Dan Lee
09-17-2008, 07:04 AM
Cơn Bão Thái Hà
http://www.vietcatholic.net/Pics/80917caunguyen.jpg
Hoa Kỳ vừa chớm Thu thì nhiều cơn bão đã ập đến. Ít nhất là ba cơn bão cấp cao trong những ngày này.
Cơn bão thứ nhất là cơn bão tài chánh và thị truờng nhà đất. Cơn bão này đến từ hơn một năm nay, nó di chuyển chậm như con khủng long và sức tàn phá của nó thật mãnh liệt. Hôm nay, Thứ Hai – 09/15/2008 - nó thổi bay nhà băng Lehman vào khu vực phá sản chapter 11 và cuốn dồn Meryll Lynch sang với Bank of America. Nó cũng đang lôi nhiều căn nhà là tổ ấm của các gia đình người dân ra khỏi tay họ một cách không thương tiếc. Cơn bão này thật quái ác nên tôi không nhắc đến nó.
Cơn bão thứ hai là cơn bão chính trị đang vần vũ ở vùng Đông Bắc Mỹ, nơi có những tiểu bang có tính cách quyết định cho ngôi vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ như bang Ohio và Iowa… Nó đang dành giật từng lá phiếu trên những cành cây Trung Lập, nhất là từ ngày mỹ nhân Sarah Palin nhập cuộc. Gọi là bão cũng không sai vì tư ngày bà thống đốc này xuất hiện đã có đến 8000 bài báo bàn luận, và tên của bà chiếm đến hơn 60% trong khi nghị sĩ Joe Biden chỉ không đến 5%. Cơn bão này xem ra có rất nhiều kỳ thú, nhưng tôi cũng không bàn đến nó.
Cơn bão thứ ba là cơn bão Ike, vừa đánh vào tiểu bang Texas ngày hôm qua. Chỉ một ngày thôi, Ike đã làm Hoa Kỳ thiệt hại gần 10 tỷ đô-la. Nó tràn nước vào nhà cửa đường xá, cơ sở thương mại, đập tan tầu bè, cuốn phăng đi cây cối và bao nhieu công trình xây dựng. Trong số những nạn nhân, có bạn bè, anh em của tôi ở thành phố Houston. Cứ nhìn những hình ảnh trên truyền hình thì biết sức mạnh của nó khủng khiếp như thế nào, nhưng tôi cũng không viết về nó.
Với những người Công Giáo Việt Nam sống ở Hoa Kỳ thì còn cơn bão thứ bốn là cơn bão Thái Hà, ở Hà Nội, nước Việt mến yêu. Gọi là cơn bão có quá đáng không? Có thể, nhưng cũng không sai lắm vì hơn một tháng nay, ngày não cũng có cả mấy ngàn người kéo về giáo xứ này để cầu nguyện đòi hỏi công lý. Những người giáo dân thấp cổ bé miệng bước ra khỏi nhà, đứng lên, quì gối, ngồi xụp để xin chính quyền cộng sản trả lại cho họ mảnh đất thuộc về giáo xứ, thuộc về nhà dòng, thuộc về tôn giáo của họ từ bao đời nay.
So sánh cơn bão Thái Hà với những cơn bão ở trên, ta thấy gì?
1) Nó hơi giống cơn bão tài chánh vì có liên quan đến của cải, nhà cửa, và đất đai. Nhưng nó lại vượt lên trên của cải vật chất. Sáu mươi ngàn mét vuông đất ở Hà Nội có bán rẻ cũng phải cả trăm triệu đô-la. Một số tiền quá lớn, nhưng những người cầu nguyện không dừng lại ở vật chất mà họ mà còn vươn cao hơn nữa là đòi hỏi cho công ích, cho sự công bằng, và cho chân lý. Hình như Pascal đã viết: gom tất cả vật chất lại cũng không làm nấy sinh được một giá trị tinh thần. Và gom tất cả giá trị tinh thần lại cũng không tạo nên được một điều thiêng liêng cao quí.
2) Cơn bão ở xứ Thái Hà không giống cơn bão chính trị đang diễn ra ở Hoa Kỳ vì ở Thái Hà đây người ta không vận động đấu tranh cho một đảng phái, cho một lãnh tụ, cho một chế độ, nhưng là cho lợi ích chung, không chỉ của Thái Hà mà có thể của nhiều nơi khác nữa mà Thái Hà chỉ là bước đầu. Họ không ồn ào lớn tiếng, giơ tay giơ chân, hò hét, la lổi, khích động quần chúng như trong các đại hội đảng Công Hòa hoặc Dân Chủ ở Hoa Kỳ mà chỉ có những bài thánh ca, những lời nguyện, những thánh lễ. Họ cũng không đấu tranh cho quyền lợi, bổng lộc của riêng cá nhân một người. Bà trùm A, ông chánh B, chị quản C có được chia phần gì đâu một khi miếng đất được trao trả. Tất cả họ đến đây là vì sự công bằng và chân lý mà thôi.
