Dan Lee
09-16-2008, 01:55 PM
Chúa Nhật XXV thường niên - Năm A
LÒNG QUẢNG ĐẠI CỦA CHÚA GIÊSU
Chú chồn trong câu chuyện "Hoàng tử nhỏ " của tác giả người Pháp Saint Exupéry, sau khi đã được thuần hóa, luôn quanh quẩn trong nhà và bên chân Hoàng tử bé. Muốn đạt được một mục đích nào, muốn thành công trong công việc nào, con người luôn phải phấn đấu, luôn phải hy sinh, quảng đại. Phấn đấu để kiên cường, nhẫn nại học tập, uốn nắn, rèn luyện hầu có kết quả mỹ mãn. Quảng đại để có trái tim biết nhạy cảm,tâm hồn mở rộng mà tiếp thu, vươn tiến. Lời Chúa hôm nay cho thấy lòng quảng đại của Chúa Giêsu giúp con người đạt được nước trời chứ không phải do công nghiệp của con người.
CHÚA DÙNG DỤ NGÔN ĐỂ DẬY CON NGƯỜI
Chúa Giêsu trên con đường hành trình truyền giáo, đã dùng nhiều dụ ngôn để nói lên giáo lý của Ngài. Ngài đã dùng nhiều hoàn cảnh, sự việc, những điều xẩy ra trước mắt, xung quanh Ngài, giữa xã hội để dậy dỗ con người, loan truyền chân lý và giúp con người nhận ra nước trời " Bấy giờ Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói Hãy hối cải vì nước trời đã gần đến "( Mt 4,17 ) " Thời buổi đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần, hãy hối cải và tin vào Tin Mừng"( Mc 1,14-15 ). Chúa luôn luôn dùng những ví dụ cụ thể trong xã hội Do Thái, trong đất nước Do Thái mà Ngài đang sống, đang phục vụ để nói lên chân lý và những mạc khải của Ngài. Chẳng hạn, nói về sự khiêm nhượng, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện. Nói về lòng nhân từ chạnh thương của Thiên Chúa, Ngài dùng dụ ngôn người con trai hoang đàng. Có thể nói Chúa Giêsu đã không trình bầy bất cứ điều gì mà không dùng những tỷ dụ, những dụ ngôn, những ví dụ thực tế dễ hiểu, giúp con người một sớm một chiều có thể nhận ra sự thật và điều Chúa Giêsu muốn răn dậy, muốn mạc khải, muốn vén lên và tỏ lộ cho nhân loại được thấy. Những dụ ngôn, lời nói của Chúa luôn kèm theo những phép lạ hầu giúp con người nhận ra uy quyền và tình thương của Thiên Chúa. Chẳng hạn, thấy đoàn lũ dân chúng đi theo Chúa, nghe Ngài giảng dậy, chiều đã xế, dân đói, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho cá và bánh hóa nên nhiều để nuôi dân chúng ăn uống no nê.
DỤ NGÔN LÀM VƯỜN NHO
Lời Chúa trong Tin Mừng Mt 20,1-16a là lời mời gọi con người phấn đấu làm việc. Chúa không nói trên mây trên gió. Vườn nho là một thực tế ở dưới đất. Vườn nho không ở trên mây mà nó đang ở ngay giữa xã hội, đang ở giữa con người, đang ở xung quanh, đang ở bên cạnh hay ở đằng trước hoặc đằng sau những người Do Thái lúc đó. Chúa mời gọi con người làm việc, con người phải đáp trả lại tiếng mời gọi của Chúa vì Chúa đến gần( bài đọc 1 ). Con người nhờ có quan hệ mật thiết với Thiên Chúa, nên mọi sự đều có ý nghĩa ( bài đọc 2 ). Giáo Hội là vườn nho theo nghĩa tích cực.Con người được mời vào làm vườn nho của Chúa.Chúa không phân biệt người ở trong hay ở ngoài, người đến trước hay người đến sau.Pharisiêu, biệt phái và các rabbi Do Thái thường tính hơn tính thiệt, họ bắt Chúa theo ý họ, họ tưởng rằng công trạng của họ sẽ giúp họ đạt nước Trời. Nhưng họ đâu có hiểu được tất cả là do tình thương của Chúa, tất cả do lòng nhân từ, quảng đại và do lòng tốt của Chúa mà thành sự. Nước trời đạt được không do công trạng và thành tích của con người. Tất cả do sự nhưng không của tình yêu vô biên của Chúa. Chúa đối xử với con người cách công bằng, bác ái và yêu thương. Dù con người được tuyển chọn như dân Do Thái hay những con người bị gán là ở ngoài, con người tới sau. Con người làm vào giờ thứ 11,tất cả đều bằng nhau vì Chúa không đoán xét con người theo việc, theo công trạng họ làm mà do lòng nhân của Thiên Chúa. Con người theo tính tự nhiên, thường so bì nhau, ghen tương,ích kỷ, cản ngăn Chúa, làm rào cản người khác tới với Chúa và Chúa tới với con người.Chúa đã chẳng nói: "Này bạn,tôi đâu có xử bất công với bạn"(Mt 20, 13)
