Dan Lee
09-17-2008, 07:17 AM
TƯỞNG NHỚ VỊ MỤC TỬ VIỆT-NAM
Ngày 13.04.1967, Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trao sứ vụ Mục tử Giáo phận Nha Trang, thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet, MEP. Ngày 24.06.1967, nhân lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Nhà thờ Chính Tòa Huế, Cha đã được thụ phong Đức Cha trong Thánh lễ do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào và Campuchia, chủ tế. Đức Cha mới đã chọn khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế Mục vụ của Công Đồng Vatican II.
Thi hành sứ nhiệm Giám mục, Đức Cha đã viết những Thư luân lưu có giá trị vượt thời gian và không gian cho mọi người công giáo Việt-Nam.
http://www.vietcatholic.net/pics/80916DHYthuan.jpg
Ngày 19.03.1968, Lễ kính Thánh Giuse, Cha đã khẩn thiết kêu gọi qua Thư luân lưu đầu tiên ‘Tỉnh Thức và Cầu Nguyện’:
- Tỉnh thức để nhận định, để hành động với trí óc, với sức lực của chúng ta: ‘Là công dân của nước Trời, người công giáo không quên mình cũng là công dân của nước trần thế. Phải quan tâm về cộng đồng chánh trị. Thái độ thoái thác, ỷ lại, dửng dưng ích kỷ trong giai đoạn nầy là đắc tội với Chúa và Tổ Quốc. Bức thông cáo Hội Đồng Giám Mục trong dịp Tết dể nhắc anh chị em điều đó.’
- Cầu nguyện để có Ơn Chúa giúp ta tự cứu thoát.
Để tuyên bố năm 1969 là Năm Đức Tin của Giáo phận, Đức Cha đã cho phổ biến Thư luân lưu ‘Vững Mạnh Trong Đức Tin ? Tiến Lên Trong An Bình’, đó là đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công giáo. Đức Cha viết:
« … Tỉnh thức trong bổn phận công dân, vì lúc này hơn bao giờ cả, người Công giáo phải theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II, phải bỏ quan niệm chia đôi đời sống xã hội mà Công Đồng cho là sự sai lầm tai hại nhất của thời đại ta.
Tôi đã kêu gọi anh em cầu nguyện, chính vì thiếu cầu nguyện mà Giáo sĩ, Tu sĩ, Giáo dân ngày nay gặp bao nhiêu khủng hoảng, bao nhiêu khó khăn. Thiếu cầu nguyện ta không biết chính bản thân ta nữa, ta sống ta phản ứng theo tinh thần thế tục…’
Đức Cha nhắc lại lời dạy của Đức Thánh Cha Phaolô VI: về Đức Tin là vấn đề tiên quyết, vấn đề tối hệ, và chúng ta các Giám mục, chúng ta phải nhìn vấn đề này với tất cả mối quan hệ khẩn cấp của nó. »
Đức Cha nhận định tiếp:
« … Chưa bao giờ Đức Tin gặp phải nguy hiểm như ngày nay. Hiểm nguy bên ngoài do vật chất, vô thần. Hiểm nguy bên trong do sự bất tuân phục Hội Thánh gây khủng hoảng trong nội bộ Dân Chúa.
Để anh chị em vững mạnh trong Đức Tin, đề phòng hai hiểm họa trên, tôi trình bày cho anh chị em hai điểm sau đây: Tin tưởng ở phẩm vị con người và Tin tưởng ở Hội Thánh. »
Trong phần ‘Tiến Lên Trong An Bình’, Đức Cha xác định:
« Người Công giáo yêu chuộng Hòa bình, nhưng người Công giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công giáo rất thận trọng. Hòa bình theo quan niệm Công giáo:
- Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh.
- Hòa bình không phải là thế quân bình giữa hai lực lượng đối lập.
- Hòa bình chân chính không phải là Hòa bình chiến lược.
- Hòa bình là con đường duy nhất đi đến tiến bộ nhân loại.
- Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái.
- Hòa bình phải được xây dựng trên tinh thần mới: Kích động đời sống cộng đồng các dân tộc.
- Hòa bình phải được xây dựng trên não trạng mới: Tôn trọng mối bang giao giữa các quốc gia, quí trọng tình huynh đệ giữa các dân tộc, cộng tác giữa các sắc tộc vì tiến bộ chung; nhìn nhận và tin tưởng các tổ chức Hòa bình quốc tế.
- Hòa bình phải được xây dựng trên sự tôn trọng và nhìn nhận những quyền lợi của con người và nền độc lập của mỗi quốc gia. Ừ
Phải chăng vì những giáo huấn vững chắc trong Đức Tin này, nên nhà nước tiếp thu Miền Nam Nước Việt ngày 30.04.1975 e ngại sự dũng cảm và lòng yêu nước của Đức Cha?