Nhưng cơn bão Thái Hà lại có phần giống cuộc vận động tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ vì
1) Cả hai đều là những cuộc vận động ôn hòa, những cuộc đấu tranh hợp lý, trong vòng luật pháp của những người có lý trí.
2) Nếu ông Barrack Obama có khẩu hiệu ‘Together, We Change’, và nếu ông Mc Cain dương khẩu hiệu ‘Country First’, thì giáo dân Thái Hà đang giơ cao lý tưởng ‘Justice First’.
Ôi những hình ảnh đẹp biết bao của hai quê hương của tôi.
3) So với cơn bão Ike thì Ike là một thiên tai, còn Thái Hà là một nhân ý.
Là thiên tai nên Ike gây ra những chết chóc, đổ vỡ, thiệt hại, những phiền toái, đáng ngại và đáng sợ. Còn Thái Hà thì không. Như một cơn bão, Thái Hà cũng muốn cuốn phăng đi những gì cản trở trên đường di chuyển của nó, những cản trở ấy ở đây là những bất công, những tham nhũng, những gian dối, những âm mưu đen tối, những toan tính ích kỷ, những ý đồ xấu xa, những oan ức bị dồn nén, những lạm dụng mất dậy… để rồi từ đó xây dựng công bằng, lợi ích cho đoàn thể, cho xã hội…
Sức mạnh của Trời Đất thì vô cùng, và của con người thì quá giới hạn. Con người có thể be bờ chống lụt, vét lòng sông để tránh úng thủy, nhưng trước những cơn bão cấp ba, cấp bốn như Ike hoặc Katrina thì những con đê ngăn nước bằng bê tông cốt sắt có lớn mấy cũng chỉ là món đồ chơi. Con người làm được gì hay hoàn toàn bó tay khi đông đất xảy đến?
Chính quyền Cộng Sản Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm chống lụt, nhưng không có kinh nghiệm chống bão, nhất là nhưng cơn bão thiêng liêng như cơn bão công lý ở Thái Hà hôm nay. Cho nên họ đã vướng nhiều sai lầm:
Sai lầm thứ nhất là dùng truyền thông để đàn áp giáo dân, xuyên tạc sự thật. Từ lâu người dân không còn tin nhà nước nữa nên truyền thông có tác dụng ngược, làm cho giáo dân càng thêm phẫn uất.
Sai lầm thứ hai là dùng võ lực đàn áp, dùng dùi cui điện và xịt hơi cay. Hiện nay các nạn nhân đều có giấy chứng thương của các bác sĩ. Đây là một sai lầm lớn vì đã đối xử với dân như với kẻ thù. Trước bạo lực, người giáo dân không còn sợ hãi nữa mà còn kéo đến đông hơn.
Sai lầm lớn nhất là: cả hai miếng đất Tòa Khâm Sứ và Thái Hà từ 50 năm nay không làm điều gì có lợi chung. Nếu làm bệnh viện hoặc trường học thì giáo dân không có ý kiến, nhưng lại làm tụ điểm ăn chơi, sàn nhảy, nhất là lại chia lô để bán. Tất cả lợi nhuận đều cho cá nhân.
Thế mà bây giờ nhà nước lại đứng ra bảo vệ cho các cá nhân tham nhũng (phòng chống tham nhũng là đề phòng kẻ chống tham nhũng nên chẳng bao giờ hết tham nhũng được), trấn áp nhân dân là những người có quyền sở hữu thực sự. Đó là bất công lớn nhất làm giáo dân thực sự mất tin tưởng và phẫn nộ. Vì những miếng đất này không làm gì lợi ích cho đất nước, chỉ làm cho tham nhũng hoành hành. Cho nên trả lại cho Giáo Hội để phục vụ lợi ích chung của giáo dân là tốt hơn cả.
Đã có quá nhiều bài viết về cơn bão Thái Hà. Đã có qúa nhiều hình ảnh về giáo xứ này trong những ngày qua. Hai hình ảnh gây ấn tượng trong tôi là:
http://www.vietcatholic.net/pics/16092008conbao1.jpg
Các Đức Giám Mục,Linh Mục, Tu Sĩ tỏ ra an bình, thư thái.
Hình ảnh đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt khi Ngài đến thăm khu đất thuộc giáo xứ Thái Hà. Có cha mẹ nào không buồn phiền khi thấy con cái đang gặp sự khó khăn, bị đánh đập, và bị giam cầm. Có cha mẹ nào không lo sợ khi thấy con cái bị đe dọa, bị trấn áp khi không có trong tay một tấc sắt, một thanh gỗ, hay một hòn đất để tự vệ. Có cha mẹ nào không ái ngại khi biết mình có thể bị hiểm nguy vì những ‘người phía bên kia’, không ưa mình đang chìm nổi khắp nơi… Nhưng khuôn mặt Ngài, của các Đức Giám Mục, các Linh Muc, và các Tu Sĩ… vẫn tỏa ra sự an bình thư thái. Tại sao vậy? Tại vì các Ngài có chân lý.
http://www.vietcatholic.net/pics/80914tuongNhanh.jpg
Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh tỏ ra trầm tư lo lắng.
Trong khi đó thì Thiếu Tướng Nguyễn Đức Nhanh, trưởng công an thành phố Hà Nội thì lại tỏ ra trầm tư, lo lắng, bối rối khi xuất hiện ở khu đất này, khi chung quanh ông đầy những quân lính với đầy đủ vũ khí sắn sàng để bảo vệ ông. Tôi nghĩ ông không sợ nhưng người đứng quanh ông vì họ là những vị lãnh đạo tinh thần, là những giáo dân tốt lành, họ không thể ám hại ông được, nhưng có lẽ ông sợ một người vô hình đó là lương tâm, và có lẽ ông lo một điều là không thể giải quyết vần đề một cách công bằng và ngay thật cho những người có quyền hành trong tay mà không có chân lý trong tim.
Khắp nơi, người ta thắp nến cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà, cho các tu sĩ dong Chúa Cứu Thế ở xứ đạo này, cho các Đức Giám Mục khắp Miền Bắc đã và đang hướng về xứ đạo này. Riêng tôi, tôi cầu nguyện cho thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, và cho những người công an sắc phục đang cầm dùi cùi điện trong tay.
Biết đâu họ cũng là nạn nhân của một chủ nghĩa. Họ cũng muốn đánh chính họ để lương tâm của họ được thoải mái mà không đánh được đấy thôi.
Bảo Sơn
http://www.vietcatholic.net/Pics/80917caunguyen.jpg
Hoa Kỳ vừa chớm Thu thì nhiều cơn bão đã ập đến. Ít nhất là ba cơn bão cấp cao trong những ngày này.
Cơn bão thứ nhất là cơn bão tài chánh và thị truờng nhà đất. Cơn bão này đến từ hơn một năm nay, nó di chuyển chậm như con khủng long và sức tàn phá của nó thật mãnh liệt. Hôm nay, Thứ Hai – 09/15/2008 - nó thổi bay nhà băng Lehman vào khu vực phá sản chapter 11 và cuốn dồn Meryll Lynch sang với Bank of America. Nó cũng đang lôi nhiều căn nhà là tổ ấm của các gia đình người dân ra khỏi tay họ một cách không thương tiếc. Cơn bão này thật quái ác nên tôi không nhắc đến nó.
Cơn bão thứ hai là cơn bão chính trị đang vần vũ ở vùng Đông Bắc Mỹ, nơi có những tiểu bang có tính cách quyết định cho ngôi vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ như bang Ohio và Iowa… Nó đang dành giật từng lá phiếu trên những cành cây Trung Lập, nhất là từ ngày mỹ nhân Sarah Palin nhập cuộc. Gọi là bão cũng không sai vì tư ngày bà thống đốc này xuất hiện đã có đến 8000 bài báo bàn luận, và tên của bà chiếm đến hơn 60% trong khi nghị sĩ Joe Biden chỉ không đến 5%. Cơn bão này xem ra có rất nhiều kỳ thú, nhưng tôi cũng không bàn đến nó.
Cơn bão thứ ba là cơn bão Ike, vừa đánh vào tiểu bang Texas ngày hôm qua. Chỉ một ngày thôi, Ike đã làm Hoa Kỳ thiệt hại gần 10 tỷ đô-la. Nó tràn nước vào nhà cửa đường xá, cơ sở thương mại, đập tan tầu bè, cuốn phăng đi cây cối và bao nhieu công trình xây dựng. Trong số những nạn nhân, có bạn bè, anh em của tôi ở thành phố Houston. Cứ nhìn những hình ảnh trên truyền hình thì biết sức mạnh của nó khủng khiếp như thế nào, nhưng tôi cũng không viết về nó.
Với những người Công Giáo Việt Nam sống ở Hoa Kỳ thì còn cơn bão thứ bốn là cơn bão Thái Hà, ở Hà Nội, nước Việt mến yêu. Gọi là cơn bão có quá đáng không? Có thể, nhưng cũng không sai lắm vì hơn một tháng nay, ngày não cũng có cả mấy ngàn người kéo về giáo xứ này để cầu nguyện đòi hỏi công lý. Những người giáo dân thấp cổ bé miệng bước ra khỏi nhà, đứng lên, quì gối, ngồi xụp để xin chính quyền cộng sản trả lại cho họ mảnh đất thuộc về giáo xứ, thuộc về nhà dòng, thuộc về tôn giáo của họ từ bao đời nay.
So sánh cơn bão Thái Hà với những cơn bão ở trên, ta thấy gì?
1) Nó hơi giống cơn bão tài chánh vì có liên quan đến của cải, nhà cửa, và đất đai. Nhưng nó lại vượt lên trên của cải vật chất. Sáu mươi ngàn mét vuông đất ở Hà Nội có bán rẻ cũng phải cả trăm triệu đô-la. Một số tiền quá lớn, nhưng những người cầu nguyện không dừng lại ở vật chất mà họ mà còn vươn cao hơn nữa là đòi hỏi cho công ích, cho sự công bằng, và cho chân lý. Hình như Pascal đã viết: gom tất cả vật chất lại cũng không làm nấy sinh được một giá trị tinh thần. Và gom tất cả giá trị tinh thần lại cũng không tạo nên được một điều thiêng liêng cao quí.
2) Cơn bão ở xứ Thái Hà không giống cơn bão chính trị đang diễn ra ở Hoa Kỳ vì ở Thái Hà đây người ta không vận động đấu tranh cho một đảng phái, cho một lãnh tụ, cho một chế độ, nhưng là cho lợi ích chung, không chỉ của Thái Hà mà có thể của nhiều nơi khác nữa mà Thái Hà chỉ là bước đầu. Họ không ồn ào lớn tiếng, giơ tay giơ chân, hò hét, la lổi, khích động quần chúng như trong các đại hội đảng Công Hòa hoặc Dân Chủ ở Hoa Kỳ mà chỉ có những bài thánh ca, những lời nguyện, những thánh lễ. Họ cũng không đấu tranh cho quyền lợi, bổng lộc của riêng cá nhân một người. Bà trùm A, ông chánh B, chị quản C có được chia phần gì đâu một khi miếng đất được trao trả. Tất cả họ đến đây là vì sự công bằng và chân lý mà thôi.
Nhưng cơn bão Thái Hà lại có phần giống cuộc vận động tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ vì
1) Cả hai đều là những cuộc vận động ôn hòa, những cuộc đấu tranh hợp lý, trong vòng luật pháp của những người có lý trí.
2) Nếu ông Barrack Obama có khẩu hiệu ‘Together, We Change’, và nếu ông Mc Cain dương khẩu hiệu ‘Country First’, thì giáo dân Thái Hà đang giơ cao lý tưởng ‘Justice First’.
Ôi những hình ảnh đẹp biết bao của hai quê hương của tôi.
3) So với cơn bão Ike thì Ike là một thiên tai, còn Thái Hà là một nhân ý.
Là thiên tai nên Ike gây ra những chết chóc, đổ vỡ, thiệt hại, những phiền toái, đáng ngại và đáng sợ. Còn Thái Hà thì không. Như một cơn bão, Thái Hà cũng muốn cuốn phăng đi những gì cản trở trên đường di chuyển của nó, những cản trở ấy ở đây là những bất công, những tham nhũng, những gian dối, những âm mưu đen tối, những toan tính ích kỷ, những ý đồ xấu xa, những oan ức bị dồn nén, những lạm dụng mất dậy… để rồi từ đó xây dựng công bằng, lợi ích cho đoàn thể, cho xã hội…
Sức mạnh của Trời Đất thì vô cùng, và của con người thì quá giới hạn. Con người có thể be bờ chống lụt, vét lòng sông để tránh úng thủy, nhưng trước những cơn bão cấp ba, cấp bốn như Ike hoặc Katrina thì những con đê ngăn nước bằng bê tông cốt sắt có lớn mấy cũng chỉ là món đồ chơi. Con người làm được gì hay hoàn toàn bó tay khi đông đất xảy đến?