TIN MỪNG ĐÒI HỎI
Tin Mừng của Chúa Giêsu không chấp nhận sự thỏa hiệp dễ dãi, không chấp nhận thái độ trần tục, thế gian nào cả: những đắn đo, so bì của người thanh niên giầu có, bủn xỉn của Giuđa, lo lắng của Phêrô, lòng tham không đáy và xem ra ngây ngô của hai người con của ông Dêbêđê, sự ngần ngừ của Tôma,tính keo kiệt, bủn xỉn và bẩn thỉu của những người thợ làm việc từ ban sáng. Tất cả dù Do Thái, Hy Lạp, La Mã vv và dân ngoại, đều được chủ mời làm việc trong vườn nho Chúa, với giá thỏa thuận, sòng phẳng là một đồng. Chúa thưởng cho ai là do lòng nhân hậu và quảng đại của Chúa. Chúa yêu thương mọi người và không loại trừ bất cứ một ai. Chúa luôn uốn nắn, cải hóa con người. Chú chồn được thuần hóa do con người kiên nhẫn uốn nắn. Con người còn quí trọng gấp ngàn lần con chồn, Chúa cải hóa,biến đổi con người và ban thưởng cho con người do lòng Chúa vô cùng quảng đại.
GỢI Ý CHIA SẺ 1.Bạn có thái độ nào khi thấy người khác được may mắn, được sự lành ?
2.Bạn có ghen tỵ với người khác khi thấy người anh em được trổi trang hơn mình ?
3.Bạn có quảng đại không ?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
LÒNG QUẢNG ĐẠI CỦA CHÚA GIÊSU
Chú chồn trong câu chuyện "Hoàng tử nhỏ " của tác giả người Pháp Saint Exupéry, sau khi đã được thuần hóa, luôn quanh quẩn trong nhà và bên chân Hoàng tử bé. Muốn đạt được một mục đích nào, muốn thành công trong công việc nào, con người luôn phải phấn đấu, luôn phải hy sinh, quảng đại. Phấn đấu để kiên cường, nhẫn nại học tập, uốn nắn, rèn luyện hầu có kết quả mỹ mãn. Quảng đại để có trái tim biết nhạy cảm,tâm hồn mở rộng mà tiếp thu, vươn tiến. Lời Chúa hôm nay cho thấy lòng quảng đại của Chúa Giêsu giúp con người đạt được nước trời chứ không phải do công nghiệp của con người.
CHÚA DÙNG DỤ NGÔN ĐỂ DẬY CON NGƯỜI
Chúa Giêsu trên con đường hành trình truyền giáo, đã dùng nhiều dụ ngôn để nói lên giáo lý của Ngài. Ngài đã dùng nhiều hoàn cảnh, sự việc, những điều xẩy ra trước mắt, xung quanh Ngài, giữa xã hội để dậy dỗ con người, loan truyền chân lý và giúp con người nhận ra nước trời " Bấy giờ Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói Hãy hối cải vì nước trời đã gần đến "( Mt 4,17 ) " Thời buổi đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần, hãy hối cải và tin vào Tin Mừng"( Mc 1,14-15 ). Chúa luôn luôn dùng những ví dụ cụ thể trong xã hội Do Thái, trong đất nước Do Thái mà Ngài đang sống, đang phục vụ để nói lên chân lý và những mạc khải của Ngài. Chẳng hạn, nói về sự khiêm nhượng, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện. Nói về lòng nhân từ chạnh thương của Thiên Chúa, Ngài dùng dụ ngôn người con trai hoang đàng. Có thể nói Chúa Giêsu đã không trình bầy bất cứ điều gì mà không dùng những tỷ dụ, những dụ ngôn, những ví dụ thực tế dễ hiểu, giúp con người một sớm một chiều có thể nhận ra sự thật và điều Chúa Giêsu muốn răn dậy, muốn mạc khải, muốn vén lên và tỏ lộ cho nhân loại được thấy. Những dụ ngôn, lời nói của Chúa luôn kèm theo những phép lạ hầu giúp con người nhận ra uy quyền và tình thương của Thiên Chúa. Chẳng hạn, thấy đoàn lũ dân chúng đi theo Chúa, nghe Ngài giảng dậy, chiều đã xế, dân đói, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho cá và bánh hóa nên nhiều để nuôi dân chúng ăn uống no nê.
