Dan Lee
09-16-2008, 11:56 AM
Chúa Nhật XXV thường niên - Năm A
HAI THỨ CÔNG BẰNG
1. Hai thứ công bằng: của trần gian và của Nước Trời
Mới đọc bài Tin Mừng, ai cũng cảm thấy ông chủ làm vườn nho đối xử như thế với những người làm thuê là không công bằng: người làm ít cũng như người làm nhiều đều nhận một mức lương bằng nhau. Vì theo suy nghĩ bình thường của người đời, người làm nhiều phải hưởng lương cao hơn người làm ít. Nghĩ như thế là hoàn toàn đúng và hợp lý. Nhưng với tình thương, người ta có thể suy nghĩ khác, cao hơn, mà vẫn hoàn toàn hợp lý.
Thật vậy, nhân loại sau này có một lý tưởng rất cao cả mà cho tới nay vẫn chưa thực hiện được, đó là làm theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu. Nghĩa là hưởng lương nhiều hay ít tùy theo nhu cầu của mình nhiều hay ít, chứ không tùy theo mình đã làm nhiều hay ít. Lý tưởng này ai cũng cho là hợp lý và đầy tình thương hơn lối hành xử thường tình là làm và hưởng thụ theo khả năng. Biết bao người đã say mê và sống chết cho lý tưởng ấy: Làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu. Trong lịch sử con người, nếu lý tưởng này có được thực hiện, thì nó đã được thực hiện trong cộng đồng Ki-tô hữu nguyên thủy, một cộng đồng hữu kiểu mẫu cho mọi cộng đồng Ki-tô hữu về sau.
2. Công bằng của Nước Trời: công bằng có tình thương
Dụ ngôn này diễn tả Nước Trời, vì nó khởi đầu bằng câu: «Nước Trời giống như..», chứ không phải nó áp dụng cho thế gian này. Nước Trời là nước của tình thương, trong đó mọi người đều đối xử với nhau bằng tình thương, và có như thế Nước Trời mới là nước của hạnh phúc. Do đó, sự công bằng ở trong Nước Trời là một thứ công bằng có tình thương, chứ không phải là thứ công bằng vô tâm như ở trần gian. Sự công bằng kiểu trần gian này nếu được thực hiện thì cũng là phúc cho trần gian, nhưng ngay cả thứ công bằng này nhiều xã hội cũng chẳng thực hiện được.
Tuy nhiên, dẫu được thực hiện, sự công bằng trần gian vẫn gây nên biết bao nhiêu chênh lệch. Những người có tài năng, có sức khỏe thì luôn luôn làm được nhiều hơn nên được hưởng lương cao hơn những người yếu đuối, kém tài năng, bất chấp những người yếu đuối này có thể có nhu cầu lớn hơn hay nhiều hơn. Vì thế, người có tài có sức thường giàu có, còn người ít tài kém sức thường nghèo khổ. Như thế, nhu cầu của tôi dù có lớn đến đâu, nhưng nếu tôi làm được ít, thì tôi chỉ được hưởng ít, cho dù hưởng ít như thế thì tôi sẽ rất thiếu thốn và đau khổ. Còn nhu cầu của anh dù rất ít, nhưng nếu anh làm được nhiều, thì anh vẫn được hưởng nhiều, cho dù hưởng nhiều như thế anh sẽ dư thừa một cách vô ích. Đó là điều hợp lý theo lẽ thường của trần gian, và ở trần gian này dường như không thể nào làm khác hơn được.
Còn công bằng theo kiểu có tình thương kia, nếu áp dụng ở trần gian đầy ích kỷ này thì sẽ có cái dở là làm cho nhiều người đâm ra lười biếng: vì có làm chăm thì cũng chỉ được hưởng bằng người lười. Cứ nghĩ như thế thì sẽ chẳng còn ai hứng thú trau giồi tài năng của mình làm gì, vì có tài thì chẳng ích lợi gì cho mình hơn không có tài. Ai cũng có tính ích kỷ, không ai muốn hy sinh một cách vô vị lợi cho ai cả. Ai cũng muốn dùng tài năng hay những lợi thế mình có được để phục vụ mình, để làm lợi cho mình trước đã, không mấy ai muốn ưu tiên cho tha nhân, cho những kẻ hèn kém, yếu thế, dù họ có nhu cầu nhiều hơn mình. Nếu có tài năng mà không đem lại ích lợi cho mình, thì tài năng để làm gì?