Do đó, trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, kéo dài từ 15 đến 19 giờ, Đức Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh cùng các người Công giáo yêu nước. Đối với nhà cầm quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sàigòn ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Đức Cha chỉ xác nhận sự vâng lời của Đức Cha đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha.
Cách đây 33 năm, vào ngày 15.08.1975, Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh bắt giam Đức Cha. Đức Cha đã bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam, cho đến ngày 21.11.1988, Đức Cha được rời nhà tù nhưng và bị quản chế tại Hà Nội. Trong thời gian 13 năm tù không bản án, bắt chước Thánh Phaolô, Đức Cha đã viết thư cho các giáo đoàn về kinh nghiệm sống Đức Tin, Mục vụ, Tu đức.
http://www.vietcatholic.net/pics/NguyenvanthuanHope.jpg
Thuật lại việc ra khỏi nhà tù của mình, Đức Cha đã viết trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’ như sau:
« Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’
Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo là vị nào vậy?
- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.
Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:
- Ông có nguyện vọng gì không?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Hôm nay.
Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.
ng Bộ trưởng bật cười và nói:
- Đúng! đúng!
Ông quay qua bảo người bí thư:
- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.
Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ. »
Năm 1989, Đức Cha được phép qua Roma chữa bệnh và được mời làm thành viên Ủy Ban Quốc Tế về Di Trú và Di Dân. Nhà Nước Việt-Nam đã không cho Đức Cha trở lại Quê Hương, sau khi các chế độ cộng sản tại các quốc gia Đông Âu lần lượt tan rả.
Ngày 09.04.1994, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm Đức Cha làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công Lý và Hòa Bình. Tiếp đến, ngày 24.06.1998, Đức Cha được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, thay thế Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Trong Nhà Nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, từ chiều ngày 12 đến 18.03.2000, Đức Cha đã giảng tĩnh tâm cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma và đã được Đức Giáo Hoàng cám ơn như sau: « …Tôi đã ước mong rằng trong năm Đại Toàn Xá nầy, cần có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người đã chịu ‘đau khổ vì đức tin, đã trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, hoặc can đảm chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại’ (Tông sắc ‘Mầu nhiệm nhập thể’, số 13). Hiền Đệ đã chia sẻ chứng tá đó một cách nồng nhiệt và đầy xúc động, chứng tỏ rằng, trong toàn thể cuộc sống con người, tình thương xót của Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi lý luận của loài người, tại những phần đất khác nhau trên thế giới, đang tiếp tục phải trả giá thật đắt cho chính niềm tin của mình nơi Chúa Kitô… ». Những bài giảng tĩnh tâm nầy đã được in thành sách ‘Chứng Nhân Hy Vọng’, phát hành bằng nhiều thứ tiếng.
Tại Vatican City, ngày 01.05.2000, Lễ kính Thánh Giuse Thợ, Đức Cha đã ký Lời Tựa ban hành ‘Sưu Tập những Bản Văn của Huấn Quyền về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo’. Trong bản Sưu Tập nầy, Đức Cha đã thu nhặt từ các văn kiện đang có trong kho tàng Giáo huấn về xã hội và viết thành 11 chương về các đề tài: Bản chất Học Thuyết Xã hội Công giáo, Con Người, Gia Đình, Trật tự Xã hội, Kinh tế, Lao Động và Tiền Lương, Sự Nghèo đói và Đức Bác ái, Môi trường, Cộng Đồng Quốc tế và Chương Kết.
Ngày 21.01.2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố tuyển chọn Cha vào Hồng Y Đoàn.
Đức Hồng Y tiếp tục viết ‘Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo’.
Nhưng… Lúc 18 giờ, ngày 16.09.2002, Đức Hồng Y đã được Thiên Chúa gọi ra khỏi thế gian. Ngay khi hay tin Đức Hồng Y qua đời, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng Thư Ký Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình, đã tuyên bố với báo chí: "Một vị Thánh vừa qua đời".
Chiều ngày 20.09.2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từ Castel Gandolfo trở về Vatican, để chủ sự Thánh Lễ An táng Đức Cố Hồng Y. Vị Hồng Y quá cố đã được Giáo Triều và 172 phái đoàn ngọai giao cạnh Tòa Thánh tiển biệt trong một Thánh Lễ trọng thể.
Nhân dịp nầy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ngỏ lời:
«Trong 13 năm ngục tù, Ngài (Đức Hồng Y Thuận) đã hiểu nền tảng của đời sống Kitô hữu là ‘chọn một mình Chúa mà thôi’ như các vị tữ đạo Việt-Nam đã làm trong những thế kỹ trước. Chúng ta được mời gọi rao giảng cho tất cả mọi người ‘Tin Mừng Hy Vọng’, và Đức Hồng Y giải thích rằng: chúng ta chỉ có thể chu toàn Ơn Gọi ấy với sự hy sinh quyết liệt, dù phải chịu những thử thách cam go nhất. Đức Hồng Y nói: ‘Hãy nêu cao giá trị của sự đau khổ như một trong muôn vàn khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đanh và hiệp nhất đau khổ của mình với khổ đau của Chúa, có nghĩa là đi vào chính năng động khổ đau, yêu thương có nghĩa là tham dự vào ánh sáng, sức mạnh, an bình của Chúa; có nghĩa là tìm lại được nơi chính mình một sự hiện diện mới mẻ, sung mãn, của Thiên Chúa.
Đây không phải là sự anh hùng, nhưng là sự trung thành chín chắn, hướng cái nhìn về Chúa Giêsu là mẫu gương của mọi chứng nhân và mọi vị tử đạo. Một gia sản cần được đón nhận mọi ngày trong một cuộc sống đầy yêu thương và dịu hiền.
Con người Đức Hồng Y là một tấm gương sáng ngời về đời sống Kitô, phù hợp với Đức Tin, cho đến độ tử đạo. Đức Hồng Y nói về mình với sự đơn sơ thật đặc biệt: "Trong vực thẳm những đau khổ của tôi,. .. tôi không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, tôi không hề loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi". Bí quyết của Đức Hồng Y là lòng tín thác kiên cường nơi Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm và đau khổ được Đức Hồng Y chấp nhận với lòng yêu mến. Trong tù, mỗi ngày Đức Hồng Y đã cử hành Thánh Lễ với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay. Đó là bàn thờ của Người, là Nhà thờ chính tòa của Người, Mình Thánh Chúa Kitô là ‘thuốc’ của Người, Đức Hồng Y cảm động kể lại: ‘Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh giá với Chúa Giêsu, được sống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời truyền phép, tôi hết lòng củng cố một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi và Chúa Giêsu, nhờ máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi’.
Trung thành cho tới chết, Ngài giữ được sự bình thản và niềm vui cả trong lúc nằm lâu và phải đau đớn trong bệnh viện và, trong những ngày cuối, khi không còn nói được nữa, Ngài nhìn chăm chú vào ảnh Thánh giá, Ngài cầu nguyện trong thinh lặng, khi hy lễ tối cao của Ngài tới tuyệt đỉnh, hoàn thành cách vinh quang một cuộc đời đánh dấu bằng sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trên Thánh giá.
Trong chúc thư tinh thần, sau khi xin lỗi, Đức Hồng Y cam đoan tiếp tục yêu mến tất cả mọi người. Đức Hồng Y quả quyết: ‘Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ tôi đã trải qua cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse’. Chúc thư tinh thần kết thúc với ba lời nhắn nhủ: ‘Hãy yêu mến Đức Mẹ, hãy tín thác nơi Thánh Giuse, hãy trung thành với Giáo hội, hãy đoàn kết và yêu thương tất cả mọi người’. Đây chính là tổng hợp trọn cuộc sống của Đức Hồng Y. »
và Đức Thánh Cha đã kết luận:
« Giờ đây, ước gì cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria, Đức Hồng Y được đón nhận vào trong niềm vui của Thiên Đàng, chiêm ngắm Tôn Nhan rạng ngời của Chúa Kitô, Đấng trên trần thế đã nhiệt thành tìm kiếm như niềm Hy vọng duy nhất của mình. Amen! »
Năm năm sau ngày Người về Nhà Cha, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã tổ chức Thánh Lễ đồng tế do Đức Hồng Y Renato Raffael Martino, đương kim Chủ tịch và là người kế vị Đức Hồng Y Phanxicô Xavie, đã chủ sự lúc 11 giờ ngày chúa nhật 16.09.2007 tại Nhà thờ Đức Mẹ Cầu Thang (Santa Maria della Scala, nhà thờ dành cho Đức Hồng Y Thuận tại Rôma), để tưởng nhớ một chứng nhân hòa bình và hy vọng, đã chịu giam cầm 13 năm tại quê hương Người.
Tham gia sáng kiến mở án phong Chân Phước cho Đức Hồng Y, ngoài Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình còn có Quỹ Thánh Mathêu tưởng niệm Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Hội Quan sát Quốc tế Văn Thuận về Đạo lý xã hội Công Giáo, thân nhân và bạn hữu của Đức Cố Hồng Y, cũng như cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Roma.
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã mời bà Luật sư Silvia Monica Correale, người Ý, làm Thỉnh nguyện viên Án phong Chân phước cho Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Nhân dịp này, một buổi triều yết đã diễn ra ngày thứ hai 17.09.2007 tại Dinh thự Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo. Trong diễn văn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói:
«Tôi vui mừng, nhân cơ hội này để, một lần nữa, nêu lên chứng tá Đức Tin sáng ngời mà vị Mục Tử anh dũng này đã để lại cho chúng ta. Giám Mục Phanxicô Xavie đã được vị tiền nhiệm Gioan Phaolô 2 đáng kính của tôi bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình. Nguời đã hoàn thành ‘Toát Yếu Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh’. Làm sao quên được những nét nổi bật về sự đơn sơ và thân thiện ngay của Người?
Chúng ta tưởng nhớ Ngài với sự thán phục lớn lao, trong khi chúng ta nghĩ lại trong tâm trí chúng ta những dự phóng lớn lao và tràn đầy Hy vọng, đã làm cho Ngài luôn sống động và Ngài tìm cách thế để dễ dàng loan truyền ra và thuyết phục nhiều người; sự dấn thân đầy nhiệt huyết của Ngài để quảng bá học thuyết xã hội của Hội Thánh giữa những người nghèo trên thế giới, và lòng hăng say truyền bá Phúc âm trong lục địa Á Châu của Ngài, khả năng Ngài điều hợp các hoạt động bác ái và thăng tiến con người mà Ngài làm tăng thêm và nâng đỡ tại những nơi nặng nề nhất trên thế giới.
Đức Hồng Y Văn Thuận là một con người của Hy Vọng, Ngài sống bằng Hy Vọng, Ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai Ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Ngài đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý. Hy Vọng đã nâng đỡ Ngài khi là Giám mục bị cô lập trong vòng 13 năm trời, xa cách khỏi cộng đoàn Giáo phận của Ngài;
Hy Vọng giúp đỡ Ngài biết nhìn ra qua cái vô lý của các biến cố xẩy đến cho Ngài - không bao giờ được xét xử trong những năm tù ngục - một kế đồ của sự quan phòng của Thiên Chúa.
Tin về bệnh ung thư Ngài, căn bệnh đưa Ngài tới cái chết, tin này đã đến với Ngài cùng lúc với việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặt Ngài làm Hồng Y, vị Giáo Hoàng này bày tỏ với Đức Hồng Y một sự trân trọng và tình cảm thật lớn lao.
Đức Hồng Y Văn Thuận thường nhắc lại rằng Kitô hữu là một con người của từng giờ, của lúc này, của giây phút hiện tại, cần được đón nhận và sống với tình yêu Chúa Kitô. Trong khả năng sống giây phút hiên tại này chiếu tỏa ra cái sâu thẳm của việc từ bỏ trong bàn tay Thiên Chúa và tính đơn sơ như trong Phúc âm dạy mà chúng ta tất cả đều kính phục Ngài. Và làm sao có thể xấy ra điều này - người ta tự hỏi - một người đặt tin tưởng vào Chúa Cha trên trời mà lại từ chối để mình được ôm ấp vào cánh tay của Chúa Cha sao? Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một người hy vọng, đã sống hy vọng và phổ biến hy vọng nơi tất cả những người Người gặp. Chính nhờ năng lực tinh thần ấy, Đức Hồng Y đã chống lại tất cả những khó khăn về thể lý và tinh thần. Niềm hy vọng ấy đã nâng đỡ Người như một Giám Mục bị cô lập trong 13 năm trời xa cách cộng đoàn giáo phận của Người; niềm hy vọng đã giúp Người nhận thấy, trong sự vô lý của các biến cố xảy ra cho Người, một kế hoạch của Chúa Quan Phòng - Đức Hồng Y không hề được xét xử trong thời gian lâu dài bị giam cầm ».
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
« Anh chị em thân mến, tôi vui mừng sâu xa đón nhận tin về việc khởi sự án phong chân phước cho vị Ngôn Sứ đặc biệt này của niềm hy vọng Kitô, và trong khi chúng ta phó thác cho Chúa linh hồn ưu tuyển của Người, chúng ta hãy cầu nguyện để tấm gương của Đức Cố Hồng Y là giáo huấn hữu hiệu cho chúng ta. Với lời cầu chúc đó, tôi thành tâm ban phép lành cho tất cả anh chị em ».
Đức Hồng Y không những là một tấm gương sáng ngời về đời sống Kitô hữu mà còn là một công dân yêu nồng nàn Tổ Quốc Việt-Nam. Người đã căn dặn chúng ta:
… Là người Công giáo Việt Nam
Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con…
Bên cạnh Thiên Chúa, xin Đức Hồng Y cầu bầu Ngài cho giáo sĩ cùng giáo dân Thái Hà những Ơn Thánh cần thiết và cho những người cầm quyền cộng sản biết tôn trọng Sự Thật và Công Lý.
Viết ngày 16.09.2008, sáu năm sau ngày Đức Hồng Y an nghỉ trong Đức Kitô.
Hà-Minh Thảo
Ngày 13.04.1967, Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trao sứ vụ Mục tử Giáo phận Nha Trang, thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet, MEP. Ngày 24.06.1967, nhân lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Nhà thờ Chính Tòa Huế, Cha đã được thụ phong Đức Cha trong Thánh lễ do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào và Campuchia, chủ tế. Đức Cha mới đã chọn khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế Mục vụ của Công Đồng Vatican II.
Thi hành sứ nhiệm Giám mục, Đức Cha đã viết những Thư luân lưu có giá trị vượt thời gian và không gian cho mọi người công giáo Việt-Nam.
http://www.vietcatholic.net/pics/80916DHYthuan.jpg
Ngày 19.03.1968, Lễ kính Thánh Giuse, Cha đã khẩn thiết kêu gọi qua Thư luân lưu đầu tiên ‘Tỉnh Thức và Cầu Nguyện’:
- Tỉnh thức để nhận định, để hành động với trí óc, với sức lực của chúng ta: ‘Là công dân của nước Trời, người công giáo không quên mình cũng là công dân của nước trần thế. Phải quan tâm về cộng đồng chánh trị. Thái độ thoái thác, ỷ lại, dửng dưng ích kỷ trong giai đoạn nầy là đắc tội với Chúa và Tổ Quốc. Bức thông cáo Hội Đồng Giám Mục trong dịp Tết dể nhắc anh chị em điều đó.’
- Cầu nguyện để có Ơn Chúa giúp ta tự cứu thoát.
Để tuyên bố năm 1969 là Năm Đức Tin của Giáo phận, Đức Cha đã cho phổ biến Thư luân lưu ‘Vững Mạnh Trong Đức Tin ? Tiến Lên Trong An Bình’, đó là đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công giáo. Đức Cha viết:
« … Tỉnh thức trong bổn phận công dân, vì lúc này hơn bao giờ cả, người Công giáo phải theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II, phải bỏ quan niệm chia đôi đời sống xã hội mà Công Đồng cho là sự sai lầm tai hại nhất của thời đại ta.
Tôi đã kêu gọi anh em cầu nguyện, chính vì thiếu cầu nguyện mà Giáo sĩ, Tu sĩ, Giáo dân ngày nay gặp bao nhiêu khủng hoảng, bao nhiêu khó khăn. Thiếu cầu nguyện ta không biết chính bản thân ta nữa, ta sống ta phản ứng theo tinh thần thế tục…’
Đức Cha nhắc lại lời dạy của Đức Thánh Cha Phaolô VI: về Đức Tin là vấn đề tiên quyết, vấn đề tối hệ, và chúng ta các Giám mục, chúng ta phải nhìn vấn đề này với tất cả mối quan hệ khẩn cấp của nó. »
Đức Cha nhận định tiếp:
« … Chưa bao giờ Đức Tin gặp phải nguy hiểm như ngày nay. Hiểm nguy bên ngoài do vật chất, vô thần. Hiểm nguy bên trong do sự bất tuân phục Hội Thánh gây khủng hoảng trong nội bộ Dân Chúa.
Để anh chị em vững mạnh trong Đức Tin, đề phòng hai hiểm họa trên, tôi trình bày cho anh chị em hai điểm sau đây: Tin tưởng ở phẩm vị con người và Tin tưởng ở Hội Thánh. »
Trong phần ‘Tiến Lên Trong An Bình’, Đức Cha xác định:
« Người Công giáo yêu chuộng Hòa bình, nhưng người Công giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công giáo rất thận trọng. Hòa bình theo quan niệm Công giáo:
- Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh.
- Hòa bình không phải là thế quân bình giữa hai lực lượng đối lập.
- Hòa bình chân chính không phải là Hòa bình chiến lược.
- Hòa bình là con đường duy nhất đi đến tiến bộ nhân loại.
- Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái.
- Hòa bình phải được xây dựng trên tinh thần mới: Kích động đời sống cộng đồng các dân tộc.
- Hòa bình phải được xây dựng trên não trạng mới: Tôn trọng mối bang giao giữa các quốc gia, quí trọng tình huynh đệ giữa các dân tộc, cộng tác giữa các sắc tộc vì tiến bộ chung; nhìn nhận và tin tưởng các tổ chức Hòa bình quốc tế.
- Hòa bình phải được xây dựng trên sự tôn trọng và nhìn nhận những quyền lợi của con người và nền độc lập của mỗi quốc gia. Ừ
Phải chăng vì những giáo huấn vững chắc trong Đức Tin này, nên nhà nước tiếp thu Miền Nam Nước Việt ngày 30.04.1975 e ngại sự dũng cảm và lòng yêu nước của Đức Cha?
