Dan Lee
09-17-2008, 03:02 PM
GHEN TỊ
Chúa Nhật 25 [Cr 1, 10-13,17]
Câu truyện đời thường
Có một nhà buôn rất sùng đạo. Dù hoàn cảnh cuộc sống vất vả thế nào thì cũng không bỏ việc cúng vái thần thánh. Lời khẩn cầu vang lên tới trời, và thần tiên xuất hiện và ban cho ông ta những điều ước. Ông có thể xin cho mình, cho gia đình, cho hàng xóm hay cho đồng nghiệp đều được. Ông vui mừng, nhưng rồi lại buồn, vì nếu:
- Bây giờ mình xin một chiếc xe thì sợ tiên lại cho họ hai chiếc.
- Xin một căn nhà thì sợ họ được hai căn.
- Xin 1 tỷ thì hàng xóm được 2 tỷ.
- Xin cho được một người vợ đẹp, hiền, dịu dàng thì bạn bè lại được hai vợ.
- Và cứ thế, ông đưa ra đủ thứ ước muốn, nhưng lại không chọn gì cả, vì sợ mình được một thì người khác được hai.
- Cuối cùng ông quyết định: xin thần tiên cho con bị mù một mắt. Vì ông nghĩ nếu mình bị mù một thì người khác sẽ bị mù hai con mắt.
Vì ghen tị mà nhiều người muốn mình được hơn người khác về mọi mặt tốt, nhưng lại muốn người khác gặp thật nhiều rủi ro, bất hạnh.
Vì ghen tị mà con người tìm cách đẩy trách nhiệm cho người khác, còn mình ở ngoài cuộc.
Vì ghen tị mà con người có thể dùng mọi cách để làm lại, tàn sát lẫn nhau. Miễn là mình có lợi.
Vì ghen tị mà hiệp nhất biến mất, chia rẽ xuất hiện, bất hạnh ập tới.
Vì ghen tị mà nảy sinh bè phái, tranh chấp, chống đối, rồi trở nên mù loà về chân lý và sự thật.
Tính ghen tị biểu lộ thái độ ích kỷ cá nhân, biểu lộ sự tham lam: tiền bạc, lợi lộc, danh dự, uy tín… mà đem lòng ước muốn chiếm đoạt, làm hại, dù đó là anh em mình.
Câu truyện Lời Chúa
Cựu Ước. Khi Đavít đánh thắng quân Phiitinh trở về, nhiều người chúc mừng, tung hô, ca hát, nhảy múa: "Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn" (1Sm 18,6).
Vua ghen tị rồi tức giận vì: "Người ta cho Đavít hàng vạn, còn ta thì họ cho hàng ngàn. Nó chỉ còn thiếu ngôi vua nữa thôi” (1Sm 18, 8).
Thế rồi ông bàn với triều thần ý định giết Đavít. Đavít được Giônathan, con vua báo cho biết ý định của cha mình. Rồi Giônathan can ngăn cha đừng đổ máu người vô tội, nhờ bàn tay Đức Chúa mà ta mới thắng được quân Philitinh. Nhà vua nghe theo lời khuyên của con, nhưng lòng ghen tị thì vẫn còn.
Thời gian sau, Đavít lại đánh thắng quân Philitinh, vua ghen tị và đã phóng cây ghim vào Đavít lúc đang gảy đàn, nhưng ông né được. Và ngay đêm hôm đó, Đavít phải trốn đi nơi khác.
Ghen tị về lợi lộc, danh tiếng, quyền chức mà Saun sẵn sàng tàn sát Đavít, người hết mình phục vụ cho nhà vua.
Tân Ước. Thánh Phaolô tông đồ đã lên tiếng với giáo đoàn Côrintô, vì trong cộng đoàn này đã có những đố kỵ, chia rẽ, bé phái, không hiệp nhất: “Trong anh em có những luận điệu như: Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô. Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ?(1Cr 10,12-13).
Sự phân chia phe nhóm trong cộng đoàn một phần là do các sở thích và tình cảm cá nhân quá nặng, từ đó sinh ra ghen tị. Tôi thích người này, ghét người kia. Tôi theo người này, chống người nọ.
. Một số thấy Phaolô là con người cương trực, ăn nói ngay thẳng nên phục rồi quý mến và đi theo. Số khác thì không thích tính tình cương trực, thẳng thắn của ông, nên chạy theo Phêrô.
. Một số theo Phêrô, vì ông vừa là thủ lãnh, vừa dễ dãi, “sao cũng được". Thư Galat diễn tả: khi vắng mặt các thành viên Do thái trong cộng đoàn thánh Giacôbê, Phêrô đã ngồi ăn chung, uống chung với dân ngoại, nhưng khi thấy họ đến thì ông lại tránh đi. Một lần kia Phaolô đã trách Phêrô trước mặt mọi người. Có lẽ vì Phêrô dễ dãi như thế nên nhiều người thích và đi theo ủng hộ.
. Một số khác lại thích Apôllô. Ông này ăn nói lưu loát, có khả năng diễn thuyết hùng hồn, biện luận hay, sắc bén để chứng minh về Chúa Giêsu Kitô. Nên nên họ thích nghe hơn, và rồi cái gì Apôllô nói điều gì cũng đúng, cũng hay.
Khi đã thương ai, mến ai thì cái gì cũng tốt, cũng đúng, và tìm cách thu gom, chiếm đoạt phần tốt về cho mình, nhóm của mình, người của mình.
Những khuynh hướng nặng về tình cảm cá nhân đã tạo nên chia rẽ trầm trọng trong cộng đồng Dân Chúa thời sơ khai, cũng như thời nay, đến nỗi Phaolô phải lên tiếng: "Nhân danh Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh em hãy lo cho được đồng tâm hiệp ý với nhau. Đừng chia rẽ, nhưng hãy đoàn kết trong cùng một thần trí và một tâm tình" (1 Cr 1, 10).
Câu truyện của Giáo xứ
Trước bàn thờ là hình ảnh của những ngọn nến, những bông hồng rất đẹp. Vâng, nó đẹp và sáng. Nhưng nó sẽ trở nên vô giá trị khi, một hôm:
- Ngọn nến nói với bông hồng: ánh sáng của tôi sáng, lung linh, đẹp quá, phải như vậy thì mới có giá trị. Còn bạn thì làm sao được như tôi.
- Bông hồng lên tiếng: sắc hoa, hương hoa của tôi làm cho con người vui thích, chiêm ngắm. Nếu không có tôi thì bạn không đẹp, con người cũng chẳng có gì để thưởng thức. Tôi mới có giá trị.
Chúng đang tranh đua hơn thua, thì bỗng nhiên, ngọn nến đổ xuống, rơi vào những bông hồng. Lúc này, lửa không còn để thắp sáng và sưởi ấm nữa, mà là lửa huỷ diệt. Lửa thiêu rụi những bông hồng. Còn nến thì bị gai của hoa hồng chọc nát, chầy chụa thân nến. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ, nhưng vì ghen tị, kiêu căng mà cả hai tự huỷ diệt chính mình.
Cùng phục vụ bàn thờ, nhưng vì ghen tị nên cả hai đã tự huỷ diệt nhau.
Hình ảnh của Tân ước thời các tông đồ cũng có ở thời nay. Nhìn vào các xứ đạo, chắc chắn ít nhiều, với hình thức này hay hình thức khác cũng có những đố kỵ, ghen tị giữa người này với người khác; giữa hội đoàn này với hội đoàn khác.
Nào là ca đoàn, giáo lý viên, ban lễ sinh và nhiều thứ hội đoàn các bà, các ông….. Nhóm thì theo cha sở, nhóm thì theo cha phó, nhóm khác theo thầy xứ, nhóm thì theo các sơ. Vì ghen tị mà gièm pha chỉ trích chống đối nhau. Ôi, thế là chia rẽ. Nhóm nào cũng đấu tranh tìm phần thắng, phần tốt về mình, còn phần xấu, phần trách nhiệm thì tìm cách đẩy cho nhóm khác. Giáo xứ trở nên lộn xộn, mất tình nghĩa.
Nếu phục vụ mà thiếu khiêm nhường thì những việc phục vụ của ta có thể trở thành đầu mối gây mất hiệp thông, là nguyên nhân gây ra chia rẽ. Vậy chẳng phải xưa, mà nay, vì thiếu khiêm tốn, vì ganh tị mà đã phanh thây thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô thành từng mảnh hay sao.
Hãy đồng tâm ý hiệp với nhau. Đừng vì sở thích, quan điểm, hay tình cảm cá nhân chi phối mà ủng hộ, hợp tác với người này người nọ hoặc chống đối, chê bai, lạnh lùng với người kia.
Đừng để ghen tương, đố kỵ chi phối lời nói, việc làm của ta, để rồi, từ ta, phát sinh nhiều phân rẽ, hận thù. Chúng ta hãy cùng nhau phục vụ Chúa Kitô.
Thánh Phaolô nói: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi nài xin anh em hãy liên kết trong cùng một thần trí và một tâm tình. Thần trí đó là thần trí yêu thương, và tâm tình đó là tâm tình khiêm hạ. Chớ ao ước những điều bất chính, khổ đau cho kẻ khác. Đừng muốn mình chột để người ta bị mù. Nhưng hãy cầu cho nhau những sự may lành. Hãy vui với người vui, vì điều đó đôi khi còn khó hơn khóc với người khóc. Hãy tạ ơn Thiên Chúa cho nhau. Và điều quan trọng là hãy hiệp nhất với nhau”.
Hiệp nhất chính là tinh thần và sứ mạng của của người tông đồ: hiệp nhất con người với Thiên Chúa; hiệp nhất con người với con người; hiệp nhất những tâm hồn tan vỡ, để qua đó, tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ, được tuôn trào đến khắp trần gian.
Khiêm nhường kiếm tìm hiệp nhất là cách giải thoát những tâm hồn bị ghen ghét thống trị, chế ngự.
Ghen tị là liều thuốc độc giết hại đời ta, gia đình ta, cộng đoàn của ta.
Thanh Thanh
Chúa Nhật 25 [Cr 1, 10-13,17]
Câu truyện đời thường
Có một nhà buôn rất sùng đạo. Dù hoàn cảnh cuộc sống vất vả thế nào thì cũng không bỏ việc cúng vái thần thánh. Lời khẩn cầu vang lên tới trời, và thần tiên xuất hiện và ban cho ông ta những điều ước. Ông có thể xin cho mình, cho gia đình, cho hàng xóm hay cho đồng nghiệp đều được. Ông vui mừng, nhưng rồi lại buồn, vì nếu:
- Bây giờ mình xin một chiếc xe thì sợ tiên lại cho họ hai chiếc.
- Xin một căn nhà thì sợ họ được hai căn.
- Xin 1 tỷ thì hàng xóm được 2 tỷ.
- Xin cho được một người vợ đẹp, hiền, dịu dàng thì bạn bè lại được hai vợ.
- Và cứ thế, ông đưa ra đủ thứ ước muốn, nhưng lại không chọn gì cả, vì sợ mình được một thì người khác được hai.
- Cuối cùng ông quyết định: xin thần tiên cho con bị mù một mắt. Vì ông nghĩ nếu mình bị mù một thì người khác sẽ bị mù hai con mắt.
Vì ghen tị mà nhiều người muốn mình được hơn người khác về mọi mặt tốt, nhưng lại muốn người khác gặp thật nhiều rủi ro, bất hạnh.
Vì ghen tị mà con người tìm cách đẩy trách nhiệm cho người khác, còn mình ở ngoài cuộc.
Vì ghen tị mà con người có thể dùng mọi cách để làm lại, tàn sát lẫn nhau. Miễn là mình có lợi.
Vì ghen tị mà hiệp nhất biến mất, chia rẽ xuất hiện, bất hạnh ập tới.
Vì ghen tị mà nảy sinh bè phái, tranh chấp, chống đối, rồi trở nên mù loà về chân lý và sự thật.
Tính ghen tị biểu lộ thái độ ích kỷ cá nhân, biểu lộ sự tham lam: tiền bạc, lợi lộc, danh dự, uy tín… mà đem lòng ước muốn chiếm đoạt, làm hại, dù đó là anh em mình.
Câu truyện Lời Chúa
Cựu Ước. Khi Đavít đánh thắng quân Phiitinh trở về, nhiều người chúc mừng, tung hô, ca hát, nhảy múa: "Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn" (1Sm 18,6).
Vua ghen tị rồi tức giận vì: "Người ta cho Đavít hàng vạn, còn ta thì họ cho hàng ngàn. Nó chỉ còn thiếu ngôi vua nữa thôi” (1Sm 18, 8).
Thế rồi ông bàn với triều thần ý định giết Đavít. Đavít được Giônathan, con vua báo cho biết ý định của cha mình. Rồi Giônathan can ngăn cha đừng đổ máu người vô tội, nhờ bàn tay Đức Chúa mà ta mới thắng được quân Philitinh. Nhà vua nghe theo lời khuyên của con, nhưng lòng ghen tị thì vẫn còn.
Thời gian sau, Đavít lại đánh thắng quân Philitinh, vua ghen tị và đã phóng cây ghim vào Đavít lúc đang gảy đàn, nhưng ông né được. Và ngay đêm hôm đó, Đavít phải trốn đi nơi khác.
Ghen tị về lợi lộc, danh tiếng, quyền chức mà Saun sẵn sàng tàn sát Đavít, người hết mình phục vụ cho nhà vua.
Tân Ước. Thánh Phaolô tông đồ đã lên tiếng với giáo đoàn Côrintô, vì trong cộng đoàn này đã có những đố kỵ, chia rẽ, bé phái, không hiệp nhất: “Trong anh em có những luận điệu như: Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô. Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ?(1Cr 10,12-13).
Sự phân chia phe nhóm trong cộng đoàn một phần là do các sở thích và tình cảm cá nhân quá nặng, từ đó sinh ra ghen tị. Tôi thích người này, ghét người kia. Tôi theo người này, chống người nọ.
. Một số thấy Phaolô là con người cương trực, ăn nói ngay thẳng nên phục rồi quý mến và đi theo. Số khác thì không thích tính tình cương trực, thẳng thắn của ông, nên chạy theo Phêrô.
. Một số theo Phêrô, vì ông vừa là thủ lãnh, vừa dễ dãi, “sao cũng được". Thư Galat diễn tả: khi vắng mặt các thành viên Do thái trong cộng đoàn thánh Giacôbê, Phêrô đã ngồi ăn chung, uống chung với dân ngoại, nhưng khi thấy họ đến thì ông lại tránh đi. Một lần kia Phaolô đã trách Phêrô trước mặt mọi người. Có lẽ vì Phêrô dễ dãi như thế nên nhiều người thích và đi theo ủng hộ.
. Một số khác lại thích Apôllô. Ông này ăn nói lưu loát, có khả năng diễn thuyết hùng hồn, biện luận hay, sắc bén để chứng minh về Chúa Giêsu Kitô. Nên nên họ thích nghe hơn, và rồi cái gì Apôllô nói điều gì cũng đúng, cũng hay.
Khi đã thương ai, mến ai thì cái gì cũng tốt, cũng đúng, và tìm cách thu gom, chiếm đoạt phần tốt về cho mình, nhóm của mình, người của mình.
Những khuynh hướng nặng về tình cảm cá nhân đã tạo nên chia rẽ trầm trọng trong cộng đồng Dân Chúa thời sơ khai, cũng như thời nay, đến nỗi Phaolô phải lên tiếng: "Nhân danh Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh em hãy lo cho được đồng tâm hiệp ý với nhau. Đừng chia rẽ, nhưng hãy đoàn kết trong cùng một thần trí và một tâm tình" (1 Cr 1, 10).