Nhưng Nước Trời không phải là nước trần gian, hay ít ra không phải là trần gian như đang có trong hiện tại. Nước Trời được định nghĩa như một xã hội hoàn hảo, trong đó mọi người đều được hạnh phúc. Để được hạnh phúc như thế thì mọi người phải yêu thương nhau, và yêu thương một cách cụ thể là phải quên mình đi để lo cho tha nhân. Khả năng hay tài năng của mỗi người là để phục vụ tha nhân, để lo cho lợi ích chung, chứ không ai dùng tài năng chỉ để vun quén cho mình.
Một gia đình hạnh phúc - vì mọi người trong nhà đều yêu thương lo lắng cho nhau - là một hình ảnh rất cụ thể và sống động về Nước Trời. Những người lớn, có nhiều khả năng, thì đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Những em nhỏ tuy không đi làm, nhưng vẫn phải ăn, học, và do đó phải tiêu một món tiền không nhỏ. Nếu trong nhà có một người đau yếu, bệnh tật, thì người bệnh này có thể không làm ra được một đồng nào, nhưng lại có thể tiêu một số tiền lớn nhất trong nhà vì tiền thuốc, tiền bác sĩ rất mắc. Trái lại, người làm ra nhiều tiền nhất trong nhà có thể lại tiêu xài tiền ít nhất, vì có ít nhu cầu nhất. Nhưng anh ta vẫn không lấy thế làm bất công, mà cảm thấy như thế là hợp lý. Anh cho rằng số tiền trong gia đình phải được chia tỷ lệ với nhu cầu của mỗi người chứ không phải tỷ lệ với số tiền mà mỗi người kiếm được.
Chỉ những gia đình sống theo tiêu chuẩn hưởng thụ theo nhu cầu mới có hạnh phúc. Còn những gia đình chủ trương theo tiêu chuẩn hưởng thụ theo số tiền mình làm ra thì sẽ phát sinh nhiều đau khổ ê chề.
3. Bạn thích sống theo thứ công bằng nào?
Trong dụ ngôn người chủ vườn nho trả tiền theo nhu cầu chứ không theo giờ làm thật là hợp lý nếu xét theo lý luận của tình thương. Những người làm từ sáng sớm hay những người chiều mới vào làm, người nào cũng đều có vợ con phải nuôi, một gánh gia đình phải cưu mang. Người vào làm sau, sở dĩ họ vào làm trễ chỉ vì họ không có may mắn có việc để làm từ sáng sớm, cho dù họ rất muốn có. Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn cho thấy một đặc tính của Nước Trời, cũng là lý tưởng của mọi xã hội trần gian, là tình thương. Sự công bằng trong Nước Trời không dựa trên tính vị kỷ của con người, mà dựa trên tình thương phải có đối với nhau. Và sự công bằng dựa trên tình thương ấy mới là sự công bằng đẹp lòng Chúa, sự công bằng mà Chúa muốn làm gương mẫu cho chúng ta trong xã hội.
Đương nhiên sự công bằng ấy chưa thể áp dụng một cách phổ biến trong một xã hội mà các thành viên còn quá ít tình thương. Nhưng ít ra nó có thể áp dụng và cần phải áp dụng trong các gia đình Kitô hữu, trong các cộng đoàn Kitô giáo, nhất là trong các cộng đoàn cơ bản. Gia đình bạn, cộng đoàn Ki-tô hữu nhỏ bé của bạn đã nỗ lực trở thành một nước trời nho nhỏ chưa? Sự công bằng được áp dụng trong đó là thứ công bằng nào? Của thế gian hay của Nước Trời?
Cầu nguyện
Lạy Cha, thế giới này chưa thể áp dụng một cách đại trà thứ công bằng có tình thương theo kiểu Nước Trời được. Nhưng trong những cộng đoàn Ki-tô hữu nhỏ bé như gia đình Ki-tô hữu của con, trong cộng đoàn cơ bản của con, trong đó mọi người coi nhau như anh chị em ruột thịt, con sẽ cố gắng cổ võ việc áp dụng sự công bằng ấy, để mọi người trong đó phần nào hưởng nếm trước hạnh phúc của Thiên Đàng, một thứ hạnh phúc được xây dựng trên tình thương và do tình thương tạo nên. Amen.