Do đó, trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, kéo dài từ 15 đến 19 giờ, Đức Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh cùng các người Công giáo yêu nước. Đối với nhà cầm quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sàigòn ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Đức Cha chỉ xác nhận sự vâng lời của Đức Cha đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha.
Cách đây 33 năm, vào ngày 15.08.1975, Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí Minh bắt giam Đức Cha. Đức Cha đã bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam, cho đến ngày 21.11.1988, Đức Cha được rời nhà tù nhưng và bị quản chế tại Hà Nội. Trong thời gian 13 năm tù không bản án, bắt chước Thánh Phaolô, Đức Cha đã viết thư cho các giáo đoàn về kinh nghiệm sống Đức Tin, Mục vụ, Tu đức.
http://www.vietcatholic.net/pics/NguyenvanthuanHope.jpg
Thuật lại việc ra khỏi nhà tù của mình, Đức Cha đã viết trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’ như sau:
« Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’
Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo là vị nào vậy?
- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.
Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:
- Ông có nguyện vọng gì không?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Hôm nay.
Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.
ng Bộ trưởng bật cười và nói:
- Đúng! đúng!
Ông quay qua bảo người bí thư:
- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.
Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ. »
Năm 1989, Đức Cha được phép qua Roma chữa bệnh và được mời làm thành viên Ủy Ban Quốc Tế về Di Trú và Di Dân. Nhà Nước Việt-Nam đã không cho Đức Cha trở lại Quê Hương, sau khi các chế độ cộng sản tại các quốc gia Đông Âu lần lượt tan rả.
Ngày 09.04.1994, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm Đức Cha làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công Lý và Hòa Bình. Tiếp đến, ngày 24.06.1998, Đức Cha được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, thay thế Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Trong Nhà Nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, từ chiều ngày 12 đến 18.03.2000, Đức Cha đã giảng tĩnh tâm cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma và đã được Đức Giáo Hoàng cám ơn như sau: « …Tôi đã ước mong rằng trong năm Đại Toàn Xá nầy, cần có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người đã chịu ‘đau khổ vì đức tin, đã trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, hoặc can đảm chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại’ (Tông sắc ‘Mầu nhiệm nhập thể’, số 13). Hiền Đệ đã chia sẻ chứng tá đó một cách nồng nhiệt và đầy xúc động, chứng tỏ rằng, trong toàn thể cuộc sống con người, tình thương xót của Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi lý luận của loài người, tại những phần đất khác nhau trên thế giới, đang tiếp tục phải trả giá thật đắt cho chính niềm tin của mình nơi Chúa Kitô… ». Những bài giảng tĩnh tâm nầy đã được in thành sách ‘Chứng Nhân Hy Vọng’, phát hành bằng nhiều thứ tiếng.
Tại Vatican City, ngày 01.05.2000, Lễ kính Thánh Giuse Thợ, Đức Cha đã ký Lời Tựa ban hành ‘Sưu Tập những Bản Văn của Huấn Quyền về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo’. Trong bản Sưu Tập nầy, Đức Cha đã thu nhặt từ các văn kiện đang có trong kho tàng Giáo huấn về xã hội và viết thành 11 chương về các đề tài: Bản chất Học Thuyết Xã hội Công giáo, Con Người, Gia Đình, Trật tự Xã hội, Kinh tế, Lao Động và Tiền Lương, Sự Nghèo đói và Đức Bác ái, Môi trường, Cộng Đồng Quốc tế và Chương Kết.
Ngày 21.01.2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố tuyển chọn Cha vào Hồng Y Đoàn.
Đức Hồng Y tiếp tục viết ‘Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo’.
Nhưng… Lúc 18 giờ, ngày 16.09.2002, Đức Hồng Y đã được Thiên Chúa gọi ra khỏi thế gian. Ngay khi hay tin Đức Hồng Y qua đời, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng Thư Ký Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình, đã tuyên bố với báo chí: "Một vị Thánh vừa qua đời".
Chiều ngày 20.09.2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từ Castel Gandolfo trở về Vatican, để chủ sự Thánh Lễ An táng Đức Cố Hồng Y. Vị Hồng Y quá cố đã được Giáo Triều và 172 phái đoàn ngọai giao cạnh Tòa Thánh tiển biệt trong một Thánh Lễ trọng thể.
