Dan Lee
09-16-2008, 11:05 AM
Chúa Nhật XXV - thường niên - Năm A
QUẢNG ĐẠI
Một công ty thuê một cái tàu du ngoạn trên biển để thưởng công cho các nhân viên làm việc giỏi và chăm chỉ. Đến ngày đi, các nhân viên ngày xuống tàu và đi tìm phòng của mình. Chỉ vài phút sau, một người chạy vội lên văn phòng muốn gặp vị thuyền trưởng. Một trong nhựng viên chức phụ trách hỏi: “Ông muốn gặp thuyền trưởng để làm gì?” Người đó đáp: “Tôi cũng làm việc giỏi và chăm chỉ như người bạn của tôi, thế mà tại sao anh ta lại được căn phòng xinh đẹp hơn căn phòng của tôi?” Vị phụ trách trả lời: “Thưa ông, căn phòng nào cũng giống nhau cả”. Người đó nói: “Phải, nhưng phòng của anh ta nhìn ra biển khơi, còn căn phòng của tôi chỉ nhìn thấy bến tàu, trông chẳng hấp dẫn chút nào?”
Thật là tội nghiệp. Một khi tàu rồi bến ra ngoài khơi thì hai bên đều nhìn thấy biển giống nhau. Một con chim sẻ phàn nàn với Chúa: “Chúa cho con công nhiều màu sắc rực rỡ xinh đẹp, còn cho chim hoàng anh thì hót thật hay trong khi con chẳng được gì và còn bị quên lãng. Tại sao Chúa lại dựng nên con chỉ để cho con đau khổ?” Chúa nhẹ nhàng trả lời: “Con không được tạo dựng để chịu đau khổ. Con đau khổ vì con phạm vào một lỗi làm giống hệt như con người, đó là con so sánh mình với người khác. Hãy bằng lòng với chính mình, vì không có so sánh thì cũng không có đau khổ”.
phải chăng nếu để ý sẽ thấy rằng chúng ta thường hài lòng với những gì chúng ta có cho tới khi chúng ta so sánh những gì mình có với những gì người khác có?
Bài Tin mừng hôm nay đề cập đến dụ ngôn thuê người làm vườn nho, thuê người làm từ sáng sớm cho đến người chỉ làm được một giờ trước khi nghỉ và tối đến tất cả đều lãnh được một đồng, khiến cho người làm từ sáng sớm bất mãn kêu ca ông chủ bất công.
Để hiểu rõ thêm về dụ ngôn nầy, chúng ta cần phải hiểu về bối cảnh hoàn cảnh của xã hội Palestine thời Chúa Giêsu sinh sống. Theo William Barclay, một nhà chú giải thánh kinh, ở Palestine mùa hái nho chính vào cuối tháng Chín. Sau đó là mùa mưa. Nếu không hái nho kịp trước khi mùa mưa đến thì nho sẽ hư, vì vậy người ta phải chạy đua với thời giờ để kịp thu hoạch.
Tiền công trả cũng bình thuờng, một đơniê là tiền công một ngày bình thường của một người làm mướn. Những người đứng chợ không phải là những người biếng nhác ở đầu đường xó chợ, hạng ăn không ngồi rồi. Ở xứ Palestine, chợ là nơi trao đổi lao động. Người ta đến đó vào sáng sớm, mang theo dụng cụ lao động của mình và chờ ở đó cho đến khi có người đến mướn. Họ ở đó chờ công việc, bằng chứng là trong số họ có người chờ đến năm giờ chiều, chứng tỏ họ muốn làm việc như thế nào.
Những người này là những nhân công làm thuê, thuộc tầng lớp lao động thấp nhất, đời sống của họ luôn bấp bênh, trong đe dọa bị đói. Họ hoàn toàn sống nhờ vào sự thương xót, vào cơ hội làm việc. Nếu họ thất nghiệp một ngày, thì con cái sẽ bị đói. Giống như ở Việt Nam bây giờ, lương công nhân khoảng một hai đô la, và gia đình nào có thể để dành với đồng lương một hai đô la chứ? Do đó, đối với họ một ngày thất nghiệp là một tai họa.