John Nguyễn
HAI THỨ CÔNG BẰNG
1. Hai thứ công bằng: của trần gian và của Nước Trời
Mới đọc bài Tin Mừng, ai cũng cảm thấy ông chủ làm vườn nho đối xử như thế với những người làm thuê là không công bằng: người làm ít cũng như người làm nhiều đều nhận một mức lương bằng nhau. Vì theo suy nghĩ bình thường của người đời, người làm nhiều phải hưởng lương cao hơn người làm ít. Nghĩ như thế là hoàn toàn đúng và hợp lý. Nhưng với tình thương, người ta có thể suy nghĩ khác, cao hơn, mà vẫn hoàn toàn hợp lý.
Thật vậy, nhân loại sau này có một lý tưởng rất cao cả mà cho tới nay vẫn chưa thực hiện được, đó là làm theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu. Nghĩa là hưởng lương nhiều hay ít tùy theo nhu cầu của mình nhiều hay ít, chứ không tùy theo mình đã làm nhiều hay ít. Lý tưởng này ai cũng cho là hợp lý và đầy tình thương hơn lối hành xử thường tình là làm và hưởng thụ theo khả năng. Biết bao người đã say mê và sống chết cho lý tưởng ấy: Làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu. Trong lịch sử con người, nếu lý tưởng này có được thực hiện, thì nó đã được thực hiện trong cộng đồng Ki-tô hữu nguyên thủy, một cộng đồng hữu kiểu mẫu cho mọi cộng đồng Ki-tô hữu về sau.
2. Công bằng của Nước Trời: công bằng có tình thương
Dụ ngôn này diễn tả Nước Trời, vì nó khởi đầu bằng câu: «Nước Trời giống như..», chứ không phải nó áp dụng cho thế gian này. Nước Trời là nước của tình thương, trong đó mọi người đều đối xử với nhau bằng tình thương, và có như thế Nước Trời mới là nước của hạnh phúc. Do đó, sự công bằng ở trong Nước Trời là một thứ công bằng có tình thương, chứ không phải là thứ công bằng vô tâm như ở trần gian. Sự công bằng kiểu trần gian này nếu được thực hiện thì cũng là phúc cho trần gian, nhưng ngay cả thứ công bằng này nhiều xã hội cũng chẳng thực hiện được.
Tuy nhiên, dẫu được thực hiện, sự công bằng trần gian vẫn gây nên biết bao nhiêu chênh lệch. Những người có tài năng, có sức khỏe thì luôn luôn làm được nhiều hơn nên được hưởng lương cao hơn những người yếu đuối, kém tài năng, bất chấp những người yếu đuối này có thể có nhu cầu lớn hơn hay nhiều hơn. Vì thế, người có tài có sức thường giàu có, còn người ít tài kém sức thường nghèo khổ. Như thế, nhu cầu của tôi dù có lớn đến đâu, nhưng nếu tôi làm được ít, thì tôi chỉ được hưởng ít, cho dù hưởng ít như thế thì tôi sẽ rất thiếu thốn và đau khổ. Còn nhu cầu của anh dù rất ít, nhưng nếu anh làm được nhiều, thì anh vẫn được hưởng nhiều, cho dù hưởng nhiều như thế anh sẽ dư thừa một cách vô ích. Đó là điều hợp lý theo lẽ thường của trần gian, và ở trần gian này dường như không thể nào làm khác hơn được.
Còn công bằng theo kiểu có tình thương kia, nếu áp dụng ở trần gian đầy ích kỷ này thì sẽ có cái dở là làm cho nhiều người đâm ra lười biếng: vì có làm chăm thì cũng chỉ được hưởng bằng người lười. Cứ nghĩ như thế thì sẽ chẳng còn ai hứng thú trau giồi tài năng của mình làm gì, vì có tài thì chẳng ích lợi gì cho mình hơn không có tài. Ai cũng có tính ích kỷ, không ai muốn hy sinh một cách vô vị lợi cho ai cả. Ai cũng muốn dùng tài năng hay những lợi thế mình có được để phục vụ mình, để làm lợi cho mình trước đã, không mấy ai muốn ưu tiên cho tha nhân, cho những kẻ hèn kém, yếu thế, dù họ có nhu cầu nhiều hơn mình. Nếu có tài năng mà không đem lại ích lợi cho mình, thì tài năng để làm gì?