DỤ NGÔN LÀM VƯỜN NHO
Lời Chúa trong Tin Mừng Mt 20,1-16a là lời mời gọi con người phấn đấu làm việc. Chúa không nói trên mây trên gió. Vườn nho là một thực tế ở dưới đất. Vườn nho không ở trên mây mà nó đang ở ngay giữa xã hội, đang ở giữa con người, đang ở xung quanh, đang ở bên cạnh hay ở đằng trước hoặc đằng sau những người Do Thái lúc đó. Chúa mời gọi con người làm việc, con người phải đáp trả lại tiếng mời gọi của Chúa vì Chúa đến gần( bài đọc 1 ). Con người nhờ có quan hệ mật thiết với Thiên Chúa, nên mọi sự đều có ý nghĩa ( bài đọc 2 ). Giáo Hội là vườn nho theo nghĩa tích cực.Con người được mời vào làm vườn nho của Chúa.Chúa không phân biệt người ở trong hay ở ngoài, người đến trước hay người đến sau.Pharisiêu, biệt phái và các rabbi Do Thái thường tính hơn tính thiệt, họ bắt Chúa theo ý họ, họ tưởng rằng công trạng của họ sẽ giúp họ đạt nước Trời. Nhưng họ đâu có hiểu được tất cả là do tình thương của Chúa, tất cả do lòng nhân từ, quảng đại và do lòng tốt của Chúa mà thành sự. Nước trời đạt được không do công trạng và thành tích của con người. Tất cả do sự nhưng không của tình yêu vô biên của Chúa. Chúa đối xử với con người cách công bằng, bác ái và yêu thương. Dù con người được tuyển chọn như dân Do Thái hay những con người bị gán là ở ngoài, con người tới sau. Con người làm vào giờ thứ 11,tất cả đều bằng nhau vì Chúa không đoán xét con người theo việc, theo công trạng họ làm mà do lòng nhân của Thiên Chúa. Con người theo tính tự nhiên, thường so bì nhau, ghen tương,ích kỷ, cản ngăn Chúa, làm rào cản người khác tới với Chúa và Chúa tới với con người.Chúa đã chẳng nói: "Này bạn,tôi đâu có xử bất công với bạn"(Mt 20, 13)
TIN MỪNG ĐÒI HỎI
Tin Mừng của Chúa Giêsu không chấp nhận sự thỏa hiệp dễ dãi, không chấp nhận thái độ trần tục, thế gian nào cả: những đắn đo, so bì của người thanh niên giầu có, bủn xỉn của Giuđa, lo lắng của Phêrô, lòng tham không đáy và xem ra ngây ngô của hai người con của ông Dêbêđê, sự ngần ngừ của Tôma,tính keo kiệt, bủn xỉn và bẩn thỉu của những người thợ làm việc từ ban sáng. Tất cả dù Do Thái, Hy Lạp, La Mã vv và dân ngoại, đều được chủ mời làm việc trong vườn nho Chúa, với giá thỏa thuận, sòng phẳng là một đồng. Chúa thưởng cho ai là do lòng nhân hậu và quảng đại của Chúa. Chúa yêu thương mọi người và không loại trừ bất cứ một ai. Chúa luôn uốn nắn, cải hóa con người. Chú chồn được thuần hóa do con người kiên nhẫn uốn nắn. Con người còn quí trọng gấp ngàn lần con chồn, Chúa cải hóa,biến đổi con người và ban thưởng cho con người do lòng Chúa vô cùng quảng đại.
GỢI Ý CHIA SẺ 1.Bạn có thái độ nào khi thấy người khác được may mắn, được sự lành ?
2.Bạn có ghen tỵ với người khác khi thấy người anh em được trổi trang hơn mình ?
3.Bạn có quảng đại không ?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT