici Doloris, 30). Điều chúng ta thấy ở đây đối với Chúa Kitô là một hành động yêu thương trao ban chính mình để cứu chuộc nhân loại, và đối với Mẹ Maria là một người tham dự tích cực từ khởi thủy vào sứ mệnh cứu chuộc của Con Mẹ. Khi chúng ta cố gắng làm nhẹ bớt hay lướt thắng đau khổi, khi như Chúa Kitô, chúng ta cầu khẩn "xin cất chén đắng đi" (x. Mt 26:39), và sự đau khổ vẫn còn, lúc đó chúng ta phải bước đi trên "con đường vương giả" của Thánh giá. Như tôi đã nó trước đây, lời đáp của Chúa Kitô cho câu hỏi "tại sao" của chúng ta trước hết là một lời "mời gọi". Chúa Kitô không cho chúng ta một câu đáp trừu tượng, nhưng Ngài nói "Hãy theo Ta!" Ngài cho chúng ta dịp may nhờ đau khổ để tham dự vào công cuộc cứu thế của Ngài. Và Khi chúng ta quyết định vác thập giá của chúng ta, khi đó ý nghĩa cứu chuộc của đau khổ sẽ từ từ được mạc khải cho chúng ta. Chính khi đó chúng ta tìm được sự bình an và niềm vui thiêng liêng thật (x. Salvifici Doloris, 26).
Thơ gửi giáo đoàn Do Thái cũng nói về việc trở nên hoàn thiện nhờ đau khổ (x. Heb 5:8-10). Đó là vì những ngọn lửa tẩy luyện của thử thách và đau thương có khả năng biến đổi chúng ta từ bên trong bằng cách mở rộng tình yêu của chúng ta, dạy chúng ta biết thông cảm với tha nhân, và đưa chúng ta đến gần Chúa Kitô hơn. Tiếp liền với Chúa Con, Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo nhất về điểm này. Vì là Mẹ Đau Thương, Mẹ trở nên Mẹ của từng người cũng như của tất cả chúng ta. Lưỡi gươm thiêng liêng đâm thâu Trái Tim Mẹ đã mở ra một giòng sông thông cảm với tất cả những ai chịu đau khổ.
Thông cảm với tha nhân
6. Anh chị em thân yêu của tôi: Khi chúng ta cử hành Năm Thánh Mẫu chuẩn bị cho Đệ Tam thiên niên kitô giáo, chúng ta hãy bước theo Mẹ Thiên Chúa trong cuộc lữ hành Đức Tin của Mẹ. Chúng ta hãy học nhân đức cảm thông từ Trái Tim Mẹ đã bị đâm thâu khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá. Đó là nhân đức đã làm cho người Samaritanô Hiền Hậu vội vã đến bên cạnh nạn nhân, mà không tiếp tục đi hay tránh sang bên kia đường. Bất kể trường hợp của người láng giềng hay người xa lạ, hoặc ở quốc gia khác, chúng ta phải là "những Samaritanô Tốt Lành" đối với tất cả những ai đau khổ. Chúng ta phải là "người láng giềng" biết thông cảm với những người thiếu thốn, không những khi thuận tiện may mắn, mà cả khi không gặp may mắn. Thông cảm là một nhân đức chúng ta không được quên lãng trong thế giới mà quá nhiều anh chị em chúng ta bị dàn áp, thiếu thốn và kém mở mang bởi nghèo đói và bệnh tật. Thông cảm cũng cần được biểu lộ trước sự thiếu vắng về tinh thần mà người ta có thể cảm nghiệm được giữa những tiện nghi và phong phú vật chất trong những nước văn minh như nước của anh chị em. Thông cảm còn là một nhân đức mang lại sức sống cho những người ban phát nó, không những ở đời này mà còn ở đời sau: "Phúc cho những ai có lòng thương xót, vì sẽ được xót thương" (Mt 5:7).
Lòng khiêm nhượng và lương tâm trong sạch
7. Nhờ Đức Tin của Mẹ Maria, chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô. Mầu nhiệm của Con Người, viết trong lịch sử trần thế của nhân loại, đồng thời là sự biểu hiện đích thực của Thiên Chúa trong lịch sử đó.
Ông Simêon nói: "Trẻ này được đặt lên khiến cho nhiều người trong dân Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, là mục tiêu cho người ta chống đối" (Lc 2:34). Đó là những lời đầy ý nghĩa thâm sâu! Những lời này thật sự đã đi vào lịch sử nhân loại, vào lịch sử của tất cả chúng ta: Chúa Kitô được đặt lên cho nhiều người phải hư mất hay được sống lại! Chúa Kitô là mục tiêu chống đối! Có phải điều này không còn đúng trong thời đại chúng ta? Trong thế kỷ chúng ta? Trong thế hệ chúng ta?
Và đứng bên cạnh Chúa Kitô có Mẹ Maria. Ông Simêon đã nói với Mẹ: "... để tư tưởng của nhiều tâm hồn được biểu lộ. Và một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà" (Lc 2:35).
Hôm nay chúng ta cầu xin để được lòng khiêm nhượng và một lương tâm trong sáng: trước mặt Chúa nhờ Chúa Kitô.
Thật vậy, chúng ta cầu xin để những tư tưởng của tâm hồn chúng ta được biểu lộ. Chúng ta được trong sáng: trước mặt Chúa nhờ Thập giá Chúa Kitô trong Trái Tim Mẹ Maria. Amen.
Lm. Bano Kiên
(Trích dịch bài giảng của Đ.T. Cha Gioan Phaolô II tại Los Angeles, ngày 15 - 9 - 1987)
http://www.dongcong.net/CacNgayLe/MeDongCong02-D.jpg
"Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà" (Lc 2:35)
1. Hôm nay Giáo Hội suy ngắm về những đau thương của Mẹ Maria, người Mẹ đứng dưới chân Thánh giá của Con Mẹ. Lễ kính hôm nay kiện toàn lễ hôm qua "Tôn vinh Thánh giá." Chúa Kitô đã nói: "Khi nào Ta được cất cao lên, Ta sẽ lôi kéo mọi người đến cùng Ta" (Jn 12:32). Những lời này ứng nghiệm khi Chúa bị treo trên Thánh giá.
Giáo Hội luôn sống mầu nhiệm này. Giáo Hội cảm thông rất sâu xa những đau thương của Mẹ trên đồi Gôngôta. Cuộc hấp hối của Chúa Con, khi Ngài bị treo trên Thánh giá hiến dâng toàn thể thế giới cho Chúa Cha, đã nối kết với sự hấp hối trong lòng của người Mẹ tại Canvê. Phúc Âm hôm nay nhắc cho chúng ta rằng: Chúa Con sau khi sinh ra được 40 ngày đã được Mẹ và Thánh Cả dâng hiến trong Đền Thờ, và tiên tri Simêon đã báo trước cuộc hấp hối của người mẹ khi ông nói: "Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà."
Mầu nhiệm Tuân phục đối với Chúa Cha được diễn tả qua cuộc hấp hối của Chúa Con: "Người đã hạ mình tuân phục cho đến chết và chết trên Thập giá" (Phil 2:8) như đã ghi trong bài đọc Lễ Tôn vinh Thánh giá hôm qua. Hôm nay chúng ta đọc trong thơ gửi gíao đoàn Do Thái: "Người đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu khẩn lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết" (Heb 5:7). Những lời này đã được áp dụng đặc biệt vào cuộc hấp hối của Chúa Kitô trong vườn Cây Dầu khi Chúa cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi Con" (Mt 26:39-42). Tác giả thơ Do Thái đã ghi thêm rằng "Chúa Kitô đã được nhận lời vì lòng thành kính của Người." Thật vậy, Người đã được nhận lời. Người đã nói trước "không theo ý Con mà theo ý Cha" (Mt 26:39). Và sự việc đã xảy ra như vậy.
Cuộc hấp hối của Chúa Kitô đã và vẫn là mầu nhiệm Tuân phục đối với Chúa Cha. Tại vườn Cây Dầu. Trên đồi Canvê. Thánh thơ còn tiếp "Mặc dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã học tuân phục qua những đau khổ Ngài chịu" (Heb 5:8). Điểm này bao gồm sự tuân phục của Chúa Kitô cho đến chết - một sự hy sinh tuyệt hảo của việc cứu chuộc. "Và Ngài đã trở nên nguồn ơn cứu độ muôn đời cho tất cả những ai thần phục Ngài" (Heb 5:9).
Cuộc lữ hành Đức Tin của Mẹ Maria
2. Khi chúng ta cử hành Lễ Mẹ Đau thương trong năm Thánh Mẫu này, chúng ta nhớ lại giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về sự hiện diện của Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Chúng ta hãy nhắc lại mấy lời sau đây: "Đức Trinh Nữ đã vững tiến trong cuộc lữ hành Đức Tin, và trung thành hiệp nhất với Con Mẹ cho tới khi đứng dưới chân Thánh Giá, theo đúng chương trình của Thiên Chúa" (LG 58).