Phải chăng ông chủ bất công? Không, ông chủ không bất công, vì lẽ người làm từ sáng sớm đã đồng ý đã thoả thuận về tiền công nhật là một đồng và họ lãnh nhận được một đồng. Họ lãnh nhận đủ tiền lương của một ngày cho một ngày trọn làm việc. Nhưng khi họ thấy người làm sau cũng được một đồng, mà thật sự đó không phải là vấn đề của họ (it was really none of their business), họ đâm ra tức giận phàn nàn kêu ca. Có lẽ người làm sớm sẽ bằng lòng an tâm nếu họ không chơi trò so sánh. Họ so sánh những gì họ được trả với người khác được trả khiến họ bất mãn để rồi bị lãnh nhận một câu hỏi tuy thành thực nhưng đầy đau đớn: “Phải chăng các người ghen tị vì tôi quảng đại?”
Với dụ ngôn này, một nhà chú giải Thánh kinh đã thêm rằng, người chủ bày tỏ cả sự công bằng lẫn quảng đại. Công bằng với người làm sớm và quảng đại với người làm sau. Ông biết người làm sớm có đủ tiền lo cho nhu cầu sinh sống thường ngày, và quan tâm đến người làm sau. Ông biết rằng một đơniê một ngày không phải là số lương lớn, và nếu người làm công trở về nhà với một số tiền ít hơn nữa, vợ họ sẽ lo lắng và con họ sẽ bị đói, vì vậy người chủ vườn đã vượt qua lẽ công bằng và trả cho họ nhiều hơn số tiền họ đáng được.
Tuy hiểu như vậy nhưng chúng ta vẫn không thoải mái với dụ ngôn bởi lẽ thông thường người chủ không trả lương bổng cho nhân viên theo lòng thương xót vì nếu làm như vậy chắc thương mại của ông chẳng tồn tại lâu dài, thứ đến, nếu tất cả người thợ đều lãnh nhận lương bằng nhau với số giờ làm việc nhiều ít khác nhau thì chắc sẽ có chuyện đình công hay ít nhất cũng có cuộc biểu tình chứ chẳng chơi! Dụ ngôn này tuy không thực tế trong cuộc sống, nhưng đã nói lên sự khác biệt giữa Thiên Chúa và con người: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta,” cũng như làm nổi bật lòng quảng đại nhân lành của Thiên Chúa.
Tất cả đều là ân sủng. Trước mầu nhiệm cứu chuộc, một nhà chú giải Kinh thánh nói rằng, chỉ có Chúa Giêsu là người thợ làm từ sáng sớm, còn tất cả chúng ta chỉ là người đến sau làm muộn. Tất cả những gì chúng ta đã đang lãnh nhận cũng như ơn cứu chuộc đều là quà tặng do lòng rộng rãi của Thiên Chúa nhân lành. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không”, chúng ta được mời gọi làm sứ giả đem lại niềm vui cho con người. Thay vì đặt mình là người làm vườn nho, chúng ta hãy đặt mình vào vai trò người được chọn để phân phát tiền cho người làm, phải chăng chúng ta thấy niềm vui mừng sung sướng hiện trên khuôn mặt của người thợ chỉ làm được một giờ khi lãnh nhận tiền công và phải chăng chúng ta cũng đã đang muốn đem những niềm vui giống như thế đến cho tha nhân?
Một buổi sáng nọ, người đàn bà đã làm một cử chỉ lạ thường: dừng xe lại để đóng thuế đường, bà nói với người thâu ngân: “Tôi đóng thuế cho tôi và cho sáu chiếc xe phía sau tôi”. Thế là lần lượt đến phiên mình, sáu chiếc xe đều dừng lại và nghe người thâu ngân giải thích: “Ông không cần phải trả tiền nữa, người đàn bà lái chiếc xe phía trước đã trả thế cho ông rồi.” Tuy bỡ ngỡ, nhưng tài xế của sáu chiếc xe ấy không khỏi lộ niềm vui trên khuôn mặt.
Ông chủ vườn nho trong bài Tin mừng hôm nay và người đàn bà trả tiền thế đã mang lại niềm vui hạnh phúc cho tha nhân, còn mỗi người chúng ta?