Nhân dịp nầy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ngỏ lời:
«Trong 13 năm ngục tù, Ngài (Đức Hồng Y Thuận) đã hiểu nền tảng của đời sống Kitô hữu là ‘chọn một mình Chúa mà thôi’ như các vị tữ đạo Việt-Nam đã làm trong những thế kỹ trước. Chúng ta được mời gọi rao giảng cho tất cả mọi người ‘Tin Mừng Hy Vọng’, và Đức Hồng Y giải thích rằng: chúng ta chỉ có thể chu toàn Ơn Gọi ấy với sự hy sinh quyết liệt, dù phải chịu những thử thách cam go nhất. Đức Hồng Y nói: ‘Hãy nêu cao giá trị của sự đau khổ như một trong muôn vàn khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đanh và hiệp nhất đau khổ của mình với khổ đau của Chúa, có nghĩa là đi vào chính năng động khổ đau, yêu thương có nghĩa là tham dự vào ánh sáng, sức mạnh, an bình của Chúa; có nghĩa là tìm lại được nơi chính mình một sự hiện diện mới mẻ, sung mãn, của Thiên Chúa.
Đây không phải là sự anh hùng, nhưng là sự trung thành chín chắn, hướng cái nhìn về Chúa Giêsu là mẫu gương của mọi chứng nhân và mọi vị tử đạo. Một gia sản cần được đón nhận mọi ngày trong một cuộc sống đầy yêu thương và dịu hiền.
Con người Đức Hồng Y là một tấm gương sáng ngời về đời sống Kitô, phù hợp với Đức Tin, cho đến độ tử đạo. Đức Hồng Y nói về mình với sự đơn sơ thật đặc biệt: "Trong vực thẳm những đau khổ của tôi,. .. tôi không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, tôi không hề loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi". Bí quyết của Đức Hồng Y là lòng tín thác kiên cường nơi Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm và đau khổ được Đức Hồng Y chấp nhận với lòng yêu mến. Trong tù, mỗi ngày Đức Hồng Y đã cử hành Thánh Lễ với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay. Đó là bàn thờ của Người, là Nhà thờ chính tòa của Người, Mình Thánh Chúa Kitô là ‘thuốc’ của Người, Đức Hồng Y cảm động kể lại: ‘Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh giá với Chúa Giêsu, được sống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời truyền phép, tôi hết lòng củng cố một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi và Chúa Giêsu, nhờ máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi’.
Trung thành cho tới chết, Ngài giữ được sự bình thản và niềm vui cả trong lúc nằm lâu và phải đau đớn trong bệnh viện và, trong những ngày cuối, khi không còn nói được nữa, Ngài nhìn chăm chú vào ảnh Thánh giá, Ngài cầu nguyện trong thinh lặng, khi hy lễ tối cao của Ngài tới tuyệt đỉnh, hoàn thành cách vinh quang một cuộc đời đánh dấu bằng sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trên Thánh giá.
Trong chúc thư tinh thần, sau khi xin lỗi, Đức Hồng Y cam đoan tiếp tục yêu mến tất cả mọi người. Đức Hồng Y quả quyết: ‘Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ tôi đã trải qua cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse’. Chúc thư tinh thần kết thúc với ba lời nhắn nhủ: ‘Hãy yêu mến Đức Mẹ, hãy tín thác nơi Thánh Giuse, hãy trung thành với Giáo hội, hãy đoàn kết và yêu thương tất cả mọi người’. Đây chính là tổng hợp trọn cuộc sống của Đức Hồng Y. »
và Đức Thánh Cha đã kết luận:
« Giờ đây, ước gì cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria, Đức Hồng Y được đón nhận vào trong niềm vui của Thiên Đàng, chiêm ngắm Tôn Nhan rạng ngời của Chúa Kitô, Đấng trên trần thế đã nhiệt thành tìm kiếm như niềm Hy vọng duy nhất của mình. Amen! »
Năm năm sau ngày Người về Nhà Cha, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã tổ chức Thánh Lễ đồng tế do Đức Hồng Y Renato Raffael Martino, đương kim Chủ tịch và là người kế vị Đức Hồng Y Phanxicô Xavie, đã chủ sự lúc 11 giờ ngày chúa nhật 16.09.2007 tại Nhà thờ Đức Mẹ Cầu Thang (Santa Maria della Scala, nhà thờ dành cho Đức Hồng Y Thuận tại Rôma), để tưởng nhớ một chứng nhân hòa bình và hy vọng, đã chịu giam cầm 13 năm tại quê hương Người.
Tham gia sáng kiến mở án phong Chân Phước cho Đức Hồng Y, ngoài Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình còn có Quỹ Thánh Mathêu tưởng niệm Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Hội Quan sát Quốc tế Văn Thuận về Đạo lý xã hội Công Giáo, thân nhân và bạn hữu của Đức Cố Hồng Y, cũng như cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Roma.