Cuộc lữ hành Đức Tin của Mẹ Maria! Chính tại chân Thánh Giá mà cuộc lữ hành Đức Tin này, khởi đầu ngày Truyền Tin, đã đi tới đỉnh cao chót. Ở đây có sự hiệp nhất hai cuộc hấp hối của Chúa Con và của Trái Tim Mẹ. "Mẹ đã cùng chịu đau khổ với con của Mẹ... Mẹ đã ưng thuận hiến tế Con như của lễ do chính lòng Mẹ sinh ra" (LG 58). Đồng thời cuộc hấp hối của Trái Tim Mẹ cũng làm trọn lời tiên tri Simêon: "Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà." Chắc chắn lời tiên báo đó diễn tả "chương trình Thiên Chúa" mà Mẹ đã được tiền định đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô.
Sự đồng khổ và Đức Tin của Mẹ
http://www.dongcong.net/CacNgayLe/MeDongCong-D.jpg
3. Phụng vụ hôm nay dùng bài thơ rất xưa làm bài Ca Tiếp liên khởi đầu bằng hai chữ Latinh "Stabat Mater":
- Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua
đang đứng bên cây thập giá, tâm hồn Bà đang rên xiết,
nơi Con Người đã bị treo lên.
Đang sầu khổ và đau buồn...
Tác giải bài thơ này đã cố gắng trình bày sự "Đồng Khổ" của Mẹ khi đứng dưới chân Thánh giá. Tác giả đã được soi sáng bởi những lời trong Kinh Thánh về những đau thương của Mẹ, mặc dầu ít và giản lược, cũng gây nên xúc động sâu xa.
Bài ca "Ngợi Khen" (Magnificat) của Mẹ cũng rất hợp thời đối với buổi lễ hôm nay: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa... Vì Chúa đã nhìn đến phận hèn tôi tớ Chúa... Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại... Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia... Như Chúa đã phán hứa với tổ phụ ta, cho Abraham và dòng dõi ông đến muôn đời" (Lc 1:46-55).
Không lẽ chúng ta không nhận những lời đó, những lời đã phản ảnh lòng hăng hái và niềm vui của người mẹ trẻ, lại không rung động khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá? Và không làm cho Trái Tim Mẹ cảm thấy hấp hối với Con Mẹ? Thông thường, đối với chúng ta là không thể có được. Nhưng trong sự đầy tràn chân lý thần linh, những lời ca "Ngợi Khen" lúc này thật có ý nghĩa nhờ ánh sáng Mầu Nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, từ Thánh giá tới cuộc Phục sinh.
Chính trong Mầu nhiệm vượt qua này mà "những sự trọng đại" Thiên Chúa toàn năng đã làm cho Mẹ, được thể hiện đầy đủ, không những cho Mẹ mà còn cho tất cả chúng ta và toàn thể nhân loại. Chính từ chân Thánh giá mà lời Chúa hứa cho Abraham và dòng dõi ông, dân Chúa thời Cựu Ước được thực hiện. Cũng từ chân Thánh giá mà tình thương đổ tràn trên nhân loại từ đời này sang đời kia bởi Đấng mà Danh Người là thánh.
Thật vậy, từ chân Thsnh giá, "sự thấp hèn tôi tới Chúa" - người mà "Thiên Chúa đoái nhìn (x. Lc 1:48) - đạt tới sự sung mãn đồng thời với sự khiêm nhượng tuyệt đối của Con Thiên Chúa. Nhưng từ chính điểm đó mà việc "muôn dân sẽ khen tôi có phúc" bắt đầu. Từ chân Thánh giá - theo lời tiên tri Isaia trong bài đọc I - Trinh nữ thành Nagiaret được hoàn toàn "bao phủ bằng áo choàng cứu rỗi" (x. Is 61:10): người nữ mà ngày Truyền Tin, Tổng Thần đã chào là "Đấng Đầy Ơn Phúc" (Lc 1:28); người nữ được cứu chuộc cách hoàn hảo nhất; người nữ được thụ thai vô nhiễm nguyên tội nhờ thấy trước công nghiệp của Con mình. Đó là giá cứu chuộc của Thánh giá. Đó là nhờ Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô.