Lm Louis Minh Nhiên, CMC
QUẢNG ĐẠI
Một công ty thuê một cái tàu du ngoạn trên biển để thưởng công cho các nhân viên làm việc giỏi và chăm chỉ. Đến ngày đi, các nhân viên ngày xuống tàu và đi tìm phòng của mình. Chỉ vài phút sau, một người chạy vội lên văn phòng muốn gặp vị thuyền trưởng. Một trong nhựng viên chức phụ trách hỏi: “Ông muốn gặp thuyền trưởng để làm gì?” Người đó đáp: “Tôi cũng làm việc giỏi và chăm chỉ như người bạn của tôi, thế mà tại sao anh ta lại được căn phòng xinh đẹp hơn căn phòng của tôi?” Vị phụ trách trả lời: “Thưa ông, căn phòng nào cũng giống nhau cả”. Người đó nói: “Phải, nhưng phòng của anh ta nhìn ra biển khơi, còn căn phòng của tôi chỉ nhìn thấy bến tàu, trông chẳng hấp dẫn chút nào?”
Thật là tội nghiệp. Một khi tàu rồi bến ra ngoài khơi thì hai bên đều nhìn thấy biển giống nhau. Một con chim sẻ phàn nàn với Chúa: “Chúa cho con công nhiều màu sắc rực rỡ xinh đẹp, còn cho chim hoàng anh thì hót thật hay trong khi con chẳng được gì và còn bị quên lãng. Tại sao Chúa lại dựng nên con chỉ để cho con đau khổ?” Chúa nhẹ nhàng trả lời: “Con không được tạo dựng để chịu đau khổ. Con đau khổ vì con phạm vào một lỗi làm giống hệt như con người, đó là con so sánh mình với người khác. Hãy bằng lòng với chính mình, vì không có so sánh thì cũng không có đau khổ”.
phải chăng nếu để ý sẽ thấy rằng chúng ta thường hài lòng với những gì chúng ta có cho tới khi chúng ta so sánh những gì mình có với những gì người khác có?
Bài Tin mừng hôm nay đề cập đến dụ ngôn thuê người làm vườn nho, thuê người làm từ sáng sớm cho đến người chỉ làm được một giờ trước khi nghỉ và tối đến tất cả đều lãnh được một đồng, khiến cho người làm từ sáng sớm bất mãn kêu ca ông chủ bất công.
Để hiểu rõ thêm về dụ ngôn nầy, chúng ta cần phải hiểu về bối cảnh hoàn cảnh của xã hội Palestine thời Chúa Giêsu sinh sống. Theo William Barclay, một nhà chú giải thánh kinh, ở Palestine mùa hái nho chính vào cuối tháng Chín. Sau đó là mùa mưa. Nếu không hái nho kịp trước khi mùa mưa đến thì nho sẽ hư, vì vậy người ta phải chạy đua với thời giờ để kịp thu hoạch.
Tiền công trả cũng bình thuờng, một đơniê là tiền công một ngày bình thường của một người làm mướn. Những người đứng chợ không phải là những người biếng nhác ở đầu đường xó chợ, hạng ăn không ngồi rồi. Ở xứ Palestine, chợ là nơi trao đổi lao động. Người ta đến đó vào sáng sớm, mang theo dụng cụ lao động của mình và chờ ở đó cho đến khi có người đến mướn. Họ ở đó chờ công việc, bằng chứng là trong số họ có người chờ đến năm giờ chiều, chứng tỏ họ muốn làm việc như thế nào.
Những người này là những nhân công làm thuê, thuộc tầng lớp lao động thấp nhất, đời sống của họ luôn bấp bênh, trong đe dọa bị đói. Họ hoàn toàn sống nhờ vào sự thương xót, vào cơ hội làm việc. Nếu họ thất nghiệp một ngày, thì con cái sẽ bị đói. Giống như ở Việt Nam bây giờ, lương công nhân khoảng một hai đô la, và gia đình nào có thể để dành với đồng lương một hai đô la chứ? Do đó, đối với họ một ngày thất nghiệp là một tai họa.
Phải chăng ông chủ bất công? Không, ông chủ không bất công, vì lẽ người làm từ sáng sớm đã đồng ý đã thoả thuận về tiền công nhật là một đồng và họ lãnh nhận được một đồng. Họ lãnh nhận đủ tiền lương của một ngày cho một ngày trọn làm việc. Nhưng khi họ thấy người làm sau cũng được một đồng, mà thật sự đó không phải là vấn đề của họ (it was really none of their business), họ đâm ra tức giận phàn nàn kêu ca. Có lẽ người làm sớm sẽ bằng lòng an tâm nếu họ không chơi trò so sánh. Họ so sánh những gì họ được trả với người khác được trả khiến họ bất mãn để rồi bị lãnh nhận một câu hỏi tuy thành thực nhưng đầy đau đớn: “Phải chăng các người ghen tị vì tôi quảng đại?”
Với dụ ngôn này, một nhà chú giải Thánh kinh đã thêm rằng, người chủ bày tỏ cả sự công bằng lẫn quảng đại. Công bằng với người làm sớm và quảng đại với người làm sau. Ông biết người làm sớm có đủ tiền lo cho nhu cầu sinh sống thường ngày, và quan tâm đến người làm sau. Ông biết rằng một đơniê một ngày không phải là số lương lớn, và nếu người làm công trở về nhà với một số tiền ít hơn nữa, vợ họ sẽ lo lắng và con họ sẽ bị đói, vì vậy người chủ vườn đã vượt qua lẽ công bằng và trả cho họ nhiều hơn số tiền họ đáng được.
Tuy hiểu như vậy nhưng chúng ta vẫn không thoải mái với dụ ngôn bởi lẽ thông thường người chủ không trả lương bổng cho nhân viên theo lòng thương xót vì nếu làm như vậy chắc thương mại của ông chẳng tồn tại lâu dài, thứ đến, nếu tất cả người thợ đều lãnh nhận lương bằng nhau với số giờ làm việc nhiều ít khác nhau thì chắc sẽ có chuyện đình công hay ít nhất cũng có cuộc biểu tình chứ chẳng chơi! Dụ ngôn này tuy không thực tế trong cuộc sống, nhưng đã nói lên sự khác biệt giữa Thiên Chúa và con người: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta,” cũng như làm nổi bật lòng quảng đại nhân lành của Thiên Chúa.
Tất cả đều là ân sủng. Trước mầu nhiệm cứu chuộc, một nhà chú giải Kinh thánh nói rằng, chỉ có Chúa Giêsu là người thợ làm từ sáng sớm, còn tất cả chúng ta chỉ là người đến sau làm muộn. Tất cả những gì chúng ta đã đang lãnh nhận cũng như ơn cứu chuộc đều là quà tặng do lòng rộng rãi của Thiên Chúa nhân lành. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không”, chúng ta được mời gọi làm sứ giả đem lại niềm vui cho con người. Thay vì đặt mình là người làm vườn nho, chúng ta hãy đặt mình vào vai trò người được chọn để phân phát tiền cho người làm, phải chăng chúng ta thấy niềm vui mừng sung sướng hiện trên khuôn mặt của người thợ chỉ làm được một giờ khi lãnh nhận tiền công và phải chăng chúng ta cũng đã đang muốn đem những niềm vui giống như thế đến cho tha nhân?
Một buổi sáng nọ, người đàn bà đã làm một cử chỉ lạ thường: dừng xe lại để đóng thuế đường, bà nói với người thâu ngân: “Tôi đóng thuế cho tôi và cho sáu chiếc xe phía sau tôi”. Thế là lần lượt đến phiên mình, sáu chiếc xe đều dừng lại và nghe người thâu ngân giải thích: “Ông không cần phải trả tiền nữa, người đàn bà lái chiếc xe phía trước đã trả thế cho ông rồi.” Tuy bỡ ngỡ, nhưng tài xế của sáu chiếc xe ấy không khỏi lộ niềm vui trên khuôn mặt.
Ông chủ vườn nho trong bài Tin mừng hôm nay và người đàn bà trả tiền thế đã mang lại niềm vui hạnh phúc cho tha nhân, còn mỗi người chúng ta?
Lm Louis Minh Nhiên, CMC