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã mời bà Luật sư Silvia Monica Correale, người Ý, làm Thỉnh nguyện viên Án phong Chân phước cho Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Nhân dịp này, một buổi triều yết đã diễn ra ngày thứ hai 17.09.2007 tại Dinh thự Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo. Trong diễn văn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói:
«Tôi vui mừng, nhân cơ hội này để, một lần nữa, nêu lên chứng tá Đức Tin sáng ngời mà vị Mục Tử anh dũng này đã để lại cho chúng ta. Giám Mục Phanxicô Xavie đã được vị tiền nhiệm Gioan Phaolô 2 đáng kính của tôi bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình. Nguời đã hoàn thành ‘Toát Yếu Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh’. Làm sao quên được những nét nổi bật về sự đơn sơ và thân thiện ngay của Người?
Chúng ta tưởng nhớ Ngài với sự thán phục lớn lao, trong khi chúng ta nghĩ lại trong tâm trí chúng ta những dự phóng lớn lao và tràn đầy Hy vọng, đã làm cho Ngài luôn sống động và Ngài tìm cách thế để dễ dàng loan truyền ra và thuyết phục nhiều người; sự dấn thân đầy nhiệt huyết của Ngài để quảng bá học thuyết xã hội của Hội Thánh giữa những người nghèo trên thế giới, và lòng hăng say truyền bá Phúc âm trong lục địa Á Châu của Ngài, khả năng Ngài điều hợp các hoạt động bác ái và thăng tiến con người mà Ngài làm tăng thêm và nâng đỡ tại những nơi nặng nề nhất trên thế giới.
Đức Hồng Y Văn Thuận là một con người của Hy Vọng, Ngài sống bằng Hy Vọng, Ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai Ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Ngài đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý. Hy Vọng đã nâng đỡ Ngài khi là Giám mục bị cô lập trong vòng 13 năm trời, xa cách khỏi cộng đoàn Giáo phận của Ngài;
Hy Vọng giúp đỡ Ngài biết nhìn ra qua cái vô lý của các biến cố xẩy đến cho Ngài - không bao giờ được xét xử trong những năm tù ngục - một kế đồ của sự quan phòng của Thiên Chúa.
Tin về bệnh ung thư Ngài, căn bệnh đưa Ngài tới cái chết, tin này đã đến với Ngài cùng lúc với việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặt Ngài làm Hồng Y, vị Giáo Hoàng này bày tỏ với Đức Hồng Y một sự trân trọng và tình cảm thật lớn lao.
Đức Hồng Y Văn Thuận thường nhắc lại rằng Kitô hữu là một con người của từng giờ, của lúc này, của giây phút hiện tại, cần được đón nhận và sống với tình yêu Chúa Kitô. Trong khả năng sống giây phút hiên tại này chiếu tỏa ra cái sâu thẳm của việc từ bỏ trong bàn tay Thiên Chúa và tính đơn sơ như trong Phúc âm dạy mà chúng ta tất cả đều kính phục Ngài. Và làm sao có thể xấy ra điều này - người ta tự hỏi - một người đặt tin tưởng vào Chúa Cha trên trời mà lại từ chối để mình được ôm ấp vào cánh tay của Chúa Cha sao? Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một người hy vọng, đã sống hy vọng và phổ biến hy vọng nơi tất cả những người Người gặp. Chính nhờ năng lực tinh thần ấy, Đức Hồng Y đã chống lại tất cả những khó khăn về thể lý và tinh thần. Niềm hy vọng ấy đã nâng đỡ Người như một Giám Mục bị cô lập trong 13 năm trời xa cách cộng đoàn giáo phận của Người; niềm hy vọng đã giúp Người nhận thấy, trong sự vô lý của các biến cố xảy ra cho Người, một kế hoạch của Chúa Quan Phòng - Đức Hồng Y không hề được xét xử trong thời gian lâu dài bị giam cầm ».
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
« Anh chị em thân mến, tôi vui mừng sâu xa đón nhận tin về việc khởi sự án phong chân phước cho vị Ngôn Sứ đặc biệt này của niềm hy vọng Kitô, và trong khi chúng ta phó thác cho Chúa linh hồn ưu tuyển của Người, chúng ta hãy cầu nguyện để tấm gương của Đức Cố Hồng Y là giáo huấn hữu hiệu cho chúng ta. Với lời cầu chúc đó, tôi thành tâm ban phép lành cho tất cả anh chị em ».
Đức Hồng Y không những là một tấm gương sáng ngời về đời sống Kitô hữu mà còn là một công dân yêu nồng nàn Tổ Quốc Việt-Nam. Người đã căn dặn chúng ta:
… Là người Công giáo Việt Nam
Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con…
Bên cạnh Thiên Chúa, xin Đức Hồng Y cầu bầu Ngài cho giáo sĩ cùng giáo dân Thái Hà những Ơn Thánh cần thiết và cho những người cầm quyền cộng sản biết tôn trọng Sự Thật và Công Lý.
Viết ngày 16.09.2008, sáu năm sau ngày Đức Hồng Y an nghỉ trong Đức Kitô.
Hà-Minh Thảo