Câu truyện của Giáo xứ
Trước bàn thờ là hình ảnh của những ngọn nến, những bông hồng rất đẹp. Vâng, nó đẹp và sáng. Nhưng nó sẽ trở nên vô giá trị khi, một hôm:
- Ngọn nến nói với bông hồng: ánh sáng của tôi sáng, lung linh, đẹp quá, phải như vậy thì mới có giá trị. Còn bạn thì làm sao được như tôi.
- Bông hồng lên tiếng: sắc hoa, hương hoa của tôi làm cho con người vui thích, chiêm ngắm. Nếu không có tôi thì bạn không đẹp, con người cũng chẳng có gì để thưởng thức. Tôi mới có giá trị.
Chúng đang tranh đua hơn thua, thì bỗng nhiên, ngọn nến đổ xuống, rơi vào những bông hồng. Lúc này, lửa không còn để thắp sáng và sưởi ấm nữa, mà là lửa huỷ diệt. Lửa thiêu rụi những bông hồng. Còn nến thì bị gai của hoa hồng chọc nát, chầy chụa thân nến. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ, nhưng vì ghen tị, kiêu căng mà cả hai tự huỷ diệt chính mình.
Cùng phục vụ bàn thờ, nhưng vì ghen tị nên cả hai đã tự huỷ diệt nhau.
Hình ảnh của Tân ước thời các tông đồ cũng có ở thời nay. Nhìn vào các xứ đạo, chắc chắn ít nhiều, với hình thức này hay hình thức khác cũng có những đố kỵ, ghen tị giữa người này với người khác; giữa hội đoàn này với hội đoàn khác.
Nào là ca đoàn, giáo lý viên, ban lễ sinh và nhiều thứ hội đoàn các bà, các ông….. Nhóm thì theo cha sở, nhóm thì theo cha phó, nhóm khác theo thầy xứ, nhóm thì theo các sơ. Vì ghen tị mà gièm pha chỉ trích chống đối nhau. Ôi, thế là chia rẽ. Nhóm nào cũng đấu tranh tìm phần thắng, phần tốt về mình, còn phần xấu, phần trách nhiệm thì tìm cách đẩy cho nhóm khác. Giáo xứ trở nên lộn xộn, mất tình nghĩa.
Nếu phục vụ mà thiếu khiêm nhường thì những việc phục vụ của ta có thể trở thành đầu mối gây mất hiệp thông, là nguyên nhân gây ra chia rẽ. Vậy chẳng phải xưa, mà nay, vì thiếu khiêm tốn, vì ganh tị mà đã phanh thây thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô thành từng mảnh hay sao.
Hãy đồng tâm ý hiệp với nhau. Đừng vì sở thích, quan điểm, hay tình cảm cá nhân chi phối mà ủng hộ, hợp tác với người này người nọ hoặc chống đối, chê bai, lạnh lùng với người kia.
Đừng để ghen tương, đố kỵ chi phối lời nói, việc làm của ta, để rồi, từ ta, phát sinh nhiều phân rẽ, hận thù. Chúng ta hãy cùng nhau phục vụ Chúa Kitô.
Thánh Phaolô nói: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi nài xin anh em hãy liên kết trong cùng một thần trí và một tâm tình. Thần trí đó là thần trí yêu thương, và tâm tình đó là tâm tình khiêm hạ. Chớ ao ước những điều bất chính, khổ đau cho kẻ khác. Đừng muốn mình chột để người ta bị mù. Nhưng hãy cầu cho nhau những sự may lành. Hãy vui với người vui, vì điều đó đôi khi còn khó hơn khóc với người khóc. Hãy tạ ơn Thiên Chúa cho nhau. Và điều quan trọng là hãy hiệp nhất với nhau”.
Hiệp nhất chính là tinh thần và sứ mạng của của người tông đồ: hiệp nhất con người với Thiên Chúa; hiệp nhất con người với con người; hiệp nhất những tâm hồn tan vỡ, để qua đó, tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ, được tuôn trào đến khắp trần gian.
Khiêm nhường kiếm tìm hiệp nhất là cách giải thoát những tâm hồn bị ghen ghét thống trị, chế ngự.
Ghen tị là liều thuốc độc giết hại đời ta, gia đình ta, cộng đoàn của ta.
Thanh Thanh