Mầu nhiệm đau khổ của nhân loại
4. Anh chị em thân mến tại Los Angeles và miền Nam California: thật là một niềm vui cho tôi được cử hành phụng vụ hôm nay với anh chị em. California là biểu hiệu của hy vọng và đất hứa của hàng triệu người đang tiếp tục đến đây để tìm nơi cư ngụ cho chính họ và gia đình họ. Ngày nay dân California đảm nhận một trách vụ lớn trong việc hình thành văn hóa của Hiệp Chủng Quốc, có ảnh hưởng sâu xa tới các nước trên thế giới. Tiểu bang của anh chị em cũng đứng đầu trong việc nghiên cứu và kỹ thuật để thăng tiến đời sống con người vượt trên những giới hạn làm trở ngại sự tự do và tiến bộ của nhân loại.
Hơn nữa, giữa những phúc lộc mà anh chị em được hưởng trong tiểu bang xinh đẹp và thịnh vượng này, tôi biết rằng sự nhắc tới việc Mẹ Maria là một người Mẹ đau thương cũng đánh động tâm hồn anh chị em. Vì tất cả chúng ta, bằng cách nào đó, đều có cảm nghiệm đau khổ trong đời sống. Tiến bộ về kinh tế, khoa học hay xã hội cũng không thể cất khỏi chúng ta vết thương tội lỗi và sự chết. Ngược lại, tiến bộ tạo nên những tình trạng mới cho việc xấu cũng như việc tốt. Thí dụ kỹ thuật tăng thêm điều chúng ta có thể làm, nhưng không có thể dạy chúng ta điều tốt để làm. Nó tăng thêm nhiều điều cho chúng ta lựa chọn, nhưng chính chúng ta phải chọn giữa các xấu và cái tốt. Ngoài đau khổ tinh thần, những đau khổ thể xác và xúc cảm cũng là thành phần của đời sống nhân loại. Phúc Âm chắc chắn không bao giờ chống lại tiến bộ của con người hay chống lại việc cổ võ hạnh phúc trần gian của chúng ta, nhưng Mầu nhiệm Vượt qua không cho phép chúng ta trách khỏi sự đau khổ của nhân loại.
5. Sứ điệp của Chúa Con chịu treo trên Thập giá và của Mẹ Ngài đứng dưới chân Thập giá là những mầu nhiệm của đau khổ, của tình yêu và của Ơn Cứu chuộc liên kết rất mật thiết với nhau. Trong khi không còn tình nghĩa với Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta không thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi - "tại sao?" của đau khổ. Đồi Canvê dạy chúng ta rằng lời giải đáp chỉ có thể tìm thấy "nhờ sự tuân phục" ghi trong Thơ gửi giáo đoàn Do Thái. Không phải tuân phục một chúa độc ác hay bất công do chúng ta tạo ra, nhưng tuân phục Thiên Chúa là Đấng "đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người" (Jn 3:16). Chúa Kitô đã cầu nguyện: "Không theo ý Con, nhưng theo ý Cha... Xin cho ý Cha được thực hiện" (Mt 26:39, 42). Và Mẹ Maria đã bắt đầu cuộc lữ hành Đức tin bằng những lời "Tôi là nữ tỳ Chúa. Tôi xin vâng như lời Ngài truyền" (Lc 1:38).
Nhìn ngắm sự đau thương của Chúa Con và Mẹ Ngài trong ánh sáng Thánh Kinh, chúng ta không thể đồng hóa sự tuân phục của các Ngài với định mệnh thuyết hay thụ động tính. Thật vậy, Phúc Âm chống lại thụ động tính trong vấn đề đau khổ (Salvifici Doloris, 30). Điều chúng ta thấy ở đây đối với Chúa Kitô là một hành động yêu thương trao ban chính mình để cứu chuộc nhân loại, và đối với Mẹ Maria là một người tham dự tích cực từ khởi thủy vào sứ mệnh cứu chuộc của Con Mẹ. Khi chúng ta cố gắng làm nhẹ bớt hay lướt thắng đau khổi, khi như Chúa Kitô, chúng ta cầu khẩn "xin cất chén đắng đi" (x. Mt 26:39), và sự đau khổ vẫn còn, lúc đó chúng ta phải bước đi trên "con đường vương giả" của Thánh giá. Như tôi đã nó trước đây, lời đáp của Chúa Kitô cho câu hỏi "tại sao" của chúng ta trước hết là một lời "mời gọi". Chúa Kitô không cho chúng ta một câu đáp trừu tượng, nhưng Ngài nói "Hãy theo Ta!" Ngài cho chúng ta dịp may nhờ đau khổ để tham dự vào công cuộc cứu thế của Ngài. Và Khi chúng ta quyết định vác thập giá của chúng ta, khi đó ý nghĩa cứu chuộc của đau khổ sẽ từ từ được mạc khải cho chúng ta. Chính khi đó chúng ta tìm được sự bình an và niềm vui thiêng liêng thật (x. Salvifici Doloris, 26).