Nhưng Nước Trời không phải là nước trần gian, hay ít ra không phải là trần gian như đang có trong hiện tại. Nước Trời được định nghĩa như một xã hội hoàn hảo, trong đó mọi người đều được hạnh phúc. Để được hạnh phúc như thế thì mọi người phải yêu thương nhau, và yêu thương một cách cụ thể là phải quên mình đi để lo cho tha nhân. Khả năng hay tài năng của mỗi người là để phục vụ tha nhân, để lo cho lợi ích chung, chứ không ai dùng tài năng chỉ để vun quén cho mình.
Một gia đình hạnh phúc - vì mọi người trong nhà đều yêu thương lo lắng cho nhau - là một hình ảnh rất cụ thể và sống động về Nước Trời. Những người lớn, có nhiều khả năng, thì đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Những em nhỏ tuy không đi làm, nhưng vẫn phải ăn, học, và do đó phải tiêu một món tiền không nhỏ. Nếu trong nhà có một người đau yếu, bệnh tật, thì người bệnh này có thể không làm ra được một đồng nào, nhưng lại có thể tiêu một số tiền lớn nhất trong nhà vì tiền thuốc, tiền bác sĩ rất mắc. Trái lại, người làm ra nhiều tiền nhất trong nhà có thể lại tiêu xài tiền ít nhất, vì có ít nhu cầu nhất. Nhưng anh ta vẫn không lấy thế làm bất công, mà cảm thấy như thế là hợp lý. Anh cho rằng số tiền trong gia đình phải được chia tỷ lệ với nhu cầu của mỗi người chứ không phải tỷ lệ với số tiền mà mỗi người kiếm được.
Chỉ những gia đình sống theo tiêu chuẩn hưởng thụ theo nhu cầu mới có hạnh phúc. Còn những gia đình chủ trương theo tiêu chuẩn hưởng thụ theo số tiền mình làm ra thì sẽ phát sinh nhiều đau khổ ê chề.
3. Bạn thích sống theo thứ công bằng nào?
Trong dụ ngôn người chủ vườn nho trả tiền theo nhu cầu chứ không theo giờ làm thật là hợp lý nếu xét theo lý luận của tình thương. Những người làm từ sáng sớm hay những người chiều mới vào làm, người nào cũng đều có vợ con phải nuôi, một gánh gia đình phải cưu mang. Người vào làm sau, sở dĩ họ vào làm trễ chỉ vì họ không có may mắn có việc để làm từ sáng sớm, cho dù họ rất muốn có. Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn cho thấy một đặc tính của Nước Trời, cũng là lý tưởng của mọi xã hội trần gian, là tình thương. Sự công bằng trong Nước Trời không dựa trên tính vị kỷ của con người, mà dựa trên tình thương phải có đối với nhau. Và sự công bằng dựa trên tình thương ấy mới là sự công bằng đẹp lòng Chúa, sự công bằng mà Chúa muốn làm gương mẫu cho chúng ta trong xã hội.
Đương nhiên sự công bằng ấy chưa thể áp dụng một cách phổ biến trong một xã hội mà các thành viên còn quá ít tình thương. Nhưng ít ra nó có thể áp dụng và cần phải áp dụng trong các gia đình Kitô hữu, trong các cộng đoàn Kitô giáo, nhất là trong các cộng đoàn cơ bản. Gia đình bạn, cộng đoàn Ki-tô hữu nhỏ bé của bạn đã nỗ lực trở thành một nước trời nho nhỏ chưa? Sự công bằng được áp dụng trong đó là thứ công bằng nào? Của thế gian hay của Nước Trời?
Cầu nguyện
Lạy Cha, thế giới này chưa thể áp dụng một cách đại trà thứ công bằng có tình thương theo kiểu Nước Trời được. Nhưng trong những cộng đoàn Ki-tô hữu nhỏ bé như gia đình Ki-tô hữu của con, trong cộng đoàn cơ bản của con, trong đó mọi người coi nhau như anh chị em ruột thịt, con sẽ cố gắng cổ võ việc áp dụng sự công bằng ấy, để mọi người trong đó phần nào hưởng nếm trước hạnh phúc của Thiên Đàng, một thứ hạnh phúc được xây dựng trên tình thương và do tình thương tạo nên. Amen.
John Nguyễn