Chính quyền Cộng Sản Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm chống lụt, nhưng không có kinh nghiệm chống bão, nhất là nhưng cơn bão thiêng liêng như cơn bão công lý ở Thái Hà hôm nay. Cho nên họ đã vướng nhiều sai lầm:
Sai lầm thứ nhất là dùng truyền thông để đàn áp giáo dân, xuyên tạc sự thật. Từ lâu người dân không còn tin nhà nước nữa nên truyền thông có tác dụng ngược, làm cho giáo dân càng thêm phẫn uất.
Sai lầm thứ hai là dùng võ lực đàn áp, dùng dùi cui điện và xịt hơi cay. Hiện nay các nạn nhân đều có giấy chứng thương của các bác sĩ. Đây là một sai lầm lớn vì đã đối xử với dân như với kẻ thù. Trước bạo lực, người giáo dân không còn sợ hãi nữa mà còn kéo đến đông hơn.
Sai lầm lớn nhất là: cả hai miếng đất Tòa Khâm Sứ và Thái Hà từ 50 năm nay không làm điều gì có lợi chung. Nếu làm bệnh viện hoặc trường học thì giáo dân không có ý kiến, nhưng lại làm tụ điểm ăn chơi, sàn nhảy, nhất là lại chia lô để bán. Tất cả lợi nhuận đều cho cá nhân.
Thế mà bây giờ nhà nước lại đứng ra bảo vệ cho các cá nhân tham nhũng (phòng chống tham nhũng là đề phòng kẻ chống tham nhũng nên chẳng bao giờ hết tham nhũng được), trấn áp nhân dân là những người có quyền sở hữu thực sự. Đó là bất công lớn nhất làm giáo dân thực sự mất tin tưởng và phẫn nộ. Vì những miếng đất này không làm gì lợi ích cho đất nước, chỉ làm cho tham nhũng hoành hành. Cho nên trả lại cho Giáo Hội để phục vụ lợi ích chung của giáo dân là tốt hơn cả.
Đã có quá nhiều bài viết về cơn bão Thái Hà. Đã có qúa nhiều hình ảnh về giáo xứ này trong những ngày qua. Hai hình ảnh gây ấn tượng trong tôi là:
http://www.vietcatholic.net/pics/16092008conbao1.jpg
Các Đức Giám Mục,Linh Mục, Tu Sĩ tỏ ra an bình, thư thái.
Hình ảnh đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt khi Ngài đến thăm khu đất thuộc giáo xứ Thái Hà. Có cha mẹ nào không buồn phiền khi thấy con cái đang gặp sự khó khăn, bị đánh đập, và bị giam cầm. Có cha mẹ nào không lo sợ khi thấy con cái bị đe dọa, bị trấn áp khi không có trong tay một tấc sắt, một thanh gỗ, hay một hòn đất để tự vệ. Có cha mẹ nào không ái ngại khi biết mình có thể bị hiểm nguy vì những ‘người phía bên kia’, không ưa mình đang chìm nổi khắp nơi… Nhưng khuôn mặt Ngài, của các Đức Giám Mục, các Linh Muc, và các Tu Sĩ… vẫn tỏa ra sự an bình thư thái. Tại sao vậy? Tại vì các Ngài có chân lý.
http://www.vietcatholic.net/pics/80914tuongNhanh.jpg
Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh tỏ ra trầm tư lo lắng.
Trong khi đó thì Thiếu Tướng Nguyễn Đức Nhanh, trưởng công an thành phố Hà Nội thì lại tỏ ra trầm tư, lo lắng, bối rối khi xuất hiện ở khu đất này, khi chung quanh ông đầy những quân lính với đầy đủ vũ khí sắn sàng để bảo vệ ông. Tôi nghĩ ông không sợ nhưng người đứng quanh ông vì họ là những vị lãnh đạo tinh thần, là những giáo dân tốt lành, họ không thể ám hại ông được, nhưng có lẽ ông sợ một người vô hình đó là lương tâm, và có lẽ ông lo một điều là không thể giải quyết vần đề một cách công bằng và ngay thật cho những người có quyền hành trong tay mà không có chân lý trong tim.
Khắp nơi, người ta thắp nến cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà, cho các tu sĩ dong Chúa Cứu Thế ở xứ đạo này, cho các Đức Giám Mục khắp Miền Bắc đã và đang hướng về xứ đạo này. Riêng tôi, tôi cầu nguyện cho thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, và cho những người công an sắc phục đang cầm dùi cùi điện trong tay.
Biết đâu họ cũng là nạn nhân của một chủ nghĩa. Họ cũng muốn đánh chính họ để lương tâm của họ được thoải mái mà không đánh được đấy thôi.
Bảo Sơn