Thơ gửi giáo đoàn Do Thái cũng nói về việc trở nên hoàn thiện nhờ đau khổ (x. Heb 5:8-10). Đó là vì những ngọn lửa tẩy luyện của thử thách và đau thương có khả năng biến đổi chúng ta từ bên trong bằng cách mở rộng tình yêu của chúng ta, dạy chúng ta biết thông cảm với tha nhân, và đưa chúng ta đến gần Chúa Kitô hơn. Tiếp liền với Chúa Con, Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo nhất về điểm này. Vì là Mẹ Đau Thương, Mẹ trở nên Mẹ của từng người cũng như của tất cả chúng ta. Lưỡi gươm thiêng liêng đâm thâu Trái Tim Mẹ đã mở ra một giòng sông thông cảm với tất cả những ai chịu đau khổ.
Thông cảm với tha nhân
6. Anh chị em thân yêu của tôi: Khi chúng ta cử hành Năm Thánh Mẫu chuẩn bị cho Đệ Tam thiên niên kitô giáo, chúng ta hãy bước theo Mẹ Thiên Chúa trong cuộc lữ hành Đức Tin của Mẹ. Chúng ta hãy học nhân đức cảm thông từ Trái Tim Mẹ đã bị đâm thâu khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá. Đó là nhân đức đã làm cho người Samaritanô Hiền Hậu vội vã đến bên cạnh nạn nhân, mà không tiếp tục đi hay tránh sang bên kia đường. Bất kể trường hợp của người láng giềng hay người xa lạ, hoặc ở quốc gia khác, chúng ta phải là "những Samaritanô Tốt Lành" đối với tất cả những ai đau khổ. Chúng ta phải là "người láng giềng" biết thông cảm với những người thiếu thốn, không những khi thuận tiện may mắn, mà cả khi không gặp may mắn. Thông cảm là một nhân đức chúng ta không được quên lãng trong thế giới mà quá nhiều anh chị em chúng ta bị dàn áp, thiếu thốn và kém mở mang bởi nghèo đói và bệnh tật. Thông cảm cũng cần được biểu lộ trước sự thiếu vắng về tinh thần mà người ta có thể cảm nghiệm được giữa những tiện nghi và phong phú vật chất trong những nước văn minh như nước của anh chị em. Thông cảm còn là một nhân đức mang lại sức sống cho những người ban phát nó, không những ở đời này mà còn ở đời sau: "Phúc cho những ai có lòng thương xót, vì sẽ được xót thương" (Mt 5:7).
Lòng khiêm nhượng và lương tâm trong sạch
7. Nhờ Đức Tin của Mẹ Maria, chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô. Mầu nhiệm của Con Người, viết trong lịch sử trần thế của nhân loại, đồng thời là sự biểu hiện đích thực của Thiên Chúa trong lịch sử đó.
Ông Simêon nói: "Trẻ này được đặt lên khiến cho nhiều người trong dân Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, là mục tiêu cho người ta chống đối" (Lc 2:34). Đó là những lời đầy ý nghĩa thâm sâu! Những lời này thật sự đã đi vào lịch sử nhân loại, vào lịch sử của tất cả chúng ta: Chúa Kitô được đặt lên cho nhiều người phải hư mất hay được sống lại! Chúa Kitô là mục tiêu chống đối! Có phải điều này không còn đúng trong thời đại chúng ta? Trong thế kỷ chúng ta? Trong thế hệ chúng ta?
Và đứng bên cạnh Chúa Kitô có Mẹ Maria. Ông Simêon đã nói với Mẹ: "... để tư tưởng của nhiều tâm hồn được biểu lộ. Và một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà" (Lc 2:35).
Hôm nay chúng ta cầu xin để được lòng khiêm nhượng và một lương tâm trong sáng: trước mặt Chúa nhờ Chúa Kitô.
Thật vậy, chúng ta cầu xin để những tư tưởng của tâm hồn chúng ta được biểu lộ. Chúng ta được trong sáng: trước mặt Chúa nhờ Thập giá Chúa Kitô trong Trái Tim Mẹ Maria. Amen.
Lm. Bano Kiên